Giáo án Khối 4 - Tuần 18 (Bản chuẩn kiến thức kĩ năng)

Giáo án Khối 4 - Tuần 18 (Bản chuẩn kiến thức kĩ năng)

Tiết 3: Tập đọc

RẤT NHIỀU MẶT TRĂNG

I. Mục tiêu:

1. Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi, đọc phân biệt lời các nhân vật.

2.Hiểu nghĩa các từ trong bài.

- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Cách nghĩ của trẻ em về thế giới, về mặt trăng rất ngộ nghĩnh, rất khác với người lớn.Trả lời được các câu hỏi trong SGK.

II . Đồ dùng dạy – học:

- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

 

doc 26 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 284Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 18 (Bản chuẩn kiến thức kĩ năng)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 18
 Thứ hai ngày 28 tháng 12 năm 2009
*Buổi sáng
Tiết 1: Chào cờ
Sinh hoạt tập thể
_______________________________
Tiết 2: Toán
Luyện tập (Trang 89)
1.Mục tiêu: Giúp Hs rèn kĩ năng:
- Thực hiện phép chia cho số có hai, ba chữ số.
- Giải bài toán có lời văn.
- Giáo dục hs ham mê học toán.
II. Đồ dùng dạy- học: 
- Phấn màu, bảng phụ.
III. Hoạt động dạy - học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ.
- Gv ghi bảng yêu cầu:
 Tìm x:
X x 405 = 86256
- Cả lớp và Gv nhận xét, chữa, chốt kết quả đúng.
2. Luyện tập.
Bài 1: Đặt tính rồi tính:
- Gọi HS nêu yêu cầu bài.
- Gv yêu cầu hs tự làm vào vở phần a.KK hs K-g làm thêm phần b.
- Gv giúp đỡ hs Tb- Y làm bài.
- Gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng.
Bài 2: 
- Gọi HS đọc đề toán.
- Gv hướng dẫn hs tìm hiểu yêu cầu của bài toán.
- Gọi HS lên bảng làm bài.
- Gọi HS nhận xét bài bạn làm.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3.
- Gv gọi hs đọc đề bài.
- Gv yêu cầu cả lớp làm phần a vào vở.
- Gv gọi hs lên bảng thực hiện.
- Cả lớp và Gv nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
a. Chiều rộng của sân bóng đá là:
 7140 : 105 = 68 (m)
- Gv yêu cầu HS nêu cách tính chu vi hình chữ nhật.
- Cả lớp và Gv nhận xét, chữa, chốt kết quả đúng.
 b. Chu vi của sân bóng đálà:
 (105 + 68) x 2 = 346 (m)
Đáp số: a.68m 
 b. 346m 
3. Củng cố, dặn dò:
- GV hệ thống lại nội dung bài học.
- Nhắc HS chuẩn bị bài sau.
- 1 HS lên bảng làm bài.
- Cả lớp làm vào nháp.
- HS nhận xét.
- 1 HS nêu yêu cầu. 
- 6 học sinh lên bảng đặt tính rồi tính.
- Cả lớp làm bài vào vở.
- HS cùng bàn đổi vở chữa bài.
- HS nhận xét.
- 1 học sinh đọc đề bài.
- Hs trả lời câu hỏi tìm hiểu đề bài.
- Học sinh K-G tự làm bài.
- 1 hs lên bảng thực hiện.
- HS nhận xét.
-1 học sinh đọc yêu cầu, cả lớp theo dõi.
- HS nêu cách tìm chiều rộng của sân vận động. KK Hs TB-Y.
- Cả lớp làm bài.
- 1 học sinh lên bảng.
- HS nhận xét, GV chốt lại lời giải đúng.
- Hs nêu cách tính chu vi hình chữ nhật.
- Hs tự làm bài vào vở.
- 1 hs lên bảng.
- 1 HS trả lời.
- Hs lắng nghe.
__________________________________
Tiết 3: Tập đọc
rất nhiều mặt trăng
I. Mục tiêu:
Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi, đọc phân biệt lời các nhân vật.
2.Hiểu nghĩa các từ trong bài.
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Cách nghĩ của trẻ em về thế giới, về mặt trăng rất ngộ nghĩnh, rất khác với người lớn.Trả lời được các câu hỏi trong SGK.
II . Đồ dùng dạy – học :
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. 
III. Các hoạt động dạy- học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Đọc bài: Trong quán ăn ba cá bống và trả lời câu hỏi trong SGK.
- Đọc 1 đoạn yêu thích và nói cảm nghĩ về đoạn văn đó.
- Gv nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới.
1. Giới thiệu bài.
- Gv dựa vào tranh minh hoạ giới thiệu bài đọc.
2.Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài. 
a. Luyện đọc.
- Gv gọi 1 hs đọc tốt đọc toàn bài.
- Gv hướng dẫn hs chia đoạn và chốt ý đúng:
Đoạn một : Tám dòng đầu
Đoạn hai Tiếp theo đến bằng vàng rồi.
Đoạn ba :còn lại
- Gv kết hợp sửa lỗi đọc và giải thích các từ khó trong bài: vời, giúp hs nghỉ hơi đúng câu dài:
+ Nhưng ai nấy đều nói là đòi hỏi của công chúa không thể thực hiện được/ vì mặt trăng ở rất xa/ và to gấp hàng nghìn lần đất nước của nhà vua . 
- Gv đọc diễn cảm toàn bài.
b. Tìm hiểu bài.
- Gv nêu câu hỏi cho cả lớp thảo luận.
* Đoạn 1:
+ Cô công chúa nhỏ có nguyện vọng gì? ( Muốn có mặt trăng)
+ Trước yêu cầu của công chúa, nhà vua đã làm gì? ( cho mời các vị đại thần .)
+ Các vị đại thần và các nhà khoa học nói với nhà vua như thế nào? ( Không thể thực hiện được)
+ Tai sao họ nói đòi hỏi đó là không thể thực hiện được? (Vì mặt trăng ở rất xa,...)
- Gv chốt ý đúng, ghi bảng.
ý 1: Cả triều đình không biết làm cách nào đê tìm được mặt trăng cho công chúa.
* Đoạn 2:
+ Cách nghĩ của chú hề có gì khác với các vị đại thần và các nhà khoa học?
(Chú cho rằng trước hết phải hỏi công chúa nghĩ về mặt trăng như thế nào đã,)
+ Tìm những chi tiết cho thấy cách nghĩ của cô công chúa về mặt tăng rất khác với cách nghĩ của người lớn.
( Mặt trăng chỉ to hơn móng tay, treo ngang ngọn cây, được làm bằng vàng)
- Giáo viên chốt ý.
- GV ghi bảng:
ý 2: Chú hề hỏi công chúa nghĩ về mặt trăng như thế nào.
* Đoạn 3:
+ Sau khi biết rõ công chúa có một mặt trăng theo ý nàng, chú hề đã làm gì? ( Chú đến gặp thợ kim hoàn,.. )
+ Thái độ của công chúa thế nào khi nhận quà? (Công chúa thấy mặt trăng thì vui sướng, khỏi bệnh, ghạy tung tăng,.. )
- Giáo viên chốt ý.
- GV ghi bảng:
ý 3: Chú hề đã mang đến cho công chúa một mặt trăng đúng như cô mong muốn.
* ý chính: Cách nghĩ của trẻ em về thế giới, về mặt trăng rất ngộ nghĩnh, rất khác với người lớn.
c) Hướng dẫn đọc diễn cảm.
- GV hướng dẫn HS cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm một đoạn.
- Gv chọn đoạn: “ Thê là chú hề đến .. tất nhiên là bằng vàng rồi.”
- GV đọc mẫu đoạn văn.
- Gv tổ chức thi đọc diễn cảm cả lớp.
- Cả lớp và Gv nhận xét, bình chọn bạn đọc hay nhất.
3. Củng cố, dặn dò
- Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?
- Gv nhận xét tiết hoc.
- Về kể lại cho người thân nghe câu chuyện.
- Hai HS đọc và trả lời câu hỏi. 
- HS nhận xét giọng đọc và câu trả lời của bạn.
- HS quan sát tranh minh họa bài đọc trong SGK. 
- 1 hs đọc tòan bài, cả lớp theo dõi.
- Hs chia đoạn.
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn.(2,3 lượt.) 
- HS nêu 1 số từ khó đọc- 2,3 HS đọc từ khó- cả lớp đọc đồng thanh. Nêu câu dài cần đọc đúng, giáo viên hưỡng dẫn.
- HS luyện đọc theo cặp.
- Một hai em đọc toàn bài.
- Hs theo dõi trong SGK.
- Học sinh đọc đoạn 1.
- HS đọc thành tiếng, đọc thầm đoạn văn ( đoạn 1 ).
- 2,3 HS trả lời.
- Học sinh rút ý đoạn 1.
- HS đọc thành tiếng, đọc thầm đoạn văn ( đoạn 2 ).
- 2, 3 HS trả lời.
- HS rút ý đoạn 2.
- HS đọc thành tiếng, đọc thầm đoạn văn ( đoạn 3 ).
- 2,3 HS trả lời.
- HS rút ý đoạn 3.
- Cho học sinh tìm đại ý.
- 1 vài học sinh đọc đại ý. Lớp ghi vở.
- 3 HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn. GV hướng dẫn các em tìm đúng giọng đọc bài văn và thể hiện diễn cảm (theo gợi ý ở mục 2.a: phần đọc diễn cảm) 
- HS nêu cách đọc diễn cảm.
- 1 vài HS đọc diễn cảm cả bài.
- 2 HS nhắc lại đại ý .
- Hs lắng nghe.
_________________________________
Tiết 4: Kể chuyện
một phát minh nho nhỏ
I. Mục tiêu:
1. Rèn kĩ năng nói:
- Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ, Hs kể lại được câu chuyện Một phát minh nho nhỏ, có thể phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt một cách tự nhiên.
- Hiểu nội dung câu chuyện( Cô bé Ma-ri-a ham thích quan sát, chịu nghĩ nên đã phát hiện ra một quy luật của tự nhiên). Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện(Nếu chịu khó tìm hiểu thế giới xung quanh, ta sẽ phát hiện ra nhiều điều lí thú và bổ ích.)
2. Rèn kĩ năng nghe: chăm chú nghe cô kể, nhớ nội dung câu chuyện. Theo dõi bạn kể, nhận xét.
II. Đồ dùng dạy- học:
- Tranh minh hoạ SGK (nếu có).
III. Hoạt động dạy- học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu: Kể lại câu chuyện về đồ chơi của em hoặc của các bạn xung quanh.
- GV đánh giá, cho điểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Gv nêu yêu cầu tiết học.
2. GV kể chuyện.
+ GV kể lần 1.
+ GV kể lần 2, vừa kể vừa chỉ vào từng tranh minh hoạ.
3.Hướng dẫn HS kể chuyện:
a. HS thực hành kể chuyện.
- HS kể chuyện trong nhóm.
- Cả nhóm nhận xét, góp ý.
b) HS thi kể chuyện trư ớc lớp.
- Gv nêu yêu cầu khi thi kể chuyện.
+ Mỗi HS kể xong phải trả lời câu hỏi của các bạn về nội dung và ý nghĩa của câu chuyện.
VD: Theo bạn Ma-ri-a là người như thế nào?/ Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì?.....
- GV khuyến khích để những HS nhút nhát được kể trước lớp.
- Gv đưa ra tiêu chí đánh giá.
+ GV chốt lại.
* Chú ý: Trọng tài tính điểm cách kể chuyện của mỗi nhóm theo mấy tiêu chí sau:
- Chuyện kể có đúng, đủ nội dung chưa?
- Diễn biến câu chuyện có hợp lý không?
- Lời nói, cử chỉ, giọng kể của người kể có phù hợp với nội dung câu chuyện, có hấp dẫn với người nghe không?
Câu chuyện này giúp em hiểu ra điều gì?
- Gv chốt lại ý nghĩa câu chuyện.
ý nghĩa: Nếu chịu khó quan sát, suy nghĩ, ta sẽ phát hiện ra rất nhiều điều bổ ích và lí thú trong thế giới xung quanh.
- Cả lớp và Gv nhận xét, tuyên dương bạn nhớ đủ câu chuyện và kể lại được, hiểu câu chuyện.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học, biểu dương những HS học tốt vàd dặn dò.
- Dặn HS về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- 2 HS lên bảng kể chuyện.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
+ HS nghe.
+ HS nghe và kết hợp quan sát tranh.
- 1 hs đọc yêu cầu của bài tập 1,2.s
* Hs làm việc theo nhóm 4.
- HS từng nhóm nối tiếp nhau kể từng đoạn và toàn bộ câu chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- 3 HS nối tiếp nhau thi kể từng đoạn câu chuyện theo tranh.
-2 HS khá giỏi kể toàn bộ câu chuyện..
- Cả lớp theo dõi.
- Các em trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện.
- Trọng tài và cả lớp tính điểm thi đua.
- HS cả lớp nhận xét về nội dung câu chuyện, cách diễn đạt, giọng kể và ý nghĩa câu chuyện.
- HS phát biểu ý kiến.
- HS nhắc lại ND câu chuyện.
- Hs lắng nghe.
______________________________________
* Buổi chiều
Tiết 1: Lịch sử
ôn tập
I. Mục tiêu: Học xong bài này HS biết: 
- Hệ thống các kiến thức đã học từ Buổi đầu dựng nước và giữ nước đến Nước Đại Việt thời Trần.
- Nắm được các giai đoạn lịch sử, các mốc thời gian lịch sử, các nhân vật lịch sử và sự kiện lịch sử .
- Ham thích tìm hiểu lịch sử dân tộc.
II. Đồ dùng dạy- học :
- VBT Lịch sử 4.
III. Các hoạt động dạy - học:
 1. Giới thiệu bài mới 
- Gv nêu mục tiêu, yêu cầu tiết học .
 2. Bài mới :
Bài 1:
Em hãy nối các địa danh ở cột A với các triều đại ở cột B cho đúng.
- GV cho HS đọc trong VBT.
- Gv yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 làm bài vào VBT.
- GV chốt kiến thức.
Bài 2 : Hoàn thành bảng sau về các sự kiện nổi bật nhất của các triều đại đã học.
- Gv hướng dẫn hs cách trình bày tóm tắt các ý chính.
- GV thu chấm một số bài .
- GV chốt kiến thức.
Bài 3: Em hãy viết một đoạn văn ngắn về một trong những trận đánh hoặc nhân vật tiêu biểu đã học mà em thích.
 - Gv hướng dẫn hs chọn những nhân vật, sự kiện tiêu biểu để viết.
- Cả lớp và Gv bình chọn bài viết đúng và hay nhất.
3. Củng cố, dặn dò :
- Hệ thống lại nội dung đã ôn tập.
- Nhắc HS chuẩn bị bài sau kiểm tra định kì.
 * Phương pháp thảo luận nhóm 
- HS thảo luận nhóm .
- Đại diện nhóm trình bày ý kiến thảo luận .
- Các nhóm khác nghe  ... huyển thành dàn ý.
- HS phát biểu ý kiến. Một số em trình bày dàn ý của mình trên bảng lớp. 
- HS viết bài.
- Lần lượt từng em nối nhau đọc các MB. 
- Cả lớp và GV nhận xét, khen ngợi những HS có MB hay
- Tương tự như thế với kết bài.
- Hs lắng nghe.
__________________________________
Tiết 4: Luyện từ và câu
kiểm tra định kì học kì i
 Đề do chuyên môn trường ra
_________________________________
* Buổi chiều
Tiết1: Ân nhạc tăng
Gv chuyên soạn giảng
__________________________________
Tiết 2: Tiếng Việt
ôn tập
I. Mục tiêu:
- Củng cố các kiến thức về: Câu hỏi, tập làm văn miêu tả đồ vật.
- Hs thực hành tốt các bài tập.
- Hs ham thích môn học.
II. Đồ dùng day- học:
- Phiếu học tập của hs.
III. Các hoạt đông dạy – học:
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu tiết học.
2. Luyện tập.
a. Hs thực hành làm phiếu học tập.
Bài 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi.
Sang cả mình con
 Mùa hè nóng nực, một lão nhà già đi chơi về, mồ hôi đằm đìa như tắm. Lão ta sai người ở lấy quạt ra quạt.
 Người ở cắm đầu,cắm cổ quạt. Một lúc lâu ráo mồ hôi, lão nhà giàu khoái trí quá, nói:
 - ồ! Mồ hôi tao nó đi đâu rồi ấy nhỉ?
 Người ở bỏ quạt thưa: 
 - Dạ! Nó sang hết cả mình con rồi ạ!
* Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.
Câu 1: Câu hỏi Mồ hôi tao nó đi đâu rồi ấy nhỉ?đã dùng từ nghi vấn nào?
A. đâu...ấy
B. đâu.....cả
C. đâu ...nhỉ
Câu 2: Câu hỏi Mồ hôi tao nó đi đâu rồi ấy nhỉ? đựơc dùng để làm gì?
A. Dùng để tự hỏi mình.
B. Dùng để hỏi người khác.
C. Dùng để thể hiện thái độ khen chê.
Câu 3. Hai từ quạt trong câu Lão ta sai người ở lấy quạt ra quạt có nghĩ giống nhau hay khác nhau?
A. Giống nhau vì chúng đều là danh từ.
B. Giống nhau vì chúng đều là động từ.
C. Khác nhau, vì quạt 1 là danh từ, quạt 2 là động từ.
Câu 4. Trong câu Lão ta sai người ở lấy quạt ra quạt, bộ phận nào là vị ngữ.
A. sai người ở lấy quạt ra quạt
B. người ở lấy quạt ra quạt
C. lấy quạt ra quạt
- Gv yêu cầu hs tự lam cá nhân.
- Gv tổ chức thảo luận cả lớp, chữa bài.
- Cả lớp và Gv nhận xét, chốt các ý đúng.
Bài 2: Em hãy tả một đồ vật mà em yêu thích nhất.
- GV ghi đề bài lên bảng.
- Gv gọi 1 số hs đọc bài viết.
- Cả lớp và GV nhận xét, chữa bài và bình chọn bạn viết hay nhất.
3. Củng cố, dặn dò.
- Gv nhận xét tiết học.
- Dặn hs về nhà ôn tập, chuẩn bị tiết kiểm tra cuối học kì .
- Hs tự làm bài cá nhân.
- HS phát biểu ý kiến.
- Hs khácnhận xét, bổ sung.
- Hs đọc đề bài và tự làm vào vở.
- 1 vài hs đọc bài viết, hs khác lắng nghe, học hỏi, nhận xét,....
- Hs lắng nghe.
_______________________________
Tiết 3: Thực hành kiến thức
Lịch sử: Nước đại việt thời trần
I. Mục tiêu: Giúp Hs :
- Đánh giá kiến thức lịch sử của hs về nước Đại Vịêt thời Trần.
- Hs ham thích môn học , tự hào về truyền thống hào hùng của dân tộc.
II. Đồ dùng dạy – học:
- Phiếu học tập của hs.
 III. Các hoạt động dạy – học: 
1. Giới thiệu bài. Gv nêu mục tiêu, yêu cầu tiết học.
2. Các hoạt động:
* HS thực hành trên phiếu học tập.
Câu 1: Nhà Trần được thành lập trong hoàn cảnh nào?
..................................................................................................................................................................................................................................................................................
Câu 2.Nhà Trần đặt ra chức quan Hà đê sứ để làm gì?
A. Trông coi việc đắp đê, bảo vệ đê.
B. Chăm lo, khuyến khích nông dân sản xuất.
C. Tuyển mộ người đi khẩn hoang.
Câu 3: Hãy nối mỗi cụm từ ở cột A với một cụm từ ở cột B để hoàn thành câu nói về lí do nhà Trần quan tâm đến đê điều.
A
B
a. Nghề chính của nhân dân ta
1. gây lụt lội, hại mùa màng.
b. Để phát triển nông nghiệp 
2. là trồng lúa nước.
c. Sông ngòi chằng chịt là nguồn cung cấp nước nhưng cũng thường 
3. phải chăm lo hệ thống tưới tiêu.
Câu 4: Điền các từ ngữ vào chỗ trống.
a. Đến thời nhà Trần, hệ thống đê đã hình thành dọc theo sông............... và các co n sông khác ở đồng bằng............ và Bắc Trung Bộ.
b. Nhà Trần rất............. việc............. phòng chống ............................. Nhờ vậy nền kinh tế nông nghịêp..........., đời sống nhân dân ấm no.
Câu 5: Khoanh vào chữ đặt trước những ý nêu việc nhân dân ta ngày nay đang làm để tiếp tục truyền thống đắp đê, phòng chống lũ lụt của cha ông.
A. Trồng rừng đầu nguồn, phủ xanh đất trống đồi trọc.
B. Xây dựng nhiều con đường cao tốc.
C. Làm nhiều kênh mương tưới tiêu và thoát nước.
D. Phòng chữa bệnh cho toàn dân.
E. Xây đập ngăn lũ và xả lũ.
G. Chống tàn phá rừng.
- Gv yêu cầu hs tự làm bài cá nhân.
- Gv tổ chức cho hs thảo luận cả lớp và chữa bài. 
- Gv chốt các ý đúng.
3. Củng cố, dặn dò.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn Hs tiếp tục tìm hiểu về các triều đại Vịêt Nam.
- Hs thực hành làm phiếu học tập cá nhân.
- Hs trình bày bài làm.
- Hs lắng nghe.
____________________________________________________________________
Thứ sáu ngày 8 tháng 1 năm 2010
* Buổi sáng
Tiết 1: Toán
kiểm tra định kì học kì i
 Đề do chuyên môn trường ra
_________________________________
Tiết 2: Thể dục
sơ kết học kì i
Trò chơi: chạy theo hình tam giác 
I. Mục tiêu:
- Ôn đi theo vạch kẻ thẳng hai tay chống hông và đi theo vạch kẻ thẳng hai tay dang ngang.Yêu cầu thực hiện động tác tương đối đúng.
- Trò chơi: Lò cò tiếp sức: Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ động.
 II. Địa điểm và phương tiện:
 - Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn luyện tập.
 - Phương tiện: Còi, phấn
III. Nội dung và phương pháp lên lớp
Hoạt động của thầy
Định lượng
Hoạt động của trò
1. Phần mở đầu.
- GV phổ biến nội dung, yêu cầu bài học, chấn chỉnh đội ngũ, trang phục tập luyện: 1 - 2 phút.
- Đứng tại chỗ làm động tác xoay, khởi động các khớp.
- Chạy chậm một hàng dọc trên địa hình tự nhiên.
* Trò chơi: Chim về tổ.
2. Phần cơ bản.
a. Sơ kết học kì I.
- Ôn bài thể dục phát triển chung.
- Ôn đi theo vạch kẻ thẳng hai tay chống hông và đi theo vạch kẻ thẳng hai tay dang ngang, đi nhanh chuyển sang chạy.
- GV quan sát, sửa lỗi sai cho HS.
-Thi đua giữa các nhóm. Tuyên dương nhóm thực hiện tốt.
b. Trò chơi vận động 
- Trò chơi : Chạy theo hình tam giác.
 - GV tập hợp HS theo đội hình chơi, nhắc lại tên trò chơi, giải thích cách chơi và luật chơi. GV cho cả lớp ôn lại cách chơi, rồi cho cả lớp thi đua chơi 2 - 3 lần. GV quan sát, nhận xét, biểu dương các cặp HS chơi đúng luật nhiệt tình. 
3. Phần kết thúc .
- GV cùng học sinh hệ thống bài: 
- GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học.
- Gv giao bài tập về nhà ôn luyện RLTTCB đã học ở lớp 3.
6-10phút
2 - 3 phút.
18 - 22phút
5-6 phút
4 - 6 phút
- Hs tập hợp 3 hàng ngang.
- Đứng tại chỗ khởi động theo sự điều khiển của cán sự.
- Hs chạy theo hàng dọc.
- Gv điều khiển học sinh chơi.
- Gv điều khiển cho hs đội hình 2- 3 hàng dọc.
- HS tập cả lớp, chia tổ tập luyện.
- Hs thi đua theo tổ.
- Gv nêu tên trò chơi, cho hs chơi thử và tổ chức thiđua giữa các nhóm.
- Gv điều khiển lớp chơi thi đua.
- Hs tập hợp 3 hàng dọc.
- Làm động tác thả lỏng .
_______________________________
Tiết 3: Tập làm văn
 kiểm tra định kì học kì i
 Đề do chuyên môn trường ra
___________________________________
Tiết 4: Sinh hoạt
Tổng kết tuần 18. Kế hoạch tuần 19.
I. Mục tiêu:
- Kiểm điểm hoạt động nề nếp tuần 18.
- Đề ra phương hướng hoạt động trong tuần 19.
II. Nội dung nhân xét, đánh giá tuần 18.
1- Các tổ trưởng báo cáo các hoạt động của tổ mình.
2- Giáo viên nhận xét chung.
- GV đánh giá nhận xét chung nề nếp, ý thức của HS.
- Kiểm điểm những hành vi đạo đức chưa tốt của HS.
- Biểu dương những em có ý thức tốt, hành vi cư xử đúng mực.
- Nhắc nhở những việc nên làm và không nên làm trong quá trình học tập rèn luyện của HS. 
3. Văn nghệ:
- Gv tổ chức trình diễn một số tiết mục văn nghệ tạo bầu không khí vui vẻ
III- Phương hướng hoạt động tuần 19.
- Dạy và học theo đúng chương trình, kế hoạch dạy học.
- Tích cực học tập rèn luyện tu dưỡng bản thân.
- Ban cán sự làm tốt hơn nữa công tác truy bài đầu giờ, tự quản, ...
- Bồi dưỡng hs Giỏi, phụ đạo, giúp đỡ bạn yếu vươn lên trong học tập.
- Học thuộc các bài múa, hát mới.
* Bổ sung:
.
.
________________________________
* Buổi chiều 
Tiết 1: Ngoại ngữ
Gv chuyên soạn giảng
_______________________________
Tiết 2+ 3: Toán + HĐNK
Luyện tập chung
I. Mục tiêu:
- Củng cố cho hs những kiến thứcToán học đã học.
- Hs thực hành thành thạo các bài tập liên quan.
- Hs ham mê môn học.
II. Các hoạt động dạy –học:
1. Giới thiệu bài: Gv nêu mục tiêu, yêu cầu bài học.
2. Luyện tập.
Bài 1: Đặt tính rồi tính.
a. 68 x35 b. 1750 : 42 
c. 1087 x 261	 d. 2004 : 359
- Cả lớp và Gv nhận xét, chốt kết quả đúng.
Bài 2: Tính bằng cách thuận tiện nhất.
a. 321 x 45 + 55 x 321
b. 679 + 679 x 123 – 679 x 124
c.5 x 75 x 2
- Gv ghi đề bài lên bảng.
- Gv và cả lớp nhận xét, chốt kết quả đúng.
Bài 3: 
 Một thửa ruộng có trung bình chiều dài và chiều rộng là 74 m. Chiều dài hơn chiều rộng 34 m. Tính diện tích thửa ruộng đó.
- Gv ghi đề bài lên bảng.
- Cả lớp và gv nhận xét, chốt kết quả đúng.
Bài 4: 
 Mỗi cái bút giá 1500 đồng, mỗi quyển vở giá 4300 đồng. Hỏi nếu mua 24 cái bút và 18 quyển vở thì hết tất cả bao nhiêu tiền?
- Gv ghi đề bài lên bảng.
- Gv Gv chấm một số bài, nhận xét, chữa bài.
- Gv chấm một số bài.
Bài 5.
 Em hãy viết số lớn nhất có 5 chữ số mà các chữ số khác nhau chia hết cho 2, chia hết cho 5.
- Gv ghi đề bài lên bảng.
- Cả lớp và Gv nhận xét, chữa, chốt kết quả đúng.
3. Củng cố, dặn dò:
- Gv nhận xét tiết học.
- Dặn hs về chuẩn bị bài mới.
- Hs đọc yêu cầu đề bài.
- Tự làm bài vào vở: N1,2: a,b,c,d/ 
 N3: a,b, 
- 4 Hs lên bảng.
- Hs nhận xét, chữa bài.
- Hs đọc yêu cầu đề bài.
- Hs nhắc lại cách tính thuận tiện nhất: áp dụng tính chất nhân một số với một tổng hoặc nhân một số với một hiệu.
- Hs tự làm vào vở.
- 3 hs lên bảng. 
- Hs khác nhận xét, chữa bài.
- Hs đọc đề bài và tự làm.
-1 hs lên bảng.
- Hs khác nhận xét, chữa bài.
- Hs đọc đề bài.
- Gv hướng dẫn Hs phân tích đề bài.
- Hs K-G làm bài. KK hs TB-Y hoàn thành tại lớp.
- 1 Hs lên bảng.
- Hs nhận xét bài bạn là trên bảng.
- Hs đọc đề bài và tự làm.
- HS trình bày kết quả.
- Hs khác nhận xét, bổ sung.
- Hs lắng nghe.
********************************************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_4_tuan_18_ban_chuan_kien_thuc_ki_nang.doc