Giáo án Khối 4 - Tuần 18 - Năm học 2010-2011 (Chuẩn kiến thức 2 cột)

Giáo án Khối 4 - Tuần 18 - Năm học 2010-2011 (Chuẩn kiến thức 2 cột)

Lịch sử

KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ 1

I/ MỤC TIÊU:

Kiểm tra các kiến thức liên quan đến những sự kiện tiêu biểu về các giai đoạn lịch sử từ buổi đầu dựng nước đến cuối thế kỷ XIII: Nước Văn Lang, Âu Lạc; hơn một nghìn năm dấu tranh giành độc lập; Buổi đầu độc lập; Nước Đại Việt thời Lý; Nước Đại Việt thời Trần.

II/ ĐỂ KIỂM TRA:

Câu 1: (2 điểm) Hãy đánh dấu nhân vào ô  trước ý đúng nhất.

Nguyên nhân Hai Bà Trưng nổi dậy khởi nghĩa là:

 Thi Sách (chồng bà Trưng Trắc) bị Tô Định giết hại.

 Để đền nợ nước, trả thù nhà.

 Vì căm thù quân xâm lược.

Câu 2: (2 điểm) Hãy đánh dấu nhân vào ô  trước ý đúng nhất.

Những việc Đinh Bộ Lĩnh đã làm được là:

 Thống nhất giang sơn, lên ngôi Hoàng đế.

 Chấm dứt thời kì đô hộ của phong kiến phương Bắc, mở đầu cho thời kì độc lập lâu dài của đất nước ta.

 Đánh tan quân xâm lước Nam Hán.

 

doc 27 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 10/02/2022 Lượt xem 224Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 18 - Năm học 2010-2011 (Chuẩn kiến thức 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 18
Thứ Hai, ngày 27 tháng 12 năm 2010.
TIẾNG VIỆT
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 (Tiết 1).
I/ MỤC TIÊU:
- Đọc rành mạch, trôi chảy các bài tập đọc đã học (tốc độ đọc khoảng 80 tiếng/phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung. Thuộc được 3 đoạn thơ, đoạn văn đã học ở KHI.
- Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung cả bài; nhận biết được các nhân vật trong bài tập đọc là truyện kể thuộc hai chủ điểm Có chí thì nên, Tiếng sáo diều.
*HSKG: Đọc tương đối lưu loát, diễn cảm được đoạn văn, đoạn thơ (tốc đọc trên 80 tiếng/phút). 
II/ ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL trong 17 tuần học sách Tiếng Việt 4, tập một (gồm cả văn bản thông thường) 
- Bảng phụ kẻ bảng ở BT2 để HS điền vào chỗ trống.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HĐ DẠY
HĐ HỌC
A. Bài mới
1) Giới thiệu bài(1p)
2) Kiểm tra TĐ và HTL(15p)
- Gọi HS lên bốc thăm chọn bài.
- Yêu cầu HS đọc.
- GV đặt câu hỏi về đoạn vừa đọc.
- GV cho điểm; nếu HS đọc chưa đạt thì cho về nhà chuẩn bị để tiết sau kiểm tra lại.
3) Hướng dẫn làm bài tập:(25p)
Bài tập 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- GV nêu câu hỏi:
+ Những bài tập đọc như thế nào là truyện kể?
+ Hãy kể tên những bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm “Có chí thì nên” và “Tiếng sáo diều”.
- GV phát bảng phụ cho 1HS, yêu cầu HS làm bài (HS yếu lập hai đến ba bài).
- HD chữa bài.
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng. (Xem SGV)
C. Củng cố dặn dò (1p)
- Hệ thống nội dung bài.
- Nhận xét tiét học
- Từng HS lên bốc thăm, về chỗ xem lại bài khoảng 1-2 phút
- HS đọc trong SGK hoặc đọc thuộc lòng theo chỉ định trong phiếu.
- HS trả lời.
- 1HS đọc.
- HS trả lời:
+ Đó là những bài kể một chuỗi sự việc có đầu có cuối, liên quan đến một hay một số nhân vật để nói lên một điều có ý nghĩa.
+ Ông Trạng thả diều; “Vua tàu thuỷ” Bạch Thái Bưởi; Vẽ trứng; Người tìm đường lên các vì sao; Văn hay chữ tốt; Chú Đất Nung (Phần 1 - 2); Trong quán ăn “Ba cá bống”; Rất nhiều mặt trăng (Phần 1 -2)
- 1HS làm bài trên bảng phụ, lớp làm bài trong VBT.
- HS làm bài trên bảng phụ lên trình bày, lớp nhận xét.
_____________________________________________
Toán
DẤU HIÊU CHIA HẾT CHO 9
I/ MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Biết dấu hiệu chia hết cho 9.
- Bước đầu biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 9 trong một số tình huống đơn giản.
-Làm được các bài tập: BT1; BT2.
II/ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.
HĐ DẠY
HĐ HỌC
A.Kiểm tra: (2p)
- Yêu cầu HS nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 2; cho 5.
- Nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới.
1) Giới thiệu bài(1p)
2) GV hướng dẫn HS tự tìm ra dấu hiệu chia hết cho 9.(10p)
- Yêu cầu HS tìm vài số chia hết cho 9 và vài số không chia hết cho 9.
- GV ghi bảng các số chia hết cho 9 và các số không chia hết cho 9 thành hai cột (theo SGK).
- Yêu cầu HS nhận xét, tìm dấu hiệu chia hết cho 9. 
- GV chốt lại: Muốn biết một số có chia hết cho 9 hay không chỉ cần tính tổng của các chữ số của số đó, nếu tổng các chữ soỏ của số đó chia hết cho 9 thì số đó chia hết cho 9. Nếu tổng các chữ số của số đó không chia hết cho 9 thì số đó không chia hết cho 9.
2) Hướng dẫn làm bài tập (27p)
Bài 1:
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS làm bài (HS yếu có thể chỉ xác định một đến hai số); Lưu ý HS tính tổng của từng số ở ngoài nháp để tìm số chia hết cho 9.
- HD chữa bài.
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
Bài 2: 
(Thực hiện các bước tương tự bài 1)
Bài 3: (Dành cho HSKG)
- Yêu cầu HS viết số.
- Nhận xét, chốt lời giải đúng.
C. Củng cố dặn dò(1p)
- Hệ thống nội dung bài.
- Nhận xét tiết học
- 1 vài HS nhắc lại.
- HS dựa vào bảng chia 9 để nêu các số chia hết cho 3, nghĩ ra các số không chia hết cho 9.
- HS nêu nhận xét.
- HS nhắc lại kết luận trong SGK
- HS đọc nội dung bài tập.
- 1HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở. 
- HS nhận xét bài trên bảng, giải thích cách chọn.
Kq: Số chia hết cho 9 là: 99; 108; 5643.
- HS làm vào nháp. Kết quả: Số không chia hết cho 9 là: 96; 78535554; 1097.
- HS tự viết vào vở nháp.
Kq: Ví dụ: 126; 783
Đạo đức
THỰC HÀNH KĨ NĂNG CUỐI HỌC KỲ 1 
I/ MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Tiếp tục ôn tập và củng cố những hành vi chuẩn mực đạo đức đã học từ bài 1 đến bài 8.
- Ghi nhớ các chuẩn mực đạo đức và thực hành các chuẩn mực đó.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC.
- Phiếu ghi tình huống cho các nhóm thảo luận.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HĐ DẠY
HĐ HỌC
A. Bài mới.
1) Giới thiệu bài(1p)
Hoạt động 1: Ôn tập(10p)
- Yêu cầu HS đọc lại các “Ghi nhớ” từ bài 1 đến bài 8.
- GV Hệ thống lại các kiến thức của các bài đạo đức đã học.
Hoạt động 2: Thực hành(28p)
- GV chia nhóm và phát phiếu giao nhiệm vụ cho các nhóm:
+ Nhóm 1: Nêu những điều trung thực trong học tập; Nêu những biện pháp để vượt khó trong học tập; Nêu những việc động viên giúp đỡ bạn khi gặp khó khăn.
+ Nhóm 2: Em đã làm gì để thể hiện bày tỏ lòng biết ơn đối với ông bà, cha mẹ; Mẹ đi làm về, Hùng chạy ra chào hỏi và chạy vào lấy nước mời mẹ uống, việc làm của Hùng là đúng hay sai, vì sao? 
+ Nhóm 3: Em đã làm gì để bày tỏ lòng kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo; Bạn Hoa gặp cô giáo dạy lớp khác không chào, em có đồng tình với việc làm đó của bạn không?
- GV tổ chức cho HS thảo luận trước lớp.
- GV nhận xét, chốt cách giải quyết đúng và hay nhất; Khen ngợi những HS đã có những hành vi, việc làm thể hiện đúng chuẩn mực đạo đức trong suốt học kỳ I đã qua.
2) Củng cố, dặn dò (1p)
- Nhận xét tiết học.
-Nhắc học sinh chuẩn bị bài tiết sau.
- 8 HS tiếp nối nhau đọc.
- HS về các nhóm và tiến hành thảo luận, nêu cách giải quyết.
- Đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác chất vấn, bổ sung ý kiến.
Chiều thứ 2
Lịch sử
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ 1
I/ MỤC TIÊU: 
Kiểm tra các kiến thức liên quan đến những sự kiện tiêu biểu về các giai đoạn lịch sử từ buổi đầu dựng nước đến cuối thế kỷ XIII: Nước Văn Lang, Âu Lạc; hơn một nghìn năm dấu tranh giành độc lập; Buổi đầu độc lập; Nước Đại Việt thời Lý; Nước Đại Việt thời Trần.
II/ ĐỂ KIỂM TRA:
Câu 1: (2 điểm) Hãy đánh dấu nhân vào ô £ trước ý đúng nhất.
Nguyên nhân Hai Bà Trưng nổi dậy khởi nghĩa là:
£ Thi Sách (chồng bà Trưng Trắc) bị Tô Định giết hại.
£ Để đền nợ nước, trả thù nhà.
£ Vì căm thù quân xâm lược.
Câu 2: (2 điểm) Hãy đánh dấu nhân vào ô £ trước ý đúng nhất.
Những việc Đinh Bộ Lĩnh đã làm được là:
£ Thống nhất giang sơn, lên ngôi Hoàng đế.
£ Chấm dứt thời kì đô hộ của phong kiến phương Bắc, mở đầu cho thời kì độc lập lâu dài của đất nước ta.
£ Đánh tan quân xâm lước Nam Hán.
Câu 3: (2 điểm) Hãy nối tên sự kiện (cột A) sao cho đúng tên các nhân vật lịch sử (cột B):
A
B
Chiến thắng Bặch Đằng (năm 938)
Trần Quốc Tuấn
Dẹp loạn 12 sứ quân thống nhất đất nước.
Hùng Vương
Dời đô ra Thăng Long
Lý Thái Tổ
Xây dựng phòng tuyến sông Như Nguyệt
Lý Thường Kiệt
Chống quân xâm lược Mông Nguyên.
Ngô Quyền
Đăt kinh đô ở Phong Châu (Phú Thọ)
Đinh Bộ Lĩnh
Câu 4: (2 điểm) Vua Lý Thái Tổ dời đô ra thành Đại La năm 
Số thích hợp để điển vào chỗ chấm là:
A. 938 B. 981 C. 1010 D. 2110
Câu 5: (2 điểm) Đánh dấu nhân vào ô £ trước ý trả lời đúng.
Tại kinh thành Thăng Long, nhà Lý đã:
£ Xây dựng nhiều lâu đài.
£ Xây dựng nhiều nhà máy, xí nghiệp.
£ Xây dựng nhiều cung điện, đên chùa.
£ Tạo nên nhiều phố, nhiều phường nhộn nhịp.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A. Bài mới
1) Giới thiệu bài: (1p)
- GV giới thiệu tiết kiểm tra và chép đề bài lên bảng.
2) HS làm bài.(34p)
3) GV thu bài làm của HS để về nhà chấm.
B. Củng cố, dặn dò (1p)
- Hệ thống nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
- 1 HS chuẩn bị giấy kiểm tra.
- HS cá nhân làm bài vào giấy kiểm tra.
- HS nộp bài.
Luyện viết
BÀI 18
I/ MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Chép lại đúng và đẹp bài thơ “Chợ tết” bằng kiểu chữ viết đứng, nét thanh, nét đậm, cỡ chữ 1 ô li.
- Rèn kĩ năng viết cho học sinh.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Mẫu chữ viết.
 - HS: Vở luyện chữ đẹp.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A. Bài mới
1) Giới thiệu bài (1p)
2) HD viết bài (32p)
- Gọi HS đọc lại bài thơ.
- Yêu cầu HS tìm các chữ hay viết sai có trong bài và các chữ cần viết hoa.
- Cho HS luyện viết đúng các chữ hay viết sai. Quan sát mẫu chữ viết và luyện viết đúng các chữ viết hoa.
- Lưu ý HS cách trình bày.
- GV yêu cầu: Viết bài thơ một lần; cách lề 1 ô.
- Cho HS viết bài; GV theo dõi, giúp đỡ, nhắc nhở HS.
3) Chấm, chữa lỗi chính tả (7p)
C. Củng cố, dặn dò (1p)
- Hệ thống nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
- 2 HS đọc.
- Các chữ hay viết sai: mây trắng, nhà gianh, viền trắng, kéo hàng, lom khom, 
Các chữ cần viết hoa: Chợ Tết và các chữ đầu dòng thơ 
- Lần lượt từng HS lên bảng viết, lớp viết vào vở nháp.
- HS quan sát trong vở.
- HS viết bài
Toán (chiều)
DÂU HIỆU CHIA HẾT CHO 9
I/ MỤC TIÊU: Giúp HS củng cố về:
- Dấu hiệu chia hết cho 9.
- Dùng dấu hiệu chia hết cho 9 để phân tích cấu tạo số và viết số.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- HS: Vở Bài tập toán (Bài 87, trang 6).
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A. Bài mới:
1) Giới thiệu bài.(1p)
2) HD làm bài tập.(38p)
- Yêu cầu HS tự làm các bài tập trong VBT toán (Bài 87, Trang 6); Riêng HSKG làm thêm BT3 trong VBT toán nâng cao. Trong khi đó GV lần lượt HD HS chữa từng bài tập.
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Gọi HS lên bảng làm.
- HD chữa bài.
- Nhận xét, chốt kết quả đúng.
Bài 2:
(Thực hiện tương tự bài 1)
Bài 3: 
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Lưu ý HS: Viết số chia hết cho 9 nhưng phải sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn.
- Gọi HS chữa bài (nếu HS gặp khó khăn thì giúp HS nhận ra quy luật: lấy số đó cộng thêm 9 thì được số liền sau)
- GV nhận xét chung.
Bài 4: 
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Lưu ý: Cộng tổng các chữ số đã có, sau đó tìm số phù hợp tiếp theo.
- Gọi HS lên chữa bài.
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
* Kiểm tra HSKG làm bài tập nâng cao:
3) Củng cố, dặn dò (1p)
- Hệ thống nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
- HS tự làm các bài tập trong VBT (Từ bài 1 đến bài 4, riêng HSKG làm thêm BT3 trong VBT toán nâng cao).
- 1HS đọc yêu cầu.
- 1HS lên bảng giải.
- HS nhận xét bài trên bảng.
*Số chia hết cho 9 là: 999; 234; 2565
* Số không chia hết cho 9 là: 69; 9257; 5452; 8720; 3 711 113.
- 1HS đọc.
- 1HS lên bảng trình bày bài giải, lớp nhận xét, thống nhất bài giải đúng.
* 63; 72; 81; 90; 99; 108; 117
- Một HS đọc, nêu cách làm.
- 1HS lên bảng làm bài.
* 34(2 ); 46(9); 618(4); 4(0)5
* a) Số bé nhất ... ó GV HD HS yếu làm bài tập 1 và bài tập 2.
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS thực hiện bước tính tổng các số hạng ở ngoài nháp, sau đó vận dụng vào bảng chia 3 để chọn số.
- HD mẫu đối với số 79 : 7 + 9 = 16; 16 không chí hết cho 3 nên không chọn số 79.
- Cho HS tự làm phần còn lại và bài 2.
 (Trong khi đó, GV HD nhóm còn lại chữa bài 3 và bài 4)
Bài 3:
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- Gọi HS nêu miệng kết quả.
- GV nhận xét, ghi kết quả đúng lên bảng.
Bài 4: 
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- Giúp HS hiểu đúng điều kiện của bài toán.
- Gọi HS chữa bài.
- GV nhận xét chung.
 * Giúp HS yếu chữa bài 1, bài 2:
(Kq: Bài 1: 540; 3627; 10953.
 Bài 2: 610; 7363; 431161)
 *HS KG làm thêm bài
Không thực hiện phép tính, so sánh các tích sau; 996X 997 và 995 X 998
- Gọi HS chữa bài.
- GV nhận xét chung.
3) Củng cố, dặn dò (1p)
- Hệ thống nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
- HS trung bình trở lên tự làm các bài tập trong VBT (Từ bài 1 đến bài 4, riêng bài 4 cho 1HS làm trên bảng nhóm).
- 1HS đọc yêu cầu.
- HS ghi nhớ cách làm.
- 1HS thực hiện theo HD của GV, HS còn lại theo dõi.
- 1HS lên bảng giải, HS còn lại tự giải vào VBT.
- 1HS nêu yêu cầu.
- HS nối tiếp nhau nêu, lớp nhận xét thống nhất kết quả đúng.
Kq: a) 450; 452; 454; 456; 458.
b, 450; 453; 456; 459.
c, 450; 455.
d, 450; 459.
- 1HS đọc.
- HS làm bảng nhóm lên bảng trình bày bài, lớp nhận xét, thống nhất bài giải đúng.
Kq: + 471hoặc 474.
+ 606 hoặc 609.
+ 3147 hoặc 3747
+ 8310 hoặc 8313; 8319
HS làm bài sau đó 1 em lên bảng trình bày lại: 99 X 997= (995 + 1) X 997
=995 X 997 +997
995 X 998=995 X (997+1)
= 995X 997 +995
Cả hai vế đều có 995 X997( giản ước đi)
chỉ còn 997> 995 nên 
996 X 997 > 995 X 998
Luyện tiếng việt
VỊ NGỮ TRONG CÂU KỂ AI LÀM GÌ ?
I/ MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Nhận biết được vị ngữ trong câu kể Ai làm gì? trong đoạn văn cho trước.
- Xác định được bộ phận chủ ngữ, bộ phận vị ngữ trong câu kể Ai làm gì?
- Đặt được câu hỏi dạng Ai làm gì?
II/ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A. Bài cũ. (3p)
- Yêu cầu HS nhắc lại “Ghi nhớ” về câu Kể Ai làm gì?
- Nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới.
1) Giới thiệu bài (1p)
2) HD làm bài tập.
Bài 1: Đọc đoạn văn “Chiếc áo rách” (SGK Tiếng Việt 4, tập 1, trang 30) và cho biết câu nào là câu kể Ai làm gì?(12p)
- Yêu cầu HS đọc đoạn văn.
- Yêu cầu HS trao đổi theo cặp.
- Tổ chức thảo luận cả lớp:
+ Đoạn văn trên gồm có mấy câu?
+ Câu nào là câu kể dạng Ai làm gì?
Bài 2: Xác định bộ phận chủ ngữ và bộ phận vị ngữ trong các câu kể vừa tìm được ở bài tập 1(15p)
 H: Bộ phận chủ ngữ trả lời cho câu hỏi nào?
 H: Bộ phận vị ngữ trả lời cho câu hỏi nào?
- Yêu cầu HS làm bài (HS yếu xác định một đến hai câu).
- HD chữa bài.
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
Bài 3: Đặt ba đến bốn câu kể dạng Ai làm gì? nói về những việc làm của em khi đi học về.(10p)
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
- Giúp HS hiểu đúng yêu cầu của đề bài.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Gọi HS đọc bài viết.
- Nhận xét, khen những em có bài viết hay.
5) Củng cố, dặn dò(1p)
- Hệ thống nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
- Một vài HS nhắc lại.
- 1HS đọc, lớp đọc thầm theo.
- N2: Trao đổi, xác định câu kể Ai làm gì?
- HS nối tiếp nhau trả lời, nhận xét lẫn nhau:
+  có 11 câu.
+ Các câu kể dạng Ai làm gì trong đoạn văn là: Một buổi học, bạn Lan đến lớp mặc chiếc áo rách. Mấy bạn xúm lại trêu chọc.Hôm sau, Lan không đến lớp.Buổi chiều, cả tổ đến thăm Lan;Mẹ lan đi chợ xa bán bánh vẫn chưa về.Lan đang ngồi cắt những tàu lá chuối để tối mẹ về gói bánh.Cô giáo và cả lớp mua một tấm áo mới tặng Lan. Cô đến thăm, ngồi gói bánh và trò chuyện cùng mẹ lan, rồi giảng bài cho Lan.
- Bộ phận chủ ngữ trả lời cho câu hỏi Ai?(Con gì? cái gì?)
- Bộ phận vị ngữ trả lời cho câu hỏi làm gì?
- 1 HS lên bảng làm, lớp làm bài vào vở nháp.
- HS nhận xét bài trên bảng.
+ Một buổi học, bạn Lan/ đến lớp mặc chiếc áo rách
+ Mấy bạn/ xúm lại trêu chọc.
+Hôm sau, Lan/ không đến lớp.
+Buổi chiều, cả tổ/ đến thăm Lan;
+Mẹ lan/ đi chợ xa bán bánh vẫn chưa về.
- HS đọc yêu cầu của bài tập.
- HS làm bài vào vở (HS yếu có thể chỉ viết một đến hai câu).
- HS nối tiếp nhau đọc.
-Hằng ngày, sau khi đi học về, em giúp mẹ dọn cơm.Cả nhà ăn cơm xong, em cùng mẹ rửa bát đĩa.Sau đó em ngủ trưa.
Thứ 6 ngày31 tháng 12 năm 2010
Tiếng việt
KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1
I/ MỤC TIÊU:
- Kiểm tra chính tả nghe viết. Yêu cầu HS nghe viết đúng chính tả (tốc độ viết khoảng 80 chữ/15 phút, bài viết không sai quá 5 lỗi chính tả).
- Trả lời được một số câu hỏi liên quan đến nội dung bài chính tả vừa chép.
- Tìm được câu kể Ai làm gì? có trong đoạn văn.
- Tả được chiếc áo em mặc đến lớp hôm nay.
II/ ĐỀ KIỂM TRA: (Riêng bài 2, GV chép sẵn vào phiếu theo hình thức đảo đáp án để phát cho từng học sinh làm bài)
Bài1(5 điểm): GV đọc cho HS chép đoạn văn sau:
Văn hay chữ tốt.
Thuở nhỏ, Cao Bá Quát viết chữ rất xấu nên nhiều bài văn dù hay vẫn bị thầy cho điểm kém.
Sáng sáng, ông cầm que vạch lên cột nhà luyện chữ cho cứng cáp. Mỗi buổi tối, ông viết xong mười trang vở rồi mới chịu đi ngủ. Ông còn mượn những cuốn sách chữ viết đẹp để luyện nhiều kiểu chữ khác nhau.
Kiên trì luyện tập suốt mấy năm, ông nổi danh khắp nước là người văn hay chữ tốt.
Bài 2 (5 điểm) (Tính điểm kiểm tra đọc)
Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất:
1) Thuở nhỏ, Cao Bá Quát thường bị điểm kém vì:
a. Bài văn không hay.
b. Chữ rất xấu.
c. Chữ rất xấu và bài văn không hay.
2) Sau này, Cao Ba Quát nổi danh khắp nước là người văn hay chữ tốt là do:
a. Thầy giáo dốc công luyện chữ cho ông.
b. Lớn lên, chữ viết tự đẹp hơn.
c. Kiên trì luyện viết chữ nhiều năm trời.
3) Nội dung đoạn văn trên là: 
a. Chữ Cao Bá Quát xấu quá nên các bài văn bị điểm kém.
b. Ca ngợi Cao bá Quát có nhiều cách luyện chữ viết đẹp.
c. Ca ngợi Cao Bá Quát nhờ kiên trì luyện chữ đẹp nên đã nổi tiếng là người văn hay chữ tốt.
4) Câu “Sáng sáng, ông cầm que vạch lên cột nhà luyện chữ cho cứng cáp” có mấy động từ?
a. Một động từ (là từ ................................................. )
b. Hai động từ (là các từ ............................................ )
c. Ba động từ (là các từ .............................................. )
5) Trong câu “Sáng sáng, ông cầm que vạch lên cột nhà luyện chữ cho cứng cáp” bộ phận chủ ngữ là:
a, Ông.
b. Ông cầm que.
c. Ông cầm que vạch lên cột nhà.
Bài 3 (5 điểm):
Tả chiếc áo em mặc đến lớp hôm nay.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A. Bài mới
1) Giới thiệu bài: (1p)
- GV giới thiệu tiết kiểm tra và chép đề bài lên bảng.
2) HS làm bài.(35p)
Bài 1: 
- GV đọc cho HS viết.
Bài 2: 
- GV phát phiếu cho HS tự làm bài.
- Trong khi HS làm bài, GV chép đề bài tập làm văn lên bảng.
Bài 3: 
- Yêu cầu HS tự làm bài.
3) GV thu bài làm của HS để về nhà chấm.(2p)
B. Củng cố, dặn dò(1p)
- Hệ thống nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
- 1 HS chuẩn bị giấy kiểm tra.
- HS nghe – viết bài chính tả.
- HS nhận phiếu, đọc câu hỏi chọn đáp án đúng chép vào giấy kiểm tra.
- HS cá nhân làm bài vào giấy kiểm tra.
- HS nộp bài.
Tiếng anh
Cô Chi lên lớp
Toán
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ 1
I/ MỤC TIÊU:
- Thực hiện phép cộng, phép trừ các số có đến 6 chữ số có nhớ không quá 3 lượt và không liên tiếp; nhân với số có hai, ba chữ sô; chia cho số có đến năm chữ số cho số có hai chữ số (chia hết, chia có dư).
- Chuyển đổi đơn vị đo thời gian đã học.
- Dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9.
- Giải bài toán có đến 3 bước tính trong đó có các bài toán Tìm số trung bình cộng, Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
II/ ĐỀ BÀI
Bài 1: (1 điểm) Viết số gồm:
a) Bảy nươi mốt nghỡn hai trăm linh năm.
b) Ba mươi mốt triệu ba trăm linh năm nghỡn sỏu trăm sáu mươi tám.
c) Một trăm bảy mươi hai nghìn hai trăm bốn mươi chín.
d) 5 triệu, 62 nghìn, 8 đơn vị.
Bài 2: (3 điểm) Đặt tính rồi tính:
a, 427654 + 90837; c) 4369 x 208
b, 37821 – 19456; d) 10625 : 25
Bài 3: (1 điểm) Cho các số 4500; 3642; 2259; 6506:
a) Các số chia hết cho 2 là: ...
b) Các số chia hết cho 3 là: ...
c) Các số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 3 là: ...
d) Các số chia hết cho 2 mà không chia hết cho 3 là: ...
Bài 4: (1điểm)
 a) 3dm2 18mm2 = ... mm2 
Số thích hợp để viết vào chỗ chấm là:
 A. 318 B. 3 018 C. 300 018 D. 30 018
b) 3 tấn 75kg = ... kg.
Số thích hợp để viết vào chỗ chấm là:
 A. 375 B. 3075 C. 30 075 D. 300 075
Bài 5: ( 3 điểm)
Trung bình cộng của hai số là 66. Tìm hai số đó, biết rằng số lớn hơn số bé 12 đơn vị.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A. Bài mới
1) Giới thiệu bài: (1p)
- GV giới thiệu tiết kiểm tra và chép đề bài lên bảng.
2) HS làm bài.(35p)
3) GV thu bài làm của HS để về nhà chấm.
B. Củng cố, dặn dò(1p)
- Hệ thống nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
- 1 HS chuẩn bị giấy kiểm tra.
- HS cá nhân làm bài vào giấy kiểm tra.
- HS nộp bài.
 SINH HOẠT LỚP
Sinh hoạt cuối tuần 18.
I/ YÊU CẦU.
- Thực hiện nhận xét, đánh giá kết quả công việc tuần qua để thấy được những mặt tiến bộ, chưa tiến bộ của cá nhân, tổ, lớp.
- Biết được những công việc của tuần tới để sắp xếp, chuẩn bị.
- Giáo dục và rèn luyện cho HS tính tự quản, tự giác, thi đua, tích cực tham gia các hoạt động của tổ, lớp, trường.
II/ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.
1) Cả lớp hát đồng thanh 1 bài.
2) Yêu cầu học sinh thảo luận theo tổ tìm ra những ưu khuyết điểm của tổ trong tuần.
3) Học sinh từng tổ báo cáo kết quả thảo luận trong tổ.
4) Giáo viên nhận xét chung.
a, Ưu điểm
- Đa số các em đều ngoan, lễ phép vâng lời thầy cô giáo, biết kính trọng người lớn, nhường nhịn em nhỏ, học tập đức tính Anh bộ đội Cụ Hồ. Tham gia tích cực các công việc nhà trường giao: Thăm hỏi các gia đình có công với cách mạng. Có ý thức ôn bài và làm bài thi đạt kết quả tốt, đã biết yêu lao động. Biết vệ sinh cá nhân sạch sẽ, mặc áo ấm về mùa đông. Tham gia đầy đủ cuộc thi Kể chuyện theo gương Bác Hồ.
b, Tồn tại: Một số em vệ sinh cá nhân còn kém chân tay bẩn, đi học chưa mặc áo ấm. Một số còn lười học tập (em Sáng). Chưa cố gắng rèn chữ viết (như em Sáng. Một số em hay nói chuyện riêng trong lớp ( Ly, Huyền )
5) Phương hướng tuần 19
- Tiếp tục duy trì nề nếp, tăng cường vệ sinh cá nhân.
- Mua các loại vở bài tập học kỳ 2.
- Hưởng ứng tốt các phong trào nhà trường đề ra.
- Phân công giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến trong học tập.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_4_tuan_18_nam_hoc_2010_2011_chuan_kien_thuc_2_c.doc