Giáo án Khối 4 - Tuần 17 (Bản tích hợp các môn 2 cột)

Giáo án Khối 4 - Tuần 17 (Bản tích hợp các môn 2 cột)

Kĩ thuật : CẮT KHÂU THÊU SẢN PHẨM TỰ CHỌN(TIẾT 3)

I/ Mục tiêu:

- Sử dụng được một số dụng cụ, vật liệu cắt, khâu, thêu để tạo thành sản phẩm đơn giản. Có thể vận dụng hai trong ba kĩ năng cắt, khâu, thêu đã học.

II/Đồ dùng dạy học:

- Tranh quy trình các bài trong chương.

- Mẫu khâu, thêu đã học.

III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:

1. Kiểm tra bài cũ.

- Kiểm tra sự chuẩn bị của H.

2. Bài mới:

 

doc 17 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 26/01/2022 Lượt xem 219Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 17 (Bản tích hợp các môn 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thứ hai ngày 21 tháng 12 năm 2009
Tập đọc rất nhiều mặt trăng
I. Mục tiêu
- Biết đọc với giọng kể nhẹ nhàng, chậm rãi. Bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn có lời nhân vật( chú hề, nàng công chúa) và lời người dẫn chuyện. 
- Hiểu nội dung: Cách nghĩ của trẻ em về thế giới, về mặt trăng rất ngộ nghĩnh, đáng yêu.
II. Đồ dùng dạy học
- bảng phụ ghi sẵn câu văn, đoạn văn cần luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ
- gọi 4 học sinh đọc phân vai truyện Trong quán ăn “ba cá bống”
(?) Em thích hình ảnh chi tiết nào trong truyện ?
2. Bài mới
 - giới thiệu bài
HĐ1: Luyện đọc
- gọi 1 học sinh đọc to (lớp đọc thầm)
- chia đọc: ( 3 đọan)
- chú ý ngắt giọng và phát âm
- học sinh đọc chú giải.
- giáo viên đọc mẫu: chú ý giọng đọc.
HĐ2: Tìm hiểu bài
*đoạn 1
- yêu cầu đọc, trao đổi, trả lời câu hỏi.
- Chuyện gì xảy ra với cô công chúa?
- Cô công chúa nhỏ có nguyện vọng gì?
- Trước yêu cầu của công chúa, nhà vua đã làm gì?
- Các vị đại thần và các nhà khoa học nói với nhà vua như thế nào về đòi hỏi của công chúa ?
- Tại sao họ lại cho rằng đó là một đòi hỏi không thể thực hiện được ?
- Nội dung chính của đoạn 1 là gì ?
*đoạn 2
- Yêu cầu đọc đoạn 2 và trao đổi trả lời câu hỏi.
- Nhà vua đã than phiền với ai ?
- Cách nghĩ của chú hề có gì khác với các vị thần và các nhà khoa học ?
- Tìm những chi tiết cho thấy cách nghĩ của công chúa nhỏ về mặt trăng rất khác với cách nghĩ của người lớn ?
- Đoạn 2 cho em biết điều gì ?
*đoạn 3
- yêu cầu đọc đoạn 3.
- Chú hề đã làm gì? để có được “mặt trăng cho công chúa” ?
- Thái độ của công chúa như thế nào khi nhận được món quà đó ?
- Câu chuyện rất nhiều mặt trăng cho em hiểu điều gì ?
- Nội dung chính của đoạn 3 là gì ?
HĐ3: Đọc diễn cảm bài
- gọi 3 học sinh đọc phân vai (người dẫn chuyện, chú hề, công chúa)
- giới thiệu đoạn văn cần luyện đọc
“ thế là chú hềbằng vàng rồi”
- tổ chức thi đọc phân vai.
- nhận xét và cho điểm.
3. Củng cố - dặn dò 
 - Em thích nhân vật nào trong truyện? vì sao ?
- nhận xét tiết học.
- về đọc lại truyện.
- học sinh thực hiện.
- học sinh nêu
* đoạn 1:nhà vua.
* đoạn 2: bằng vàng rồi.
* đoạn 3: tung tăng khắp vườn.
- lắng nghe, theo dõi cách đọc.
- học sinh đọc to, lớp đọc thầm, trao đổi, trả lời câu hỏi.
+ cô bị ốm nặng.
 + mong muốn có mặt trăng và nói là cô sẽ khỏi ngay nếu có được mặt trăng.
+ cho mời các vị đại thần, các nhà khoa học đến để bàn cách lấy mặt trăng cho công chúa.
+ họ nói rằng đòi hỏi của công chúa là không thể thực hiện được.
 + vì mặt trăng ở xa và to gấp hàng ngàn lần đất nước của nhà vua.
*công chúa muốn có mặt trăng, triều đình không biết làm cách nào tìm được mặt trăng cho công chúa.
- học sinh đọc to, trao đổi và trả lời câu hỏi.
+ nhà vua than phiền với chú hề.
+ chú hề nói trước hết phải hỏi công chúa xem nàng nghĩ về mặt trăng ntn đã. vì chú tin rằng cách nghĩ của trẻ con khác với cách nghĩ của người lớn.
+ công chúa nghĩ rằng mặt trăng chỉ to hơn móng tay của cô, mặt trăng ngang qua ngọn cây trước cửa sổ và được làm bằng vàng.
*mặt trăng của nàng công chúa.
- hs đọc to, lớp đọc thầm, trao đổi, trả lời câu hỏi.
+ tức tốc đến gặp bác thợ kim hoàn đặt làm ngay một mặt trăng bằng vàng, lớn hơn móng tay của công chúa, cho mặt trăng vào sợi dây chuyền vàng để công chúa đeo vào cổ.
+ công chúa thấy mặt trăng thì vui sướng ra khỏi giường bệnh, chạy tung tăng khắp vườn.
+ câu chuyện cho em hiểu rằng suy nghĩ của trẻ em rất khác suy nghĩ của người lớn.
*chú hề đã mang đến cho công chúa nhỏ một “mặt trăng” như cô mong muốn.
- học sinh đọc phân vai lớp theo dõi.
- luyện đọc theo cặp.
- thi đọc 3 lượt.
Toán luyện tập
I. Mục tiêu
- Thực hiện được phép chia cho số có hai chữ số.
- Biết chia cho số có ba chữ số 
II. Các hoạt động dạy học 
1. Bài mới
 HĐ1 Giới thiệu bài:
 HĐ2 Hướng dẫn luyện tập, thực hành.
Bài 1a: 
- hs đọc đề bài.
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- yêu cầu hs tự đặt tính rồi tính.
- yêu cầu hs cả lớp nhận xét bài làm trên bảng của bạn.
- gv nhận xét và cho điểm hs. 
Bài 3: 
- hs đọc đề bài.
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
- y/c hs tự làm bài.
- hs nghe.
- hs đọc đề bài.
- đặt tính rồi tính.
- hs lên bảng làm bài, mỗi hs thực hiện hai con tính. cả lớp làm vào vbt.
- hs nhận xét bài làm của bạn. 2 hs ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
- hs nêu.
- hs lên bảng làm bài. cả lớp làm vàovbt.
bài giải
Chiều rộng của sân vận động là:
7140 : 105 = 68 (m)
 Chu vi của sân vận động là:
(105 + 68) : 2 = 346 (m)
 Đáp số: 68m; 346m.
- y/c hs dưới lớp nhận xét bài làm trên bảng .
- gv nhận xét và cho điểm hs.
Bài 2(K, G):
- gọi 1 hs đọc đề bài.
- Bài toán hỏi gì ?
- Muốn biết mỗi gói muối có bao nhiêu gam muối ta cần biết gì trước?
- Thực hiện phép tính gì để tính số gam mối có trong mỗi gói ? 
- y/c hs giải bài toán.
- yêu cầu hs dưới lớp nhận xét bài làm trên bảng của bạn.
- gv nhận xét và cho điểm hs.
2. Củng cố - dặn dò 
- gv tổng kết giờ học, dặn hs về nhà làm bài tập số 1 phần b và chuẩn bị bài sau.
- hs nhận xét bài làm của bạn. 2 hs ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
- hs đọc đề bài.
- bài toán hỏi số gam mối có trong mỗi gói là bao nhiêu g
- ta cần biết 18 kg = 18000g
- thực hiện phép tính chia 18000 : 240
- hs lên bảng làm bài. cả lớp làm vào vở. 
- hs ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài
Đạo đức: yêu lao động (tiết 2)
I. Mục tiêu
- Nêu được ích lợi của lao động 
- Tích cực tham gia các hoạt động lao động ở trường lớp, ở nhà phù hợp với khả năng của bản thân.
- Không đồng tình với những biể hiện lười lao động 
II. Đồ dùng dạy - học
- nội dung bài "làm việc thật là vui".
- giấy, bút vẽ.
III. Các hoạt động dạy học 
1. Bài cũ
 - Tại sao phải yêu lao động?
- gv nhận xét- ghi điểm.
2. Bài mới
- Giới thiệu bài: 
Hoạt động 1: Kể chuyện các tấm gương yêu lao động.
- y/c kể các tấm gương yêu lao động của bác hồ, các anh hùng lao động, các bạn trong lớp, trong trường, hoặc ở nơi sinh sống.
- vậy: những biểu hiện yêu lao động là gì?
- gv nhận xét, kết luận.
-yêu cầu hs lấy ví dụ về biểu hiện không yêu lao động.
- gv nhận xét . 
- hs nêu
- hs kể:
+ tự làm công việc của mình.
+ làm việc từ đầu đến cuối..
- ỷ lại không tham gia vào lao động.
+ không tham gia lao động từ đầu đến cuối.
+ hay nản chí, không khắc phục khó khăn trong lao động.
Hoạt động 2: Trò chơi "hãy nghe và đoán"
- chia lớp làm 2 đội mỗi đội 5 người. sau mỗi lượt có thể thay thế.
- trong thời gian 5-7 phút, lần lượt 2 đội đưa ra các câu ca dao, tục ngữ mà đã chuẩn bị ở nhà về yêu lao động.
- nhận xét.
- VD: làm biếng chẳng ai thiết, siêng việc ai cũng mời.
1. Tay làm hàm nhai tay, quai miệng trễ.
2. Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang 
 Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu.
- nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 3: Liên hệ bản thân
- yêu cầu mỗi hs hãy viết, vẽ hoặc kể về một công việc trong tương lai mà em yêu thích.
- y/c các nhóm chọn một câu chuyện hay thi kể trước lớp.
- gv nhận xét, kết luận.
3. Củng cố - dặn dò 
- gọi 1-2 hs đọc ghi nhớ.
- nhận xét giờ học.
- dặn chuẩn bị bài sau
- hs kể trong nhóm.
- hs kể trước lớp.
- nhận xét bạn kể.
- học sinh lắng nghe
- học sinh đọc ghi nhớ
Luyện toán: Ôn : chia cho số có 3 chữ số
I.Mục tiêu: Giúp hs: 
 - Biết cách th/h phép chia cho số có ba chữ số.
 - áp dụng để tính gtrị của b/thức số & giải bài toán về số tbc. 
II. Hoạt động dạy và học 
Bài 1. Đặt tính rồi tính 
a. 3264 :272 b. 43339 :102
c. 16864 :124 c. 13081 : 103
Bài 2 Người ta xếp những gói kẹo vào 30 hộp,
 mỗi hộp chứa 230 gói . nếu mỗi hộp chứa 276
 gói thì cần bao nhiêu cái hộp? 
Bài 3 Một phép chia có thương là 234, số chia là 
127 và số dư là số dư lớn nhất. Tìm số bị chia trong phép chia đó ? 
GV chữa bài – củng cố
III. Củng cố dặn dò : Nhận xét tiết học. 
HS làm bài – chữa bài – nhận xét.
HS làm bài rồi chữa.
Số gói kẹo có tất cả là:
230 x 30 = 6900 (gói)
Số hộp cần dùng là:
6900 : 276 = 25 (hộp)
 Đáp số: 25 hộp
HS làm bài – chữa bài – nhận xét.
Số dư là: 127 - 1 = 126
Số bị chia là: 234 x 127 + 126 = 29844
Luyện tiếng Việt: câu kể
I. Mục tiêu: giúp cho H :
Hiểu được thế nào là câu kể, tác dụng của câu kể.
Tìm được câu kể trong đoạn văn.
Đặt câu kể để tả, trình bày ý kiến.
II/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
HĐ1. Nhắc lại lí thuyết:
? Câu kể dùng để làm gì? 
? Dấu hiệu nào để nhận biết câu kể?
HĐ2: Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1: Các câu kể sau dùng với mục đích gì?
(1)Gà anh Bốn Linh nhón chân bước từng bước oai vệ, ức ưỡn ra đằng trước.(2) Bị chó vệ đuổi, nó bỏ chạy.(3) Con gà của ông Bảy Hoá hay bới bậy.(4) Nó có bộ mào khá đẹp, lông trắng, mỏ như búp chuối, mào cờ, hai cánh như hai vỏ trai úp nhưng lại hay tán tỉnh láo khoét.(5) Sau gà ông Bảy Hoá ,gà bà Kiên nổi gáy theo.(6) Gà bà Kiên là gà trống tơ, lông đen, chân chì, có bộ giò cao, cổ ngắn.
Bài 2: Đặt câu kể:
Một câu tả cảnh vật.
Một câu kể một sự việc.
+ GV sửa lỗi dùng từ.
Bài 3: Viết 4-5 câu để giới thiệu về trường em.
+ GV nhận xét, cho điểm những bài viết tốt
HĐ3: G dặn dò H về nhà.
 Câu kể dùng để: kể, tả, hoặc giới thiệu về sự việc, nói lên ý kiến hoặc tâm tư tình cảm của mỗi người.
 Cuối câu kể có dấu chấm
H làm bài vào vở.
- Câu kể sự vật: 2, 3, 5.
- Câu tả sự vật: 1, 4, 6.
HS tự đặt câu. 
 H làm bài vào vở.
 H đọc miệng bài của mình trước lớp 
 Kĩ thuật : Cắt khâu thêu sản phẩm tự chọn(tiết 3)
I/ Mục tiêu:
- Sử dụng được một số dụng cụ, vật liệu cắt, khâu, thêu để tạo thành sản phẩm đơn giản. Có thể vận dụng hai trong ba kĩ năng cắt, khâu, thêu đã học.
II/Đồ dùng dạy học:
Tranh quy trình các bài trong chương.
Mẫu khâu, thêu đã học.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Kiểm tra bài cũ.
Kiểm tra sự chuẩn bị của H.
Bài mới:
HĐ1: Hướng dẫn thực hành.
- G nêu yêu cầu thực hành và hướng dẫn lựa chọn sản phẩm:sản phẩm tự chọn được thực hiện bằng cách vận dụng những kĩ thuật cắt, khâu, thêu đã học.
Tuỳ khả năng và ý thích, GV hướng dẫn HS có thể cắt, khâu, thêu những sản phẩm đơn giản như:
Cắt khâu, thêu khăn tay.
Cắt khâu thêu túi rút dây để đựng bút.
Cắt khâu thêu sản phẩm khác như váy liền áo cho búp bê, gối ôm.
G hướng dẫn như H1 SGV.
HĐ2. H thực hành:
G hướng dẫn giúp đỡ thêm.
3. G dặn dò H về nhà.
- Theo dõi hướng dẫn.
- H tự chuẩn bị dụng cụ, vật liệu để làm sản phẩm. 
- HS thực hành.
.
 Thứ ba ngày 22 tháng 12 năm ... biết số chẵn và số lẻ.
- Biết dấu hiệu chia hết cho 5.
- Biết kết hợp dấu hiệu chia hết cho 2 và dấu hiệu chia hết cho 5.
II. Các hoạt động dạy học 
1. Bài mới
- Giới thiệu bài, ghi đầu bài.
 HĐ1: Hd HS tìm ra dấu hiệu chia hết cho 2 : 
 - Tìm số chia hết cho 2, số không chia hết cho 2. 
- Những số nào chia hết cho 2 ?
 - Nhận xét các số chia hết cho 2 có chữ số tận cùng là mấy ?
- Các số không chia hết cho 2 có tận cùng là bao nhiêu ?
- Y/c HS nhắc lại dấu hiêu chia hết cho 2.
HĐ2 : Giới thiệu số chẵn, số lẻ:
GV : Các số chia hết cho 2 gọi là số chẵn.
- Tìm các VD về số chẵn ?
 - Các số chẵn có tận cùng là mấy ?
* tương tự với số lẻ.
HĐ3 :Hd HS tìm ra dấu hiệu chia hết cho 5 
- Tiến hành tương tự HĐ1
HĐ4 : Luyện tập:
* bài 1- Tr 95:
- gọi hs lên bảng làm bài.
- GV nhận xét chữa bài.
- Vì sao em chọn số đó ?
* bài 2- Tr 95
a) viết 4 số có 2 chữ số mỗi số đều chia hết cho 2.
b) viết 3 số có 3 chữ số, mỗi số đều không chia hết cho 2.
- nhận xét, đánh giá.
* bài 1- Tr 96
- Tiến hành tương tự bài 1- tr 95.
* bài 4- Tr 96
- Nêu lại dấu hiệu chia hết cho 2, dấu hiệu chia hết cho 5.
- Để 1 số vừa 2,vừa 5 thì chữ số tận cùng là chữ số mấy ?
- Tìm số vừa 5, vừa 2 trong các số đã cho ?
- Để 1 số 5 nhưng không 2 thì chữ số tận cùng là mấy ?
- Vậy số nào 5 mà không 2 ?
3. Củng cố - dặn dò 
- nhận xét giờ học.
- về học thuộc dấu hiệu chia hết cho 2, 5.
- hs nêu miệng kết quả.
+ những số chia hết cho 2 là 10 ; 32 ; 14 ; 36 ; 28.
+ có tận cùng là : 0 ; 2 ; 4 ; 6 ; 8.
- các số có tận cùng là : 1 ;3 ;5 ;7 ;9 không chia hết cho 2.
- HS nêu.
- 0 ; 2 ;4 ;6 ;8 ;156 ; 158 ; 160 ; 162 ;164 ;..
- các số chẵn có tận cùng là : 0 ;2 ;4 ;6 ;8.
- các số không chia hết cho 2 là số lẻ.
- hs lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở.
- Giải thích cách làm.
a) 76 ; 92 ; 34 ; 58
b) 547 ; 193 ; 381.
- nhận xét, sửa sai 
- HS nêu.
chữ số 0.
- 660, 3000
Chữ số 5
35, 945
- ghi nhớ học và làm bài tập ở nhà.
Luyện từ và câu vị ngữ trong câu kể ai làm gì ?
I. Mục tiêu
- Nắm được kiến thức cơ bản để phục vụ cho việc nhận biết vị ngữ trong câu kể Ai làm gì? 
- Nhận biết và bước đầu tạo được câu kể Ai làm gì? theo yêu cầu cho trước, qua thực hành luyện tập
II. Đồ dùng dạy - học
- bảng lớp viết sẵn đoạn văn ở bài tập 1 phần nhận xét.
- bảng phụ viết sẵn bài tập 2 phần luyện tập.
III. Các hoạt động dạy học 
1. Bài cũ
- Câu kể Ai làm gì? thường có những bộ phận nào?
- nhận xét.
2. Bài mới
- Giới thiệu bài
HĐ1: Tìm hiểu ví dụ
bai 1:
- Gọi đọc đoạn văn.
- Yêu cầu trao đổi. suy nghĩ và làm bài tập.
- Gọi HS nhận xét chữa bài, GV kết luận.
- Câu 4,5,6 cũng là câu kể nhưng thuộc loại câu kể Ai thế nào ? các em sẽ được học ở tiết sau.
*bài 2
- Yêu cầu tự gạch bằng chì vào sgk, học sinh lên làm bảng lớp.
- Gọi nhận xét chữa bài.
- Nhận xét kết luận lời giải đúng.
*bài 3
- Vị ngữ trong các câu trên có ý nghĩa gì ?
GV: Vị ngữ trong câu kể Ai làm gì? nêu lên hành động của người, con vật (đồ vật, cây cối được nhân hoá).
*bài 4
- Gọi đọc yêu cầu và nội dung.
- Gọi trả lời và nhận xét.
GV: Vị ngữ trong câu kể ai làm gì ? có thể là động từ, hoặc động từ kèm theo một số từ ngữ phụ thuộc gọi là cụm từ.
- VN trong câu có ý nghĩa gì ?
- Gọi đọc phần ghi nhớ.
- yêu cầu đặt câu kể ai làm gì ?
HĐ2: Luyện tập
*bài 1
- Phát phiếu, hoạt động nhóm.
- Gọi nhận xét, bổ sung phiếu.
*bài 2
- Gọi đọc yêu cầu.
- Yêu cầu học sinh tự làm bài tập.
*bài 3
- Gọi 1 học sinh đọc lại các câu kể.
- Yêu cầu quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
- Trong tranh những ai đang làm gì ?
- Yêu cầu học sinh viết thành đoạn văn vì trong tranh chỉ có các bạn học sinh trong giời ra chơi.
3. Củng cố - dặn dò 
 - Trong câu kể Ai làm gì? vị ngữ do từ 
loại nào tạo thành? nó có ý nghĩa gì?
- nhận xét tiết học.
- về viết lại đoạn văn và chuẩn bị bài sau.
- học sinh trả lời.
- nhận xét, sửa sai.
- nghe.
- học sinh đọc to.
- trao đổi cặp đôi.
- học sinh lên bảng gạch chân bằng phần các câu kể Ai làm gì?, lớp gạch chân bằng chì.
- nhận xét bổ sung.
- đọc lại câu kể.
1. Hàng trăm con voi/đang tiến về bãi
 vn
2. Người các buôn làng/ kéo về nườm nượp.
 vn
3. Mấy thanh niên/ khua chiêng rộn ràng. 
 vn 
- vị ngữ trong các câu trên nêu lên hành động của người của vật trong câu.
- học sinh lắng nghe.
- học sinh đọc to.
- vị ngữ trong các câu trên do động từ và các từ kèm theo nó (cụm động từ) tạo thêm.
- học sinh nghe.
- phát biểu theo ý hiểu.
- học sinh đọc to, lớp đọc thầm.
* bà em đang quét sân.
* cả lớp em đang học tập toán
* Thanh niên/ đeo gũi bên dòng nước.
 vn 
* Em nhỏ/ đùa vui trước nhà sàn.
 vn 
* Các cụ già/ chụm đầu bên những chén rượu..
 vn 
* Các bà, các chị/ sửa soạn khung cửi.
 vn 
- học sinh đọc yêu cầu.
- học sinh lên bảng nối. học sinh dưới lớp làm vào sách.
- học sinh đọc to.
- trong tranh các bạn nam đang đá cầu, mấy bạn nữ chơi nhảy dây, dưới gốc câu, mấy bạn nam đang đọc báo.
- làm bài.
- học sinh trình bày, nhận xét, sửa.
Chính tả mùa đông trên rẻo cao
I. Mục tiêu
- Nghe - viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi
- Làm đúng bt2a và bt3.
II. Đồ dùng dạy - học
- Phiếu ghi nội dung bài tập 3.
III. Các hoạt động dạy học 
1. Bài cũ
- gọi 3 hs lên bảng viết: ra vào, gia đình, cặp da, cái giỏ, rung rinh, gia dụng,
2. Bài mới
HĐ1 Hướng dẫn viết chính tả
 - Gọi học sinh đọc đoạn văn.
- Những dấu hiệu nào cho thấy mùa đông đã về trên rẻo cao ?
- Hướng dẫn viết từ khó
- yêu cầu luyện viết từ khó dễ lẫn.
- GV đọc cho học sinh viết bài.
 - GV đọc lại bài.
- GV chấm bài
 HĐ2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả
Bài 2. a
- Gọi học sinh đọc yêu cầu 
- Yêu cầu học sinh tự làm bài 
- Gọi học sinh đọc bài và bổ sung
- GV kết luận lời giải đúng.
Bài 3
- Gọi học sinh đọc yêu cầu.
- GV tổ chức thi làm bài: chia lớp thành hai nhóm. lần lượt lên bảng dùng bút gạch chân vào từ đúng.
- nhận xét và tuyên dương nhóm thắng cuộc (nhóm làm bài tốt)
3. Củng cố - dặn dò 
- nhận xét tiết học.
- dặn học sinh về đọc lại bài tập 3
 và chuẩn bị bài sau.
- học sinh thực hiện.
- học sinh đọc to.
+ mây theo các sườn núi trườn xuống, mưa bụi, hoa cải nở vàng rên sườn đồi, nước suối cạn dần, những chiếc lá vàng cuối cùng đã lìa cành.
*từ ngữ:
 rẻo cao, sườn núi, trườn xuống, chít bạc, quanh co, nhẵn nhụi, sạch sẽ, khua lao sao.
- nghe viết bài vào vở.
- nghe soát lại bài viết.
- 1 học sinh đọc to.
- dùng bút chì viết vào nháp.
- đọc, nhận xét, bổ sung. 
*lời giải: giấc ngủ, đất trời, vất vả.
- học sinh đọc.
- thi làm bài, mỗi học sinh chỉ chọn một từ.
*lời giải: giấc mộng, làm nguời, xuất hiện, rửa mặt, lấc láo, cất tiếng, lên tiếng, nhấc chàng, đất, lảo đảo, thật dài, nắm tay.
 Thứ sáu ngày 25 tháng 12 năm 2009
Tập làm văn luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả đồ vật.
I. Mục tiêu
- nhận biết được cấu tạo của đoạn văn thuộc phần nào trong bài văn miêu tả, nội dung miêu tả của từng đoạn văn, viết được đoạn văn tả hình dáng bên ngoài, đoạn văn tả đặc điểm bên trong của chiếc cặp sách. 
II. Đồ dùng dạy - học
- đoạn văn tả chiếc cặp trong bài tập1 viết sẵn trên bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học 
1. Bài cũ
- gọi học sinh đọc đoạn văn tả bao quát chiếc bút của em.
2. Bài mới
- Giới thiệu bài
HĐ1: Hướng dẫn làm bài tập
*bài 1
- gọi đọc yêu cầu và nội dung.
- yêu cầu trao đổi, thực hiện yêu cầu.
- gọi trình bày và nhận xét.
- học sinh đọc đoạn văn của mình.
- nghe.
- học sinh tiếp nối đọc.
- cùng bàn trao đổi và trả lời câu hỏi.
- trình bày, nhận xét.
a. các đoạn văn trên đều thuộc thân bài trong bài văn miêu tả.
b. đoạn 1: đó là một chiếc cặp ...đến sáng long lanh. (tả hình dáng bên ngoài của chiếc cặp).
*đoạn 2: quai cặp làm bằng sắt.. đeo chiếc ba lô. (tả quai cặp và dây đeo)
*đoạn 3: mở cặp ra em thấy.. và thước kẻ (tả cấu tạo bên trong của cặp).
c. nd miêu tả của từng đoạn được báo hiệu bằng những từ ngữ:
	*đoạn 1: màu đỏ tươi.
	*đoạn 2: quai cặp
	*đoạn 3: mở cặp ra
*bài 2
- gọi đọc yêu cầu và gợi ý.
- yêu cầu quan sát chiếc cặp của mình và tự làm bài.
- nhắc học sinh:
*chỉ viết một đoạn văn miêu tả hình dáng bên ngoài của cặp (không phải cả bài, không phải bên trong)
* nên viết theo các gợi ý.
* cần miêu tả những đặc điểm riêng của chiếc cặp mình tả để nó không giống chiếc cặp của bạn.
* khi viết chú ý bộc lộ cảm xúc của mình.
- gọi trình bày và sửa lỗi dùng từ và diễn đạt.
*bài 3
- đọc yêu cầu.
- yêu cầu quan sát bên trong cặp và tự làm theo gợi ý.
* chỉ viết một đoạn bên trong chứ không viết cả bài.
- trình bày - sửa lỗi diễn đạt.
3. Củng cố - dặn dò 
- nhận xét tiết học.
- học sinh đọc thành tiếng.
- quan sát cặp, nghe giáo viên gợi ý và tự làm bài.
- học sinh trình bày.
- học sinh đọc to.
- quan sát và làm bài.
- học sinh trình bày.
Toán luyện tập.
I. Mục tiêu
- Bước đầu biết vận dụng dấu hiêu chia hết cho 2 và chia hết cho5
- Nhận biết được số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 trong một số tình huống đơn giản
II. Các hoạt động dạy học 
1.Bài cũ
 - Nêu dấu hiệu chia hết cho 2, 5 cho ví dụ?
2. Bài mới
 - giới thiệu bài, ghi đầu bài.
HĐ1: Hướng dẫn luyện tập:
* bài 1, 2: 
- Y/c HS tự làm bài.
- Gọi HS đọc kết quả.
- Y/c HS giải thích vì sao lại chọn số đó?
- GV nhận xét, kết luận.
* bài 3: 
a) số nào vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5.
b) số chia hết cho 2 nhưng không chia hết cho 5 có chữ số tận cùng là bao nhiêu? Ta chọn số nào?.
c) số chia hết cho 5 nhưng không chia hết cho 2 có tận cùng là bao nhiêu? Ta chọn số nào?
* bài 4:
- Số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 thì có chữ số tận cùng là chữ số nào?
- nhận xét, sửa sai.
* bài 5:(K, G)
- Gọi hs nêu miệng.
- GV nhận xét, kết luận.
3. Củng cố - dặn dò 
- nhận xét giờ học.
- về học thuộc dấu hiệu chia hết 2 và 5
- các số có tận cùng là 0 và 5 thì chia hết cho 5, các số có số tận cùng là số chẵn thì chia hết cho 2.
- HS làm bài.
- Đọc kết quả.
- Giải thích cách làm.
- nhận xét, sửa sai.
a) số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 là: 480; 2000; 9010
b, - tận cùng là 2, 4, 6, 8.
- 296; 324.
c) – có tận cùng là 5.
- 345; 3995.
- số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 thì có chữ số tận cùng là chữ số 0.
- hs nhận xét, bổ sung.
- hs nêu miệng.
+ số táo của loan ít hơn 20.
+ số táo đó chia hết cho 5 và 2. vậy chỉ có số 10.
- loan có 10 quả táo.
10 : 5 = 2 (quả) 10 : 2 = 5 (quả)

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_4_tuan_17_ban_tich_hop_cac_mon_2_cot.doc