Giáo án Khối 4 - Tuần 15 (Bản tích hợp chuẩn kiến thức)

Giáo án Khối 4 - Tuần 15 (Bản tích hợp chuẩn kiến thức)

CHÍNH TẢ ( NGHE VIẾT )

CÁNH DIỀU TUỔI THƠ

PHÂN BIỆT TR/ CH , THANH HỎI / THANH NGÃ

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức : Nghe - viết lại chính xác , trình bày đúng một đoạn trích trong baì Cánh diều tuổi thơ.

2. Kĩ năng : Tìm đúng , viết đúng chính tả những tiếng bắt đầu bằng tr / ch ( hoặc có thanh hỏi / thanh ngã ) để điền vào chỗ trống , hợp với nghĩa đã cho .

3. Thái độ : Rèn chữ đẹp , giữ vở sạch.

II. ĐỒ DÙNG HỌC TẬP

 HS chuẩn bị mỗi em một đồ chơi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. KTBC : GV gọi 2 HS lên bảng lớp , lớp viết vở nháp : sáng láng , sát sao , xấu xí , sảng khoái .

B. DẠY BÀI MỚI

1. Giới thiệu bài : Nêu mục đích yêu cầu của giờ học cần đạt.

2. Hướng dẫn HS nghe-viết

- GV đọc 1 đoạn văn cần nghe - viết trong bài Cánh diều tuổi thơ .

- ? Cánh diều đem lại cho tuổi thơ niềm vui sướng như thế nào ?

 - HS tìm từ khó và dễ lẫn khi viết chính tả .

- HS nêu cách trình bày đoạn văn.

- GV đọc từng câu hoặc một bộ phận ngắn trong câu cho HS viết. GV đọc cho HS soát lại bài .

- GV chấm 7-10 bài . Nhận xét chung .

 

doc 38 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 16/02/2022 Lượt xem 272Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 15 (Bản tích hợp chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tuần 15
Thứ hai ngày 12 tháng12 năm 2005
tập đọc
cánh diều tuổi thơ 
i. mục đích yêu cầu 
1. Kĩ năng : 
 - Đọc trôi chảy , trơn tru toàn bài . Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng vui tha thiết , thể hiện niềm vui của đám trẻ khi chơi thả diều .
2.Kiến thức .
- Hiểu từ ngữ mới của bài 
 - Hiểu ý nghĩa của bài : Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều mang lại cho đám trẻ mục đồng khi các em lắng nghe tiếng sáo diều , ngắm những cánh diều bay lơ lửng trên bầu trời .
3. Thái độ : Yêu thích những trò chơi giân gian .
ii. đồ dùng dạy học 
- Tranh minh hoạ bài tập đọc SGK .
iii. các hoạt động dạy học 
A. KTBC: Gọi 2 HS đọc bài “ Chú Đất Nung “, trả lời câu hỏi trong SGK 
b. dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài 
- Giới thiệu trực tiếp . 
2. Luyện đọc và tìm hiểu bài 
a. Luyện đọc 
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn văn 2-3 lượt .
- GV kết hợp giúp HS hiểu nghĩa các từ ngữ được chú thích cuối bài .
- Hướng dẫn HS nghỉ hơi đúng ở những câu dài khó.
- HS luyện đọc theo cặp .
- Một , hai HS đọc cả bài .
- GV đọc diễn cảm toàn bài .
b. Tìm hiểu bài 
-HS đọc thầm bài và trả lời câu hỏi: 
? Tác giả đẫ chọn những chi tiết nào để tả cánh diều ? 
? Trò chơi thả diều đã đem lại cho các em những niềm vui lớn như thế nào ?
? Trò chơi thả diều đã đem lại cho các em những ước mơ đẹp lớn như thế nào ?
 ?Qua các câu mở đầu và kết bài , tác giả muốn nói gì về cánh diều tuổi thơ .
? Nội dung chính của bài tập đọc là gì ?
c, Hướng dẫn đọc diễn cảm 
- Năm HS nối tiếp nhau đọc các đoạn của bài . GV nhắc nhở các em tìm đúng giọng đọc của bài văn và thể hiện diễn cảm .
- GV hướng dẫn HS cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm đoạn văn “Tuổi thơ của tôi .......những vì sao sớm “
-Tổ chức cho học sinh đọc đoạn văn và toàn bài văn .
3. Củng cố , dặn dò 
 Trò chơi thả diều mang lại cho đám trẻ mục đồng những gì?
 GV nhận xét tiết học .
- GV dặn HS về nhà học bài .
Thứ ba ngày 13 tháng12 năm 2005
chính tả ( nghe viết )
cánh diều tuổi thơ 
phân biệt tr/ ch , thanh hỏi / thanh ngã
i. mục tiêu 
1. Kiến thức : Nghe - viết lại chính xác , trình bày đúng một đoạn trích trong baì Cánh diều tuổi thơ.
2. Kĩ năng : Tìm đúng , viết đúng chính tả những tiếng bắt đầu bằng tr / ch ( hoặc có thanh hỏi / thanh ngã ) để điền vào chỗ trống , hợp với nghĩa đã cho .
3. Thái độ : Rèn chữ đẹp , giữ vở sạch.
ii. đồ dùng học tập 
 HS chuẩn bị mỗi em một đồ chơi.
iii. các hoạt động dạy học 
A. KTBC : GV gọi 2 HS lên bảng lớp , lớp viết vở nháp : sáng láng , sát sao , xấu xí , sảng khoái .
b. dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài : Nêu mục đích yêu cầu của giờ học cần đạt.
2. Hướng dẫn HS nghe-viết 
GV đọc 1 đoạn văn cần nghe - viết trong bài Cánh diều tuổi thơ .
? Cánh diều đem lại cho tuổi thơ niềm vui sướng như thế nào ?
 - HS tìm từ khó và dễ lẫn khi viết chính tả .
- HS nêu cách trình bày đoạn văn.
- GV đọc từng câu hoặc một bộ phận ngắn trong câu cho HS viết. GV đọc cho HS soát lại bài .
- GV chấm 7-10 bài . Nhận xét chung .
3. Hướng dẫn HS làm các bài tập chính tả .
Bài tập 2 ( lựa chọn ) 
- GV nêu yêu cầu của bài tập , HS làm phần a .
 - HS tự tìm tên các đồ chơi , trò chơi có chứa tiếng bắt đầu bằng tr hoặc ch .
- Đại diện từng HS đọc lại những từ mình vừa tìm được .
GV cùng cả lớp nhận xét . Bổ sung .
Bài tập 3 
- GV nêu yêu cầu của bài tập .
 - HS làm theo nhóm , HS tự giới thiệu đồ chơi của mình cho các bạn trong nhóm .Miêu tả lại đồ chơi của mình cho các bạn nghe .
- HS trình bày trước lớp , khuyến khích học sinh vừa trình bày vừa kết hợp cử chỉ , điệu bộ .
GV cùng cả lớp nhận xét
4. Củng cố , dặn dò 
- GV nhận xét tiết học 
- Yêu cầu HS vè nhà xem kại bài tập 2b, ghi nhớ các hiện tượng chính tả để không mắc lỗi khi viết .
luyện từ và câu
mở rộng vốn từ : đồ chơi , trò chơi
i. mục đích yêu cầu 
1. Kĩ năng 
- Biết tên một số trò chơi , đồ chơi có lợi cho trẻ em .
2. Kiến thức 
 Biết những đồ chơi , trò chơi có lợi hay có hại cho trẻ em .
Tìm những từ ngữ thể hiện tình cảm , thái độ của con người khi tham gia trò chơi.
3. Thái độ : Học sinh có ý thức tìm hiểu từ ngữ , thành ngữ , tục ngữ thuộc chủ đề .
ii. đồ dùng dạy học 
 Tranh minh hoạ các trò chơi SGK
iii. các hoạt động dạy học 
A. KTBC : Gọi một HS lên bảng làm bài 1 , một HS lên bảng làm bài 2 .
b. dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài : GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học .
2. Hướng dẫn HS làm bài tập 
*Bài 1
 HS đọc yêu cầu của bài. 
 Giáo viên treo tranh minh hoạ và yêu cầu HS quan sát nói tên đồ chơi hoặc trò chơi trong tranh.
 Yêu cầu HS phát biểu , bổ sung.
 Nhận xét , kết luận lới giải đúng .
*Bài 2:
 - HS đọc yêu cầu của bài.
Giáo viên yêu cầu HS làm việc theo nhóm tìm từ ngữ chỉ các đồ chơi và trò chơi khác 
Học sinh báo cáo kết quả .
 -GV đưa ra kết luận.
*Bài 3: 
HS đọc yêu cầu bài .
HS thảo luận cặp đôi nội dung bài 
HS trình bày kết quả .
Lớp nhận xét , giáo viên đánh giá .
Bài 4: 
HS đọc yêu cầu 
HS phát biểu ý kiến của mình .
Lớp nhận xét, bổ sung .
3. Củng cố , dặn dò 
Nhận xét tiết học .
kể chuyện
Kể chuyện đã nghe , đã đọc . 
i. mục đích yêu cầu
1. Kiến thức : Hiểu ý nghĩa truyện các bạn kể .
2. Kĩ năng : 
+ Rèn kĩ năng nói : HS chọn được câu chuyện đã nghe , đã đọc về đồ chơi của trẻ em hoặc những con vật gần gũi với trẻ em 
+ Hiểu câu chuyện ( đoạn truyện ). Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện .
+ Rèn kĩ năng nghe : Chăn chú nghe bạn kể chuyện . Nhận xét đúng lời kể của bạn .
3. Thái độ : Yêu thích môn học , 
ii. đồ dùng dạy học 
 Truyện đọc lớp 4
iii. các hoạt động dạy học 
A. KTBC: Gọi 1-2 HS kể lại 1 câu chuyện Búp bê của ai ? bằng lời kể của búp bê
b. dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài : Trực tiếp 
2. H ướng dẫn HS kể chuyện 
a. Hướng dẫn HS hiểu yêu cều của bài tập
HS đọc yêu cầu của bài trong sách giáo khoa .
GV viết đề bài lên bảng , gạch chân dưới nhừng từ ngữ quan trọng , HS xác định yêu cầu đề .
 HS quan sát tranh minh hoạ SGK .
GV lưu ý HS kể câu chuyện trong SGK không được điểm cao.
HS nối tiếp nhau giới thiệu câu truyện mình kể .
3. HS thực hành kể chuyện , trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
GV nhắc HS kể câu chuyện phải có đầu có cuối.Câu chuyện 
Một số HS nối tiếp nói về hướng xây dựng cốt truyện của mình .
a. Kể chuyện theo cặp 
Từng cặp kể cho nhau nghe câu chuyện , trao đôi về ý nghĩa câu chuyện .
GV đến từng nhóm , nghe HS kể , hướng dẫn , góp ý .
b. Thi kể chuyện trước lớp 
- Hai , ba HS kể trước lớp .
 - Mỗi em kể xong , nói ý nghĩa câu chuyện , trả lời câu hỏi của thầy cô , bạn bè 
- Cả lớp bình chọn cá nhân kể chuyện hay nhất , có câu chuyện hay nhất .
4. Củng cố , dặn dò .
- GV nhận xét tiết học.
Dăn HS xem trước nội dung bài kể chuyện tiết tuần sau.
tập đọc
tuổi ngựa
I. Mục đích, yêu cầu
1.Kĩ năng : 
Biết đọc trôi chảy , rõ ràng . Đọc diễn cảm bài thơ với giọng đọc nhẹ nhàng , hào hứng 
2. Kiến thức: 
Hiểu ý nghĩa của bài thơ : Cởu bé tuổi ngựa thích bay nhảy , thích du ngoạn nhiều nơinhưng cậu yêu mẹ , đi đâu cũng nhớ đường về với mẹ .
3.Thái độ: Biết nhớ công ơn sinh thành và nuôi dưỡng của cha mẹ .
II. Đồ dùng dạy - học
- Tranh minh hoạ bài học trong sách giáo khoa.
III. Các hoạt động dạy - học
A - Kiểm tra bài cũ:
 GV kiểm tra 2 HS nối tiếp nhau đọc bài Cánh diều tuổi thơ trả lời câu hỏi 3, 4 trong SGK.
B - Dạy bài mới
Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học
Luyện đọc và tìm hiểu bài:
a.Luyện đọc 
- HS nối tiếp nhau đọc từng khổ thơ 2-3 lượt .
- GV kết hợp giúp HS sửa lỗi phát âm,hiểu nghĩa các từ ngữ được chú thích cuối bài .
- Hướng dẫn HS ngắt hơi đúng nhịp thơ .
- HS luyện đọc theo cặp .
- Một , hai HS đọc cả bài .
- GV đọc diễn cảm toàn bài .
b. Tìm hiểu bài 
 HS đọc khổ thơ 1 
? Bạn nhỏ tuổi gì ? 
? Mẹ bảo tuổi ấy tính nết thế nào ?
HS đọc khổ thơ 2 và trả lời câu hỏi :
?” Con ngựa “ theo ngọn gió đi chơi những đâu ?
HS đọc khổ thơ 3 và trả lời câu hỏi :
Điều gì hấp dẫn “ con ngựa “ trên những cánh đồng hoa?
HS đọc khổ thơ 4 và trả lời câu hỏi :
? Trong khổ thơ 4 con ngựa nhắn nhủ mẹ điều gì ?
? nếu vễ một bức tranh minh hoạ bài thơ này em sẽ vẽ những gì ?
 c. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm 
 -HS tiếp nối nhau đọc bài thơ 
-GV hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm đoạn một khổ thơ tiêu biểu .
HS nhẩm đọc thuộc lòng bài thơ 
 GV tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng từng khổ thơ .
3. Củng cố, dặn dò
GV nhận xét tiết học.
Dặn HS đọc lại bai và chuẩn bị bài sau.
Thứ năm ngày 15 tháng 12 năm 2005
tập làm văn
luyện tập miêu tả đồ vật
i. mục đích yêu cầu 
1. Kiến thức 
 Hiểu vai trò của quan sát trong việc miêu tả những chi tiết của bài văn , sự sen kẽ giữa lời tả và lời kể .
2.Kĩ năng:
 HS luyện tập phân tích cấu tạo ba phần ( mở bài , thân bài , kết bài ) của một bài văn miêu tả đồ vật , trình tự miêu tả .
HS luyện tập lập dàn ý một bài văn miêu tả ( tả chiếc áo em mặc đến lớp hôm nay ) 
3. Thái độ : ý thức học tập và yêu thích môn học.
ii. đồ dùng dạy học 
 Bảng phụ ghi dàn ý 
iii. các hoạt động dạy học 
KTBC : 
Gọi 2 HS nhắc lại kiến thức cần ghi nhớ tiết trứớc . 
 b. dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài : trựctiếp 
2. Hướng dẫn HS làm bài tập 
Bài tập 1 
Một HS đọc yêu cầu của bài.
Cả lớp đọc thầm bài văn Chiếc xe đạp của chú Tư , thực hiện các yêu cầu của bài tập .
HS trả lời các câu hỏi của bài 
Lớp nhận xét .
Bài tập 2 : 
HS đọc yêu cầu của bài tập 
GV viết bảng đề bài .( chú ý HS tả chiếc áo em mặc đến lớp hôm nay , lập dàn ý theo nội dung tiết tập làm văn trước .)
HS làm bài cá nhân 
Một số HS đọc dàn ý .
Lớp nhận xét , GV đi đến dàn ý chung cho cả lớp tham khảo .
3. Củng cố dặn dò 
- GV nhận xét tiết học .
- Dặn HS về nhà chuẩn bị tiết tập làm văn tới .
luyện từ và câu
Giữ phép lịch sự khi đặt câu hỏi 
i. mục đích yêu cầu 
1.Kiến thức : HS biết phép lịch sự khi hỏi chuyện người khác ( biết thưa gửi , xưng ho phù hợp giữa mình và người được hỏi , tránh những câu hỏi tò mò hoặc làm phiền lòng người khác .) .
2.Kĩ năng : Phát hiện được quan hệ và tính cách nhân vật qua lời đối đáp , biết cách hỏi trong những trường hợp tế nhị cần bày tỏ sự thông cảm với đối tượng giáo tiếp .
ii. đồ dùng dạy học 
- Bảng phụ , phấn màu ghi bài tập I 2 và 3 .
- Bảng phụ ghi nội dung bài tập III .1..
iii. các hoạt động dạy học 
A KTBC : GV kiểm tra 2 HS làm bài tập 2,3 ( tiết LTVC trước )
b. dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài : Gv nêu mục đích yêu cầu của t ...  không khí có ở trong những chỗ rỗng của mọi vật .
* Mục tiêu: HS phát hiện không khí có ở khắp nơi kể cả những chỗ rỗng của các vật .
* Cách thức tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo nhóm
GV chia nhóm và yêu câuf các nhóm báo cáo sự chuẩn bị 
HS đọc mục thực hành .
Bước 2: HS làm thí nghiệm theo nhóm 
Bước 3 :Trình bày 
	GV yêu cầu các nhóm đại diện báo cáo kết quả .
Kết luận :
 4. Hoạt động 3:Hệ thống hoá kiến thức về sự tồn tại của không khí .
*Mục tiêu:
Phát biểu định nghĩa về khí quyển .
Kể ra những ví dụ khác chứng tỏ xung quanh mọi vật và mọi chỗ rỗng bên trong vật đều có không khí.
* Cách thức tiến hành:
 	GV nêu các câu hỏi cho HS thảo luận :
?Lớp không khí bao quanh trái đất được gọi là gì ?
Tìm ví dụ chứng tỏ không khí có ở quanh ta và có trong các chỗ rỗng của mọi vật .
5. Củng cố dặn dò 
- GV nhận xét tiết học .
- Chuẩn bị bài sau : Bài 31 
Địa lý
hoạt động sản xuất
Của người dân ở đồng bằng bắc bộ(tiếptheo)
I- Mục tiêu
1. Kiến thức :
 Học xong bài này, HS Trình bày những đằc điểm tiêu biểu về hoạt động SX ở đồng bằng Bắc Bộ :trồng trọt , chăn nuôi .
- Các công việc cần phải làm trong sản xuất lúa gạo .
2. Kĩ năng :
- Xác lập được mối quan hệ địa lí giữa các thành phần tự nhiên với nhau, giữa thiên nhiên và hoạt động SX của con người.
3. Thái độ :
 --Tôn trọng , bảo vệ thành quả của người dân .
II- Đồ dùng dạy – học
Bản đồ nông nghiệp Việt Nam 
III- Các hoạt động dạy- học
A. KTBC: ? Trình bày những dân tộc ở Tây Nguyên ?
B. Dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài : trực tiếp 
 2. Vựa lúa thứ hai của cả nước 
Hoạt động 1: Làm việc cá nhân.
Bước 1:
- GV yêu cầu HS đọc mục 1, và dựa vào kênh hình trong SGK rồi trả lời các câu hỏi sau:
?Đồng bằng Bắc Bộ có những thuận lợi nào để trở thành vựa lúa thứ hai của cả nước ?
? Nêu thứ tự công việc cần phải làm để sản xuất lúa gạo .
? Em có nhận xét gì về công việc sản xuất lúa gạo .
Bước 2:
- HS trình bày trước lớp.
- GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
* Hoạt động 2: Làm việc cả lớp.
HS dựa vào kênh chữ và hình 2 trong SGK nêu tên các cây trồng , vật nuôi khác của đồng bằng bắc bộ .
GV giải thích tại sao nơi đây nuôi nhiều lợn , gà , vịt .
3.Vùng trồng nhiều rau xứ lạnh
* Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm .
Bước 1:Hs dựa vào SGK thảo luận các ý :
 	-? Mùa đông ở đồng bằng Bắc Bộ dài bao nhiêu tháng ? Khi đó nhiệt độ như thế nào?
	- Quan sát bảng số liệu và trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa ?
Bước 2:
HS các nhóm trình bày kết quả .
GV sửa chữa, giúp các nhóm hoàn thiện phần trình bày.
5. Củng cố dặn dò 
GV hoặc HS trình bày tóm tắt lại những đặc điểm tiêu biểu về hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ 
Gv nhận xét tiết học .
Lịch sử 
Nhà trần và việc đắp đê 
I. mục đích yêu cầu 
1.Kiến thức : Nhà Trần rất quan tâm tới việc đắp đê .
2. Kĩ năng : Đắp đê giúp cho nông nghiệp phát triển và là cơ sở xây dựng khối doàn kết dân tộc .
3. Thái độ : Có ý thức bảo vệ dân tộc .
II. đồ dùng học tập 
 Tranh : cảnh đắp đề thời Trần .
III. các hoạt động dạy học 
A- Kiểm tra bài cũ:
 ? Nêu hoàn cảnh ra đời của nhà Trần.
? Nêu những sự việc chứng tỏ giữa vua với quan và vua với dân chúng chưa có sự cách biệt quá lớn.
B - Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hoạt động 1: Làm việc cả lớp 
GV đắt câu hỏi cho HS thảo luận :
? Sông ngòi tạo nhiều thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp nhưng nhưng cũng gây ra những khó khăn gì ?
? Hãy kể lại cảnh lụt lội mà em đã chứng kiến hoặc biết qua phương tiện thông tin đại chúng .
-HS trả lời , kể lại cảnh lụt lội mà mình biết .
 Kết luận : Sông ngòi cung cấp nước cho nông nghiệp phát triển , song cũng có khi gây lụt lội làm ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp.
Hoạt động 2 : Làm việc cả lớp 
Gv đặt câu hỏi : Em hãy tìm các sự kiện trong bài nói len sự quan tâm đến đê điều của nhà Trần .
HS nêu ý kiến của mình 
Kết luận : Nhà Trần đặt ra lệ mọi người đều phải tham gia đắp đê . Có lúc , vua Trần cũng trông nom việc đắp đê.
 Hoạt động 3 : Làm việc cả lớp 
? Nhà Tần đã thu được kết quả như thế nào trong công cuộc đắp đê ?
HS phát biểu ý kiến , Lớp bổ sung 
Kết luận : Hệ thống đê dọc theo những con sông chính được xây dắp , nông nghiệp phát triển .
Hoạt động 4: Làm việc cả lớp 
 ? ở địa phương em nhận dân đã làm gì để chống lũ lụt ?
 HS nêu ý kiến .
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Tìm hiểu thêm về thời nhà Trần .
Lịch sử 
Cuộc kháng chiến chống
 quân xâm lược mông – nguyên 
I. mục đích yêu cầu 
1.Kiến thức : Dưới thời nhà Trần ba lần quân Mông –Nguyên sang xâm lược nước ta 
2. Kĩ năng : Quân dân nhà Trần : nam nữ , già trẻ đều đồng lòng đánh giặc bảo vệ Tổ quốc . .
3. Thái độ : Trân trọng truyền thống yêu nước và giữ nước của cha ông nói chung và quân dân nhà Trần nói riêng .
II. đồ dùng học tập 
Hình trong SGK phóng to .
Phiếu học tập .
III. các hoạt động dạy học 
A- Kiểm tra bài cũ:
 ? Nêu ích lợi của việc đắp đê .
B - Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hoạt động 1: Làm việc cá nhân 
GV phát phiếu học tập cho HS :
 + Trần Thủ độ khảng khái trả lời :” Đầu thần .... đừng lo.”
 + Điện Diên Hồng vang lên tiếng hô đồng thanh của các bô lão :“ ...”
 + Trong bài Hịch tuớng sĩ có câu : “ ... Phơi ngoài nội cỏ ,... gói trong da ngựa , ta cũng cam lòng “.
 + Các chiến sĩ tự mình thích vào cánh tay hai chữ “..”
 -HS điền vào chỗ trống 
 - HS trình bày tinh thần quyết tâm đánh giặc Mông – Nguyên của quân dân nhà Trần .
Hoạt động 2 : Làm việc cả lớp 
HS đọc SGK đoạn : “ Cả ba lần ... xâm lược nước ta nữa .
Cả lớp thảo luận 
? Cả ba lần quân và dân nhà Trần rút khỏi thành Thẳng long là đúng hay sai ?Vì sao ?
HS trả lời câu hỏi , giải thích .
GV nhận xét , kết luận .
 Hoạt động 3 : Làm việc cả lớp 
 HS kể tấm gương quyết tâm đánh giặc của Trần Quốc Toản .
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Tìm hiểu thêm về thời nhà Trần .
Đạo đức
Bài 7: biết ơn thầy giáo , cô giáo ( tiết 2 )
I. Mục tiêu
 Nội dung như tiết 1
II . Đồ dùng dạy học 
- SGK đạo đức 4.
- Đồ dùng để chơi đóng vai.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
A. KTBC: 
B. Dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài 
2. Hoạt động 1: 
 Trình bày sáng tác hoặc tư liệu sưu tầm được .
HS trình bày , giới thiệu .
Lớp nhận xét , bình luận .
GV nhận xét .
3.Hoạt động 2: 
Làm bưu thiếp chúc mừng các thầy giáo , cô giáo .
GV nêu yêu cầu .
HS làm việc cá nhân theo nhóm .
GV nhắc nhở HS gửi những tấm bưu thiếp mà mình đã làm . 
Kết luận chung :
Cần phải kính trọng , biết ơn thầy giáo , cô giáo .
Chăm ngoan , học tập tốt là biểu hiện của lòng biết ơn . 
4.Hoạt động nối tiếp
- GV nhận xét tiết học.
 - Thực hiện nội dung học vào cuộc sống .
đạo đức
Bài 8 : yêu lao động ( tiết 1 )
I. Mục tiêu
1.Kiến thức : Bước đầu biết được giá trị của lao động .
2. Kĩ năng : Tích cực tham gia các công việc lao động ở lớp , ở trường , ở nhà phù hợp với khả năng của bản thân .
3. Thái độ : Biết phê phán những biểu hiện chây lười lao động .
ii. đồ dùng dạy học 
- Truyện HS đã sưu tầm có nội dung nói về lao động
iii. Các hoạt động dạy học 
A. KTBC: GV kiểm tra việc HS đã sưu tầm truyện mang đến lớp .
B. Dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài .
2.Hoạt động 1: HS làm việc cá nhân
1. HS làm bài tập.
2. GV mời một HS chữa bài tập và giải thích.
3. Gv trao đổi nhận xét.
4. GV kết luận: Các việc làm (a), (b), (g), (h), (k) là tiết kiệm tiền của.
 Các việc làm (c), (d), (e), (i) là lãng phí tiền của.
5. HS tự liên hệ.
6. GV nhận xét, khen ngợi những HS đã biết thực hiện tiết kiệm tiền của và nhắc nhở những HS khác thực hiện tiết kiệm tiền của trong sinh hoạt hàng ngày.
3.Hoạt động 2: Thảo luận nhóm và đóng vai
1. GV chia nhóm, và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận và đóng vai một tình huống trong bài tập 5.
2. Các nhóm thảo luận và chuẩn bị đóng vai.
3. Một vài nhóm lên đóng vai. 
4. Thảo luận lớp.
- Cách ứng xử như vậy đã phù hợp chưa? Có cách ứng xử nào khác không? Vì sao?
- Em cảm thấy thế nào khi ứng xử như vậy?
5. GV kết luận cách ứng xử phù hợp trong mỗi tình huống.
Kết luận chung
GV mời một vài HS lên đọc to phần ghi nhớ trong SGK.
4.Hoạt động nối tiếp 
- GV nhận xét tiết học .
-Thực hành tiết kiệm tiền của, sách vở, đồ dùng, đồ chơi, điện nước,... trong cuộc sống hàng ngày.
Kĩ thuật
 Cắt khâu , thêu sản phẩm tự chọn 
Tiết 2
i. mục tiêu
Đã soạn ở tiết một.
ii. Đồ dùng dạy họC
Tương tự tiết một.
iii. các hoạt động dạy học 
A. KTBC
B. dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài 
2. Hoạt động 1. HStự chọn sản phẩm và thực hành cắt , khâu , thêu sản phẩm tự chọn.
- GV yêu cầu HS tiếp tục hoàn thiện sản phẩm mà mình đã chọn.
 + Cát , khâu thêu khăn tay 
 + Cắt , khâu , thêu túi rút dây .
 + Cắt , khâu sản phẩm khác như váy liền áo cho búp bê .
Đánh giá sản phẩm .
+ HS trưng bày sản phẩm 
+ GV nêu tiêu chuẩn đánh giá .
+ HS tự đánh giá sản phẩm cho nhau .
+GV đánh giá sản phẩm theo hai mức độ : hoàn thành và chưa hoàn thành .
4. Củng cố dặn dò 
- GV nhận xét tiết học 
- HS chưa hoàn thành sản phẩm yêu cầu các em hoàn thành nốt ở tiết học sau.
Kĩ thuật
Lợi ích của việc trồng rau hoa 
i. Mục tiêu 
HS biết được ích lợi của việc trồng rau , hoa.
Yêu thích công việc trồng rau , hoa.
ii. đồ dùng dạy học 
Sưu tầm tranh , ảnh một số loại cây rau , hoa .
iii. các hoạt động dạy học 
A. KTBC
B. dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài 
2.Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu về ích lợi của việc trồng rau , hoa .
Gv treo tranh , hướng dẫn HS quan sát tranh kết hợp với quan sát hình 1 SGK và nêu câu hỏi :
? Nêu ích lợi của việc trồng rau ?
? Gia đình em thường sử dụng những loại rau nào làm thức ăn ?
? Rau được sử dụng như thế nào trong bữa ăn hàng ngày của gia đình em ?
? Rau còn được sử dụng để làm gì? 
HS trả lời , bổ sung .
GV hướng dẫn HS quan sát hình 2 và đặt câu hỏi tương tự .
GV kết luận ích lợi của việc trồng rau , hoa .
3.Hoạt động 2 : GV hướng dẫn HS tìm hiểu điều kiện , khả năng phát triển cây rau , hoa ở nước ta. HS thảo luận theo nhóm 
? Nêu đặc điểm khí hậu của nước ta ?
HS trả lời , lớp nhận xét , bổ sung .
GV cho HS liên hệ nhiệm vụ bản thân 
GV tóm tắt nội dung chính của bài theo phần ghi nhớ trong sách giáo khoa. 
4. Nhận xét - Dặn dò
- GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập của HS.
- Hướng dẫn HS đọc trước bài mới và chuẩn bị vật liệu, dụng cụ theo SGK để học bài " Vật liệu và dụng cụ trồng rau , hoa".

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_4_tuan_15_ban_tich_hop_chuan_kien_thuc.doc