Bài : CÁNH DIỀU TUỔI THƠ
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU :
- Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ .
- Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt, nghỉ hơi tự nhiên sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm, thể hiện vẻ đẹp của Cánh diều của bầu trời, niềm vui sướng và khát vọng của bọn trẻ .
- Đọc diễn cảm toàn bài phù hợp với nội dung .
- Hiểu nghĩa các từ ngữ : mục đồng, huyền ảo, khát vọng, tuổi ngọc ngà, khát khao . . .
- Hiểu nội dung câu chuyện : Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều mang lại cho đám trẻ mục đồng khi các em lắng nghe tiếng sáo diều, ngắm những cánh diều bay lơ lửng trên bầu trời .
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh minh họa bài tập đọc trang 146/sgk
- Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
Trường Tiểu Học Quang Trung Lớp : 4 Giáo Viên :Lương Cao Sơn LỊCH BÁO GIẢNG TUẦN 15 --- µ --- Năm học 2007 – 2008 Tuần Lễ Thứ 15 Thứ / Ngày Môn Tiết Bài Dạy Thứ Hai Hoạt Động Tập Thể Tập Đọc 29 Cánh Diều Tuổi Thơ Chính Tả 15 Cánh Diều Tuổi Thơ Toán 71 Chia Hai Số Có Tận Cùng Là Các Chữ Số 0 Đạo Đức 15 Biết Ơn Thầy Giáo, Cô Giáo (T2) Thứ Ba Toán 72 Chia Cho Số Có Hai Chữ Số Luyện Từ và Câu 29 Mở Rộng Vốn Từ : Đồ Chơi – Trò Chơi Khoa Học 29 Tiết Kiệm Nước Thể Dục 29 Ôn Bài Thể Dục Phát Triển Chung Trò chơi : “Thỏ Nhảy” Mỹ Thuật 15 Vẽ tranh : Vẽ Chân Dung Thứ Tư Toán 73 Chia cho số có hai chữ số (tt) Tập Đọc 30 Tuổi ngựa Lịch Sử 15 Nhà Trần và việc đắp đê Tập Làm Văn 29 Luyện tập miêu tả đồ vật Kỹ Thuật 29 Cắt- khâu – thêu sản phẩm tự chọn (t3) Thứ Năm Toán 74 Luyện tập Luyện Từ Và Câu 30 Giữ phép lịch sự khi đăït câu hỏi Khoa Học 30 Làm thế nào để biết có không khí ? Thể Dục 30 Kiểm tra bài thể dục phát triển chung Trò chơi : “Lò Cò Tiếp Sức” Âm Nhạc 15 Học bài hát tự chọn Thứ Sáu Toán 75 Chia cho số có hai chữ số (tt) Kể Chuyện 15 Kể chuyện đã nghe – đã học Địa Lý 15 Hoạt động sản xuất của người dân ở Đồng Bằng Bắc Bộ (t2) Tập Làm Văn 30 Quan sát đồ vật Kỹ Thuật 30 Ích Lợi Của Việc Trồng Rau – Hoa . MÔN : Tập Đọc - Tiết 29 Bài : CÁNH DIỀU TUỔI THƠ I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU : Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ . Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt, nghỉ hơi tự nhiên sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm, thể hiện vẻ đẹp của Cánh diều của bầu trời, niềm vui sướng và khát vọng của bọn trẻ . Đọc diễn cảm toàn bài phù hợp với nội dung . Hiểu nghĩa các từ ngữ : mục đồng, huyền ảo, khát vọng, tuổi ngọc ngà, khát khao . . . Hiểu nội dung câu chuyện : Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều mang lại cho đám trẻ mục đồng khi các em lắng nghe tiếng sáo diều, ngắm những cánh diều bay lơ lửng trên bầu trời . II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh minh họa bài tập đọc trang 146/sgk Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc . III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC : Giáo Viên Học Sinh I. Kiểm Tra Bài Cũ : Gọi 2 học sinh tiếp nối nhau bài Chú Đất Nung (tiếp theo) và trả lời câu hỏi về nội dung bài. Gọi 1 học sinh đọc toàn bài Hỏi :Em học tập được điều gì qua nhân vật cu Đất ? Nhận xét và cho điểm học sinh . Học sinh thực hiện yêu cầu . Lớp nhận xét . II. Dạy – Học bài mới 1. Hoạt động 1 : Giới thiệu bài : Dùng tranh minh hoạ . Theo dõi Lắng nghe 2. Hoạt động 2 :Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài a. Luyện đọc Gọi 2 học sinh tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài (3 lượt học sinh đọc). GV sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng học sinh . Học sinh nối nhau đọc bài theo trình tự Đoạn 1 : Tuổi thơ của tôi . . .đến vì sao sớm . Đoạn 2 : Ban đêm . . . đến nỗi khát khao của tôi . Gọi 1 học sinh đọc phần chú giải 1 học sinh đọc thành tiếng Gọi học sinh đọc toàn bài 1 học sinh đọc bài Đọc theo cặp Học sinh đọc theo cặp . Giáo viên đọc mẫu. Chú ý cách đọc Toàn bài đọc với giọng tha thiết, thể hiện niềm vui của đám trẻ khi chơi thả diều . Nhấn giọng ở những từ ngữ : nâng lên, hò hét, mềm mại, vui sướng, vi vu, trầm bổng, gọi thấp xuống, huyền ảo, thảm nhung, cháy lên, cháy mãi,ngửa cổ, tha thiết cầu xin, bay đi, khát khao . . . . b. Tìm hiểu bài Yêu cầu học sinh đọc đoạn 1, trao đổi trong nhóm và trả lời câu hỏi . 1 học sinh đọc, trao đổi trong nhóm bàn và trả lời câu hỏi . Tác giả đã chọn những chi tiết nào để tả cánh diều ? Cánh diều mềm mại như cánh bướm . Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng . Sáo đơn, rồi kép, sáo bè . . . như gọi thấp xuống những vì sao sớm . Tác giả đã quan sát cánh diều bằng những giác quan nào ? Tác giả đã quan sát cánh diều bằng tai và bằng mắt . Cánh diều được tác giả miêu tả tỉ mỉ bằng cách quan sát tinh tế làm cho nó trẻ nên đẹp hơn, đáng yêu hơn Lắng nghe Đoạn 1 cho em biết điều gì ? Đoạn 1 : Tả vẻ đẹp của cánh diều . Ghi ý chính đoạn 1 1 học sinh nhắc lại ý chính . yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn2, trao đổi và trả lời câu hỏi . 1 học sinh đọc thành tiếng . Cả lớp đọc thầm, trao đổi và trả lời câu hỏi . Trò chơi thả diều đã đem lại cho trẻ em niềm vui sướng như thế nào ? Các bạn hò hét nhau thẻ diều thi sung sướng đến phát dại nhìn lên bầu trời . Trò chơi thả diều đã đem lại cho trẻ em những mơ ước đẹp như thế nào ? Suy nghĩ và tiếp nối nhau trả lời . Đoạn 2 nói lên điều gì ? Đoạn 2 nói lên rằng trò chơi thả diều đem lại niềm vui và những ước mơ đẹp Ghi ý chính đoạn 2 Học sinh nhắc lại Gọi 1 học sinh đọc câu mở bài và kết bài Học sinh tiếp nối nhau đọc Gọi 1 học sinh đọc câu hỏi 3 1 học sinh đọc thành tiếng . Học sinh trao đổi và trả lời câu hỏi . Bài văn nói lên điều gì ? Bài văn nói lên niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều mang lại cho đám trẻ mục đồng . Ghi nội dung chính của bài Học sinh nhắc lại ý chính c. Đọc diễn cảm Gọi 2 học sinh tiếp nối nhau đọc bài . 2 HS đọc thành tiếng,cả lớp theo dõi để tìm ra giọng đọc(như đã hướngdẫn) Giới thiệu đoạn văn cần luyện đọc Học sinh tìm cách đọc . Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều . Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau Tổ chức cho học sinh tho đọc đoạn văn, bài văn . 3, 4 học sinh thi đọc . Nhận xét về giọng đọc và cho điểm học sinh . Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều . Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi . Cánh diều mềm mai như cánh bướm . Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên trời . Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng . Sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bè . . . như gọi thấp xuống những vì sao sớm . 3. Hoạt động nối tiếp : Củng Cố – Dặn Dò Hỏi : Trò chơi thả diều đã mang lại cho tuổi thơ những gì ? Nhận xét tiết học . Dặn học sinh về nhà học bài và đọc trước bài Tuổi Ngựa, mang 1 đồ chơi mà mình có đến lớp . Môn : Chính Tả - Tiết 15 Bài : CÁNH DIỀU TUỔI THƠ I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU : Nghe và viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn trong bài : Cánh diều tuổi thơ . Luyện viết đúng tên các đồ chơi hoặc trò chơi chứa tiếng bắt đầu bằng tr/ch, thanh hơi, thanh ngã . Biết miêu tả một đồ chơi hoặc trò chơi theo yêu cầu của bài tập 2, sao cho các bạn hình dung được đồ chơi, có thể chơi đồ chơi và trò chơi đó . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Một vài đồ chơi hoặc trò chơi phục vụ bài tập 2 ; 3 Một vài tờ phiếu kể bảng (xem mẫu ở dưới) để học sinh các nhóm thi hành bài tập 2 . Một tờ giấy khổ to viết lời giải bài tập 2a, 2b . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : Giáo viên Học sinh I. HOẠT ĐỘNG 1 : 1. Hát 2. Kiểm tra bài cũ : vất vả, lắc cắc, ngất ngưỡng Giáo viên nhận xét chính tả và chữ viết của học sinh 1 học sinh đọc . 3 học sinh viết lên bảng lớp . Lớp viết vào nháp . II. CÁC HOẠT ĐỘNG 1. Giới thiệu 2. Bài mới : Hướng dẫn học sinh nghe – viết . Giáo viên đọc đoạn văn Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi ? Cánh diều đẹp như thế nào ? Cánh diều đem lại cho tuổi thơ niềm vui sướng như thế nào ? Giáo viên yêu cầu học sinh tìm từ khó HS mở sách giáo khoa theo dõi Học sinh trả lời Mềm mại, phát dại, trầm bổng . . . Yêu cầu học sinh phân tích, đọc đúng Học sinh luyện viết từ khó . Giáo viên nhận xét, sửa sai Giáo viên đọc Giáo viên chấm bài – Nhận xét Học sinh viết chính tả, soát lỗi và chấm báo lỗi . 3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả Bài tập 2 (a,b) lựa chọn - Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề tìm tên các đồ chơi, trò chơi chong chóng, chó bông, chó đi xe đạp, chọi dế, thả chim,chơi thuyền .. Tr trồng ếch, cầu trượt, trốn tìm. . . 2b) thanh hỏi tàu thuỷ, ôtô, cứu hỏa . . . nhảy dây, điện tử, thả chim . . . Thanh ngã ngựa gỗ, bày cổ, diễn kịch Bài tập 3 : Giáo viên nêu yêu cầu của bài tập Giáo viên yêu cầu các nhóm (1số học sinh đứng tại chỗ ) Nối tiếp nhau miêu tả đồ chơi Giáo viên nhận xét – Đánh giá Các nhóm chọn đồ chơi, miêu tả đồ chơi đó . Học sinh có thể cầm đồ chơi để miêu tả Sau đó hướng dẫn các bạn cách chơi Lớp bình chọn bạn miêu tả đồ chơi dễ hiểu nhất . 4. Hoạt Động Nối Tiếp : Giáo viên nhận xét tiết học Về nhà miêu tả và viết lại 1 đoạn văn khoảng 5 – 6 câu văn miêu tả đồ chơi (BT3) MÔN : Toán - Tiết : 71 Bài : CHIA HAI SỐ CÓ TẬN CÙNG LÀ CÁC CHỮ SỐ I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh biết thực hiện chia hai số có tận cùng là các chữ số 0 . II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Sách giáo khoa ; Vở học, vở bài tập . III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC : Giáo Viên Học Sinh I.Kiểm tra bài cũ : Tính bằng cách thuận tiện nhất : (76 : 7) x 4 ; (372 x 15) x 9 ; (56 x 23 x 4) : 7 Giáo viên nhận xét và đánh giá 3 học sinh lên bảng lớp . Lớp làm vào nháp Nhận xét bảng lớp . II. Hoạt động : Dạy – Học Bài Mới 1. Giới thiệu bài : Nêu mục đích ... Các công việc cần phải làm trong quá trình tạo ra sản phẩm gốm . Xác lập mối quan hệ giữa thiên nhiê, dân cư với hoạt động sản xuất Tôn trọng, bảo vệ các thành quả lao động của người dân . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Tranh ảnh về nghề thủ công, chợ phiên ở đồng bằng Bắc Bộ cho học sinh và giáo viên sưu tầm . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : Giáo Viên Học Sinh I. HOẠT ĐỘNG 1 : Kiểm Tra Bài Cũ - Kể tên cây trồng và vật nuôi chính ở vùng đồng bằng Bắc Bộ . - Lúa, ngô, khoai - Để nói đồng bằng Bắc Bộ có sản lượng lúa gạo lớn người ta dùng từ gì ? Nhờ điều kiện gì mà đồng bằng Bắc Bộ sản xuất được nhiều lúa gạo ? - Là vựa lúa thứ 2 của cả nước ; nhờ đất đai màu mở, nguồn nước dồi dà, người dân có những kinh nghiệm trồng lúa . - Giáo viên nhận xét – đánh giá II. Hoạt động 2 : khám phá 1. Giới thiệu : 2. Bài mới 3. Đồng bằng Bắc Bộ nơi có hàng trăm nghề thủ công truyền thống : - Em biết gì về nghề thủ công truyền thống của người dân đồng bằng Bắc Bộ Thảo luận nhóm - Khi nào một làng trở thành làng nghề ? Kể tên các làng nghề thủ công nổi tiếng mà em biết Vạn phúc, bát tràng, kim sơn . . . Thế nào là nghệ nhân của nghề thủ công Người làm nghề thủ công giỏi Kết luận : để tạo nên một sản phẩm thủ công có giá trị những người thủ công phải lao động rất kiên trì, cần cù và trải qua những công đoạn sản xuất khác nhau. Theo 1 thứ tự nhất định các công đoạn sản xuất của nghề làm gốm . Làm việc cá nhân - Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát các hình sản xuất gốm và trả lời câu hỏi Học sinh quan sát tranh và trả lời câu hỏi : * Đồ gốm được làm từ nguyên liệu gì ? Làm từ đất sét đặc biệt * Đồng bằng Bắc Bộ có điều kiện thuận lợi gì để phát triển đồ gốm Phù sa màu mở, có những lớp đất sét thích hợp để làm đồ gốm Giáo viên đưa lên bảng các hình ảnh về sản xuất đồ gốm, đảo lên thứ tự hình, không ghi tên hình, yêu cầu học sinh sắp xếp lại đúng . 1. Phơi gốm ; 2.Vẽ hoa văn cho gốm ; 3.Các sản phẩm gốm Học sinh trao đổi sắp xếp cho đúng Học sinh lên bảng xếp – lớp theo dõi , nhận xét - Giáo viên yêu cầu học sinh nhận xét về nghề gốm Làm nghề gốm đòi hỏi nghệ nhân những gì ? Khéo léo khi nặn, khi nung Chúng ta phải có thái độ như thế nào với sản phảm gốm cũng như các sản phẩm thủ công . Phải giữ gìn, trân trọng các sản phẩm . 4. Chợ phiên Làm việc theo nhóm Ở đồng bằng Bắc Bộ hoạt động mua bán hàng hóa diễn ra tấp nặp nhất ở đâu ? Chợ phiên ở đồng bằng Bắc Bộ có đặc điểm gì ? (mua bán, ngày họp, hàng hóa bán ở chợ) Chợ phiên có nhiều người hay ít người, trong chợ có những loại hàng hóa nào ? Mua bán theo nhưng ngày, giờ, tháng nhất định,hàng hoá được bày bán ỏ dưới đất, các hàng hóa được sản xuất ở địa phương và một số mặt hàng ở nơi khác chuyển đến Kết luận : Chợ phiên là dịp để người dân ở đây mua sắm, nhóm các hàng hóa ở chợ ta có thể biết được người dân địa phương sống chủ yếu bằng nghề nông . 2 học sinh nhắc lại Chợ phiên các địa phương gần nhau thường không trùng nhau để thu hút nhiều người mua bán . Giáo viên treo 1 tranh chợ phiên hình 15 và tranh về nghề góm, yêu cầu các nhóm chọn 1, 2 bức tranh sau đó nói về nội dung : Mô tả hoạt động sản xuất trong tranh Mô tả về một chợ phiên Các nhóm nhận phiếu giấy , sau đó báo cáo . Nhóm khác nhận xét bổ sung . III. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP Giáo viên nhận xét – đánh giá Yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ, sách giáo khoa Tổng kết nhận xét giờ học Nhận xét sưu tầm tranh, ảnh tự liệu về Thủ Đô Hà Nội . Môn : Tập Làm Văn Tiết : 30 Bài : QUAN SÁT ĐỒ VẬT I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU : Học sinh biết quan sát đồ vật theo một trình tự hợp lí, bằng nhiều cách (mắt nhìn, tai nghe, tay sờ); Phát hiện được những đặc điểm riêng phân biệt đồ vật đó với đồ vật khác . Dựa theo kết quả quan sát, biết tập dàn ý để tả một đồ chơi em đã chọn . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Tranh minh hoạ một số đồ chơi trong sách giáo khoa Một số đồ chơi : gấu bông, thỏ bông, búp bê biết hát, biết múa ; máy bay, tàu thuỷ, bộ xếp hình, con quay, chong chóng . . . bày trên bàn để học sinh chọn đồ chơi quan sát ; bảng phụ viết sẳn dàn ý tả một đồ chơi . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : Giáo Viên Học Sinh I. HOẠT ĐỘNG 1 : Kiểm Tra Bài Cũ Gọi học sinh đọc dàn ý của bài văn tả cái áo . Kiểm tra 2 học sinh Đọc bài văn tả chiếc áo lên Lớp nhận xét Giáo viên nhận xét – đánh giá II. HOẠT ĐỘNG 2 : KHÁM PHÁ 1. Giới thiệu : - Nêu yêu cầu tiết học 2. Bài mới – nhận xét Bài tập : HS tiếp nối nhau đọc yêu cầu của bài tập . 4 học sinh đọc nối tiếp Giáo viên yêu cầu học sinh giới thiệu với các bạn đồ chơi mà mình mang đến lớp Học sinh giới thiệu nối tiếp Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát đồ chơi, với kết quả quan sát được vào vở bài tâïp . Quan sát viết vào vở bài tập theo cách gach đầu dòng . Tiêu chí đánh giá : Trình tự quan sát hợp lí, giác quan sử dụng. Khi quan sát, khả năng phát hiện những đặc điểm riêng . Bài tập2 : Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài tập Một học sinh đọc thành tiếng Khi quan sát đồ vật cần chú ý những gì ? HS dựa và gợi ý BT1 để làm Phải quan sát theo một trình tự hợp lí : từ bao quát đến bộ phận Quan sát bằng nhiều giác quan : Mắt – Tai – Tay .. Tìm ra những đặc điểm riêng phân biệt đồ vật này với đồ vật khác (nhất là những vấn đề cùng loại) Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát gấu bông, phát biểu những gì thu hoạch được . Giáo viên hướng dẫn học sinh tập trung miêu tả những chi tiết, đặc điểm đọc đáo, không tả lan man, chi tiết quá, tỉ mỉ -> bài văn sẽ vụn vặn . Hình dạng, màu sắc, đầu, mũi, . . . phải sử dụng nhiều giác quan, những đặc điểm độc đáo của nó, làm cho nó không giống những con vật khác . 3. Ghi nhớ : Gọi học sinh đọc ghi nhớ Ba học sinh đọc, lớp đọc thầm 4. Luyện tập - Giáo viên nêu yêu cầu của bài tập Học sinh đọc, lập dàn bài, làm vào vở bài tập VD : Mở bài : Giới thiệu gấu bông : đồ chơi em thích nhất Thân bài : hình dạng – bộ lông – hai mắt – mũi . .. – trên cổ – trên đôi tay chắp lại trước bụng gấu , có một bông hoa giấy màu trắng làm đáng yêu . HS nối tiếp nhau đọc dàn ý Lớp nhận xét – bình chọn bạn lập dàn ý tốt nhất (tỉ mỉ, cụ thể . . .) Kết luận : Em rất yêu gấu bông, ôm chú gấu như một cục bông lớn, em thấy rất dễ chịu . III. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP Giáo viên nhận xét, tổng kết tiết học Dặn dò : Đọc, trước nội dung tiết tập làm văn tuần 16 Môn : Kiõ Thuật Tiết : 30 Bài : ÍCH LỢI CỦA VIỆC TRỒNG RAU – HOA I. MỤC TIÊU : Học sinh biết được ích lợi của việc trồng rau, hoa Yêu cầu thích công viẹc trồng rau – hoa II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Sưu tầm tranh ảnh một số loại cây rau, hoa Tranh minh hoạ ích lợi của việc trồng rau, hoa . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : Giáo Viên Học Sinh I. HOẠT ĐỘNG 1 : Kiểm Tra Bài Cũ Kể tên một số sản phẩm đã được học trong chương cắt – khâu – thêu Giáo viên nhận xét – đánh giá Kiểm tra 1 học sinh Lớp nhận xét II. HOẠT ĐỘNG 2 : KHÁM PHÁ 1. Giới thiệu : Nội dung yêu cầu của tiết học 2. Bài mới Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu về lợi ích của việc trồng rau, hoa (có thể thảo luận nhóm . ) Hoạt động cá nhân Giáo viên treo tranh hình 1/sách giáo khoa hướng dẫn học sinh quan sát và trả lời câu hỏi . Học sinh quan sát tranh hinh 1/sgk và trả lời câu hỏi Em hãy nêu ích lợi của việc trồng rau Gia đình em thường dùng loại rau nào để làm thức ăn? Học sinh lần lượt trả lời, lớp nhận xét . Rau được sử dụng như thế nào trong bửa ăn hằng ngày ở gia đình em ? Rau còn được sử dụng để làm gì ? * Kết luận : Tóm tắt lợi ích của việc trồng rau/sgk . Vài học sinh nhắc lại . b. Giáo viên treo tranh hình 2/sách giáo khoa và đặt câu hỏi tương tự như trên để học sinh nêu tác dụng của hoa : Học sinh thực hiện theo yêu cầu giáo viên . Nhận xét và kết luận ích lợi của rau và hoa Học sinh nêu sách giáo khoa Liên hệ : ích lợi, thu nhấp của rau, hoa so với các cây trồng khác . Vì vậy càng nhiều gia đình trồng rau, hoa ? Gia đình em thường trồng các loại cây nào ? Em hãy nêu ích lợi của rau, hoa mang lại, em đã làm gì để giúp đỡ gia đình, tăng thêm thu nhập . Học sinh tự liên hệ Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu điều kiện khả năng phát biểu cây rau, hoa ở nước ta . Thảo luận nhóm – báo cáo Giáo viên chia nhóm. Thảo luận – yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi Em hãy nêu đặc điểm ; khí hậu của nước ta ? Các điều kiện về khí hậu, đất đai của nước ta có những thuận lợi gì cho việc phát triển rau, hoa? Nước ta có khí hậu nhiệt đối gió mùa . Đất đai màu mở, con người cần cù, khí hậu ưu đãi để phát triển rau và hoa Em hãy kể tên một số loại rau, hoa tương đối dễ dàng . Rau muống, rau cải, cải xoong hoa cúc, hoa hồng .. Giáo viên kết luận hoạt động này : yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi ở cuối bài Học sinh đọc ghi nhớ sách giáo khoa III. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP Giáo viên nhận xét, tổng kết bài học Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau : Bài 15
Tài liệu đính kèm: