Giáo án Khối 4 - Tuần 15 (soạn ngang)

Giáo án Khối 4 - Tuần 15 (soạn ngang)

Thứ ngày tháng năm

TẬP ĐỌC

CÁNH DIỀU TUỔI THƠ

I. MỤC TIÊU : Giúp HS :

- Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng vui tha thiết, thể hiện niềm vui sướng của đám trẻ khi chơi thả diều.

- Hiểu các từ ngữ mới trong bài ( mục đồng, huyền ảo, khát vọng, tuổi ngọc ngà, khát khao).

- Hiểu nội dung bài : Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều mang lại cho đám trẻ mục đồng khi các em lắng nghe tiếng sáo diều, ngắm những cánh diều bay lơ lửng trên bầu trời.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

- GV: Tranh minh họa bài tập đọc SGK - Bảng phụ ghi đoạn luyện đọc.

- HS: SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP :

1. HĐ 1 : Kiểm tra đọc diễn cảm bài Chú Đất Nung.

- Hai HS tiếp nối nhau đọc truyện Chú Đất Nung. Và trả lời các câu hỏi 2, 3, 4 trong SGK.

- GV nhận xét và cho điểm từng HS.

 

doc 32 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 585Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 15 (soạn ngang)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15
Thứ ngày tháng năm
TẬP ĐỌC
CÁNH DIỀU TUỔI THƠ
MỤC TIÊU : Giúp HS :
Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng vui tha thiết, thể hiện niềm vui sướng của đám trẻ khi chơi thả diều.
Hiểu các từ ngữ mới trong bài ( mục đồng, huyền ảo, khát vọng, tuổi ngọc ngà, khát khao).
Hiểu nội dung bài : Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều mang lại cho đám trẻ mục đồng khi các em lắng nghe tiếng sáo diều, ngắm những cánh diều bay lơ lửng trên bầu trời.
ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
GV: Tranh minh họa bài tập đọc SGK - Bảng phụ ghi đoạn luyện đọc.
HS: SGK
CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP :
HĐ 1 : Kiểm tra đọc diễn cảm bài Chú Đất Nung.
Hai HS tiếp nối nhau đọc truyện Chú Đất Nung. Và trả lời các câu hỏi 2, 3, 4 trong SGK.
GV nhận xét và cho điểm từng HS.
HĐ 2 : Hướng dẫn HS luyện đọc.
Một HS đọc toàn bài.
GV chia đoạn bài văn : 2 đoạn.
HS đọc nối tiếp từng đoạn luyện đọc từ khó, giải nghĩa từ, tìm giọng đọc. GV sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS.
GV đọc mẫu toàn bài với giọng tha thiết, thể hiện niềm vui của đám trẻ khi chơi thả diều.
HĐ 3 : Hướng dẫn HS tìm hiểu bài.
GV yêu cầu HS đọc đoạn 1 và trả lời các câu hỏi sau :
Tác giả đã chọn những chi tiết nào để tả cánh diều ?
Tác giả đã quan sát cánh diều bằng những giác quan nào ?
Cánh diều được tác giả miêu tả tỉ mỉ bằng cách quan sát tinh tế làm cho nó trở nên tốt đẹp hơn, đáng yêu hơn.
Đoạn một cho em biết điều gì ?
HS đọc đoạn 2 thảo luận theo bàn các câu hỏi sau :
Trò chơi thả diều đã đem lại cho trẻ em niềm vui sướng như thế nào ?
Trò chơi thả diều đã đem lại cho trẻ em những ước mơ đẹp như thế nào ?
GV : Cánh diều là ước mơ, là khao khát của trẻ thơ. Mỗi bạn trẻ thả diều đều đặt ước mơ của mình vào đó. Những ước mơ đó sẽ chắp cánh cho bạn trong cuộc sống.
Đoạn 2 nói lên điều gì ?
GV gọi HS đọc câu mở bài và kết bài.
Gọi 1 HS đọc câu hỏi số 3, cả lớp thảo luận theo nhóm đoi và trả lời.
GV nhận xét và chốt lời giải đúng : Tác giả muốn nói đến cánh diều khơi gợi những ước mơ đẹp cho tuổi thơ .
GV : Cánh diều thật thân quen với tuổi thơ. Nó là kỉ niệm đẹp, nó mang đến niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp cho đám trẻ mục đồng khi thả diều.
Bài văn nói lên điều gì ? GV ghi lên bảng.
HĐ 4 : Luyện đọc diễn cảm.
GV gọi 2 HS đọc nối tiếp nhau toàn bài.
GV hướng dẫn HS luyện đọc đoạn : “ Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diềuthấp xuống những vì sao sáng”.
GV tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm đoạn văn, bài văn.
Nhận xét về giọng đọc và cho điểm từng HS.
Tổ chức cho HS thi đọc theo vai từng đoạn và toàn truyện.
Củng cố- Dặn dò :
Hỏi : Trò chơi thả diều đã mang lại cho tuổi thơ những gì ?
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
Thứ ngày tháng năm
CHÍNH TẢ
NGHE VIẾT : CÁNH DIỀU TUỔI THƠ
Phân việt tr/ ch – thanh hỏi/ thanh ngã
MỤC TIÊU : Giúp HS :
Nghe viết chính xác, đẹp đoạn từ : Tuổi thơ của tôi.những vì sao sớm trong bài Cánh diều tuổi thơ.
Tìm được đúng, nhiều trò chơi, đồ chơi chứa tiếng có âm đầu tr / ch hoặc có chứa thanh hỏi/ thanh ngã.
Biết miêu tả một số đồ chơi, tró chơi một cách chân thật, sinh động để các bạn có thể hình dung được đồ chơi hay trò chơi đó..
ĐỒ DUNG DẠY HỌC :
HS chuẩn bị mỗi em một trò chơi 
GV: Bảng phụ.
CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP :
HĐ 1 : Kiểm tra bài cũ.
GV gọi 3 HS viết vào bảng phụ, cả lớp viết vào bảng con các từ sau : vất vả, tất cả, lấc cấc, lấc láo, ngất ngưởng, khật khưỡng
GV nhận xét bài chính tả và chữ viết của HS.
HĐ 2 : Hướng dẫn HS nghe viết.
Trao đổi về nội dung đoạn văn :
GV đọc mẫu đoạn văn cần viết.
GV gọi HS đọc đoạn văn. Cả lớp đọc thầm theo
GV hỏi : Cánh diều đẹp như thế nào ?
Cánh diều đem lại cho tuổi thơ niềm vui sướng như thế nào ?
Hướng dẫn HS viết từ khó :
GV yêu cầu HS phát hiện ra từ khó, từ dễ lẫn khi viết chính tả để luyện viết bảng con.
Cho HS luyện viết bảng con các từ sau : mềm mại, vui sướng, phát dại, trầm bổng
GV cho HS đọc thầm lại đoạn văn trước khi viết bài.
Gọi HS nêu quy tắc viết chính tả.
GV đọc từng câu cho HS viết bài. HS viết bài vào vở.
GV đọc lại toàn bài cho HS dò bài của mình và gạch chân những từ đó.
GV thu và chấm một số bài. HS dưới lớp đổi vở cho nhau để dò bài của nhau.
GV treo bài mẫu cho HS dò bài.
GV trả bài cho HS và nhận xét những lỗi cơ bản.
Nếu có thời gian GV cần cho HS sửa những lỗi sai cơ bản ngay trên bảng.
HĐ 3 : Luyện tập viết đúng tên trò chơi, tả đồ chơi.
Bài 2a : GV gọi HS đọc yêu cầu của bài và bài mẫu ở trong SGK.
GV cho HS thảo luận theo bàn.
GV phát giấy và bút dạ cho các nhóm, nhóm nào làm xong trước thì dán phiếu lên bảng.
GV và các nhóm khác nhận xét và bổ sung cho hoàn chỉnh.
Bài 3 : GV gọi HS đọc yêu cầu của bài.
GV yêu cầu HS cầm đồ chơi mình mang đến lớp tả hoặc giới thiệu cho các bạn trong nhóm. GV đi giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn và nhắc nhở chung.
HS vừa tả vừa làm động tác cho các bạn hiểu.
Cố gắng để các bạn có thể biết chơi trò chơi đó.
GV gọi HS trình bày trước lớp, khuyến khích HS vừa trình bày vừa kết hợp cử chỉ, động tác, hướng dẫn.
GV nhận xét, khen những HS miêu tả hay, hấp dẫn.
Củng cố- Dặn dò : 
GV nhận xét tiết học.
GV dặn HS về nhà viết đoạn văn miêu tả một đồ chơi hay trò chơi mà em thích.
GV dặn HS chuẩn bị bài sau.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
Thứ ngày tháng năm
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
MỞ RỘNG VỐN TỪ : ĐỒ CHƠI- TRÒ CHƠI
MỤC TIÊU : Giúp HS :
Biết tên một số đồ chơi, trò chơi của trẻ em.
Biết những đồ chơi, trò chơi có lợi hay những đồ chơi, trò chơi có hại cho trẻ em.
Tìm những từ ngữ thể hiện tình cảm, thái độ của con người khi tham gia trò chơi.
ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
GV: Tranh minh họa các trò chơi trang 147, 148.; bảng phụ
HS: VBT
CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP :
HĐ 1 :Kiểm tra kiến thức về câu hỏi.
GV gọi 3 HS đặt câu hỏi để thể hiện thái độ : thái độ khen, chê, sự khẳng định, phủ định hoặc yêu cầu mong muốn.
GV gọi 3 HS khác nêu những tình huống có dùng câu hỏi không có mục đích hỏi điều mình chưa biết.
GV nhận xét tình huống của từng HS và cho điểm.
GV nhận xét câu HS đặt và cho điểm.
HĐ 2 : Hướng dẫn HS mở rộng vốn từ về đồ chơi và trò chơi.
Bài 1 : GV gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài.
GV treo tranh minh họa và yêu cầu HS quan sát nói tên đồ chơi hoặc trò chơi trong tranh.
HS quan sát, các bạn ngồi cùng bàn trao đổi và thảo luận.
GV gọi HS phát biểu , và bổ sung.
HS lên bảng chỉ vào từng tranh và giới thiệu.
GV nhận xét và kết luận từng tranh đúng.
Bài 2 : Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài.
GV cho HS thảo luận theo bàn. Các nhóm thảo luận và ghi bài của nhóm mình vào bảng phụ. Nhóm nào làm xong trước thì treo bảng lên trước.
Các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
GV : Những đồ chơi, trò chơi các em vừa kể trên có cả đồ chơi, trò chơi riêng bạn nam thích hoặc riêng bạn nữ thích, cũng có những trò chơi phù hợp với bạn nam và bạn nữ. Để biết rõ hơn về điều này các em sẽ đi tìm hiểu bài tập 3.
Bài 3 : GV gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài.
GV cho HS thảo luận theo nhóm đôi.
GV gọi HS phát biểu và bổ sung ý kiến cho bạn.
GV kết luận lời giải đúng.
a). Trò chơi bạn trai thường thích là : đá bóng, đấu kiếm, bắn súng, cờ tướng, lái máy bay trên không, lái mô tô
b). Những đồ chơi, trò chơi có ích và ích lợi của chúng khi chơi :
 Thả diều ( thú vị, khỏe ), Rước đèn ông sao ( vui ), Xếp hình ( rèn trí thông minh ), Đu quay ( rèn sự mạnh dạn), Chơi búp bê ( rèn tính chu đáo, dịu dàng ).
Chơi các đồ chơi ấy, trò chơi ấy nếu ham chơi quá, quên ăn, quên ngủ, quên học thì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và học tập. Chơi điện tử nhiều sẽ hại mắt.
c). Những đồ chơi, trò chơi có hại và tác hại của chúng : súng phun nước, đấu kiếm, súng cao su ( giết hại chim, phá hoại môi trường, gây nguy hiểm nếu lỡ tay bắn vào người ).
Bài 4 : GV gọi HS đọc yêu cầu của bài.
Gọi HS phát biểu. Các từ ngữ : say mê, hăng say, thú vị, hào hứng, ham thích, đam mê, say sưa.
Em hãy đặt câu thể hiện thái độ của con người khi tham gia trò chơi.
GV một số HS đọc câu của mình.
Củng cố- Dặn dò :
GV nhận xét chung và dặn HS chuẩn bị tiết sau.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
Thứ ngày tháng năm
KỂ CHUYỆN
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE ĐÃ HỌC
MỤC TIÊU : Giúp HS :
Kể bằng lời của mình một câu chuyện đã nghe, đã đọc về đồ chơi của trẻ em hoặc những con vật gần gũi với trẻ em.
Hiểu ý nghĩa truyện tính cách mỗi nhân vật trong mỗi câu chuyện bạn kể.
Lời kể chân thật , sinh động, giàu hình ảnh và sáng tạo.
Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn theo các tiêu chí đã nêu.
ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
GV: Bảng phụ viết sẵn đề bài.
HS chuẩn bị những câu chuyện có nhân vật là đồ chơi hay những con vật gần gũi với trẻ em.
CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP :
HĐ 1 : Kiểm tra bài cũ.
Gọi 3 HS tiếp nối nhau kể chuyện : Búp bê của ai ? bằng lời của búp bê.
Gọi một HS đọc phần kết truyện với tình huống : cô chủ cũ gặp búp bê trên tay cô chủ mới.
GV nhận xét HS kể chuyện và cho điểm HS.
HĐ 2 : Hướng dẫn HS kể chuyện.
GV giới thiệu bài : 
Kiểm tra HS chuẩn bị truyện có nhân vật là đồ chơi hoặc con vật gần gũi với trẻ em.
Giới thiệu : Tuổi thơ chúng ta có những người bạn đáng yêu : đồ chơi, con vật quen thuộc. Có rất nhiều câu chuyện viết về những người bạn ấy. Hôm nay lớp mình sẽ bình chọn xem bạn nào kể câu chuyện về chúng hay nhất.
GV hướng dẫn HS tìm hiểu đề bài.
GV gọi HS đọc yêu cầu của đề bài.
Phân tích đề bài. Dùng phấn màu gạch chân những từ ngữ : đồ chơi của trẻ em, con vật gần gũi.
Yêu cầu HS quan sát tranh minh họa và đọc tên truyện.
Em còn biết những truyện nào có nhân vật là đồ chơi của trẻ em hoặc là con vật gần gũi với trẻ em?
Truyện : Dế Mèn bênh vực kẻ yếu, Chú mèo đi hia, Vua lợn, Chim Sơn Ca và bông cúc trắng, Con ngỗng vàng, Con thỏ thông minh
Em hãy giới thiệu câu chuyện mình kể cho các bạn nghe : GV gọi 3 HS giỏi giới thiệu mẫu:
Tôi muốn kể cho các bạn nghe câu chuyện về con thỏ thông minh luôn luôn giúp đỡ mọi người, trừng trị bọn gian ác.
Tôi xin kể câu chuyện “ Chú mèo đi hia”. Nhân vật chính là một chú mèo đi hia rất thông minh và trunh thành với chủ.
HĐ 3 : Học sinh thực hành kể chuyện.
Thực hành kể chuyện trong nhóm :
Yêu cầu HS kể chuyện và trao đổi với bạn về tính cách nhân vật, ý nghĩa truyện.
GV đi giúp đỡ các em gặp khó khăn. GV gơi ý : 
Kể câu chuyện ngoài SGK sẽ được cộng điểm.
Kể câu chuyện phải có đầu, có kết thúc, kết truyện theo lối mở rộng.
Nói với các bạn về tính cách nhân vật, ý nghĩa của truyện.
Cho HS kể trước ... söu taàm ñöôïc veà ngheà thuû coâng truyeàn thoáng ôû ÑBBB vaø giôùi thieäu :Ngöôøi daân ôû ñoàng baèng Baéc Boä coù haøng traêm ngheà thuû coâng truyeàn thoáng khaùc nhau nhö :laøm ñoà goám, laøm noùn, deät luïa, khaéc goã, chaïm khaûm trai, chaïm baïc, deät chieáu coùi.
Yeâu caàu hs :Baèng caùch quan saùt tranh, aûnh vaø baèng hieåu bieát cuûa mình haõy cho bieát theá naøo laø ngheà thuû coâng ?
Theo em ngheà thuû coâng ôû ñoàng baèng Baéc Boä coù töø bao giôø ?
Gv keát luaän :Ngheà thuû coâng ôû ñoàng baèng Baéc Boä xuaát hieän töø raát sôùm, nhieàu ngheà ñaït trình ñoä tinh xaûo, taïo neân nhöõng saûn phaåm noåi tieáng trong vaø ngoaøi nöôùc .
Ngöôøi laøm ngheà thuû coâng gioûi goïi laø ngheä nhaân. Nhöõng nôi ngheà thuû coâng phaùt trieån maïnh taïo neân caùc laøng ngheà thöôøng chuyeân laøm moät ngheà thuû coâng.
HÑ2: Caùc coâng ñoaïn taïo ra saûn phaåm goám.
Ñoà goám ñöôïc laøm töø nguyeân lieäu gì ?
Ñoàng baèng Baéc Boä coù ñieàu kieän gì thuaän lôïi ñeå phaùt trieån ngheà goám?
Em coù nhaän xeùt gì veà ngheà goám ?
Laøm ngheà goám ñoøi hoûi ôû ngöôøi ngheä nhaân nhöõng gì ?
Chuùng ta phaûi coù thaùi ñoä nhö theá naøo vôùi saûn phaåm goám, cuõng nhö caùc saûn phaåm thuû coâng?
Rieâng vieäc taïo daùng cho goám cuõng raát coâng phu vaø ñoøi hoûi söï kheùo tay taøi hoa cuûa ngöôøi thôï . Moïi coâng ñoaïn laøm goám ñeàu phaûi tuaân theo quy trình kó thuaät nghieâm ngaët thì môùi coù saûn phaåm ñeïp. Saûn phaåm goám rất đa dạng.
GDMT: Theo em, việc sản xuất đò gốm, nếu không có hệ thống xử lý nước thải thì có ảnh hưởng đến MT không?
3. HĐ 3: Chợ phiên ở đồng bằng Bắc Bộ.
Ở đồng bằng Bắc Bộ hoạt động mua bán hàng hóa diễn ra tấp nập nhất ở đâu ?
Yêu cầu hs quan sát hình 15 sgk và trả lời: Chợ nhiều người hay ít người ? Trong chợ có những loại hàng hóa nào ?
Gv kết luận : Chợ phiên là dịp người dân trao đổi hàng hóa. Hàng hóa chợ phiên chủ yếu là sản phẩm ở địa phương do chính người dân làm ra và các sản phẩm khác phục vụ người dân địa phương
 Người bán và người mua chủ yếu là người dân địa phương.
Cũng cố -dặn dò:
Yêu cầu hs đọc ghi nhớ sgk.
Về nhà sưu tầm tranh ảnh ,tư liệu về thủ đô Hà Nội. 
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
Thứ ngày tháng năm
KHOA HỌC 
TIẾT KIỆM NƯỚC
MỤC TIÊU: Giúp học sinh:
Kệ đuợc những việc nên làm và không nên làm để tiết kiệm nước. 
Hiểu được ý nghĩa cũa việc tiết kiệm nước.
Luôn có ý thức tiết kiệm nước và vận động, tuyên truyền mọi người cùng thực hiện. 
BVMT: Có ý thức bảo vệ, tiết kiệm nước.
ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
GV: Các hình minh họa trong SGK trang 60, 61 9phóng to nếu có điều kiện).
Hs chuẩn bị giấy vẽ, bút màu.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
HĐ 1: Kiểm tra kiến thức về bảo vệ nguồn nước. 
Gọi 2 HS lên bảng trả lời hỏi về nội bài 28. 
Chúng ta cần làm gì để bảo vệ nguồn nước? 
Hỏi : để giữ gìn nguồn tài nguyên nước chúng ta phải làm gì ? 
Nhận xét câu trả lời và cho điểm HS. 
HĐ 2 : Những việc nên và không nên làm để tiết kiệm nước 
GV tổ chức cho HSthảo luận nhóm theo định hướng : 
Chia HS thành các nhóm nhỏ để đảm bảo 2 nhóm thảo luận một hình vẽ từ 1 đến 6.
Yêu cầu các nhóm quan sát các hình minh họa được giao.
Thảo luận và trả lời câu hỏi : 
Em nhìn thấy những gì trong hình vẽ ? 
Theo em việc làm đó nên hay không nên làm ? vì sao?
GV giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn. 
Gọi các nhóm trình bày, các nhóm khác có cúng nội dung bổ sung. 
Giáo viên kết luận : nước sạch không phải tự nhiên mà có, chúng ta nên làm theo nhữn việc làm đúng và phê phán những việc làm sai để tránh gây lãng phí nước. 
HĐ 3 : Tại sao phải thực hiện tiết kiệm nước 
GV tổ chức cho HS họat động cả lớp. 
Yêu cầu Hsquan sát hình vẽ 7 và 8 SGK trang 61 và trả lời câu hỏi: 
Em có nhận xét gì về hình vẽ b trong 2 hình ? 
Bạn nam ở hình 7a nên làm gì ? Vì sao ? 
Vì sao chúng ta cần phải tiết kiệm nước ?
GDMT : nước sạch không phải tự nhiên mà có. Nhà nước phải chi phí nhiều công sức, tiền của để xây dựng các nhà máy sản xuất nước sạch. Trên thực tế không phải địa phương nào cũng được dùng nước sạch. Mặt khác, các nguồn nước trong thiên nhiên có thể dùng được là có giới hạn. Vì vậy chúng ta cần phải tiết kiệm nước. Tiết kiệm nước vừa tiết kiệm được tiền cho bản thân, vừa để có nước cho người khác, vưa góp phần bảo vệ nguồn tài nguyên nước.
HĐ4 : Cuộc thi : Tuyên truyền giỏi 
GV tổ chức cho HS chơi. Chia nhóm HS. 
Yêu cầu các nhóm vẽ tranh với nội dung tuyên truyền, cổ động mọi người cùng tiết kiệm nước.
Gvđi giúp đỡ, hướng dẫn từng nhóm, đảm bảo HS nào cũng được tham gia.
Yêu cầu các nhóm thi tranh vẽ và cách giới thiệu, tuyên truyền. Mỗi nhóm cử 1 HS làm ban giám khảo.
Nhận xét tranh và ý tưởng của từng nhóm.
Gọi 2 HS thi hùng biện về hình vẽ. 
Nhận xét, khen ngợi các em. 
Kết kuận : Chúng ta không những thực hiện tiết kiệm nước mà còn phải vận động, tuyên truyền mọi người cùng thực hiện. 
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
Thứ ngày tháng năm
KHOA HỌC
LÁM THẾ NÀO ĐỂ BIẾT CÓ KHÔNG KHÍ?
MỤC TIÊU: Giúp HS:
Tự làm thí nghiệm để chứng minh không khí có ở xung quanh, xung quanh mọi vật vàmọi chỗ rỗng.
Hiểu được khí quyển là gì.
Có lòng ham mê khoa học, tự làm một số thí nghịêm đơn giản để khám phá khoa học.
ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
GV: Các hình minh họa trang 62, 63 SGK (phóng to nếu có điều kiên).
HS chuẩn bị theo nhóm; 2 túi ni lông to, dây chun, kim băng , chậu nước, chai không, một miếng bọt biển hay 1 viên gạch hoặc cục đất khô.
CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP 
HĐ 1: Kiểm tra kiến thức bài tiết kiệm nước
trong quá trình trao đổi chất, con người, động vật, thực vật lấy những gì từ môi trường?
Theo em không khí quan trọng như thế nào ? 
Vì sao chúng ta phải tiết kiệm nước?
Chúng ta nên làm gì và không nên làm gì để tiết kiệm nước ? 
Giáo viên nhận xét và ghi điểm cho học sinh
HĐ 2: Làm thí nghiệm chứng minh không khí có ở xung quanh ta.
Gv cho từ 3 đến 5 HScầm túi ni lông chạy theo chiều dọc, chiều ngang, hành lang của lớp. Khi chạy mở rộng túi rồi sau đó dùng dây thun buộc chặt miệng túi lại. 
Yêu cầu HS quan sát các túi đã buộc và trả lời câu hỏi:
Em có nhận xét gì về những chiếc túi này ?
Cái gì làm cho túi ni-lông căng phồng?
Điều đó chứng tỏ xung quanh ta có gì ?
Kết luận : Thí nghiệm các em vừa làm chứng tỏ không khí có ở xung quanh ta. Khi bạn chạy với miệng túi mỡ rộng, không khí sẽ tràn vào túi ni-lông và làm nó căng phồng. 
HĐ 3: Làm thí nghiệm chứng tỏ không khí có ở quanh mọi vật 
Chia lớp thành 6 nhóm. 2 nhóm làm chung một thí nghiệm như SGK.
Kiểm tra đồ dùng của từng nhóm.
Gọi 3 HS đọc nội dung 3 thí nghiệm trước lớp.
Yêu cầu các nhóm quan sát, ghi kết quả thí nghiệm theo mẫu. 
Kết luận
Hiện tượng
Gọi đại diện các nhóm lên trình bày lại thí nghiệm và nêu kết quả. Các nhóm có cùng nội dung nhận xét, bổ sung hoặc đặt câu hỏi cho từng nhóm.
Gvghi nhanh các kết luận của từng thí nghiệm lên bảng. 
Kết luận : xung quanh mọi vật và mọi chỗ rỗng bên trong vật đều có không khí.
HĐ 4: Cuộc thi : Em làm thí nghiệm 
GV tổ chức cho Hs thi theo tổ theo định hướng sau: 
Yêu cầu các tổ cùng thảo luận để tìm ra trong thực tế còn có những ví dụ nào chứng tỏ không khí có ở xung quanh ta, không khí có trong những chỗ rỗng của vật. Em hãy mô tả thí nghiệm đó bằng lời.
Nhận xét từng thí nghiệm của mỗi nhóm.
Tuyên dương và trao giải cho nhóm có khả năng tìm tòi,phát hiện ra những điều lạ.
Củng cố-Dặn dò:
Về nhà học thuộc mục : Bạn cần biết.
Mỗi hs chuẩn bị 3 quả bóng bay với những hình dạng khác nhau.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
Tuần 15 
Thứ ngày tháng năm
KĨ THUẬT
CẮT- KHÂU – THÊU SẢN PHẨM TỰ CHỌN.
(3 Tiết)
MỤC TIÊU: Giúp HS:
Đánh giá kiến thức, kĩ năng khâu. Thêu qua mức độ hoàn thành sản phẩm tự chọn của HS.
Biết chọn và hoàn thành sản phẩm ở mức độ đẹp.
ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 GV: Mẫu khăn tay
 HS: Kim, chỉ thêu, vải, thước, phấn màu, khung thêu 
CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
HĐ 1: GV tổ chức ôn tập các bài đã học trong chương I
GV yêu cầu HS nhắc lại các loại mũi khâu, thêu đã học (Khâu thường, khâu đột thưa, khâu đột mau, thêu lướt vặn, thêu móc xích)
GV đặt câu hỏi và gọi một số HS nhắc lại quy trình và cách cắt vải theo đường vạch dấu, khâu thường, khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường, khâu đột thưa, khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột, thêu lướt vặn, thêu móc xích.
Các HS khác nhận xét và bổ sung ý kiến.
GV nhận xét và sử dụng tranh quy trình để củng cố những kiến thức cơ bản về cắt, khâu, thêu đã học.
HS làm KT 15’ 
Nêu quy trình thêu móc xích.
Hãy nhắc lại quy trình và cách cắt vải theo đường vạch dấu
Củng cố - dặn dò: 
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị dụng cụ học tập, tiết sau thực hành
Thứ ngày tháng năm
Đạo đức
BIẾT ƠN THẦY GIÁO, CÔ GIÁO (tt)
I Mục tiêu:
- Biết được công lao của thầy giáo ,cô giáo .
 - Nêu được những việc cần làm thể hiện sự biết ơn đối với thầy giáo, cô giáo.
 - Lễ phép vâng lời thầy giáo, cô giáo .
II Đồ dùng dạy học :
GV: Tranh, bảng phụ
HS: SGK, thẻ màu
III Các hoạt động:
1. Bài cũ:
-Y/c hs đọc ghi nhớ
-Em đã làm gì để tỏ lòng biết ơn thầy giáo, cô giáo
2. Bài mới
 Hoạt động 1:Báo cáo kết quá tầm
Thảo luận nhóm 4:Viết các câu ca dao, tục ngữ đã sưu tầm vào giấy .
-Yc dán và trình bày kết quả
-Hỏi các câu tục ngữ, ca dao khuyên ta điều gì?
Hoạt động 2: Thi kể chuyện
-HS kể theo nhóm đôi cho bạn nghe và nghe bạn kể chuyện 
-Hỏi nhóm kể trước lớp câu chuyện của mình
-Em thích câu chuyên nào nhất ? Vì sao?
-GV kết luận :Dù chúng ta đã học lớp khác có nhiều bạn vẫn nhớ thầy cô giáo cũ , các em hãy nhớ : chúng ta luôn phảI yêu quí, kính trọng và biết ơn thầy cô giáo.
Hoạt động 3: Sắm vai xử lí tình huống
-Tình huống 1:Cô giáo lớp em đang giảng bài thì bị mệt không thể tiếp tục. Em sẽ làm gì?
-Tình huống 2: Cô giáo chủ nhiệm lớp em còn trẻ , con cô còn nhỏ, chồng cô đi công tác xa. Em sẽ làm gì để giúp đỡ cô?
-Tình huống 3:Em và các ban trên đường đi học về thì gặp con cô giáo đang đi học về một mình .Nam liền nói :A, nó là con cô giáo Lam đấy .Hôm qua cô ấy mắng oan tớ , hôm nay tớ sẽ trêu con bé cho bõ tức . Trước tình huống đó, em sẽ xử lí như thế nào?
-Các nhóm thể hiện, nêu có tán thành hay không ?
-GV kết luận :
-Tình huống 1,2: Nghĩ ra những việc làm thiết thực để giúp đỡ thầy cô giáo, điếu đó thể hiện sự biết ơn thầy cô.
-Tình huống 3: Mặc dù em bị hiểu lầm, em vẫn cần phải kính trọng thầy cô giáo .
3.Củng cố- Dặn dò
-Nhận xét giờ học
-Dặn hs CBB sau

Tài liệu đính kèm:

  • docgiaoan(7).doc