Giáo án Lớp 4 - Tuần 9 - Nguyễn Thị Xen

Giáo án Lớp 4 - Tuần 9 - Nguyễn Thị Xen

I. Mục tiêu:

 - Hiểu nội dung bài.

- Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài, biết phân biệt lời người dẫn chuyện và lời nhân vật (Hùng, Quý, Nam, thầy giáo).

 Nắm được vấn đề tranh luận (Cái gì quí nhất?) và ý được khẳng định trong bài (người lao động là quí nhất).

 Yêu mến người lao động.

II. Đồ dùng dạy học:

- Tranh minh họa bài đọc trong SGK.

III. Các hoạt động dạy học:

1. Khởi động: (1’)

2. Kiểm tra bài cũ: (3’)

- HS đọc thuộc lòng những câu thơ các em thích trong bài “Trước cổng trời”, trả lời các câu hỏi về bài đọc.

3. Bài mới:

a. Giới thiệu bài: (1’)

b. Các hoạt động:

 

doc 38 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 09/02/2022 Lượt xem 173Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 9 - Nguyễn Thị Xen", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẬP ĐỌC
Tiết: 17 Ngày dạy : 
Bài: CÁI GÌ QUÍ NHẤT
I. Mục tiêu:
 - Hiểu nội dung bài.
- Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài, biết phân biệt lời người dẫn chuyện và lời nhân vật (Hùng, Quý, Nam, thầy giáo).
 Nắm được vấn đề tranh luận (Cái gì quí nhất?) và ý được khẳng định trong bài (người lao động là quí nhất).
 Yêu mến người lao động.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh họa bài đọc trong SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (3’)
- HS đọc thuộc lòng những câu thơ các em thích trong bài “Trước cổng trời”, trả lời các câu hỏi về bài đọc.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: (1’)
b. Các hoạt động:
 T L
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
10’
8’
8’
v Hoạt động 1: Luyện đọc đúng.
0 Mục tiêu: Đọc lưu loát, biết phân biệt lời người dẫn chuyện với nhân vật.
0 Cách tiến hành: 
- Hướng dẫn cách đọc” giọng kể thong thả, giọng 3 bạn nhỏ nhanh, sôi nổi, hào hứng, giọng thầy chậm rãi.
- Luyện đọc đoạn.
- Kết hợp sửa lỗi phát âm.
- Kết luận:
v Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
0 Mục tiêu: Nắm được vấn đề tranh luận và ý được khẳng định trong bài.
0 Cách tiến hành: 
- ( Hỏi thêm – tập làm văn): Ba bạn tranh luận vấn đề gì?
+ Theo mỗi bạn, cái quí nhất trên đời là gì? Mỗi bạn đưa ra lí lẽ như thế nào để bảo vệ ý kiến của mình?
+ Vì sao thầy giáo cho rằng người lao động là quý nhất?
+ Chọn tên khác cho bài và giải thích vì sao chọn tên đó?
- Kết luận:
v Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm.
0 Mục tiêu: Biết đọc diễn cảm toàn bài.
0 Cách tiến hành:
- Tổ chức cho HS đọc phân vai.
- Kết luận:
- 1 HS đọc minh họa.
- 2 HS tiếp nối nhau đọc (2 lượt).
- Đọc theo cặp.
- Cá nhân tiếp nối nhau đọc.
- Cá nhân – cái gì quý nhất trên đời này.
+ Cá nhân đọc lướt – trả lời.
- Trao đổi theo cặp – vì người lao động biết dùng thì giờ để làm ra lúa gạo.
- Cá nhân – căn cứ vào nội dung để đặt tên.
- Nhóm 4: đoạn 1.
- Nhóm 2: đoạn 2.
4. Củng cố: (3’)
- Nêu nội dung chính của bài.
- Nhận xét tiết học.
IV. Hoạt động nối tiếp: (1’)
- Đọc kĩ bài đề chuẩn bị cho giờ tập làm văn.
* Rút kinh nghiệm: ..............................................................................................
.
.
.
= = = = ™ & — = = = = 
TOÁN
Tiết: 41 Ngày dạy : 
Bài: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
 Giúp HS nắm vững cách viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân trong các trường hợp đơn giản.
 Luyện kĩ năng viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân.
 Cẩn thận, chính xác.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (3’)
- HS sửa bài tập làm thêm.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: (1’)
b. Các hoạt động:
 T L
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
12’
14’
v Hoạt động 1: Hướng dẫn bài tập 1; 2.
0 Mục tiêu: Nắm vững cách viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân.
0 Cách tiến hành:
* Bài tập1:
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS nhắc lại cách làm.
* Bài tập 2: Nêu bài mẫu: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm: 315cm =  m
- Yêu cầu thảo luận.
- Yêu cầu HS tự làm các bài còn lại.
v Hoạt động 2: Hướng dẫn bài tập 3; 4.
0 Mục tiêu: Luyện kĩ năng viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân.
0 Cách tiến hành:
* Bài tập 3: 
- Yêu cầu HS làm bài và thống nhất kết quả.
* Bài tập 4:
- Yêu cầu thảo luận phần a, b. Sau đó tự làm phần c và d.
- 1 HS làm trên bảng lớp, còn lại làm vào bảng con.
.
.
.
- Nhóm đôi trao đổi – phân tích: 315cm > 300cm mà 300cm = 3m.
Có thể viết: 315cm = 300cm + 15cm = 3m15cm = 
Vậy: 315cm = 3,15m.
- 1 HS làm trên bảng lớp, còn lại làm vào vở.
243cm = 2,43m
506cm = 5,06m
34dm = 3,4m
- 1 HS làm trên bảng lớp, còn lại làm vào vở.
- a) - b): Nhóm đôi.
4. Củng cố: (3’)
- Nhắc lại bảng đơn vị đo độ dài – cách viết đơn vị đo độ dài dưới dạng số thập phân.
- Nhận xét tiết học.
IV. Hoạt động nối tiếp: (1’)
* Rút kinh nghiệm: ..............................................................................................
.
.
.
= = = = ™ & — = = = = 
CHÍNH TẢ
Tiết: 9 Ngày dạy : 
Bài: TIẾNG ĐÀN BA- LA- LAI- CA TRÊN SÔNG ĐÀ
I. Mục tiêu:
 Ôn lại cách viết những từ ngữ có tiếng chứa âm đầu n/l hoặc âm cuối n/ng.
 Nhớ viết lại đúng, chính tả bài thơ Tiếng đàn ba- la- lai- ca trên sông Đà. Trình bày đúng các khổ thơ, dòng thơ theo thể thơ tự do.
 Chữ viết đẹp.
II. Đồ dùng dạy học:
- Giấy, băng dính (dán bảng) cho các nhóm thi tìm nhanh từ láy theo yêu cầu bài tập 3a.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (3’)
- HS thi viết tiếp sức trên bảng lớp các tiếng có chứa vần uyêt, uyên.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: (1’)
b. Các hoạt động:
 T L
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
18’
8’
v Hoạt động 1: Hướng dẫn chính tả và viết chính tả.
0 Mục tiêu: Nhớ viết đúng và trình bày đúng khổ thơ, dòng thơ.
0 Cách tiến hành: 
- Gọi HS đọc 3 khổ thơ.
- Gọi HS đọc thuộc lòng cả bài thơ.
- Nhắc nhở cách trình bày chú ý viết đúng các tiếng khó: Ba- la- lai- ca, chơi vơi.
- Đọc các câu thơ bắt đầu của khổ thơ 1; 2 và 3.
- Đọc để HS soát lỗi.
- Chẫm 8 – 10 bài – Nhận xét.
- Kết luận. 
v Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
0 Mục tiêu: Ôn lại cách viết tiếng chứa âm đầu n/ ng.
0 Cách tiến hành: 
* Bài 2b: 
- Tổ chức cho HS bốc thăm cặp âm, vần cần phân biệt và thi viết các từ ngữ có tiếng chứa âm, vần đó trên giấy nháp và bảng lớp.
- Kết thúc trò chơi, gọi HS đọc lại các từ ngữ, mỗi HS viết vào vở ít nhất 6 từ.
* Bài 3b: 
- Tổ chức cho HS thi tìm các từ láy – mỗi HS viết vào vở ít nhất 6 từ.
- Kết luận. 
- 3 HS tiếp nối nhau đọc.
- 1 HS đọc – còn lại nhẩm theo.
- Lắng nghe – viết vào bảng con.
- Nhẩm lại để viết bài.
- Đổi vở theo cặp.
- Tự chuẩn bị, sau đó lần lượt lên “bốc thăm”, mở phiếu và đọc to cho cả lớp nghe – viết nhanh lên bảng rồi đọc lên.
- Vài HS đọc – viết vào vở.
- Nhóm 6 – trình bày trên giấy khổ to.
4. Củng cố: (3’)
- Nhắc HS nhớ những từ ngữ đã luyện tập để không viết sai chính tả.
- Nhận xét tiết học.
IV. Hoạt động nối tiếp: (1’)
- Viết mỗi từ sai một hàng, tìm thêm từ láy ở bài tập 3b.
* Rút kinh nghiệm: ..............................................................................................
.
.
.
= = = = ™ & — = = = = 
KĨ THUẬT 
Tiết: 9 Ngày dạy : 
Bài: LUỘC RAU
I. Mục tiêu:
 HS biết cách thực hiện các công việc chuẩn bị và các bước luộc rau.
 Vận dụng kiến thức đã học để giúp gia đình nấu ăn.
 Có lòng ham thích lao động.
II. Đồ dùng dạy học:
- Rau, bếp , đũa , rổ, thau
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (3’)
- HS nhắc lại cách nấu cơm bằng bếp điện.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: (1’)
b. Các hoạt động:
 T L
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
10’
8’
8’
v Hoạt động 1: Tìm hiểu các công việc chuẩn bị luộc rau.
0 Mục tiêu: Biết cách thực hiện các công việc chuẩn bị luộc rau.
0 Cách tiến hành: 
- Nêu những công việc được thực hiện khi luộc rau.
- Hướng dẫn quan sát H.1/SGK yêu cầu HS nêu tên các nguyên liệu và dụng cụ cần để luộc rau.
- Yêu cầu HS quan sát H.2/SGK và đọc mục 1b để nêu cách sơ chế rau trước khi luộc.
- Gọi HS thực hiện các thao tác sơ chế rau.
- Kết luận.
v Hoạt động 2: Tìm hiểu cách luộc rau.
0 Mục tiêu: Có ý thức vận dụng kiến thức đã học.
0 Cách tiến hành:
- Hướng dẫn HS đọc nội dung mục 2 kết hợp với quan sát hình 3 và nhớ lại cách luộc rau ở gia đình để nêu cách luộc rau. (lưu ý: Nên cho nhiểu nước, cho ít muối, đun nước sôi " rau).
- Kết luận.
v Hoạt động 3: Đánh giá kết quả học tập.
0 Mục tiêu: Kiểm tra kiến thức đã học vào phiếu trắc nghiệm.
0 Cách tiến hành: 
- Sử dụng câu hỏi cuối bài để đánh giá kết quả học tập của HS.
- Kết luận.
- Cá nhân tiếp nối nhau phát biểu.
- 2 HS tiếp nối nhau trả lời.
- 2 HS nêu.
- 2 HS thực hiện.
- Trao đổi nhóm 4.
- Cá nhân – phiếu bài tập.
4. Củng cố: (3’)
- Nhận xét ý thức học tập của HS và động viên HS thực hiện cách luộc rau giúp gia đình.
- Nhận xét tiết học.
IV. Hoạt động nối tiếp: (1’)
- Hướng dẫn HS đọc trước Bày dọn bữa ăn trong gia đình và tìm hiểu cách bày dọn ở gia đình.
* Rút kinh nghiệm: ..............................................................................................
.
.
.
= = = = ™ & — = = = = 
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết: 17 Ngày dạy : 
Bài: MỞ RỘNG VỐN TỪ: THIÊN NHIÊN
I. Mục tiêu:
 Mở rộng vốn từ thuộc chủ điểm Thiên nhiên: Biết một số từ ngữ thể hiện sự so sánh và nhân hóa bầu trời.
 Biết dùng từ thuộc chủ đề viết một đoạn văn.
 Có ý thức chọn lọc từ ngữ gợi tả, gợi cảm khi viết đoạn văn tả một cảch đẹp thiên nhiên.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (3’)
- HS làm lại bài tập 3a, 3b để củng kiến thức đã học vể từ nhiều nghĩa trong tiết luyện từ và câu trước.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: (1’)
b. Các hoạt động:
 T L
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
12’
14’
v Hoạt động 1: Tìm hiểu mẩu chuyện Bầu trời mùa thu.
0 Mục tiêu: Mở rộng vốn từ thuộc chủ đề thiên nhiên.
0 Cách tiến hành: 
* Bài tập 1:
- Gọi HS đọc mẩu chuyện Bầu trời mùa thu.
* Bài tập 2: 
- Gọi HS nhắc lại yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS đưa ra kết luận đã viết sẵn trên bảng phụ.
- Kết luận. 
v Hoạt động 2: Hướng dẫn viết đoạn văn.
0 Mục tiêu: Có ý thức chọn lọc từ ngữ gợi tả.
0 Cách tiến hành: 
* Bài tập 3:
- Hướng dẫn: Đề bài yêu cầu viết đoạn văn khoảng 5 câu tả cảnh đẹp nơi em sinh sống.
Trước hết, cần chọn cảnh để miêu tả.
Trong đoạn văn, có thể dựa vào từ ngữ gợi tả, gợi cảm, thể hiện so sánh, nhân hóa bầu trời như trong mẩu chuyện Bầu trời mùa thu.
- Yêu cầu HS đọc đoạn văn.
- Kết luận.
- 3 HS tiếp nối nhau đọc.
- 1 HS nêu yêu cầu.
- Nhóm 4 thảo luận – trình bày.
- Lắng nghe – viết vào vở.
- 2 – 3HS đọc.
4. Củng cố: (3’)
- Nhận xét tiết học.
IV. Hoạt động nối tiếp: (1’)
- Về nhà viết lại đoạn văn cho hoàn chỉnh.
* Rút kinh nghiệm: ..............................................................................................
.
.
.
= = = = ™ & — = = = = 
TOÁN
Tiết: 42 Ngày dạy : 
Bài: VIẾT CÁC SỐ ĐO KHỐI LƯỢNG DƯỚI DẠNG SỐ THẬP PHÂN
I. Mục tiêu:
 Giúp HS ôn lại: 
- Bảng đơn vị đo khối lượng.
- Quan hệ giữa các đơn vị đo liền kề và quan hệ giữa một số đơn vị do khối lượng thường dùng.
 Luyện viết số đo khối lượng dưới dạng số thập phân với các đơn vị đo khác nhau.
 Ham thích học môn toán.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng đơn vị đo khối lượng kẽ sẵn.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: (1 ... . Củng cố: (3’)
- HS nhắc lại bảng đơn vị đo độ dài, khối lượng, diện tích.
- Nhận xét tiết học.
IV. Hoạt động nối tiếp: (1’)
* Rút kinh nghiệm: ..............................................................................................
.
.
.
= = = = ™ & — = = = = 
ĐỊA LÍ
Tiết: Ngày dạy :
Bài: CÁC DÂN TỘC, SỰ PHÂN BỐ DÂN CƯ
I. Mục tiêu:
 Học xong bài này HS biết dựa vào bảng số liệu, lược đồ để thấy rõ đặc điểm về mật độ dân số và sự phân bố dân cư ở nước ta.
 Nêu được một số đặc điểm về các dân tộc ở nước ta.
 có ý thức tôn trọng, đoàn kết các dân tộc.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bản đồ mật độ dân số Việt Nam.
- Tranh ảnh về một số dân tộc, làng bảng ở đồng bằng miền núi và đô thị của Việt Nam.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (3’)
- HS đọc ghi nhớ, trả lời câu hỏi.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: (1’)
b. Các hoạt động:
 T L
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
8’
9’
v Hoạt động 1: Các dân tộc.
0 Mục tiêu: Nêu được một số đặc điểm về các dân tộc ở nước ta.
0 Cách tiến hành: 
- Yêu cầu HS dựa vào tranh ảnh SGK trả lời câu hỏi.
- Gọi HS đọc bảng số liệu và chỉ trên bản đồ vùng phân bố chủ yếu của người Kinh (Việt), người dân tộc ít người.
- Kết luận.
v Hoạt động 2: Mật độ dân số.
0 Mục tiêu: Biết dựa vào bảng số liệu, lược đồ để thấy rõ đặc điểm về mật độ dân số và sự phân bố dân cư ở nước ta.
0 Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS dựa vào bảng số liệu thảo luân.
v Hoạt động 3: Phân bố dân số.
0 Mục tiêu: Có ý thức tôn trọng, đoàn kết các dân tộc.
0 Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS quan sát lược đồ mật đồ dân số, tranh ảnh về một số dân làng, bản ở đồng bằng, miền núi và đô thị của Việt Nam trả lời câu hỏi mục 3 SGK.
- Kết luận.
- Nhóm 4 quan sát – thảo luận.
- 2 - 3 HS thực hiện.
- Cả lớp.
- Nhóm đôi – thảo luận – 2- 3 HS lên xác định trên lược đồ vùng đông dân, thưa dân.
4. Củng cố: (3’)
- HS đọc nội dung phần ghi nhớ.
- Nhận xét tiết học.
IV. Hoạt động nối tiếp: (1’)
- Sưu tầm tranh, ảnh về các vùng trồng lúa, cây công nghiệp, cây ăn quả để chuẩn bị cho bài sau.
* Rút kinh nghiệm: ..............................................................................................
.
.
.
= = = = ™ & — = = = = 
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết: 18 Bài: ĐẠI TỪ
ngày dạy :
I. Mục tiêu:
 Nắm được khái niệm đại từ, nhận biết đại từ từ trong thực tế.
 Bước đầu sử dụng đại từ thay thế cho danh từ bị dùng lặp lại trong căn bản ngắn.
 Chữ viết đẹp.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (3’)
- HS đọc đoạn văn tả cảnh đẹp ở quê em hoặc nơi em sinh sống. – BT3, luyện từ và câu trước.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: (1’)
b. Các hoạt động:
 T L
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
12’
14’
v Hoạt động 1: Tìm hiểu Nhận xét + Ghi nhớ.
0 Mục tiêu: Nắm được khái niệm đại từ, nhận biết đại từ trong thực tế.
0 Cách tiến hành: 
Phần nhận xét:
* Bài tập 1: 
- Hướng dẫn trong 2 đoạn a,b những từ nào được in đậm? Các từ này được dùng để chỉ ai? Chỉ con gì?
Chúng được dùng để làm gì?
- Những từ nói trên được gọi là đại từ.
Đại có nghĩa là thay thế, đại từ có nghĩa là từ dùng để thay thế.
* Bài tập 2: Cách thực hiện như ở bài tập 1.
- Từ hai nhận xét yêu cầu HS cho biết thế nào là đại từ?
- Gọi HS đọc nội dung cần ghi nhớ.
- Kết luận.
v Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập.
0 Mục tiêu: Biết sử dụng đại từ thay thế.
0 Cách tiến hành: 
* Bài tập 1: 
- Yêu cầu HS đọc đề - tự làm bài.
* Bài tập 2:
- Hướng dẫn đọc kĩ bài ca dao để tìm hiểu nội dung của bài. Sau đó, hãy tìm những từ dùng để xưng hô hoặc thay thế cho các từ khác.
* Bài tập 3:
- Hướng dẫn: Bài tập này yêu cầu sử dụng đại từ thích hợp để thay thế cho danh từ bị lặp lại trong câu chuyện.
(Lưu ý: không nên thay thế tất cả các chuột bằng từ nó vì như vậy sẽ làm cho từ nó lặp lại nhiều lần.
- Cá nhân – trả lời.
- Lắng nghe.
- Trả lời rút ra nhận xét trong phần ghi nhớ.
- 2 – 3 HS đọc.
- Cá nhân – trả lời miệng.
- Nhóm đôi – trao đổi – trình bày (đại từ: mày, ông, tôi, nó).
4. Củng cố: (3’)
- HS đọc lại phần ghi nhớ.
- Nhận xét tiết học.
IV. Hoạt động nối tiếp: (1’)
- Học thuộc phần ghi nhớ ở SGK – Ôn lại từ đồng nghĩa, trái nghĩa chuẩn bị cho tiết sau.
* Rút kinh nghiệm: ..............................................................................................
.
.
.
= = = = ™ & — = = = = 
TOÁN
Tiết: 45 Ngày dạy : 
Bài: LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu:
 Giúp HS củng cố cách viết số đo độ dài, khối lượng và diện tích dưới dạng số thập phân theo các đơn vị đo khác nhau.
 Làm đúng các bài tập.
 Cẩn thận, chính xác
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (3’)
- HS sửa bài tập làm thêm.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: (1’)
b. Các hoạt động:
 T L
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
18’
9’
v Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập 1 – bài tập 4.
0 Mục tiêu: Củng cố cách viết các số đo dưới dạng số thập phân.
0 Cách tiến hành: 
* Bài tập 1: 
- Yêu cầu HS đọc đề và nêu yêu cầu.
- Yêu cầu HS làm bài. 
- (Kết quả: a) 3,6m ; b) 0,4m
 c) 34,05m ; c) 3,45m)
* Bài tập 2: 
- Yêu cầu HS đọc đề và nêu cách làm. 
- Yêu cầu làm bài.
* Bài tập 3: 
- Yêu cầu HS đọc đề - tự làm bài
(Kết quả: a) 42,4dm ; b) 569mm
 c) 26,02m)
* Bài tập 4:
- Yêu cầu HS đọc đề - tự làm bài.
(Kết quả: a) 3,005kg ; b) 0,03kg
 c) 1,103kg 
- Kết luận.
v Hoạt động 2: 
0 Mục tiêu: Biết đổi hai đơn vị đo thành số đo có một đơn vị đo.
0 Cách tiến hành: 
- Yêu cầu HS quan sát hình minh họa và hỏi: Túi cam cân nặng bao nhiêu?
- Bài tập yêu cầu làm gì?
- Yêu cầu làm bài.
- Kết luân.
- 1 HS đọc.
- 1 HS làm trên bảng – còn lại làm vào vở.
- 1 HS đọc – nêu cách làm 
tấn " kg
kg " tấn
- 1 HS làm trên bảng lớp – còn lại làm vào bảng con.
- 1 HS đọc đề.
- 1 HS làm trên bảng lớp – còn lại làm vào vở.
- Cả lớp cùng quan sát hình minh.
- 1 HS nêu: 1kg 800g.
- Cả lớp làm vào vở - 1 HS đọc kết quả.
a) 1kg800 = 1,8kg.
b) 1kg800g = 1800g.
4. Củng cố: (3’)
- HS đọc lại bảng đơn vị đo khối lượng và mối quan hệ giữa hai đơn vị đo liền kề.
- Nhận xét tiết học.
IV. Hoạt động nối tiếp: (1’)
* Rút kinh nghiệm: ..............................................................................................
.
.
.
= = = = ™ & — = = = = 
TẬP LÀM VĂN
Tiết: 18 Ngày dạy : 
Bài: LUYỆN TẬP THUYẾT TRÌNH TRANH LUẬN
I. Mục tiêu:
 Bước đầu biết cách mỏ rộng lí lẽ và dẫn chứng trong thuyết trình, tranh luận.
 Biết dẫn chứng cụ thể, xác đáng, có sức thuyết phục.
 Biết cách diễn đạt rõ ràng
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (3’)
- HS làm bài tập 3 tiết luyện từ và câu.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: (1’)
b. Các hoạt động:
 T L
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
12’
14’
v Hoạt động 1: Hướng dẫn mở rộng lí lẽ và dẫn chứng trong thuyết trình, tranh luận.
0 Mục tiêu: Biết cách mở rộng lí lẽ và dẫn chứng.
0 Cách tiến hành: 
* Bài tập 1: 
- Yêu cầu HS nắm vững yêu cầu của bài.
- Tổ chức cho HS làm bài theo nhóm, mỗi HS đóng vai một nhân vật.
- Mời đại diện tranh luận trước lớp.
- Ghi tóm tắt ý kiến hay vào bảng tổng hợp ý kiến.
- Kết luận.
v Hoạt động 2: Hướng dẫn HS xác định yêu cầu của bài tập. 
0 Mục tiêu: Biết cách trình bày
0 Cách tiến hành: 
* Bài tập 2: 
- Hướng dẫn HS xác định yêu cầu của bài tập.
- Nhắc HS: Cần trình bày ý kiến của mình. Đây là bài tập rèn luyện kĩ năng thuyết trình.
- Gọi HS trình bày.
- Cá nhân – gạch dưới từ quan trọng.
- Nhóm 4.
- Mỗi HS tham gia tranh luận sẽ bốc thăm để nhận vai.
- Cá nhân – gạch dưới từ trọng tâm.
- Làm việc độc lập, tìm hiểu ý kiến, lí lẽ và dẫn chứng của trăng và đèn trong ca dao.
- Một số HS phát biểu ý kiến của mình.
4. Củng cố: (3’)
- Nhận xét tiết học, khen ngợi những nhóm hoặc cá nhân thể hiện khả năng thuyết trình, tranh luận giỏi.
- Nhận xét tiết học.
IV. Hoạt động nối tiếp: (1’)
- Về nhà đọc lại các bài tập đọc, học thuộc lòng để kiểm tra trong tuần ôn tập tới.
* Rút kinh nghiệm: ..............................................................................................
.
.
.
= = = = ™ & — = = = = 
KHOA HỌC
Tiết: 18 Ngày dạy : 
Bài: PHÒNG TRÁNH BỊ XÂM HẠI
I. Mục tiêu:
 Sau bài học HS có khả năng: Nêu một số tình huống có thể đến nguy cơ bị xâm hại và những điểm cần chú ý để phòng tránh bị xâm hại.
 Rèn luyện kĩ năng úng phó với nguy cơ bị xâm hại.
 Liệt kê danh sách những người có thể tin cậy, chia sẻ, tâm sự, nhờ giúp đỡ bản thân khi bị xâm hại.
II. Đồ dùng dạy học:
- Hình trang 38 – 39 SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (3’)
- HS đọc ghi nhớ - trả lời câu hỏi.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: (1’)
b. Các hoạt động:
 T L
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
9’
9’
8’
v Hoạt động 1: Hướng dẫn quan sát hình SGK.
0 Mục tiêu: Nêu được một số tình huống có thể dẫn đến nguy cơ bị xâm hại và những điểm cần lưu ý để phòng tránh.
0 Cách tiến hành: 
- Yêu cầu quan sát hình và trao đổi nội dung từng hình.
- Kết luận.
v Hoạt động 2: Đóng vai: “ứng phó với nguy cơ bị xâm hại”.
0 Mục tiêu: Rèn luyện kĩ năng ứng phó với nguy cơ bị xâm hại. Nêu được các quy tắc an toàn cá nhân.
0 Cách tiến hành: 
- Giao cho mỗi nhóm một tình huống để các em tập ứng xử.
- Yêu cầu cả lớp thảo luận câu hỏi:
+ Trong trường hợp bị xâm hại, chúng ta cần phải làm gì? 
- Kết luận.
v Hoạt động 3: Vẽ bàn tay tin cậy.
0 Mục tiêu: Kê được danh sách những người có thể giúp đỡ bản thân bị xâm hại.
0 Cách tiến hành: 
- Hướng dẫn HS cả lớp làm việc cá nhân.
- Yêu cầu trao đổi hình vẽ.
- gọi 1 vài HS nói về bàn tay tin cậy của mình.
- Kết luận.
- Nhóm 4 – thảo luận các câu hỏi trang 38 SGK.
- Nhóm 4 – trình bày cách ứng xử trong từng trường hợp.
- Cả lớp thảo luận. (bỏ đi kể với người tin cậy,).
- Mỗi HS vẽ bàn tay 5 ngón vẽ trên giấy A4 ghi tên người mình tin cậy.
- Trao đổi theo cặp.
- 1 vài HS tiếp nối trình bày.
- Lắng nghe.
4. Củng cố: (3’)
- HS đọc mục bạn cần biêt.
- Nhận xét tiết học.
IV. Hoạt động nối tiếp: (1’)
- Về áp dụng những điều đã học vào thực tế.
- Sưu tầm các hình ảnh và thông tin về một số tai nạn giao thông, chuẩn bị cho bài sau.
* Rút kinh nghiệm: ..............................................................................................
.
.
.
= = = = ™ & — = = = = 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_9_nguyen_thi_xen.doc