Giáo án Khối 4 - Tuần 17 (Bản hay nhất)

Giáo án Khối 4 - Tuần 17 (Bản hay nhất)

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

-Đọc rành mạch, trôi chảy;bước đầu biết đọc giọng kể nhẹ nhàng, chậm, rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn có lời nhân vật (chú hề, nàng công chúa nhỏ) và lời người dẫn chuyện.

-Hiểu nội dung câu chuyện: Cách nghĩ của trẻ em về thế giới, về mặt trăng rất ngộ nghĩnh, đáng yêu

II. CHUẨN BỊ

*GV: Bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1.Kiểm tra bi cũ :

- Gọi 4 HS đọc phân vai truyện Trong quán ăn “Ba cá bống” (người dẫn truyện Ba-ra-ba, Bu-ra-ti-nô, cáo A-li-xa). Sau đó trả lời câu hỏi: Em thích hình ảnh, chi tiết nào trong truyện?

2.Bài mới :

*Hoạt động 1: Luyện đọc.

- Gọi HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn truyện (3 lượt HS đọc). GV sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS (nếu có).

+ Đoạn 1: Ở Vương quốc nọ đến nhà vua.

+ Đoạn 2: Nhà vua buồn lắm . đến bằng vàng rồi .

+ Đoạn 3: Cịn lại

-Đọc đúng các từ ngữ: vương quốc, miễn là, nghĩ,

-Hiểu nghĩa các từ ngữ: vời, và từ ngữ SGK

-Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt, nghỉ tự nhiên sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ thể hiện sự bất lực của các vị quan, sự buồn bực của nhà vua.

-Đoạn đầu đọc giọng chậm rãi, đoạn sau cần phân biệt giọng chú hề và giọng công chúa.Lời đáp của công chúa chân thực, nhiêm túc, vì vậy đọc nhấn mạnh. Đoạn cuối đọc nhanh, giọng vui vẻ.

- Chú ý các câu văn.

+ Nhưng ai nấy đều nói là đòi hỏi của công chúa không thể thực hiện được / vì mặt trăng ở rất xa/ và to gấp hàng nghìn lần đất nước của nhà vua.

+ Chú hứa sẽ mang mặt trăng về cho cô / nhưng cô phải cho biết / mặt trăng to bằng chừng nào.

+ Toàn bài đọc với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi ở đoạn đầu. Lời chú hề vui, điềm đạm. Lời nàng công chúa: hồn nhiên, ngây thơ. Đoạn kết bài đọc với giọng vui, nhanh hơn.

+ Nhấn giọng ở những từ ngữ: xinh xinh, bất kỳ, không thể thực hiện, rất xa, hàng nghìn lần, cho biết, bằng chứng nào, móng tay, gần khuất, treo ở đâu,

 

doc 21 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 10/01/2022 Lượt xem 507Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 17 (Bản hay nhất)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGÀY SOẠN : 13 - 12 - 2009
NGÀY DẠY : 14 - 12 - 2009
Thứ hai ngày 14 tháng 12 năm 2009
TẬP ĐỌC
TIẾT 33 RẤT NHIỀU MẶT TRĂNG
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
-Đọc rành mạch, trôi chảy;bước đầu biết đọc giọng kể nhẹ nhàng, chậm, rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn có lời nhân vật (chú hề, nàng công chúa nhỏ) và lời người dẫn chuyện.
-Hiểu nội dung câu chuyện: Cách nghĩ của trẻ em về thế giới, về mặt trăng rất ngộ nghĩnh, đáng yêu
II. CHUẨN BỊ
*GV: Bảng phụ 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Kiểm tra bài cũ :
- Gọi 4 HS đọc phân vai truyện Trong quán ăn “Ba cá bống” (người dẫn truyện Ba-ra-ba, Bu-ra-ti-nô, cáo A-li-xa). Sau đó trả lời câu hỏi: Em thích hình ảnh, chi tiết nào trong truyện?
2.Bài mới :
*Hoạt động 1: Luyện đọc.
- Gọi HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn truyện (3 lượt HS đọc). GV sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS (nếu có).
+ Đoạn 1: Ở Vương quốc nọ  đến nhà vua.
+ Đoạn 2: Nhà vua buồn lắm ... đến bằng vàng rồi .
+ Đoạn 3: Cịn lại
-Đọc đúng các từ ngữ: vương quốc, miễn là, nghĩ, 
-Hiểu nghĩa các từ ngữ: vời, và từ ngữ SGK
-Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt, nghỉ tự nhiên sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ thể hiện sự bất lực của các vị quan, sự buồn bực của nhà vua. 
-Đoạn đầu đọc giọng chậm rãi, đoạn sau cần phân biệt giọng chú hề và giọng công chúa.Lời đáp của công chúa chân thực, nhiêm túc, vì vậy đọc nhấn mạnh. Đoạn cuối đọc nhanh, giọng vui vẻ.
- Chú ý các câu văn.
+ Nhưng ai nấy đều nói là đòi hỏi của công chúa không thể thực hiện được / vì mặt trăng ở rất xa/ và to gấp hàng nghìn lần đất nước của nhà vua.
+ Chú hứa sẽ mang mặt trăng về cho cô / nhưng cô phải cho biết / mặt trăng to bằng chừng nào.
+ Toàn bài đọc với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi ở đoạn đầu. Lời chú hề vui, điềm đạm. Lời nàng công chúa: hồn nhiên, ngây thơ. Đoạn kết bài đọc với giọng vui, nhanh hơn.
+ Nhấn giọng ở những từ ngữ: xinh xinh, bất kỳ, không thể thực hiện, rất xa, hàng nghìn lần, cho biết, bằng chứng nào, móng tay, gần khuất, treo ở đâu, 
*Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1, trao đổi và trả lời câu hỏi.
+ Chuyện gì đã xảy ra với cô công chúa? Cô bị ốm nặng.
+ Cô công chúa có nguyện vọng gì?Công chúa mong muốn có mặt trăng và nói là cô sẽ khỏi ngay nếu có được mặt trăng.
+ Trước yêu cầu của công chúa, nhà vua đã làm gì?Nhà vua cho vời tất cả các vị đại thần, các nhà khoa học đến để bàn cách lấy mặt trăng cho công chúa.
+ Các vị đại thần và các nhà bác học nói với nhà vua như thế nào về đòi hỏi của công chúa?Họ nói rằng đòi hỏi của công chúa là không thể thực hiện được.
+ Tại sao họ cho rằng đó là đòi hỏi không thể thực hiện được?Vì mặt trăng ở rất xa và to gấp hàng nghìn lần đất nước của nhà vua.
+ Nội dung chính của đoạn 1 là gì?Công chúa muốn có mặt trăng: triều đình không biết làm cách nào tìm được mặt trăng cho công chúa.
- Yêu cầu HS đọc đoạn 2, trao đổi và trả lời câu hỏi.
+ Nhà vua đã than phiền với ai?Nhà vua than phiền với chú hề.
+ Cách nghĩ của chú bé hề có gì khác với các vị đại thần và các nhà khoa học?Chú hề cho rằng trước hết phải hỏi công chúa xem nàng nghĩ gì về mặt trăng như thế nào đã. Vì chú tin rằng cách nghĩ của trẻ con khác với cách nghĩ của người lớn.
+ Tìm những chi tiết cho thấy cách nghĩ của công chúa nhỏ về mặt trăng rất khác với cách nghĩ của người lớn? Công chúa nghĩ rằng mặt trăng chỉ to hơn móng tay của cô, mặt trăng ngang qua ngọn cây trước cửa sổ và được làm bằng vàng.
+Đoạn 2 cho em biết điều gì?
- Chú hề rất hiểu trẻ em nên đã cảm nhận đúng: Nàng công chúa bé nhỏ nghĩ về mặt trăng hoàn toàn khác với cách nghĩ của các vị quan đại thần và các nhà khoa học. Cô cho rằng mặt trăng chỉ to hơn móng tay cô, vì khi cô đặt ngón tay lên trước mặt trăng thì móng tay che gần khuất mặt trăng. Hay mặt trăng treo ngang ngọn cây vì đôi khi cô thấy nó đi ngang qua ngọn cây trước cửa sổ. Cô còn khẳng định mặt trăng làm bằng vàng vì cô thường thấy nó màu vàng. Suy nghĩ của cô thật ngây thơ. Chú hề sẽ làm gì cho cô? Các em cũng tìm hiểu đoạn 3.
- Yêu cầu HS đọc đoạn 3.
+ Chú hề đã làm gì để có được “mặt trăng” cho công chúa?Chú hề tức tốc đến gặp bác thợ kim hoàn, đặt làm ngay một mặt trăng bằng vàng, lớn hơn móng tay của công chúa, cho mặt trăng vào sợi dây chuyền vàng để công chúa đeo vào cổ.
+ Thái độ của công như thế nào khi nhận được món quà đó?  Công chúa thấy mặt trăng thì vui sướng ra khỏi giường bệnh, chạy tung tăng khắp vườn.
+Nội dung chính của đoạn 3 là gì? Câu chuyện cho em hiểu rằng suy nghĩ của trẻ em rất khác suy nghĩ của người lớn.
+Câu chuyện Rất nhiều mặt trăng cho em hiểu điều gì?
Cách nghĩ của trẻ em về thế giới, về mặt trăng rất ngộ nghĩnh, đáng yêu
*Hoạt động 3: Đọc diễn cảm.
- Gọi 3 HS đọc phân vai (người dẫn chuyện, chú hề, công chúa).
- Giới thiệu đoạn văn cần đọc, nhấn giọng những từ ngữ gạch dưới. Lời nàng công chúa: hồn nhiên, ngây thơ,đọc với giọng vui, nhanh hơn.
- Tổ chức cho HS thi đọc phân vai đoạn văn.
- Nhận xét giọng đọc và cho điểm từng HS.
	Thế là chú hề đến gapë cô chủ nhỏ của mình. Chú hứa sẽ mang mặt trăng về cho cô/ nhưng cô phải cho biết/ mặt trăng to bằng chừng nào. Công chúa bảo.
	- Chỉ to hơn móng tay ta, vì khi ta đặt ngón tay lên trước mặt trăng / thì móng tay che gần khuất mặt trăng.
	Chú hề hỏi lại:
	- Công chúa có biết mặt trăng treo ở đâu không?
	Công chúa đáp.
	- Ta thấy đôi khi nó đi ngang qua ngọn cây trước cửa sổ.
	Chú hề gặng hỏi thêm:
	- Vậy theo công chúa, mặt trăng làm bằng gì?
	- Tất nhiên là bằng vàng rồi.
3. Củng cố - dặn dò.
Hỏi: + Em thích nhân vật nào trong truyện? Vì sao?
Dặn HS về nhà đọc lại truyện.
- Chuẩn bị bài: Ơn tập
- - - - - - - - - - - - –—- - - - - - - - - - - - - -
KĨ THUẬT
Giáo viên chuyên dạy.
- - - - - - - - - - - - –—- - - - - - - - - - - - - -
TỐN
TIẾT 79 LUYỆN TẬP
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
Giúp HS:
-Biết chia cho số có ba chữ số.(Bài 1a, bài 2)
II. CHUẨN BỊ:
Bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1. Kiểm tra bài cũ.
- GV gọi HS lên bảng 
Cả lớp thực hiện bảng con theo dãy
	45783 : 245	9240 ; 246
- Gv chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
2. Bài mới.
*Hoạt động 1: Bài 1a
- GV hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Gv yêu cầu HS tự đặt tính rồi tính(HS làm bài vào bảng con).Gv lưu ý HS cách đặt tính.
- Gv yêu cầu HS cả lớp nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- Gv nhận xét và cho điểm HS.
*Hoạt động 2: Bài 2
- Gv gọi 1 HS đọc đề bài.
+Bài toán hỏi gì? Nếu mỗi hộp đựng 160 gói kẹo thì cần tất cả bao nhiêu hộp?
+ Muốn biết cần tất cả bao nhiêu hộp loại mỗi hộp 160 gói kẹo ta cần biết gì trước? Cần biết có tất cả bao nhiêu gói kẹo.
+ Thực hiện phép tính gì để tính số gói kẹo? Phép nhân 120 x 24.
- Gv yêu cầu HS tóm tắt và giải bài toán
Tóm tắt
Mỗi hộp 120 gói: 24 hộp.
Mỗi hộp 160 gói:  hộp?
Bài giải.
Số gói kẹo có tất cả là:
120 x 24 = 2880 (gói kẹo).
Nếu mỗi hộp có 160 gói kẹo thì cần số hộp là:
2880 : 160 = 18 (hộp).
Đáp số: 18 hộp.
*Hoạt động 3: Bài 3 Dành cho HS khá, giỏi
Cách 1.
a) 2205 : ( 35 x 7)
= 2205 : 245
= 9
Cách 2:
2205 : (35 x 7)
= 2205 : 35 : 7
= 9
Cách 3
2205 : (35 x 7)
= 2205 : 7 : 35
= 9
b) 3332 : (4 x 49)
= 3332 : 196
= 17
3332 : (4 x 49)
= 3332 : 4 : 49
= 833 : 49 = 17
3332 : (4 x 49)
= 3332 : 49 : 4
= 68 : 4 = 17
3. Củng cố - dặn dò.
- Gv tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà làm bài tập hướng dẫn luyện tập thêm 
Bài tập hướng dẫn luyện tập thêm.
Bài 1: Đặt tính rồi tính:
	4578 : 421	9785 : 205	6713 : 546
Bài 2. Tính giá trị của biểu thức theo 2 cách.
47376 : (18 x 47)
21546 : (57 x 21)
-Chuẩn bị bài : Chia cho số có ba chữ số (tt)
- - - - - - - - - - - - –—- - - - - - - - - - - - -
ĐẠO ĐỨC
TIẾT 17 YÊU LAO ĐỘNG( TT)
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
-Nêu được ý nghĩa của lao động.
-Giúp con người yêu lao động.Tích cực tham gia lao động ở gia đình, nhà trường, cộng đồng nơi ở phù hợp với khả năng của mình.Không đồng tình với những biểu hiện lười lao động.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
*GV: ,Nội dung một số câu truyện về tấm gương lao động của Bác Hồ, của các anh hùng lao động  và một số câu ca dao tục ngữ ca ngợi lao động.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 
1.Bài mới:
*Hoạt động 1:Kể chuyện các tấm gương yêu lao động
- Yêu cầu HS kể về các tấm gương lao động của Bác Hồ, các Anh hùng lao động hoặc của các bạn trong lớp 
- Hãy kể (tùy lượng thời gian mà GV yêu cầu số lượng HS kể). Ví dụ:
+ Tấm gương lao động của Bác Hồ: truyện Bác Hồ làm việc cáo tuyết ở Pari; Bác Hồ làm phụ bếp trên tàu để đi tìm đường cứu nước
+ Tấm gương các anh hùng lao động: bác Lương Định Của – nhà nông học làm việc không ngừng nghỉ (sách Tiếng Việt 3), anh Hồ Giáo – nhà chăn nuôi giỏi (sách Tiếng Việt 3 – Chương trình 165 tuần) 
+ Tấm gương các bạn học sinh: có bạn tuổi nhỏ nhưng đã biết giúp đỡ bố mẹ, gia đình
- Hỏi: Vậy những biểu hiện lao động là gì?
(Gv ghi nhanh các ý kiến của HS lên bảng).
*Những biểu hiện yêu lao động là:
+ Vượt mọi khó khăn, chắp nhận thử thách để làm việc của mỉnh
+ Tự làm lấy công việc của mình.
+ Làm việc từ đầu đến c ... g) 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu.
+GV đặt một câu hỏi về đoạn vừa đọc, HS trả lời.
+GV cho điểm 
*Hoạt động 2: Ôn luyện về các kiểu mở bài, kết bài trong bài văn kể chuyện.
-Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
+Thế nào là mở bài trực tiếp, mở bài gián tiếp?
+Mở bài trực tiếp : kể ngay vào sự việc mở đầu câu chuyện.
+Mở bài gián tiếp : nói chuyện khác để dẫn vào câu chuyện định kể.
+Thế nào là kết bài mở rộng, kết bài không mở rộng? 
+Kết bài mở rộng : sau khi cho biết kết cục của câu chuyện, có lời bình luận thêm về câu chuyện.
+Kết bài không mở rộng : chỉ cho biết kết cục của câu chuyện, không 
-Yêu cầu HS làm việc cá nhân.
-Gọi HS trình bày.
a/ Mở bài gián tiếp.
+Ông cha ta thường “nói có chí thì nên”, câu nói đó thật đúng với Nguyễn Hiền – Trạng nguyên nhỏ tuổi nhất nước ta. Ông phải bỏ học vì nhà nghèo nhưng nhờ có chí vươn lên ông đã tự học. Câu chuyện như sau:
+Nước ta có những thần đồng bộc lộ tài năng từ nhỏ. Đó là trường hợp của chú bé Nguyễn Hiền. Nhà ông rất nghèo, ông phải bỏ học nhưng vì là người có ý chí vươn lên ông đã tự học và đỗ Trạng nguyên năm 13 tuổi. Câu chuyện xảy ra vào đời vua Trần Nhân Tông.
b/ Kết bài mở rộng :
+Nguyễn Hiền là tấm gương sáng cho mọi thế hệ học trò. Chúng em ai cũng nguyện cố gắng để xứng danh con cháu Nguyễn Hiền “Tuổi nhỏ tài cao”
+Câu chuyện về vị Trạng nguyên trẻ nhất nước Nam ta làm em càng thấm thía hơn những lời khuyên của người xưa : Có chí thì nên, Có công mài sắt, có ngày nên kim.
-GV nhận xét sửa sai.
2. Củng cố – dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà làm BT2 và chuẩn bị bài sau.
- - - - - - - - - - - - –—- - - - - - - - - - - - - -
THẾ DỤC
Giáo viên chuyên dạy.
- - - - - - - - - - - - –—- - - - - - - - - - - - - -
TỐN
TIẾT 81 LUYỆN TẬP
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Thực hiện được phép chia cho số có hai chữ số.
- Biết chia cho số có ba chữ số.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
1. Kiểm tra bài cũ.
- Gv gọi 2 HS lên bảng làm bài tập , Kiểm tra vở bài tập về nhà của một số HS khác.
- Gv chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
2. Bài mới.
* Hoạt động : Hướng dẫn luyện tập.
Bài 1 a
- Gv hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Gv yêu cầu HS tự đặt tính rồi tính.
- 3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào bảng con.
- Gv yêu cầu HS cả lớp nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
Tóm tắt.
Diện tích: 7140m2.
Chiều dài: 105m.
Chiều rộng: ..?
Chu vi: .m?
Bài giải.
Chiều rộng của sân vận động là:
7140 : 105 = 68 (m).
Chu vi của sân vận động là:
(105 + 68) x 2 = 346 (m).
Đáp số: 68m; 346m.
- Gv nhận xét và cho điểm HS.
3. Củng cố - dặn dò.
- Gv tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà làm lại bài tập 1, 3 
- Chuẩn bị : Kiểm tra định kì cuối kì I.
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - –—- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
NGÀY SOẠN : 15 – 12 - 2009
NGÀY DẠY : 16 - 12 - 2009	
Thứ năm ngày 16 tháng 12 năm 2009
TỐN
TIẾT 83 KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI KÌ I
KHOA HỌC
TIẾT 34 KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI KÌ I
- - - - - - - - - - - - –—- - - - - - - - - - - - - -
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TIẾT 34 ƠN TẬP TIẾT 4
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
 -Đọc rành mạch, trôi chảy các bài tập đọc đã học(80 tiếng/1phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn đoạn thơ phù hợp với nội dung. Thuộc 3 đoạn thơ, đoạn văn nội dung đạ học ở KHI
-Nghe – viết đúng chính tả, trình bày đúng bài thơ Đôi que đan.(Tốc độ viết 80 chữ / 15 phút), không mắc qúa 5 lỗi trong, trình bày đúng bài thơ 4 chữ.
II. CHUẨN BỊ : 
 *GV: Bảng phụ
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
1. Bài mới:
*Hoạt động 1: GV kiểm tra đọc
*Cách kiểm tra : ( 7- 9 em)
- Từng HS lên bốc thăm chọn bài ( sau khi bốc thăm, được xem lại bài khoảng 1- 2 phút).
- HS đọc trong SGK (hoặc đọc thuộc lòng) 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu.
- Gv đặt 1 câu hỏi về đoạn vừa đọc, HS trả lời.
- GV cho điểm 
*Hoạt động 2: Hướng dẫn viết chính tả
- Gv đọc toàn bài chính tả “Đôi que đan” một lượt. Chú ý phát âm rõ ràng, tạo điều kiện cho HS chú ý đến tiếng có âm (tr/ch, r/d/gi,). 
+ Hai chị em bạn nhỏ đã làm gì? 
+Sản phẩm gì được tạo ra từ hai bàn tay của chị của em ? 
- Các em đọc thầm lại toàn bài, chú ý những từ ngữ dễ viết sai (chăm chỉ, giản dị, dẻo dai)
- Chúng ta tập viết các từ ngữ dễ viết sai vào bảng con. GV đọc – HS viết. GV đưa bảng mẫu. HS phân tích tiếng khó 
- GV nhắc HS : ngồi viết cho đúng tư thế.
- GV đọc mẫu lần 2.
- GV đọc từng câu hoặc cụm từ cho HS viết. Mỗi câu (bộ phận câu) đọc 2- 3 lượt cho HS viết theo tốc độ viết quy định.
- GV đọc lại toàn bài chính tả 1 lượt. HS soát lại bài. HS tự sửa lỗi viết sai.
-Chấm chữa bài
- GV chấm từ 5 đến 7 bài.
- GV nhận xét chung về bài viết của HS.
 2. Củng cố – dặn dò:
 - Những HS chưa có điểm kiểm tra về nhà nhớ luyện đọc để hôm sau kiểm tra.
- Ôn lại các bài luyện từ và câu.
-- - - - - - - - - - - - –—- - - - - - - - - - - - - -
ÂM NHẠC
Giáo viên chuyên dạy.
-- - - - - - - - - - - - –—- - - - - - - - - - - - - -
KỂ CHUYỆN
TIẾT 17 ƠN TẬP HKI (TIẾT 5)
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
-Đọc rành mạch, trôi chảy các bài tập đọc đã học(80 tiếng/1phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn đoạn thơ phù hợp với nội dung. Thuộc 3 đoạn thơ, đoạn văn nội dung đạ học ở HkI
-Nhận biết được danh từ, động từ, tính từ và đặt câu hỏi cho bộ phận câu đã học : Làm gì? Thế nào? Ai?
II. CHUẨN BỊ : 
-Bảng phụ
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
1. Bài mới:
 *Hoạt động 1:Kiểm tra đọc
 -Phần ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng ở các tiết dành để kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL. GV cần căn cứ vào số HS trong lớp, phân phối thời gian hợp lí để mỗi học sinh đều có điểm. Cách kiểm tra như sau:
+Từng học sinh lên bốc thăm chọn bài( sau khi bốc thăm, được xem lại bài khoảng 1-2 phút). 
+HS đọc trong SGK (hoặc đọc thuộc lòng) 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu.
+GV đặt một câu hỏi về đoạn vừa đọc, HS trả lời.
+GV cho điểm 
*Hoạt động 2:Ôn luyện về danh từ, động từ, tính từ và đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm.
-Gọi HS đọc yêu cầu.
-GV yêu cầu HS nêu :
*Như như thế nào là động từ, danh từ, tính từ?
+Động từ là những từ chỉ hoạt động của người, vật,
+Danh từ là từ chỉ về tên người, vật, 
+Tính từ là từ chỉ về hình dạng, kích thước, màu sắc,
-GV cho HS tự làm bài.
 -Buổi chiều, xe dừng lại ở một thị trấn nhỏ. Nắng phố huyện vàng hoe. Những em bé Hmông mắt một mí, những em bé Tu Dí, Phù Lá cổ đeo móng hổ, quần áo sặc sỡ đang chơi đùa trước sân.
-Gọi HS trình bày.
 -Danh từ : buổi, chiều, xe, thị trấn, nắng, phố, huyện, em bé, Hmông, mắt, một mí, em bé, Tu Dí, Phù Lá, cổ, móng, hổ, quần áo, sân.
-Động từ : dừng lại, đeo, chơi đùa.
-Tính từ : nhỏ, vàng hoe, sặc sỡ.
-HS đặt câu.
+Buổi chiều, xe làm gì ?
+Nắng phố huyện như thế nào ?
+Ai đang chơi đùa trước sân ?
-Gọi HS nhận xét 
-GV nhận xét sửa sai.
2. Củng cố – dặn dò:
-Dặn HS về nhà viết lại bài giới thiệu của em.
-Dặn HS chuẩn bị bài sau
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - –—- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
NGÀY SOẠN : 16 – 12 - 2009
NGÀY DẠY : 17 - 12 - 2009
Thứ sáu ngày 17 tháng 12 năm 2009
TẬP LÀM VĂN
TIẾT 33 KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI KÌ I
- - - - - - - - - - - –—- - - - - - - - - - - - -
CHÍNH TẢ
TIẾT 17 KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI KÌ I
- - - - - - - - - - - - –—- - - - - - - - - - - - - -
TỐN
TIẾT 83 LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
-Thực hiện được phép nhân, chia.
- Biết đọc thơng tin trên biểu đồ.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 
1. Kiểm tra bài cũ.
- Gv chữa bài kiểm tra định kì cuối kì I.
2. Bài mới.
* Hoạt động : Hướng dẫn luyện tập
Bài 1 (Bảng 1: 3cột đầu;Bảng 2: 3cột đầu)
- Gv yêu cầu HS đọc đề bài, sau đó hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
+Các số cần điền vào ô trống trong bảng là gì trong phép tính nhân, phép tính chia?
Là thừa số hoặc tích chưa biết trong phép nhân, phép chia, hoặc số chia, hoặc thương chưa biết trong phép chia.
- 3 HS lần lượt nêu trước lớp, HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
- Gv yêu cầu HS nêu cách tìm thừa số, tìm tích chưa biết trong phép nhân, tìm số bị chia, số chia, thương chưa biết trong phép chia.
- Gv yêu cầu HS làm bài.
3 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm 1 bảng số, HS cả lớp làm bài vào vở
Thừa số
27
23
23
Thừa số
23
27
27
Tích
621
621
621
Số bị chia
66178
66178
66178
Số chia
203
203
326
Thương
326
326
203
- Gv yêu cầu HS cả lớp nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- Gv chữa bài và cho điểm HS.
Bài 4 
- Gv yêu cầu HS quan sát biểu đồ trang 91, SGK.
- GV hỏi: Biểu đồ cho biết điều gì?
Biểu đồ cho biết số sách bán được trong tuần 4.
- Hãy đọc biểu đồ và nêu số sách bán được của từng tuần.
- Gv yêu cầu HS đọc các câu hỏi của SGK và làm bài.
Bài giải
a) Số cuốn sách tuần 1 bán được ít hơn tuần 4 là:
5500 – 4500 = 1000 (cuốn).
 b) Số cuốn sách tuần 2 bán được nhiều hơn tuần 3 là:
6250 – 5750 = 500 (cuốn).
c) Trung bình mỗi tuần bán được số cuốn sách là:
(4500 + 6250 + 5750 + 5500) : 4 = 5500 (cuốn).
- Gv nhận xét và cho điểm HS.
3. Củng cố - dặn dò.
- Gv tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà làm lại bài 
- Chuẩn bị bài :Luyện tập chung
- - - - - - - - - - - - –—- - - - - - - - - - - - - -
THẾ DỤC
Giáo viên chuyên dạy.

Tài liệu đính kèm:

  • doclop 4tuan 17(1).doc