Giáo án Khối 4 - Tuần 15, Thứ 2

Giáo án Khối 4 - Tuần 15, Thứ 2

Tiết 29: CÁNH DIỀU TUỔI THƠ

I. Mục tiêu:

 - Biết đọc với giọng vui, hồn nhiên; bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài.

 - Hiểu ND: Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều đem lại cho lứa tuổi nhỏ. (Trả lời được các CH trong SGK).

II. Đồ dùng dạy-học:

 - Bảng phụ viết sẵn đoạn văn luyện đọc

III. Các hoạt động dạy-học:

 

doc 7 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 16/02/2022 Lượt xem 115Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 15, Thứ 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1: TẬP ĐỌC 
Tiết 29: CÁNH DIỀU TUỔI THƠ 
I. Mục tiêu:
 - Biết đọc với giọng vui, hồn nhiên; bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài.
 - Hiểu ND: Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều đem lại cho lứa tuổi nhỏ. (Trả lời được các CH trong SGK).
II. Đồ dùng dạy-học:
 - Bảng phụ viết sẵn đoạn văn luyện đọc
III. Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Htđb
1. KTBC: Chú Đất Nung (tt)
- Gọi hs lên đọc bài và TLCH
+ Đất Nung đã làm gì khi thấy hai người bột gặp nạn?
+ Theo em, câu nói cộc tuếch của Đất Nung có ý nghĩa gì?
+ Nêu nội dung bài.
- Nhận xét, ghi điểm
2. Dạy-học bài mới:
 Giới thiệu bài- ghi bảng
2.1/ Hướng dẫn luyện đọc –Tìm hiểu bài 
 a/ Luyện đọc: 
- Gọi HS đọc bài
- Gọi hs nối tiếp đọc 2 đoạn của bài
- HD hs luyện phát âm các từ khó: mềm mại, trầm bổng, huyền ảo, vui sướng. 
- Gọi hs đọc nối tiếp lượt 2 
- Giúp hs nắm nghĩa từ 
 - Y/c hs đọc nhóm đôi
- GV đọc mẫu 
b/ Tìm hiểu bài:
- Y/c hs đọc thầm đoạn 1 và TLCH:
+ Tác giả đã chọn những chi tiết nào để tả cánh diều? 
+Tác giả đã quan sát cánh diều bằng những giác quan nào? 
- Đoạn 1 cho em biết điều gì?
- GC nhận xét- rút ý:
Ý 1: Tả vẻõ đẹp của cánh diều
- Y/c hs đọc thầm đoạn 2 và TLCH:
+ Trò chơi thả diều đem lại chi trẻ em những niềm vui lớn và những mơ ước đẹp như thế nào? 
- Cánh diều là ước mơ, là khao khát của trẻ thơ. Mỗi bạn trẻ thả diều đều đặt ươc mơ của mình vào đó. Những ước mơ đó sẽ chắp cánh cho các bạn trong cuộc sống.
- Đoạn 2 cho em biết điều gì?
Ý 2: Niềm vui và ước mơ đẹp
+ Qua các câu mở bài và kết bài, tác giả muốn nói điều gì về cánh diều tuổi thơ? 
- GV- Kết luận 
Y/C HS thảo luận nhóm đôi- TLCH:
+ Bài văn nói lên điều gì?
2.3/ HD đọc diễm cảm
- Gọi hs đọc lại 2 đoạn của bài
- HD đọc diễn cảm đoạn 1
+ Gọi hs đọc 
+ Y/c hs đọc trong nhóm đôi
+ Tổ chức thi đọc diễn cảm 
- GV nhận xét
3. Củng cố, dặn dò: 
- Về nhà đọc lại bài, chú ý đọc đúng và đọc diễn cảm
- Chuẩn bị bài sau: Tuổi ngựa
- Nhận xét tiết học 
- 3 hs lần lượt lên bảng đọc và trả lời
+ Liền nhảy xuống, vớt họ lên bờ phơi nắng
+ Có ý khuyên con người 
- Quan sát 
- Vẽ cảnh các bạn nhỏ đang thả diều trong đêm trăng.
- Lắng nghe
- 1HS đọc bài-Lớp đọc thầm
- 2 hs nối tiếp nhau đọc 2 đoạn
+ Đoạn 1: Từ đầu...vì sao sớm
+ Đoạn 2: Phần còn lại
- HS luyện đọc từ khó
- 2 hs đọc lượt 2 
- HS đọc giải nghĩa từ ở phần chú giải 
- HS luyện đọc nhóm đôi
- 1 hs đọc cả bài
- Lắng nghe
- HS đọc thầm đoạn 1
+ cánh diều mầm mại như cánh bướm. .. .Tiếng sáo diều vi vu, trầm bổng.
+ Bằng tai, mắt. 
- HS nhận xét – bổ sung
- Lắng nghe
- Đọc thầm đoạn 2- TLCH
+ Các bạn hò hét nhau thẻ diều thi, vui sướng đến phát dại nhìn lên trời. 
- Nhìn lên bầu trời đêm huyền ảo, đẹp như .vọng, tha thiết cầu xinh "Bay đi diều ơi! Bay đi!" 
- HS lắng nghe
- HS trả lời 1 trong 3 ý đã nêu
- ý 2 là ý đúng nhất - Cánh diều khơi gợi những mơ ước đẹp cho tuổi thơ.
- HS thảo luận nhóm đôi
ND: Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều đem lại cho lứa tuổi nhỏ.
- 2 hs đọc lại 2 đoạn của bàitìm giọng đọc 
HS đọc tìm từ nhấn giọng
- 2 hs đọc
- Đọc nhóm đôi
- 3 nhóm hs thi đọc trước lớp
- Nhận xét 
- Lắng nghe, thực hiện 
HSK
HSTB
HSTB
HSK
___ Tiết 2: TOÁN
Tiết 71: CHIA HAI SỐ CÓ TẬN CÙNG LÀ CÁC CHỮ SỐ 0 
I. Mục tiêu:
 - Thực hiện được chia hai số có tận cùng là các chữ số 0.
 - BTCL: Bài1, Bài2(a), Bài 3 (a).
 - HS có ý thức học toán tính cẩn thận, chính xác.
II. Đồ dùng dạy- học: 
 - Bảng phụ, phiếu học tập
III. Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Htđb
1. KTBC: - Ghi bảng: (25x 36): 9, gọi hs lên bảng tính bằng cách thuận tiện nhất.
- Gọi HS giải BT3/ 79 SGK
- GV nhận xét- ghi điểm
2. Dạy-học bài mới:
 Giới thiệu bài- ghi bảng
 Giới thiệu trường hợp SBC và SC đều có một chữ số 0 ở tận cùng 
- Ghi bảng : 320 : 40 = ? 
- HD hs áp dụng tính chất một số chia cho một tích
- Gọi 1 hs lên bảng làm, cả lớp làm vào vở nháp.
- Em có nhận xét gì về kết quả 320 : 40 và 32 : 4? 
- Y/c hs đặt tính và tính 
- Gọi hs nêu cách thực hiện 
- Ghi bảng: 32000 : 400 = ?
- Gọi hs lên bảng áp dụng tính tương tự.
- Thực hiện tương tự như trên 
- Y/c hs thực hành tính và nêu cách tính 
- Khi thực hiện phép chia hai số có tận cùng là các chữ số 0, ta làm sao? 
Kết luận: Xóa bao nhiêu chữ số 0 tận cùng của SC thì phài xóa bấy nhiêu chữ số 0 ở tận cùng của SBC, sau đó thực hiện phép chia như thường 
- Gọi hs đọc ghi nhớ SGK/80 
2.2/ Thực hành:
Bài 1: Ghi lần lượt từng bài, y/c hs thực hiện. 
GV nhận xét- KL
Bài 2: Gọi HS đọc Y/C bài tập
- Gọi hs lên bảng thực hiện, cả lớp làm vào vở 
- GV nhận xét- KL
Bài 3: Gọi hs đọc đề bài
- Y/c hs tự làm bài , gọi 1 hs lên bảng giải, cả lớp làm vào vở
- Sửa bài, chấm một số bài, 
- Nhận xét 
3. Củng cố, dặn dò: 
- Về nhà xem lại bài – Hoàn thành bài tập 2b
- Chuẩ bị bài sau: Chia cho số có 2 chữ số
- Nhận xét tiết học 
- HS tính
- HS lên bảng giải
- HS theo dõi – nhận xét
- Tự làm bài, 1 hs lên bảng tính 
 320 : 40 = 320 : (10 x 4) 
 = 320 : 10 : 4 = 32 : 4 = 8 
- Hai phép chia cùng có kết quả là 8 
 320 40 
 0 8 
. Đặt tính
. Cùng xóa một chữ số 0 ở tận cùng của SC và SBC 
- 1 hs lên bảng thực hiện, cả lớp làm vào vở nháp 
32000 : 400 = 32000 : (100 : 4) 
 = 32000 : 100 : 4 =320 : 4 = 80
- Nêu nhận xét: 32000 : 100 = 320 : 4 
 32000 400
 00 80
. Đặt tính, cùng xóa hai chữ số 0 ở tận cùng của số chia và SBC 
. Thực hiện phép chia: 320 : 4 = 80 
. Ghi tính ngang 32000 : 100 = 80 
 - 2 hs đọc ghi nhớ 
 - HS thực hiện BL- VBT
420 : 60 = 7 4500 : 500 = 9
85000 : 500 = 170 92000 : 400 = 230
- HS đọc Y/C bài tập
a) X x 40 = 25600 
 x = 25600 : 40 = 640 
- 1 hs đọc đề bài
- Đổi vở nhau kiểm tra 
a) Nếu mỗi toa xe chở được 20 tấn hàng thì cần số toa xe là:
 180 : 20 = 9 (toa)
 Đáp số: a) 9 toa xe 
b/:180:30=6(toa)
- HS lắng nghe thực hiện
HSK
HSK
HSTB
HSTB
Tiết 3: ĐẠO ĐỨC 
 BIẾT ƠN THẦY GIÁO, CÔ GIÁO ( Tiết 2 )
I. Mục tiêu:
- Biết được công lao của thầy giáo, cô giáo.
- Nêu được việc cần làm thể hiện sự biết ơn đối với thầy giáo, cô giáo.
- Lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo.
- KNS: Kĩ năng lắng nghe lời dạy bảo của thầy cô. Kĩ năng thể hiện sự kính trọng, biết ơn với thầy cô.
II. Đồ dùng dạy-học:
 - Kéo, giấy màu, bút màu, hồ dán để sử dụng cho hoạt động 2, tiết 2
III. Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Htđb
1. KTBC: Biết ơn thầy giáo, cô giáo
- Vì sao chúng ta phải kính trọng thầy giáo cô giáo?
- Để tỏ lòng biết ơn các thầy giáo, cô giáo các em phải làm gì? 
Nhận xét
2. Dạy- học bài mới:
 Giới thiệu bài- ghi bảng
a/ Hoạt động 1: Báo cáo kết quả sưu tầm 
- Các em hãy thảo luận nhóm 4, viết lại các câu thơ, ca dao tục ngữ đã sưu tầm vào một tờ giấy, tên các chuyện kể vào tờ giấy khác và tên kỉ niệm khó quên của mỗi thành viên vào tờ giấy còn lại 
- Y/c các nhóm dán lên bảng kết quả làm việc của nhóm mình 
- Các câu ca dao, tục ngữ khuyên ta điều gì? 
- Gọi các nhóm lên biểu diễn tiểu phẩm mà mình chuẩn bị
- GV nhận xét nội dung, cách thể hiện của các bạn 
- Tuyên dương nhóm thể hiện được hành động, việc làm nhớ ơn thầy cô giáo. 
b/ Hoạt động 2: Làm bưu thiếp chúc mừng các thầy giáo, cô giáo cũ.
*KNS: Kĩ năng thể hiện sự kính trọng, biết ơn với thầy cô. (PP: Dự án)
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
- Bây giờ các em hãy tự tay mình làm và trang trí tấm bưu thiếp để tặng thầy, cô giáo cũ 
- Gọi hs trình bày một số bưu thiếp 
- Chúng ta luôn phải biết yêu quí, kính trọng, biết ơn thầy cô.
3. Củng cố, dặn dò:
- Gọi hs đọc lại ghi nhớ
- Thực hành các việc làm để tỏ lòng kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo. 
- Chuẩn bị bài sau:Yêu lao động
 2 hs lên bảng trả lời
- Vì thầy giáo, cô giáo đã không quản khó nhọc, tận tình dạy dỗ chúng ta nên người. 
- Em phải lễ phép với thầy cô, cố gắng học tập, rèn luyện để khỏi phụ lòng thầy, cô. 
- Lắng nghe 
- Chia nhóm, thực hiện 
- Đại diện nhóm đọc các câu ca dao, tục ngữ 
. Không thầy đố mày làm nên 
. Muốn sang thì bắc cầu kiều 
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy 
. Nhất tự vi sư, bán tự vi sư 
. Dốt kia thì phải cậy thầy 
Vụng kia cậy thợ thì mày mới nên 
- Khuyên ta phải biết kính trọng, yêu quý thầy cô vì thầy cô dạy chúng ta điều hay, lẽ phải, giúp ta nên người.
- Các nhóm lên trình bày 
- Nhận xét 
- HS thực hành làm bưu thiếp
- Dán bảng một số bưu thiếp 
- Lắng nghe 
_________________________________________________________________
 Tiết 4: KHOA HỌC 
 TIẾT KIỆM NƯỚC 
I. Mục tiêu:
 Thực hiện tiết kiệm nước.
Giấo dục HS biết tiết kiệm nước trong gia đình
II. Đồ dùng dạy-học:
 - Giấy khổ to, bút màu cho các nhóm
III. Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Htđb
1. KTBC: Bảo vệ nguồn nước
Gọi hs lên bảng trả lời
+ Chúng ta cần làm gì để bảo vệ nguồn nước?
 +Để giữ gìn nguồn tài nguyên nước, chúng ta cần phải làm gì? 
- Nhận xét- ghi điểm
2. Dạy-học bài mới:
 Giới thiệu bài- ghi bảng
a/ Hoạt động 1: Tìm hiểu những biện pháp bảo vệ nguồn nước
 -Y/C HS quan sát các hình trong SGK/60,61, thảo luận nhóm đôi chỉ ra những việc nên làm và những việc không nên làm để tiết kiệm nước
- Gọi một số hs trình bày kết quả.
Kết luận: Nước sạch không phải tự nhiên mà có, chúng ta nên làm theo những việc làm tiết kiệm nước, phê phán những việc làm sai để tránh gây lãng phí nước.
b/ Hoạt động 2: Tại sao phải thực hiện tiết kiệm nước
- Y/c hs quan sát hình 7, 8 SGK/61
- Em nhìn thấy những gì trong hình 7,8?
- Theo em, bạn nam ở hình 7a nên làm gì? Vì sao? 
 Vì sao chúng ta cần phải tiết kiệm nước? 
Kết luận: Nước sạch không phải tự nhiên mà có. 
c/ Hoạt động 3: Vẽ tranh cổ động tuyên truyền tiết kiệm nước
- Y/C HS thảo luận nhóm 3 xây dựng bản cam kết tiết kiệm nước, 
- Kiểm tra, giúp đỡ các nhóm
- Gọi các nhóm dán và trình bày sản phẩm của mình
- Tuyên dương các sáng kiến tuyên truyền cổ động mọi người cùng tiết kiệm nước. 
3. Củng cố, dặn dò: 
- Gọi hs đọc ghi nhớ
- Vận động mọi người cùng tiết kiệm nước
- Chuẩn bị bài sau: Làm thế nào để biết có không khí? 
- Nhận xét tiết học 
-2 hs lần lượt lên bảng trả lời
- Lắng nghe
- Quan sát hình vẽ, thảo luận nhóm đôi
- Đại diện nhóm trình bày (mỗi nhóm nêu 1 việc)
- Lắng nghe
- Quan sát
+ Hình 7: vẽ cảnh người tắm dưới vòi hoa sen, vặn vòi nước rất to.
+ Hình 8: Vẽ cảnh người tắm dưới vòi sen, vặn nước vừa phải, 
- Bạn nam nên vặn vòi nước vừa phải để tiết kiệm nước vì: để người khác có nước dùng, 
- Chúng ta cần tiết kiệm nước vì: Phải tốn nhiều tiền của, công sức mới có đủ nước sạch để dùng. 
- Lắng nghe 
- Thảo luận nhóm 3
- Trình bày sản phẩm

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_4_tuan_15_thu_2.doc