Giáo án Khối 4 - Tuần 18 (Bản đẹp tổng hợp các môn)

Giáo án Khối 4 - Tuần 18 (Bản đẹp tổng hợp các môn)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL, kết hợp kiểm tra đọc hiểu (HS trả lời được 1- 2 câu hỏi về nội dung bài đọc). Yêu cầu về kĩ năng đọc thành tiếng: HS đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học trong HKI ở lớp 4 (phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 120 chữ/ phút; biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ, biết đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật.

 2. Hệ thống hoá được một số điều cần ghi nhớ về nội dung, về nhân vật của các bài tập đọc là truyện kể thuộc hai chủ điểm Có chí thì nên và Tiếng sáo diều.

 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Một tờ phiếu khổ to kẻ bảng BT2 để HS điền.

- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL trong sách TV4, tập 1.

 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

 1. Giới thiệu bài:

 - Hỏi HS: Từ đầu năm học tới nay, các em đã được học những chủ điểm nào?

 - GV ghi lên bảng lớp tên các chủ điểm, giới thiệu nội dung mà các em được ôn tập trong tuần 18, và của tiết học hôm nay.

2. Kiểm tra TĐ và HTL: ( khoảng 1/6 số HS)

 - Từng HS lên bốc thăm, chuẩn bị bài, sau đó đọc bài theo chỉ định trong phiếu

- GV đặt câu hỏi theo nội dung bài cho từng em, HS TLCH của GV. GV cho điểm theo quy định.

- Những HS chưa đạt yêu cầu, GV cho các em về nhà luyện đọc để KT lại trong tiết sau.

 

doc 16 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 14/01/2022 Lượt xem 389Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 18 (Bản đẹp tổng hợp các môn)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUầN 18
	`	 Thứ 2 ngày 8 tháng 1 năm 2007
Tiếng Việt
Ôn tập- Kiểm tra tập đọc, HTL (Tiết 1)
 I. Mục tiêu:
1. Kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL, kết hợp kiểm tra đọc hiểu (HS trả lời được 1- 2 câu hỏi về nội dung bài đọc). Yêu cầu về kĩ năng đọc thành tiếng: HS đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học trong HKI ở lớp 4 (phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 120 chữ/ phút; biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ, biết đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật.
	2. Hệ thống hoá được một số điều cần ghi nhớ về nội dung, về nhân vật của các bài tập đọc là truyện kể thuộc hai chủ điểm Có chí thì nên và Tiếng sáo diều.
	 II. Đồ dùng dạy học:
- Một tờ phiếu khổ to kẻ bảng BT2 để HS điền.
- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL trong sách TV4, tập 1. 
	 III. Các hoạt động dạy- học:
 1. Giới thiệu bài:
	- Hỏi HS: Từ đầu năm học tới nay, các em đã được học những chủ điểm nào?
	- GV ghi lên bảng lớp tên các chủ điểm, giới thiệu nội dung mà các em được ôn tập trong tuần 18, và của tiết học hôm nay.
2. Kiểm tra TĐ và HTL: ( khoảng 1/6 số HS)
 	- Từng HS lên bốc thăm, chuẩn bị bài, sau đó đọc bài theo chỉ định trong phiếu 
- GV đặt câu hỏi theo nội dung bài cho từng em, HS TLCH của GV. GV cho điểm theo quy định.
- Những HS chưa đạt yêu cầu, GV cho các em về nhà luyện đọc để KT lại trong tiết sau. 
 3. Bài tập 2: Lập bảng tổng kết các bài tập đọc là truyện kể trong hai chủ điểm “Có chí thì nên” và “Tiếng sáo diều”
	- Một HS đọc yêu cầu. Cả lớp đọc thầm
	- GV nhắc HS lưu ý: Chỉ ghi những điều cần nhớ về các bài tập đọc là truyện kể
	- GV phát phiếu cho các nhóm, quy định thời gian làm bài là 10’.
	- Các nhóm làm bài trên phiếu. 
	- Nghe hiệu lệnh của GV các nhóm dán sản phẩm lên bảng lớp.
	- Mỗi nhóm cử một HS lên bảng chấm chéo bài làm của nhóm bạn. Sau khi các nhóm chấm xong, GV hướng dẫn cả lớp sửa sai, tính điểm thi đua.
4. Củng cố, dặn dò: 
	- GV nhận xét tiết học. 
 Tiếng Việt
Ôn tập- Kiểm tra tập đọc, HTL (Tiết 2)
I. Mục tiêu:
1. Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL (Yêu cầu như tiết 1)
2. Ôn luyện kĩ năng đặt câu, kiểm tra sự hiểu biết của HS về nhân vật (trong các bài tập đọc) qua bài tập đặt câu nhận xét về nhân vật).
3. Ôn các thành ngữ, tục ngữ đã học qua bài thực hành chọn các thành ngữ, tục ngữ hợp với tình huống đã cho.
III. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL trong sách TV4, tập1. 
- Một số phiếu khổ to viết BT3.
III. Các hoạt động dạy- học:
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết ôn tập
2. Kiểm tra tập đọc và HTL: ( khoảng 1/6 số HS)
 	Từng HS lên bốc thăm, chuẩn bị bài, sau đó đọc bài theo chỉ định trong phiếu và TLCH của GV. GV cho điểm theo quy định. 
 3. Bài tập 2: Đặt câu với những từ ngữ thích hợp để nhận xét về các nhân vật
- Một HS đọc yêu cầu. Cả lớp theo dõi để nắm yêu cầu rồi làm bài cá nhân vào VBT.
- HS tiếp nối nhau đọc câu đã đặt. Cả lớp và GV nhận xét.
 4. Bài tập 3: Chọn những thành ngữ, tục ngữ thích hợp để khuyến khích hoặc nhắc nhở bạn.
- HS đọc yêu cầu của bài tập.
- GV nhắc HS xem lại bài tập đọc Có chí thì nên, nhớ lại các câu thành ngữ, tục ngữ đã học, đã biết.
- GV phát phiếu cho các nhóm trao đổi, làm bài.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả. Cả lớp và GV nhận xét, boỏ sung, kết luận về lời giải đúng.
5. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học. Nhắc những HS chưa được kiểm tra chuẩn bị nội dung cho tiết ôn tập sau
Toán
Dấu hiệu chia hết cho 9
I. mục tiêu: 
Giúp HS : 
- Biết dấu hiệu chia hết cho 9.
- Vận dụng dấu hiệu chia hết cho 9 để làm các bài tập.
II. đồ dùng dạy- học: 
Bảng phụ
III. Hoạt động dạy- học:
A. Kiểm tra bài cũ:
Gọi 2 HS nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 5, nêu ví dụ về số chia hết cho 5; Dấu hiệu chia hết cho cả 5 và 2, nêu ví dụ.
B. Bài mới:
1. GV hướng dẫn HS tìm ra dấu hiệu chia hết cho 9:
- GV cho HS nêu các số chia hết cho 9 và các số không chia hết cho 9. (GV ghi thành hai cột)
- Yêu cầu HS nêu nhận xét chung về các số chia hết cho 9. Giúp HS đI đến kết luận: Các số có tổng các chữ số chia hết cho 9 thì chia hết cho 9. Ngược lại, các số có tổng các chữ số không chia hết cho 9 thì không chia hết cho 9.
- Cho HS tự nêu ví dụ khác về các số chia hết cho 9 và số không chia hết cho 9.
- GV kết luận: Muốn biết một số có chia hết cho 9 hay không chỉ cần xét tổng các chữ số của số đó, nếu tổng các chữ số chia hết cho 9 thì số đó chia hết cho 9; nếu tổng các chữ số không chia hết cho 9 thì số đó không chia hết cho 9.
2. Thực hành.
	GV tổ chức cho HS làm lần lượt từng BT: 
Bài1: GV yêu cầu HS nêu cách làm rồi tự làm bài. GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu.
Gọi một số HS trả lời, cả lớp nhận xét, kết luận.
Bài2: Tiến hành tương tự như bài 1
Bài3: GV cho HS làm bài vào vở rồi nêu kết quả. Cả lớp nhận xét và chữa bài. 
Bài 4: - HS đọc bài toán.
- GV hướng dẫn HS làm vài bài đầu, sau đó HS tự làm.
3. Củng cố, dặn dò: 
- HS nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 9.
- GV nhận xét chung về kĩ năng làm bài của HS.
Khoa học: 
Không khí cần cho sự cháy
I. mục tiêu: 
Sau bài học, HS biết: 
- Làm thí nghiệm chứng minh: Càng có nhiều không khí thì càng có nhiều ô-xi để duy trì sự cháy được lâu hơn; Muốn sự cháy diễn ra liên tục thì không khí phải được lưu thông.
- Nói về vai trò của khí ni-tơ đối với sự cháy diễn ra trong không khí.
- Nêu ứng dụng thực tế liên quan đến vai trò của không khí đối với sự cháy.
II. đồ dùng dạy- học: 
- Các hình trang 70, 71 SGK.
- Chuẩn bị các đồ dùng để thí nghiệm theo nhóm. 
III. Hoạt động dạy- học:
1. Hoạt động1: Tìm hiểu vai trò của ô-xi đối với sự cháy
Bước 1: 
- GV chia nhóm, các nhóm trưởng báo cáo về việc chuẩn bị các đồ dùng để làm thí nghiệm.
- GV yêu cầu HS đọc mục “Thực hành” trang 70 SGK để biết cách làm.
Bước 2: Các nhóm làm thí nghiệm theo chỉ dẫn trong SGK, theo dõi các hiện tượng và ghi vào bảng:
Lọ thủy tinh
Thời gian cháy
Giải thích
To
Nhỏ
Bước 3: 
- Đại diện các nhóm trình bày
- GV kết luận: Càng có nhiều không khí thì càng có nhiều ô-xi để duy trì sự cháy được lâu hơn. 
2. Hoạt động 2: Tìm hiểu cách duy trì sự cháy và ứng dụng trong cuộc sống
Bước 1: 
- GV chia nhóm, các nhóm trưởng báo cáo về việc chuẩn bị các đồ dùng để làm thí nghiệm.
- GV yêu cầu HS đọc mục “Thực hành” trang 70, 71 SGK để biết cách làm.
Bước 2: 
- Các nhóm làm thí nghiệm theo chỉ dẫn trong SGK, theo dõi các hiện tượng rồi thảo luận và giải thích nguyên nhân. 
- HS liên hệ việc đun nấu ở nhà với bài học.
Bước 3: 
- Đại diện các nhóm trình bày
- GV kết luận: Để duy trì sự cháy, cần liên tục cung cấp không khí hay không khí phảI được lưu thông. Ô-xi duy trì sự cháy còn ni-tơ thì làm cho sự cháy diễn ra không quá mạnh hoặc quá nhanh.
3. Củng cố: 
	- HS nêu vai trò của không khí đối với sự cháy.
	- GV nhận xét chung tiết học.
	Thứ 3 ngày 9 tháng 1 năm 2007
Toán
Dấu hiệu chia hết cho 3
I. mục tiêu: 
Giúp HS : 
- Biết dấu hiệu chia hết cho 3.
- Vận dụng dấu hiệu chia hết cho 3 để nhận biết các số chia hết cho 3 và các số không chia hết cho 3. 
II. đồ dùng dạy- học: Bảng phụ
III. Hoạt động dạy- học:
A. Kiểm tra bài cũ:
Gọi 2 HS nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 9, nêu ví dụ về số chia hết cho 9.
B. Bài mới:
1. GV hướng dẫn HS tìm ra dấu hiệu chia hết cho 3:
- GV cho HS nêu các số chia hết cho 3 và các số không chia hết cho 3. (GV ghi thành hai cột tương ứng)
- Yêu cầu HS nêu đặc điểm của các số chia hết cho 3, đặc điểm của các số không chia hết cho 3. GV Giúp HS đi đến kết luận: Các số có tổng các chữ số chia hết cho 3 thì chia hết cho 3. Ngược lại, các số có tổng các chữ số không chia hết cho 3 thì không chia hết cho3. 
- Một số HS nhắc lại.
- Cho HS tự nêu ví dụ khác về các số chia hết cho 3 và số không chia hết cho 3.
- GV kết luận: Muốn biết một số có chia hết cho 3 hay không chỉ cần xét tổng các chữ số của số đó, nếu tổng các chữ số chia hết cho 3 thì số đó chia hết cho 3; nếu tổng các chữ số không chia hết cho 3 thì số đó không chia hết cho 3.
2. Thực hành.
Bài1: HS nêu đề bài, nêu cách làm rồi tự làm bài. GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu.
 GV chữa bài.
Bài2: Cho HS tự làm bài, sau đó GV chữa bài.
Bài3: Cho HS tự làm bài, sau đó đổi chéo vở cho nhau để kiểm tra.
 Một số HS rồi nêu kết quả. Cả lớp nhận xét và chữa bài. 
Bài 4: Cho HS tự làm bài, sau đó GV chữa bài
3. Củng cố, dặn dò: 
- HS nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 3.
- GV nhận xét chung về kĩ năng làm bài của HS.
Tiếng Việt
Ôn tập- Kiểm tra tập đọc, HTL (Tiết 3)
I. Mục tiêu:
1. Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL (Yêu cầu như tiết 1)
2. Ôn luyện về các kiểu mở bài và kết bài trong văn KC.
III. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL trong sách TV4, tập1. 
- Bảng phụ viết sẵn nội dung cần ghi nhớ về hai cách mở bài (mở rộng và không mở mở rộng)
III. Các hoạt động dạy- học:
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết ôn tập
2. Kiểm tra tập đọc và HTL: (khoảng 1/6 số HS)
 	Từng HS lên bốc thăm, chuẩn bị bài, sau đó đọc bài theo chỉ định trong phiếu và TLCH của GV. GV cho điểm theo quy định. 
3. Bài tập 2: Viết 1 mở bài gián tiếp và 1 kết bài theo kiểu mở rộng cho đề TLV “Kể chuyện ông Nguyễn Hiền”.
- Một HS đọc yêu cầu. Cả lớp theo dõi để nắm yêu cầu.
- Cả lớp đọc thầm truyện Ông Trạng thả diều
- Một HS đọc thành tiếng nội dung cần ghi nhớ mà GV đã viết sẵn ở bảng phụ.
- HS làm bài cá nhân vào VBT.
- HS tiếp nối nhau đọc các mở bài. Cả lớp và GV nhận xét.
Sau đó tiến hành với các kết bài.
4. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học. Nhắc những HS chưa hoàn thành bài viết về tiếp tục làm bài.
Lịch sử
 Kiểm tra định kì
 (Kiểm tra theo kế hoạch của sở vào ngày 11/ 01/ 2007)
 	 Đạo đức 
 	 Thực hành kĩ năng cuối học kì I 
I. Mục tiêu:
Giúp HS: 
- Củng cố, hệ thống nội dung các bài đạo đức đã học.
- HS có ý thức tiết kiệm thời gian, tiền của; Biết yêu quý, kính trọng thầy cô, ông bà, bố mẹ, biết yêu lao động.
- Có kĩ năng thực hiện các hành vi đạo đức theo bài học.
III. Các hoạt động dạy- học:
* Giới thiệu bài: GV nêu nội dung của tiết ôn tập
Hoạt động1: Tổ chức cho HS hệ thống các bài đã học:
- HS nêu các bài đã học, GV ghi lên bảng lớp: 
	1. Trung thực trong học tập.
	2. Vượt khó trong học tập.
	3. Biết bày tỏ ý kiến.
	4. Tiết kiệm tiền của.
	5. Tiết kiệm thời giờ.
	6. Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.
	7. Biết ơn thầy giáo, cô giáo.
	8. yêu lao động.
- HS trao đ ... theo đội hình 2 hàng dọc, nhắc HS chơI theo luật.
3. Phần kết thúc: (4- 6)
- Đứng tại chỗ vỗ tay và hát.
- GV cùng HS hệ thống lại bài học: 1- 2’
- GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học và giao BT về nhà. 
Địa lí 
Kiểm tra định kì (cuối kì 1)
(Kiểm tra theo kế hoạch của Sở vào ngày 11/ 1/ năm 2007)
 	 Thứ 5 ngày 11 tháng 1 năm 2007
Tiếng Việt
Ôn tập (Tiết 6)
 I. Mục tiêu:
	1. Tiềp tục kiểm tra TĐ và HTL (Yêu cầu như tiết 1)
	2. Ôn luyện về văn miêu tả đồ vật : quan sát một đồ vật, chuyển kết quả quan sát thành dàn ý. Viết mở bài kiểu gián tiếp và kết bài kiểu mở rộng cho bài văn.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Phiếu viết tên từng bài TĐ và HTL (Như tiết 1)
- Bảng phụ viết sẵn nội dung cần ghi nhớ khi viết bài văn miêu tả đồ vật.
	- 4 phiếu khổ to để HS lập dàn ý cho BT2a.
III. Các hoạt động dạy- học:
1. Giới thiệu bài:
	GV nêu nội dung cần ôn tập trong tiết học.
 	2. Kiểm tra TĐ và HTL: (số HS còn lại) : Thực hiện như tiết 1
 3. Bài tập 2: 
	- HS đọc yêu cầu của BT
	- GV hướng dẫn HS thực hiện từng yêu cầu:
a. Quan sát một đồ dùng học tập, chuyển kết quả quan sát thành dàn ý.
	- HS xác định yêu cầu của đề : đây là bài vă miêu tả đồ vật- rất cụ thể của em.
	- 1 HS đọc lại nội dung cần ghi nhớ về bài văn miêu tả đồ vật trên bảng phụ.
	- HS chọn một đồ dùng để quan sát.
	- Từng HS quan sát đồ dùng học tập của mình, ghi kết quả quan sát vào vở nháp, sau đó chuyển thành dàn ý.
	- HS phát biểu ý kiến/. Một số em trình bày dàn ý của mình trên bảng lớp. Cả lớp và GV nhận xét.
b. Viết phần mở bài kiểu gián tiếp, kết bài kiểu mở rộng
	- HS viết bài. Lần lượt các HS nối tiếp nhau đọc bài làm của mình. Cả lớp và GV nhận xét.
5. Củng cố, dặn dò: 
	- Yêu cầu HS ghi nhớ những nội dung vừa học; về nhà sửa lại dàn ý, hoàn chỉnh phần mở bài. Chuẩn bị cho bài ôn tập sau.
toán
Luyện tập chung
 I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Củng cố về các dấu hiệu chioa hết cho 2; 3; 5; 9.
- Vận dụng dấu hiệu chia hết để viết số chia hết cho 2; 3; 5; 9 và giải toán 
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
A. Kiểm tra: 
- Hãy nêu dấu hiệu chia hết cho 2; 3; 5; 9. Cho ví dụ minh họa.
- GV nhận xét, cho điểm.
B. Bài mới:	
GV tổ chức cho HS làm bài tập.
Bài 1: GV cho HS tự làm vào vở sau đó chữa bài.
- HS tự làm bài sau đó trình bày bài làm. GV cùng cả lớp kiểm tra, nhận xét 
Bài 2: 
a. GV cho HS nêu cách làm, sau đó HS tự làm bài. GV theo dõi, giúp đỡ HS hoàn thành bài tập.
b. GV cho HS nêu cách làm, HS có thể nêu nhiều cách khác nhau, GV khuyến khích HS chọn cách làm nhanh nhất.
HS tự làm bài sau đó chữa bài.
Bài 3: GV cho HS tự làm bài vào vở rồi cho HS kiểm tra chéo lẫn nhau.
Bài 4: 
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- HS tính giá trị từng biểu thức, sau đó xem xét kết quả là số chia hết cho những số nào trong các số 2 và 5. (2 HS làm trên bảng phụ)
- GV cùng cả lớp nhận xét, chữa bài trên bảng.
Bài 5:
- GV đọc bài toán. HS phân tích để đi đến kết luận: 
Số HS lớp đó là số vừa chia hết cho 3, vừa chia hết cho5.
Vậy số HS lớp đó là 30.(không yêu cầu HS ghi thành bài giải cụ thể)
*. Củng cố:
- HS nêu cách thực hiện phép nhân số có sáu chữ số với số có một chữ số.
- GV nhận xét tiết học.
Tiếng Việt:
 Kiểm tra (Tiết 7)
Kiểm tra đọc- hiểu, luyện từ và câu
	 KTĐK cuối HKI được tổ chức kiểm tra theo kế hoạch của sở vào ngày 11/ 1/ 2007. ở tiết học này, GV tổ chức cho HS tự làm BT ở VBT TV4. Sau đó, GV chấm và chữa bài.
Kĩ thuật
Cắt, khâu, thêu sản phẩm tự chọn (Tiết 2)
I. Mục tiêu:
Đánh giá kiến thức, kĩ năng khâu, thêu qua mức độ hoàn thành sản phẩm tự chọn của HS.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bộ đồ thực hành khâu thêu.
III. Hoạt động dạy và học:
Hoạt động 2: HS tự chọn sản phẩm và thực hành làm sản phẩm tự chọn.
- GV nêu yêu cầu thực hành và hướng dẫn HS lựa chọn sản phẩm : Sản phẩm tự chọn được thực hiện bằng cách vận dụng những kĩ thuật khâu, thêu đã học.
- Tùy khả năng và ý thích, HS có thể cắt, khâu, thêu những sản phẩm đơn giản như:
+ Cắt, khâu, thêu khăn tay.
+ Cắt, khâu, thêu túi rút dây.
+ Cắt, khâu, thêu sản phẩm khác như váy liền áo cho búp bê, gối ôm
- GV yêu cầu HS chuẩn bị thực hành.
- HS thực hành . GV quan sát, chỉ dẫn, uốn nắn giúp đỡ thêm cho những HS thực hiện chưa thành thạo.
Hoạt động 3: Đánh giá kết quả học tập
- Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm thực hành.
- GV đánh giá sản phẩm kiểm tra theo 2 mức: 
+ Hoàn thành.
+ Chưa hoàn thành.
+ Những sản phẩm có nhiều sáng tạo, thể hiện rõ năng khiếu khâu, thêu được đánh giá ở mức hoàn thành tốt .
IV. Nhận xét, dặn dò:
- GV nhận xét tinh thần thái độ học tập và kết quả thực hành của HS.
- Dặn HS đọc trước bài mới. 
	 Thứ 6 ngày 12 tháng 1 năm 2007
Tiếng Việt
 Kiểm tra (Tiết 8) 
Kiểm tra Chính tả- Tập làm văn
KTĐK HKI được tổ chức kiểm tra theo kế hoạch của sở ngày 11 -1 -2007. Tiết học này, GV tổ chức cho HS tự làm BT ở VBT TV4 (trang 136).
- Một số HS trình bày. GV và cả lớp nhận xét.
- Một số HS trình bày. GV và cả lớp nhận xét.
Môn thể dục- Lớp 4:
Bài 36:
Sơ kết học kì I. 
 Trò chơi “Chạy theo hình tam giác”. 
I. Mục tiêu:
	- Sơ kết học kì I. Yêu cầu HS hệ thống được những kiến thức, kĩ năng đã học, những ưu khuyết điểm trong học tập, rút kinh nghiệm từ đó cố gắng tập luyện tốt hơn nữa.
- Trò chơi “Chạy theo hình tam giác” hoặc trò chơi HS ưa thích. Yêu cầu HS tham gia trò chơi nhiệt tình, chủ động.
II. Địa điểm, phơng tiện:
- Địa điểm: Trên sân trờng. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện.
- Phương tiện: Chuẩn bị 1 còi và các dụng cụ phục vụ trò chơi.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
1. Phần mở đầu ( 6- 10’):
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu của giờ học. 
- Cả lớp chạy một vóng xung quanh sân tập.
- Khởi động các khớp.
- Trò chơi: Kết bạn.
- Thực hiện bài thể dục phát triển chung: 1- 2 lần, mỗi lần 2 x 8 nhịp.
2. Phần cơ bản: (18- 22’)
- GV dành 3- 4 phút để kiểm tra lại cho những HS chưa hoàn thành các nội dung kiểm tra. 
a/ Sơ kết học kì I: (10- 12’)
- GV cùng HS hệ thống những kiến thức, kĩ năng đã học trong học kì I (kể cả tên gọi, khẩu lệnh, cách thực hiện) đồng thời gọi một vài HS thực hiện lại các động tác, GV nhận xét, sửa sai cho HS:
+ Ôn tập các kĩ năng ĐHĐN và một số động tác thể dục RLTT và KNVĐCB đã học ở các lớp 1, 2, 3.
+ Quay sau, đi đều vòng trái, vòng phải và đổi chân khi đi sai nhịp.
	+ Bài thể dục phát triển chung 8 động tác.
	+ Ôn một số trò chơi vận động đã học ở các lớp 1, 2, 3 và các trò chơi mới: Nhảy lướt sóng, Chạy theo hình tam giác.
- GV động viên HS khắc phục tồn tại để HKII có kết quả tốt hơn.
b/ Trò chơi vận động: (5- 6’)
Trò chơi “Chạy theo hình tam giác” hoặc trò chơi HS ưa thích. 
- GV nêu tên trò chơi và cho HS chọn trò chơi khác (nếu các em chưa thích chơi trò chơi đó).
- HS chơi thử một lần.
- Các đội chơi chính thức.
- Sau mỗi lần chơi, GV tuyên bố đội thắng cuộc.
3. Phần kết thúc: (4- 6)
- Đứng tại chỗ vỗ tay và hát.
- GV cùng HS hệ thống lại bài học.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS và giao BT về nhà (ôn lại bài thể dục và các động tác RLTTCB). 
Môn toán- Lớp 4:
Kiểm tra định kì (cuối học kì I)
KTĐK HKI được tổ chức kiểm tra theo kế hoạch của sở ngày 11 -1 -2007. Tiết học này, GV tổ chức cho HS tự làm BT phần Luyện tập chung- SGK trang 99 vào VBT:
Bài 1: 
- HS tự làm bài. Hai HS trao đổi với nhau về lí do chọn số chia hết cho 2, 3, 5, 9
- Một số HS trình bày. GV và cả lớp nhận xét.
- Vài HS nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9
Bài 2: 
Tiến hành tương tự như BT1. Lưu ý HS về cách nhận biết số chia hết cho cả hai hoặc ba số.
Bài 3: Tìm chữ số thích hợp để viết vào ô trống
- GV nhắc HS dựa vào dấu hiệu chia hết để chọn số thích hợp điền vào ô trống. 
- Một HS lên bảng điền. Cả lớp theo dõi, nhận xét, kết luận.
Bài 4: Tính giá trị của biểu thức rồi xét xem giá trị đó chia hết cho những số nào trong các số 2 và 5.
- HS nêu thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức 
- HS tính giá trị của từng biểu thức rồi xét xem giá trị đó chia hết cho những số nào trong các số 2 và 5.
- Một số HS trình bày. GV và cả lớp nhận xét, chốt lời giải đúng.
Bài 5: 
- Gọi HS đọc bài toán.
- HS tự suy nghĩ làm bài cá nhân (Một HS làm trên bảng).
- GV cùng cả lớp chữa bài.
4. Củng cố:
- Một số HS nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9.
- Hai HS nêu thứ tự thực hiện các phép tính trong một biểu thức.
- GV nhận xét tiết học.
khoa học 
Không khí cần cho sự sống
I. Mục tiêu:
Sau bài học, HS biết:
- Nêu dẫn chứng để chứng minh người, động vật và thực vật đều cần không khí để thở.
- Xác định vai trò của khí ô-xi đối với quá trình hô hấp và việc ứng dụng các kiến thức này trong đời sống.
II. Đồ dùng dạy học:
- Hình vẽ trang 72, 73 SGK.
- Sưu tầm các hình ảnh về người bệnh được thở bằng ô-xi.
- Dụng cụ để làm thí nghiệm bơm không khí vào bể cá.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
* Giới thiệu chủ đề mới: Vật chất và năng lượng
1. Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò của không khí đối với con người
- GV yêu cầu HS làm theo hướng dẫn ở hình 1, 2 trang 72 SGK và phát biểu nhận xét (thực hiện lần lượt theo từng hình).
- GV yêu cầu HS dựa vào tranh, ảnh, trao đổi trong nhóm vai trò của không khí đối với đời sống con người và những ứng dụng của kiến thhức này trong y học và trong đời sống.
2. Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trò của không khí đối với thực vật và động vật
- GV yêu cầu HS quan sát hình 3, 4 và TLCH trang 72 SGK: Tại sao sâu bọ và cây trong bình bị chết?
- GV kể cho HS nghe từ thời xưa, các nhà khoa học đã làm thí nghiệm để phát hiện vai trò của không khí đối với đời sống động vật.
- GV giảng cho HS biết tại sao không nên để nhiều hoa tươi và cây cảnh trong phòng ngủ đóng kín cửa.
3. Hoạt động 3: Tìm hiểu một số trường hợp phải dùng bình ô-xi
Bước 1: 
- GV yêu cầu HS quan sát hình 5, 6 trang 73 theo cặp. Hai HS quay lại chỉ và nói: 
+ Tên dụng cụ giúp người thợ lặn có thể lặn lâu dưới nước.
+ Tên dụng cụ giúp nước trong bể cá có nhiều không khí hòa tan.
Bước 2: 
- GV gọi vài HS trình bày kết quả 
- GV yêu cầu HS thảo luận: 
+ Nêu ví dụ chứng tỏ không khí cần cho sự sống của con người, động vật, thực vật.
+ Thành phần nào trong không khí quan trọng nhất đối với sự thở? 
+ Trong trường hợp nào người ta phảI thở bằng ô- xi?
- Kết luận: Người, động vật, thực vật muốn sống được cần có ô-xi để thở.
* Tổng kết bài: (3’)
- HS đọc mục Bạn cần biết.
- GV nhận xét chung tiết học

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an 42011.doc