Tập đọc
ÔN TẬP ( TIẾT 2)
I. Mục tiêu: Tiếp tục tập đọc cho HS:
- Ôn luyện kỹ năng đặt câu, kiểm tra sự hiểu biết của HS về nhân vật trong các bài tập đọc - Luyện kỹ năng đọc diễn cảm.
- Ôn các từ ngữ - Tục ngữ đã học qua các bài thực hành.
II. Hoạt động dạy - học :
HĐ1:
HĐ2: Luyện tập.
- HS nêu y/c nội dung các bài tập ( Vở BT).
- Gv HD gợi ý HS cách làm từng bài.
- HS làm bài, Gv theo dõi - HD.
* Kiểm tra, chữa bài.
- Gọi HS đọc kết quả bài làm.
- Cả lớp và Gv nhận xét - Bổ sung.
- Gv kết luận bài giải đúng : (SGK) : ghi lên bảng.
III. Củng cố : Hệ thống nội dung chính của phần bài tập .
Nhận xét - dặn dò.
Tuần 18b Thứ 2 ngày tháng năm 2006 Tập đọc ôn tập ( tiết 2) I. Mục tiêu: Tiếp tục tập đọc cho HS: - Ôn luyện kỹ năng đặt câu, kiểm tra sự hiểu biết của HS về nhân vật trong các bài tập đọc - Luyện kỹ năng đọc diễn cảm. - Ôn các từ ngữ - Tục ngữ đã học qua các bài thực hành. II. Hoạt động dạy - học : HĐ1: HĐ2: Luyện tập. - HS nêu y/c nội dung các bài tập ( Vở BT). - Gv HD gợi ý HS cách làm từng bài. - HS làm bài, Gv theo dõi - HD. * Kiểm tra, chữa bài. - Gọi HS đọc kết quả bài làm. - Cả lớp và Gv nhận xét - Bổ sung. - Gv kết luận bài giải đúng : (SGK) : ghi lên bảng. III. Củng cố : Hệ thống nội dung chính của phần bài tập . Nhận xét - dặn dò. --------------000-------------- Kể chuyện ôn tập ( Tiết 3 ) I.Mục tiêu: - Ôn luyện về kỹ năng kể chuyện các bài tập đọc là kể chuyện đã học. - Ôn luyện về các kiểu mở bài và kết bài trong bài văn kể chuyện. II. Hoạt động dạy - học . HĐ1: HĐ2: Luyện tập : - Học sinh nhắc lại nội dung ghi nhớ của các kiểu mở bài và kết bài : - HS đọc y/c nội dung các bài tập ( Vở BT). - Gv gợi ý HD cách giải từng bài : một HS kể lại chuyện " Ông Trạng ...". - HS làm bài - Gv theo dõi kèm cặp HS yếu. * Kiểm tra - chữa bài. - Gọi HS đọc kết quả bài làm. * HS đọc nối tiếp : 1 kiểu mở bài trực tiếp - 1 kiểu mở bài gián tiếp: 1 kiểu kết bài không mở rộng- 1 kiểu mở bài mở rộng. * HS và Gv nhận xét - Kết luận ( SGV). - Gv đọc bài mẫu : ( Kiểu mở bài gián tiếp và kiểu kết bài mở rộng (SGV). - Khắc sâu cho HS cách làm từng kiểu bài. III. Củng cố- nhận xét- dặn dò. ------------000------------- Toán luyện tập I. Mục tiêu: Luyện tập cho HS kỹ năng nhận biết dấu hiệu chia hết cho 2, 5, 3, 9. II. Hoạt động dạy - học : HĐ1: Trả và chữa bài kiểm tra cuối kỳ 1. - Gv nhận xét chung về bài làm của HS. - Trả bài : * Chữa bài lên bảng. ( Y/c HS chữa những bài sai vào vở ô ly) HĐ2: HD luyện tập: a. HS nhắc lại : các dấu hiệu để chia hết cho 2, 5. - Các số vừa chia hết cho cả 2 và 5. * Dấu hiệu để chia hết cho 9 và 3. * Các số vừa chia hết cho 9 vừa chia hết cho 3. b. Luyện tập : HS đọc y/c nội dung các bài tập ( Vở BT)- Gv HD. - HS làm bài tập ( Vở BT) - Gv theo dõi. c. Kiểm tra, chữa từng bài ( ở bảng ). III. Củng cố – nhận xét – dặn dò ------------000------------- Đạo đức ôn tập và thực hành kỹ năng cuối kỳ I. I. Mục tiêu: : Ôn tập củng cố cho HS các nội dung kiến thức về môn đao đức từ bài 1 đến bài 8. - HD HS thực hành các kỹ năng với nội dung đã học ở các bài đó. II. Hoạt động dạy - học: 1. Gv nêu y/c nội dung tiết học. 2. HD ôn luyện : HĐ1: HS nêu các bài đạo đức đã học từ bài 1 đến bài 8. - Gv lần lượt ghi lên bảng. HĐ2: Gọi HS lần lượt nêu phần ghi nhớ ở mỗi bài. - Gv nhận xét - Bổ sung. HĐ3: HD thực hành kỹ năng ứng xử với mỗi bài: * Gv lần lượt nêu các tình huống, y/c của các bài tập ở mỗi bài. - HS tập xử lý tình huống. - Gv nhận xét - Bổ sung => Kết luận những hành vi cần làm cho nội dung mỗi bài. Gv nhận xét - > Kết luận (SGV). 3. Củng cố – nhận xét – dặn dò. ------------000------------- Địa lý Ôn tập : Chữa bài kiểm tra I.Mục tiêu : Ôn tập hệ thống cho HS những nội dung kiến thức cơ bản của môn học địa lý ở học kỳ 1. - Trả và chữa bài kiểm tra định kỳ ( cuối kỳ 1 ). II. Hoạt động dạy - học. HĐ1: Trả và chữa bài kiểm tra cuối kỳ I. 1. Gv nhận xét chung về bài làm của hS: ( Về từng phân môn : Địa lý + lịch sử ). 2. Trả bài kiểm tra cho HS: - Gv nêu đáp án của từng câu. ( Y/c HS sai câu nào, chữa vào vở câu đó ) HĐ2: Hệ thống những nội dung kiến thức cơ bản của môn địa lý ở học kỳ I. 1. Thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người ở miền núi và trung du Bao gồm : a. Dãy núi Hoàng Liên Sơn. b. 1 số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn. c. Hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn. d. Trung du Bắc bộ. đ. Tây nguyên e. 1 số dân tộc ở Tây Nguyên. g. HĐ SX của người dân ở Tây Nguyên. l. Thành phố Đà Lạt. 2. Thiên nhiên và hoạt động SX của con người ở miền đồng bằng. Bao gồm : a. Đồng bằng Bắc Bộ. b. Người dân ở đồng bằng Bắc Bộ. c. Hoạt động SX của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ. d. Thành phố Hà Nội. 3. Củng cố – nhận xét – dặn dò --------------000-------------- Thứ 3 ngày tháng năm 2006 Thứ 4 ngày tháng năm 2006 Tập làm văn luyện tập 9 tiết 8 ) I.Mục tiêu : HD HS ôn luyện dưới hình thức kiểm tra. - Y/c HS viết 1 đoạn chính tả và làm 1 đề bài tập làm văn về thể loại " Miêu tả đồ vật ". II. Hoạt động dạy - học . 1. Gv nêu y/c nội dung tiết ôn luyện. 2. HD HS làm bài tập : HĐ1: HS nghe - viết 1 đoạn chính tả của bài " Chiếc xe đạp của chú Tư " * Gv đọc lại phần bài viết. * HD HS viết bài. - Gv đọc cho HS viết bài. - Đọc cho HS khảo bài. HĐ2: HD làm bài tập làm văn: - Gv ghi đề bài lên bảng : " Tả một đồ dùng học tập mà em thích ". - HS nhắc lại y/c đề bài . Gv giải thích thêm ( Theo gợi ý SGK). - HS làm bài - Gv theo dõi. HĐ3: Thu bài. 3. Nhận xét – dặn dò ------------000------------- Toán luyện tập chung I.Mục tiêu : Luyện tập, củng cố cho HS kiến thức và kỹ năng về phép cộng, phép trừ, phép nhân, phép chia và các dạng toán có lời văn. II. Hoạt động dạy - học . 1. Gv nêu y/c nội dung bài tập. 2. HD luyện tập. HĐ1: Gv lần lượt ghi các bài tập lên bảng - Y/c HS đọc kỹ đề và làm bài vào vở. Gv theo dõi. * Số 1 : Tìm X: a) X x 65 = 1300; b) X : 218 = 312. 34812 + X = 85276; 38476 - X = 4782. * Số 2 ; Tính giá trị biểu thức: a) 27465 + 92000 : 4600 x 5. b) ( 2789 x 57 + 857 ) : 5. * Số 3 : Một xe ô tô 3 chuyến đầu chở được 12600 kg hàng. 6 chuyến sau chở được 24600 kg hàng. Hỏi trung bình mỗi chuyến ô tô đó chở được mấy kg hàng. Giải : Trung bình mỗi chuyến ô tô chở được : ( 12600 + 24600 ) : ( 3 +6 ) = Đáp số : HĐ2: Gv kiểm tra, chữa bài tập ở bảng. ( Củng cố cách giải từng dạng bài ) - Chữa bài : ( Củng cố cách giải từng dạng bài ). 3. Nhận xét – dặn dò. --------------000-------------- Khoa học Không khí cần cho sự sống I.Mục tiêu : HS biết nêu dẫn chứng để chứng minh : Người, động vật, thực vật đều cần không khí để thở. - Xác định vai trò của khí Ô - xi đối với quá trình hô hấp và việc ứng dụng kiến thức này trong đời sống. II. Hoạt động dạy - học . HĐ1: Tìm hiểu vai trò của không khí đối với con người. - HS đọc mục thực hành ( Trang 72 ). HS làm theo HD SGK. - Rút ra kết luận sau khi thực hành; Nêu một số ứng dụng trong cuộc sống. => HS nêu vai trò của không khí đối với đời sống con người. - Những ứng dụng của kiến thức này trong đời sống. HĐ2: Tìm hiểu vai trò của không khí đối với thực vật và động vật. - HS quan sát hình 3,4 (SGK). ? Tại sao sâu bọ và cây trong bình bị chết? Gv lấy dẫn chứng để HS thấy được vai trò cảu không khí đối với thực vật và động vật. HĐ3: Tìm hiểu 1 số trường hợp phải dùng bình ô - xi. - HS quan sát H5,6 (SGK). * Các em nêu tên dụng cụ có trong tranh và tác dụng của mỗi dụng cụ. * Gv củng cố thêm. III. Củng cố bài : ? Thành phần nào trong không khí cần cho sự thở? ? Trong trường hợp nào người ta phải thở bằng bình ô - xi? => Kết luận : Người, động vật, thực vật muốn sống được cần có ô - xi để thở . Nhận xét tiết học - dặn dò. --------------000-------------- Thứ 5 ngày tháng năm 2006 Thể dục đi nhanh chuyển sang chạy I.Mục tiêu : - Ôn tập hợp hàng ngang dóng hàng. - Ôn đi nhanh chuyển sang chạy. - Tổ chức trò chơi : “ Nhảy lướt sóng ” Y/c HS thực hiện từng động tác đúng, đẹp. II. Nội dung và phương pháp lên lớp . Phần mở đầu HS ra sân tập hợp. GV nêu y/c nội dung tiết học. Khởi động tay chân : Tập bài thể dục phát triển chung. Phần cơ bản. Ôn tập về đội hình đội ngũ. - Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng . - Lớp trưởng chỉ huy, cả lớp tập tập, Gv quan sát bổ sung. b. Bài tập rèn luyện tư thế cơ bản. - Ôn đi nhanh chuyển sang chạy. - HS luyện tập theo tổ- Mỗi em cách nhau 2 – 3 mét. c. Các tổ trình diễn phần luyện tập của mình. d. Tổ chức trò chơi “ Nhảy lướt sóng ” III. Kết thúc: Củng cố – nhận xét – dặn dò. --------------000-------------- Tập làm văn đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật I.Mục tiêu : HS hiểu được cấu tạo cơ bản của đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật, giúp HS nhận biết mỗi đoạn văn. - HD HS luyện tập xây dựng một đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật. II. Hoạt động dạy - học . 1. Giới thiệu nội dung tiết học. 2. Bài mới : HĐ1 : Phần nhận xét. - HS đọc y/c nội dung BT1,2,3 (SGK). - Lớp đọc thầm bài “ Cái cối tân ”. Suy nghĩ và làm bài ( Vở BT). - HS nêu kết quả. Gv nhận xét bổ sung => Kết luận ( SGV). => Rút ra bài học ghi nhớ (SGK). - Gọi 1 số HS đọc lại. HĐ2: Luyện tập: * Gọi HS nêu y/c nội dung bài tập 1. Gv HD làm bài. - Gọi HS nêu kết quả - Lớp nhận xét – Gv bổ sung – Kết luận ( SGV). * HS đọc y/c BT2. - HD HS viết 1 đoạn văn miêu tả bao quát chiếc bút của em. - Gv kiểm tra bài làm -> HS nêu kết quả - Gv nhận xét – bổ sung. 3. Củng cố bài – nhận xét – dặn dò. --------------000-------------- Toán dấu hiệu chia hết cho 2. dấu hiệu chia hết cho 5. I.Mục tiêu : Giúp HS nhận biết: - Dấu hiệu chia hết cho 2 và không chia hết cho 2. - Dấu hiệu chia hết cho 5 và không chia hết cho 5. - Vận dụng để giải các bài toán có liên quan đến các dấu hiệu đó. II. Hoạt động dạy - học . HĐ1: Dấu hiệu chia hết cho 2 - Gv ghi 2 cột BT lên bảng – y/c HS tính kết quả - Gv ghi bảng. 10 : 2 = 5 11 : 2 = 5 ( dư 1 ) 20 : 2 = 10 21 : 2 = 10 ( dư 1 ) 26 : 2 = 13 27 : 2 = 13 ( dư 1 ) 32 : 2 = 16 33 : 2 = 16 ( dư 1 ) 36 : 2 = 18 37 : 2 = 18 ( dư 1 ). * HS so sánh số bị chia và kết quả của 2 cột. => Kết luận dấu hiệu chia hết cho 2 : (SGK). * Số chẵn, số lẻ . - HS nêu dãy số chẵn : 0, 2, 4, 6, 8.... ? Các số đó có chia hết cho 2 không ? * HS nêu dãy số lẻ : 1, 3, 5, 7, 9.... ? Các số đó có chia hết cho 2 không ? - Số chia hết cho 2 là số chẵn; Số không chia hết cho 2 là số lẻ. HĐ2: Dấu hiệu chia hết cho 5: Gv ghi 2 cột BT lên bảng – Gọi HS tính kết quả - Gv ghi bảng kết quả. 20 : 5 = 4 41 : 5 = 8 ( dư 1 ) 30 : 5 = 6 33 : 5 = 6 ( dư 3) 40 : 5 = 8 22 : 5 = 4 ( dư 2 ) 15 : 5 = 3 44 : 5 = 8 ( dư 4 ) 35 : 5 = 7 56 : 5 = 11 ( dư 1). - HS so sánh số bị chia và kết quả của 2 cột. => Rút ra kết luận : Dấu hiệu chia hết cho 5 (SGK). HĐ3: Luyện tập : HS làm BT1,2 ( trang 3,4) Vở BT. Gv theo dõi – HD – Kiểm tra. * Chấm bài – chữa bài. III. Củng cố- nhận xét – dặn dò. --------------000-------------- Luyện từ và câu vị ngữ trong câu kể : ai làm gì . I.Mục tiêu : HS hiểu vị ngữ nêu lên hoạt động trong câu kể ai làm gì ? - Vị ngữ trong câu kể ai làm gì ? Thường do động từ và cụm động từ đảm nhận. II. Hoạt động dạy - học . 1. Gv nêu y/c nội dung tiết học. 2. Phần nhận xét. - HS đọc nội dung và các gợi ý của BT1. - HS lần lượt thực hiện các y/c : ( làm bài vào vở BT). * Y/c 1 : Tìm các câu kể “ Ai làm gì có trong đoạn văn ” ( 3 câu đầu ). * Y/c 2,3,4 : Tìm vị ngữ trong 3 câu đầu và nêu ý nghĩa của vị ngữ. * HS nêu kết quả - Gv nhận xét kết luận ( SGV). 3. => Rút ra bài học ghi nhớ (SGK). Gọi 1 số HS đọc lại. 4. Luyện tập. - HS đọc y/c nội dung các BT ( Vở BT) – Gv giải thích rõ y/c từng bài . - HD HS làm bài – Gv theo dõi – kiểm tra. * HS nêu kết quả; Lớp nhận xét – Gv bổ sung kết luận ( SGV). 3. Củng cố bài – nhận xét – dặn dò. --------------000-------------- Thứ 6 ngày tháng năm 2006 Luyện từ và câu luyện tập: danh từ, động từ, tính từ câu hỏi - câu kể. I.Mục tiêu: Củng cố luyện tập cho HS về danh từ, động từ, tính từ và câu hỏi, câu kể. - HS biết xác định thành thạo các danh từ, động từ, tính từ trong đoạn văn và biết sử dụng các từ loại, kiểu câu hỏi, câu kể vào nói, viết. II. Hoạt động dạy - học . 1. Gv nêu y/c nội dung tiết học. 2. HD ôn luyện. HĐ1: Củng cố kiến thức: ? Thế nào là Danh từ, động từ, tính từ ? Cho ví dụ. ? Câu như thế nào là câu hỏi ? Có thể bổ sung câu hỏi vào những mục đích gì ? ? Khi đặt câu hỏi chúng ta phải lưu ý điều gì ? ? Câu kể là câu như thế nào ? Cho 1 số VD? * Gv củng cố lại các kiến thức cơ bản. HĐ2: Luyện tập. Số 1 : Tìm danh từ, động từ, tính từ trong đoạn văn sau : " Xe màu vàng, hai cái vành láng bóng. Ngay giữa tay cầm, chú gắn hai con bướm bằng thiếc với hai cánh vàng lấm tấm đỏ. Bao giờ dừng xe, chú cũng rút hai cái giẻ dưới yên lau, phủ sạch sẽ; Chú âu yếm gọi chiếc xe của mình là con ngựa sa. Số 2: Viết một đoạn văn ngắn ( 5 - 7 câu ). Kể về một buổi tối sinh hoạt của gia đình em ( có sử dụng câu hỏi và câu kể ) HĐ3: Kiểm tra - chữa bài. Số 1 : Gv và HS chữa từng câu ( Để xác định danh từ, động từ và tính từ ). Số 2: Gọi HS đọc bài văn. - Cả lớp và Gv nhận xét - Bổ sung. 3. Củng cố bài – dặn dò. --------------000-------------- Tập làm văn luyện tập : Văn kể chuyện I.Mục tiêu : Luyện tập củng cố cho HS về văn kể chuyện. - HS nắm chắc về thể loại văn kể chuyện và các phần của bài văn kể. - Thực hành viết một bài văn kể chuyện đã học. II. Hoạt động dạy - học . 1. Gv nêu y/c nội dung tiết học. 2. HD ôn luyện. HĐ1: Củng cố lý thuết. ? Thế nào là văn kể chuyện ? Một bài văn kể chuyện gồm có mấy phần là những phần nào ? Hãy nêu y/c của từng phần. ? Nêu các kiểu mở bài và kết bài trong bài văn kể chuyện? * Gv củng cố lại. HĐ2: Luyện tập. 1. HS thực hành viết một bài văn kể chuyện ( đã học, đã đọc ). Đề bài : Hãy nhập vai người chị và kể lại câu chuyện " Hai chị em " ( Tập đọc 4 ). - HD HS xác định trọng tâm y/c đề bài - gạch dưới từ ngữ quan trọng. ( Lưu ý : Khuyến khích HS : mở bài theo kiểu gián tiếp và kết bài theo lối mở rộng). - HS làm bài - Gv theo dõi. 3. Kiểm tra - chữa bài. - Gọi HS đọc từng phần của bài làm . Gv nhận xét - bổ sung. - Gọi 2 HS khá đọc toàn bài. 4. Củng cố bài – nhận xét – dặn dò --------------000-------------- Toán luyện tập chung I. Mục tiêu : Tiếp tục luyện tập củng cố cho HS về các đơn vị đo ( độ dài, khối lượng, thời gian ) và giải toán hợp. II. Hoạt động dạy - học . 1. Gv nêu y/c nội dung tiết học. 2. HD ôn luyện : HĐ1: Củng cố kiến thức cơ bản. a. HS nêu bảng đơn vị đo độ dài, bảng đơn vị đo khối lượng? Mối quan hệ giữa các đơn vị đo. b. Nêu các đơn vị đo thời gian. - Mối quan hệ giữa các đơn vị đo. * Gv củng cố lại. HĐ2: Luyện tập. * Gv lần lượt ghi các bài tập lên bảng. HS làm bài vào vở ? Số 1 : Điền số thích hợp vào chỗ chấm: a) 32m = .......dm = ............cm = .............mm. 12000m = ...........km; km = .......m. b) 2000kg = ..........tạ = ...................tấn = .......................g. 1 tấn 52 kg = ..................kg; 1500 kg = ..........tấn = ......................tạ. c) 1 năm = ................thế kỷ; năm = ........thế kỷ; 2 giờ 30 phút = .........................phút. 3 ngày 12 giờ = ...............giờ; 6 phút 40 giấy = ..................giây. Số 2 : Một cái bảng hình chữ nhật có chiều dài 25 dm; chiều rộng 80 cm. Tính diện tích cái bảng đó theo m2; dm2, cm2. Giải: 80 cm = 8dm; Diện tích cái bảng đó là : 25 x 8 = 200 ( dm2) = 2 m2 = 20000 cm2. Đáp số : 3. Củng cố bài – nhận xét – dặn dò. --------------000--------------
Tài liệu đính kèm: