Giáo án Khối 4 - Tuần 17 - Nguyễn Thị Minh Tâm

Giáo án Khối 4 - Tuần 17 - Nguyễn Thị Minh Tâm

I- Mục tiêu: Học xong bài này, học sinh biết được giá trị của lao động .

- Tích cực tham gia các công việc lao động ở lớp, ở trường, ở nhà phù hợp với khả năng của bản thân .

Biết phê phán những biểu hiện chay lười lao động .

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Nội dung bài : “Làm việc thật là vui” – Sách Tiếng việt – Lớp 2

- Nội dung một số câu truyện về tấm gương lao động của Bác Hồ, của các anh hùng lao động . . . và một số câu ca dao tục ngữ ca ngợi lao động .

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

 

doc 37 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 03/03/2022 Lượt xem 177Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 17 - Nguyễn Thị Minh Tâm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 31 tháng 12 năm 2007
Bài: RẤT NHIỀU MẶT TRĂNG 
Môn: TẬP ĐỌC
Tiết: 33
I- MỤC TIÊU: 
Đọc đúng các từ khó hoặc lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ . 
Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ thể hiện sự bất lực của các vị quan, sự buồn bực của nhà vua . 
Đọc diễn cảm toàn bài, phân biệt lời của các nhân vật . 
Hiểu nội dung bài : Cách nghĩ của trẻ em về thế giới, về mặt răng rất ngộ nghĩnh, rất khác với người lớn . 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Tranh minh hoạ bài tập đọc sách giáo khoa/163 (phóng to nêu có điều kiện) 
Bảng phụ ghi sẵn câu văn, đoạn văn cần luyên đọc . 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
I. HOẠT ĐỘNG 1: Kiểm tra bài cũ 
- Gọi 4 học sinh đọc phân vai truyện : Trong quán ăn “Ba cá bống”(người dẫn truyện,Ba-ra-ba,Bu-ra-ti-nô, Cáo A-li-xa). Sau đó trả lời câu hỏi : Em thích hình ảnh, chi tiết nào trong truyện ? 
4 học sinh thực hiện yêu cầu . 
Lớp theo dõi, nhận xét .
Nhận xét về giọng đọc, câu trả lời và cho điểm.
II. HOẠT ĐỘNG 2: Dạy bài mới
Treo tranh minh hoạ và hỏi : Bức tranh vẽ cảnh gì ? 
1/ Giới thiệu bài:
- Tranh vẽ cảnh vua và các vị cận thần đang lo lắng, suy nghĩ, bàn bạc một điều gì đó . 
- Việc gì xảy ra đã khiến cả vua và các vị đại thần đều lo lắng đến vậy ? Câu chuyện Rất nhiều mặt trăng sẽ giúp các em hiểu điều đó . 
Lắng nghe . 
2/ Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài.
a. Luyện đọc 
Tổ chức cho học sinh luyện đọc theo cặp 
Luyện đọc theo cặp 
- Gọi học sinh tiếp nối nhau đọc từng đoạn truyện (3lượt) . Giáo viên sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng học sinh (nếu có )
HS đọc tiếp nối theo trình tự 
Đoạn 1: Ở vương quốc no đến nhà vua. 
Đoạn 2: Nhà vua buồn lắm bằng vàng rồi . . . 
Đoạn 3 : Chú hề tức tốc . . . đến tung tăng khắp vườn . 
Giáo viên đọc mẫu. Chú ý cách đọc : 
Theo dõi .
Toàn bài đọc với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi ở đoạn đầu . Lời chú hề : vui, điềm đạm . Lời nàng công chúa : hồn nhiên, ngây thơ . Đoạn kết bài đọc với giọng vui , nhanh hơn . 
Nhấn giọng ở những từ ngữ : xinh xinh, bất kì, khong thể thực hiện, rất xa, hàng nghìn lần, cho biết, bằng chừng nào, móng tay, gần khuất, treo ở đâu . . .
b. Tìm hiểu bài 
- Chuyện gì đã xảy ra với cô công chúa ? 
Các nhóm tiếp nối nhau trả lời 
- Cô công chúa nhỏ có nguyện vọng gì ? 
- Trước yêu cầu của công chúa, nhà vua đã làm gì ? 
- Các vị đại thần và các nhà khoa học nói với nhà vua như thế nào ? về đòi hỏi của công chúa ? 
- Tại sao học cho rằng đó là đòi hỏi không thể thực hiện được ? 
Nội dung chính của đoạn 1 là gì ? 
- Công chúa muốn có mặt trăng; triều đình không biết làm cách nào tìm được mặt trăng cho công chúa . 
- Nhà vua đã than phiền với ai ? 
- Cách nghĩ của chú hề có gì khác với các vị đại thần và các nhà khoa học ? 
- Các nhóm tiếp nối nhau trả lời
- Tìm những chi tiết cho thấy cách nghĩ của công chúa nhỏ về mặt trăng rất khác với cách nghĩ của người lớn ? 
- mặt trăng treo ngang ngọn cây; được làm bằng vàng; chỉ to hơn móng tay 
-Chú hề đã làm gì để có được “mặt trăng” cho công chúa ? 
- 1 HS đọc đoạn 3, cả lớp đọc thầm, trao đổi và tiếp nối nhau trả lời. 
- Thái độ của công chúa như thế nào khi nhận được món quà đó ? 
- Câu chuyện nhiều mặt trăng cho em biết điều gì ? 
- Câu chuyện cho em hiểu rằng suy nghĩ của trẻ em rất khác suy nghĩ của người lớn . 
- Ghi nội dung chính của bài 
- 1 học sinh nhắc lại nội dung chính . 
c. Đọc diễn cảm 
Giới thiệu đoạn văn cần đọc diễn cảm .
Tổ chức cho học sinh thi đọc phân vai đoạn văn
3 học sinh thi đọc .
Nhận xét giọng đọc và cho điểm từng học sinh . 
- Thế là chú hề đến gặp cô chủ nhỏ của mình . Chú hứa sẽ mang mặt trăng về cho cô/ nhưng cô phải cho biết/ mặt trăng to chừng nào . Công chúa bảo :
- Chỉ to hơn móng tay ta, vì khi ta đặt ngón tay lên trước mặt trăng/ thì móng tay che gần khuất mặt trăng . 
Chú hề lại hỏi : 
Công chúa có biết mặt trăng treo ở đâu không ?
Công chúa đáp : 
Ta thấy đôi khi nó đi ngang qua ngọn cây trước cửa sổ 
Chú hề gẳng hỏi thêm : 
Vậy theo công chúa, mặt trăng làm bằng gì ? 
Tất nhiên là bằng vàng rồi 
III. HOẠT ĐỘNG 3: 
Hỏi : Em thích nhân vật nào trong truyện ? Vì sao ? 
Nhận xét tiết học .
Dặn học sinh về nhà đọc lại truyện 
Bài: MÙA ĐÔNG TRÊN RẺO CAO (Nghe - Viết) 
Môn: CHÍNH TẢ
Tiết: 17
I- MỤC TIÊU: 
Nghe – viết chính xác, đẹp đoạn văn Mùa đông trên nẻo cao 
Làm đúng bài tập chính tả phân biệt l/n hoặc át/ác 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Phiếu ghi nội dung BT3	
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
I. HOẠT ĐỘNG 1: KIỂM TRA BÀI CŨ 
Gọi 1 học sinh lên bảng đọc cho 3 học sinh viết bảng lớp, cả lớp viết vào vở nháp . Các từ khó mà học sinh sai ở bài trước . 
Học sinh thực hiện yêu cầu 
Nhận xét về chữ viết của học sinh . 
II. HOẠT ĐỘNG 2: DẠY BÀI MỚI 
1. Giới thiệu bài 
Tiết chính tả hôm nay, các em nghe – viết đoạn văn Mùa đông trên rẻo cao và làm bài tập chính tả phân biệt l/n hoặc ất/ác . 
Lắng nghe 
2. Hướng dẫn viết chính tả 
a. Tìm hiểu nội dung đoạn văn 
Gọi học sinh đọc đoạn văn 
1 học sinh đọc thành tiếng 
- Những dấu hiệu nào cho biết mùa đông đã về với rẻo cao ? 
Mây theo các sườn núi trườn xuống, mưa bụi, hoa cải nở vàng trên sườn đồi, nước suối cạn dần, những chiếc lá vàng cuối cùng đã lìa cành . 
b. Hướng dẫn viết từ khó 
Yêu cầu học sinh tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả và luyện viết . 
Các từ ngữ : rẻo cao, sườn núi, trườn xuống, chít bạc quanh co, nhẵn nhụi, sạch sẽ, khua lao xao .. . 
c. Nghe – viết chính tả 
- HS viết chính tả
d. Soát lỗi và chấm bài 
- HS đổi vở soát lỗi, báo lỗi
3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả 
- Giáo viên có thể lựa chọn phần a) hoặc b) hoặc BT do giáo viên sưu tầm để chữa lỗi cho học sinh địa phương . 
Bài 2 
a) Gọi học sinh đọc yêu cầu 
1 học sinh đọc thành tiếng yêu cầu trong sách giáo khoa 
Yêu cầu học sinh tự làm bài 
Dùng bút chì viết vào vở nháp .
Gọi học sinh đọc bài và bổ sung 
Đọc bài, nhận xét, bổ sung 
Kết luận lời giải đúng 
Chữa bài 
b) – Tiến hành tương tự a)
Lời giải : 
giấc ngủ – đất trời – vất vả
Bài 3 
Gọi học sinh đọc yêu cầu 
1 học sinh đọc thành tiếng 
Tổ chức thi làm bài, giáo viên chia lớp thành 2 nhóm. Yêu cầu học sinh lần lượt lên bảng dùng bút màu gạch chân vào từ đúng (mỗi học sinh chỉ chọn 1 từ)
Thi làm bài 
Nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc, làm đúng/nhanh
Chữa bài vào vở. 
Giấc mộng – làm người – xuất hiện – nửa mặt – lấc láo – cất tiếng – lên tiếng – nhắc chàng – đất – lảo đảo – thật dài – nắm tay 
III. HOẠT ĐỘNG 3 
Nhận xét tiết học 
Dặn học sinh về nhà đọc lại BT3 , chuẩn bị bài sau 
Bài: LUYỆN TẬP 
Môn: TOÁN
Tiết: 81
I- MỤC TIÊU: Giúp học sinh :
Rèn kĩ năng thực hiện phép chia số có nhiều chữ số cho số có ba chữ số . 
Giải bài toán có lời văn . 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Sách giáo khoa, vở bài tập	
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
I. HOẠT ĐỘNG 1: KIỂM TRA BÀI CŨ 
Giáo viên gọi 2 học sinh lên bảng. 
78956 : 456 ; 21047 : 321
Kiểm tra vở bài tập về nhà của một số học sinh khác 
2 học sinh lên bảng làm bài . 
Học sinh dưới lớp theo dõi để nhận xét .
Giáo viên chữa bài, nhận xét và cho điểm học sinh 
II. HOẠT ĐỘNG 2: DẠY BÀI MỚI 
1. Giới thiệu bài : Nêu mục tiêu tiết học
- Học sinh nghe giới thiệu bài .
2. Hướng dẫn luyện tập – thực hành 
Bài 1 : 
Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? 
1 học sinh trả lời 
Yêu cầu học sinh tự đặt tính rồi tính 
3 học sinh lên bảng làm bài, mỗi HS thực hiện 2 con tính . Cả lớp làm bài vào vở bài tập 
Yêu cầu học sinh nhận xét bài làm của bạn trên bảng, chấm sửa bài . 
Học sinh nhận xét, sau đó 2 học sinh ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau . 
Giáo viên nhận xét và cho điểm học sinh 
Bài 2 : 
Giáo viên gọi 1 học sinh đọc đề bài 
Học sinh đọc : cả lớp đọc thầm 
Yêu cầu học sinh tự tóm tắt và giải bài toán .
1 học sinh lên bảng, học sinh cả lớp làm vào vở bài tập . 
Giáo viên nhận xét và cho điểm 
Tóm tắt 
240 gói : 18 kg 
1 gói :  g ? 
Bài giải 
18 kg = 18000g
số gam muối có trong mỗi gói là : 
18000 : 240 = 75 (g)
Đáp số : 75g
Bài 3: 
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề bài 
Học sinh đọc : cả lớp đọc thầm
Yêu cầu học sinh tự làm bài.
1 học sinh lên bảng, học sinh cả lớp làm vào vở bài tập . 
Giáo viên nhận xét và cho điểm
Tóm Tắt
Diện tích : 7140m2
Chiều dài : 105m
Chiều rộng :  m? 
Chu vi :  m ? 
Bài Giải
Chiều rộng của sân vận động là :
7140 : 105 = 68 (m)
Chu vi của sân vận động là :
(105 + 68) x 2 = 346(m)
Đáp số : 68m ; 346m
III. HOẠT ĐỘNG 3 
Giáo viên tổng kết tiết học . 
Dặn dò học sinh về nhà làm bài tập hướng dẫn luyện tập thêm .
Bài: YÊU LAO ĐỘNG (tt) 
Môn: ĐẠO ĐỨC
Tiết: 17
I- MỤC TIÊU: Học xong bài này, học sinh biết được giá trị của lao động . 
Tích cực tham gia các công việc lao động ở lớp, ở trường, ở nhà phù hợp với khả năng của bản thân . 
Biết phê phán những biểu hie ...  
Bài 2 : Giáo viên cho học sinh tự làm bài, một học sinh nêu kết quả, cả lớp phân tich bổ sung . Giáo viên cho học sinh kiểm tra chéo nhau 
Chốt : Nêu cơ sở để viết các số theo yêu cầu . 
Làm vở, bảng lớp 
Bài 3 : Giáo viên cho học sinh tự làm bài . Giáo viên chữa bài, chú ý yêu cầu học sinh nêu lí do chọn các số đó trong từng phần, học sinh có thể giải thích theo nhiều cách khác nhau, chẳng hạn : 
- Làm vở, bảng lớp
a) Cách 1 (lần lượt xem xét từng số ) 
Học sinh sẽ loại các số 345 ; 296 ; 341 ; 3995 ; 324 và chọn được các số là : 480 ; 2000 ; 9010
Cách 2 : 
Các số chia hết cho 5 có chữ số tận cùng là 0 ; 5 
Các số chia hết cho 2 có chữ số tận cùng là 0 ; 2 ; 4 ; 6 ; 8 
Các số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 thì chữ số tận cùng phải là 0 . Vì vậy ta chọn được các số : 480 ; 2000 ; 9010 
Học sinh làm cách 2 
Giáo viên khuyến khích học sinh làm theo cách 2, vì nhanh, gọn hơn . 
b) và c) : Giáo viên cho học sinh làm tương tự như phần a)
Bài 4 : Giáo viên cho học sinh nhận xét bài 3; khái quát kết quả phần a) của bài 3 và nêu số có chữ số tận cùng là 0 thì vừa chia hết cho 2 và vừa chia hết cho 5 . 
- Học sinh nhận xét, rút ra qui tắc chia hết cho 2 và cho 5 . 
Bài 5 : Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận và nêu kết luận : Loan có 10 quả táo . 
Thảo luận theo từng cặp
III. HOẠT ĐỘNG 3: 
Nhận xét tiết học 
Dặn dò chuẩn bị bài sau . 
Bài: MỘT PHÁT MINH NHO NHỎ 
Môn: KỂ CHUYỆN
Tiết: 17
I- MỤC TIÊU: 
Dựa vào tranh minh hoạ và lời kể của giáo viên, kể lại được toàn bộ câu chuyện : “Một Phát minh nho nhỏ”.
Hiểu nội dung truyện : Cô bé Ma-ri-a ham thích quan sát, chịu suy nghĩ nên đã phát hiện ra một quy luật của tự nhiên . 
Hiểu ý nghĩa truyện : Nếu chịu khó tìm hiểu thế giới xung quanh, ta sẽ phát hiện ra nhiều điều lí thú và bổ ích . 
Lời kể tự nhiên, sáng tạo, phối hợp với cử chỉ, điệu bộ, nét mặt . 
Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn theo các tiêu chí đã nêu . 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Tranh minh hoạ trang 167/sách giáo khoa	
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
I. HOẠT ĐỘNG 1: Kiểm tra bài cũ 
- Gọi 2 HS kể lại chuyện liên quan đến đồ chơi. 
Nhận xét, cho điểm từng học sinh . 
2 học sinh kể chuyện 
II. HOẠT ĐỘNG 2: Dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài 
Thế giới quanh ta có rất nhiều điều thú vị. Hãy thử một lần khám phá các em sẽ thấy ham thích ngay . Chuyện Một phát minh nho nhỏ mà các em nghe kể hôm nay kể về tính ham quan sát, tìm tòi, khám phá những quy luật trong giới tự nhiên của nhà bác học người Đức khi còn nhỏ. Bà tên là Ma-ri-a Gô-e-pớt May-ơ (sinh năm 1906, mất năm 1972)
Lắng nghe . 
2. Hướng dẫn kể chuyện 
a) Kể
Giáo viên kể chuyện lần 1 : chậm rãi, thong thả, phân biệt được lời nhân vật . 
Giáo viên kể lần 2 : Kết hợp chỉ vào tranh minh hoạ . 
b) Kể trong nhóm 
Yêu cầu học sinh kể trong nhóm và trao đổi với nhau về ý nghĩa của truyện . Giáo viên đi giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn mỗi bức tranh để HS ghi nhớ . 
4 học sinh kể chuyện, trao đổi với nhau về ý nghĩa truyện 
c) Kể trước lớp 
Gọi học sinh thi kể tiếp nối 
2 lượt HS thi kể, mỗi HS chỉ kể về nội dung một bức tranh . 
Gọi học sinh kể toàn truyện . 
3 học sinh thi kể 
Giáo viên khuyến khích học sinh dưới lớp đưa ra câu hỏi cho bạn kể . 
Nhận xét học sinh kể chuyện, trả lời câu hỏi và cho điểm từng học sinh . 
III. HOẠT ĐỘNG 3: 
Hỏi : Câu chuỵên giúp em hiểu điều gì ? 
Nhận xét tiết học 
Dặn học sinh về nhà kể truyện cho người thân nghe . 
Bài: ÔN TẬP 
Môn: ĐỊA LÝ
Tiết: 17
I- MỤC TIÊU: Học xong bài này, học sinh biết 
- Chỉ hoặc điền đúng được vị trí đồng bằng Bắc Bộ, sông Hồng, sông Thái Bình trên bản đồ, lược đồ Việt Nam .
- Chỉ trên bản đồ vị trí của thủ đô Hà Nội và thành phố Đà Lạt và nêu một vài đặc điểm tiêu biểu của các thành phố này .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Các bản đồ : Địa lí tự nhiên, hành chính Việt Nam 
Lược đồ trống Việt Nam 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HOẠT ĐỘNG 1 : Làm việc cả lớp 
Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát bản đồ Địa lí tự nhiên, hành chính Việt Nam treo tường kết hợp lược đồ trong sách giáo khoa, sau đó chỉ vị trí thủ đô Hà Nội và vị trí thành phố Đà Lạt .
Học sinh quan sát bản đồ tự nhiên 
HOẠT ĐỘNG 2 : Làm việc theo nhóm 
Bước 1: Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm về đặc điểm của đồng bằng Bắc bộ, thủ đô Hà Nội và thành phố Đà Lạt . 
Học sinh các nhóm thảo luận về các đặc điểm của đồng bằng Bắc bộ, thủ đô Hà Nội và thành phố Đà Lạt
Bước 2:Giáo viên giúp học sinh hoàn thiện câu trả lời
Học sinh các nhóm trao đổi kết quả trước lớp.
Giáo viên : Hà Nội đã từng có các tên : Đại La, Thăng Long, Đông Đô, Đông Quan  Năm 1010 có tên là Thăng Long .
Giáo viên có thể mô tả thêm về các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử của Hà Nội và Đà Lạt . 
HOẠT ĐỘNG 3 : 
Nhận xét tiết học .
Dặn chuẩn bị bài 
Bài: LUYỆN TẬP XÂY DỰNG
 ĐOẠN VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT 
Môn: TẬP LÀM VĂN
Tiết: 34
I- MỤC TIÊU: 
Biết xác định mỗi đoạn văn thuộc phần nào trong đoạn văn miêu tả, nội dung miêu tả của từng đoạn, dấu hiệu mở đầu đoạn văn . 
Viết đoạn văn miêu tả đồ vật chân thực, sinh động, giàu cảm xúc, sáng tạo . 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Đoạn văn tả chiếc cặp trong BT1 viết sẵn trên bảng lớp . 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
I. HOẠT ĐỘNG 1: Kiểm tra bài cũ 
Gọi học sinh đọc phần Ghi nhớ/170sách giáo khoa 
2 học sinh đọc thuộc lòng 
Gọi HS đọc đoạn văn tả bao quát chiếc bút của em . 
2 HS đọc bài văn của mình 
Nhận xét, cho điểm 
Nhận xét bài làm của bạn . 
II. HOẠT ĐỘNG 2: Dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài 
Tiết học hôm nay các em sẽ luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả đồ vật 
Lắng gnhe 
2. Hướng dẫn làm bài tập 
Bài 1 : Gọi học sinh đọc yêu cầu và nội dung
2 học sinh tếp nối nhau đọc
Yêu cầu học sinh trao đổi, thực hiện yêu cầu 
2 học sinh ngồi cùng bàn trao đổi, trả lời câu hỏi 
Gọi học sinh trình bày và nhận xét . Sau mỗi phần giáo viên kết luận, chốt lời giải đúng .
Tiếp nối trình bày, nhận xét 
 Lời giải 
a) Các đoạn văn trên đều thuộc phần thân bài trong bài văn miêu tả 
b) Đoạn 1 : Đó là một chiếc cặp màu đỏ tươi  đến sáng long lanh (Tả hình dáng bên ngoài của chiếc cặp ). 
Đoạn 2 : Quai cặp làm bằng sắt  đến đeo chiếc ba lô (tả quai cặp và dây đeo )
Đoạn 3 : Mở cặp ra, em thấy  đến và thước kẻ (Tả cấu tạo bên trong của cặp) 
c) Nội dung miêu tả của từng đoạn được báo hiệu bằng những từ ngữ : 
Đoạn 1 : Màu đỏ tươi  
Đoạn 2 : Quai cặp  
Đoạn 3 : Mở cặp ra  
Bài 2: 
Gọi học sinh đọc yêu cầu và gợi ý 
1 học sinh đọc thành tiếng 
Yêu cầu học sinh quan sát chiếc cặp của mình và tự làm bài . Chú ý nhắc học sinh . 
2 học sinh đọc lại gợi ý 
Quan sát cặp, nghe . Giáo viên gợi ý và tự làm bài . 
Chỉ viết một đoạn miêu tả hình dáng bên ngoài của cặp (không phải cả bài, không phải bên trong )
Nên viết theo các gợi ý 
Cần miêu tả những đặc điểm riêng của chiếc cặp mình tả để nó không giống chiếc cặp của bạn . 
Khi viết chú ý bộc lộ cảm xúc của mình . 
Gọi học sinh trình bày . Giáo viên sửa lỗi dùng từ, diễn đạt và cho điểm những học sinh viết tốt . 
3, 5 học sinh trình bày . 
III. HOẠT ĐỘNG 3: 
Nhận xét tiết học 
Dặn học sinh về nhà hoàn thành bài văn : Tả chiếc cặp sách của em hoặc của bạn em . 
Bài: ĐI NHANH CHUYỂN SANG CHẠY 
 TRÒ CHƠI “NHẢY LƯỚT SÓNG”
Môn: THỂ DỤC
Tiết: 34
I. MỤC TIÊU : 
Ôn đi hàng ngang, dóng hàng . Yêu cầu thực hiện động tác cơ bản đúng . 
Ôn đi nhanh chuyển sang chạy . Yêu cầu thực hiện động tác tương đối chính xác .
Trò chơi : “Nhảy Lướt Sóng” . Yêu cầu biết cách chơi và chơi tương đối chủ động . 
II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN : 
Địa điểm : Trên sân trường . Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện 
Phương tiện : Chuẩn bị còi, dụng cụ phục vụ cho chơi trò chơi : “Nhảy Lướt Sóng”. 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
Nội Dung
Định Lượng
Phương Pháp
Tổ Chức
I. PHẦN MỞ ĐẦU 
6 – 10 phút
D
x x x x 
x x x x
x x x x 
x x x x
x x x x 
Giáo viên nhận lớp, phổ biên nội dung, yêu cầu giớ học .
Chạy chậm theo 1 hàng dọc .
Chơi trò “Kéo cưa lừa xẻ” .
Tập bài thể dục phát triển chung 
II. PHẦN CƠ BẢN 
18 – 22phút
1. Bài tập rèn luyện thể dục cơ bản 
Ôn đi nhanh chuyển sang chạy . 
Lớp cùng thực hiện theo đội hình hàng dọc, mỗi em cách nhau 2 – 3m . 
Giáo viên điều khiển chung và nhắc nhở các em đảm bảo an toàn . 
Từng tổ trình diễn đi đều theo 1 – 4 hàng dọc và di chuyển hướng phải, trái . 
D
x x x x 
x x x x
x x x x 
x x x x
x x x x
2. Trò chơi vận động : 
Trò chơi “Nhảy lướt sóng” . 
Giáo viên cho học sinh chơi, các cách chơi và nội quy chơi, cho học sinh chơi thử 1 lần .
Cho các tổ chức thi đua, 
Tổ nào có số em ít bị vướng chân sẽ được biểu dương . 
Giáo viên đảm bảo an toàn trong tập luyện và vui chơi .
III. PHẦN KẾT THÚC :
4 – 6 phút
Cả lớp chạy chậm thả lỏng theo đội hình vòng tròn .
Đứng tại chỗ vỗ tay, hát
Giáo viên cùng học sinh hệ thống bài. 
Nhận xét – đánh giá kết quả tiết học . 
 x x x
 x D x
 x x x 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_4_tuan_17_nguyen_thi_minh_tam.doc