I. MỤC TIÊU:
- Ôn MRVT đã học: Ý chí – nghị lực và Trò chơi- đồ chơi
- Củng cố và mở rộng một số từ ngữ thuộc hai vốn từ trên.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
- GV nêu yêu cầu tiết học
- Hệ thống hoá lại các kiến thức cần ôn tập
? Nêu một số từ ngữ thuộc vốn từ Ý chí – nghị lực
? Nêu nghĩa của từ: nghị lực
? Nêu một số thành ngữ, tục ngữ thuộc vốn từ Ý chí – nghị lực
? Nêu một số từ ngữ thuộc vốn từ Trò chơi- đồ chơi
? ? Nêu một số thành ngữ, tục ngữ thuộc vốn từ Trò chơi- đồ chơi
- Học sinh nối tiếp nhau trả lời, Gv nhận xét đánh giá và bổ sung thêm
III. LUYỆN ĐỀ:
Câu 1: Xếp các từ sau đây thành hai nhóm: chí phải, ý chí , chí lý, chí khí, chí tình, chí thân, chí hướng, chí công, quyết chí.
Nhóm 1: Chí có nghĩa là rất, hết sức ( biểu thị mức độ cao nhất )
Nhóm 2: Có nghĩa là theo đuổi một mục đích tốt đẹp
Câu 2: Các câu tục ngữ sau khuyên người ta điều gì:
a. Lửa thử vàng, gian nan thử sức.
b. Nước lã mà vã nên hồ
Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan.
Câu 3: Tìm các từ gần nghĩa với từ kiên trì, có yếu tố kiên:
- Giáo dục cho hs có ý thức giữ gìn sách vở cẩn thận, luyện viết chữ đẹp. II. Hoạt động dạy học - Giới thiệu bài viết: GV đọc bài viết. ? Bài văn miêu tả đồ vật gì ? Bài văn có mấy đoạn ? Theo các em từ nào trong bài là từ khó khi viết hay sai - HS nêu, Gv chép lên bảng : nhẵn bóng, bóng loáng, két, tòe. - HS viết vào vở nháp các từ trên. 2: Hướng dẫn hs viết - GV đọc cho HS viết - Khảo bài. HS đổi vở cho nhau tự khảo bài. - GV chấm một số bài và nhận xét bài viết của HS Tuần 18 A Thứ hai, ngày 3 tháng 1 năm 2011 Nghỉ bù Tết dương lịch Thứ ba, ngày 4 tháng 1 năm 2011 Coi thi định kì Khối 4- 5 cả ngày Thứ tư, ngày 5 tháng 1 năm 2011 Sáng: Coi thi định kì khối 1, 2 ,3 Chiều : Họp hội đồng Thứ năm, thứ sáu, ngày 6, 7 tháng 1 năm 2011 Chấm thi định kì Tiết 1+2 Tiếng Việt Ôn tập : MRVT: ý chí- nghị lực Trò chơi- đồ chơi I. Mục tiêu: - Ôn MRVT đã học: ý chí – nghị lực và Trò chơi- đồ chơi - Củng cố và mở rộng một số từ ngữ thuộc hai vốn từ trên. II. Hoạt động dạy học - GV nêu yêu cầu tiết học - Hệ thống hoá lại các kiến thức cần ôn tập ? Nêu một số từ ngữ thuộc vốn từ ý chí – nghị lực ? Nêu nghĩa của từ : nghị lực ? Nêu một số thành ngữ, tục ngữ thuộc vốn từ ý chí – nghị lực ? Nêu một số từ ngữ thuộc vốn từ Trò chơi- đồ chơi ? ? Nêu một số thành ngữ, tục ngữ thuộc vốn từ Trò chơi- đồ chơi - Học sinh nối tiếp nhau trả lời, Gv nhận xét đánh giá và bổ sung thêm III. Luyện đề: Câu 1: Xếp các từ sau đây thành hai nhóm: chí phải, ý chí , chí lý, chí khí, chí tình, chí thân, chí hướng, chí công, quyết chí. Nhóm 1: Chí có nghĩa là rất, hết sức ( biểu thị mức độ cao nhất ) Nhóm 2: Có nghĩa là theo đuổi một mục đích tốt đẹp Câu 2: Các câu tục ngữ sau khuyên người ta điều gì: Lửa thử vàng, gian nan thử sức. Nước lã mà vã nên hồ Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan. Câu 3: Tìm các từ gần nghĩa với từ kiên trì, có yếu tố kiên: VD: kiên nhẫn,................................................................. Tìm các từ gần nghĩa với từ quyết tâm, có yếu tố quyết: VD: quyết chí,.................................................................. Câu 4: Các câu tục ngữ có nghĩa là gì: Chơi với lửa. ở chọn nơi, chơi chọn bạn. c. Chơi diều đứt dây. HS làm bài, GV theo dõi và hướng dẫn thêm, chữa bài Tiết 2: Toán Ôn : Thứ tự thực hiện phép tính I. Mục tiêu: - Ôn tập cách đọc, viết số. - Ôn tập về bốn phép tính về số tự nhiên. - Ôn tập về tính giá trị của biểu thức. II. Hoạt động dạy học: - GV nêu yêu cầu tiết học - Hệ thống hoá lại các kiến thức cần ôn tập a. Củng cố: ? Nêu cách đọc viết số tự nhiên ( GV cho Hs đọc và viết một số tự nhiên) ? Nêu các tính chất của phép cộng ? Nêu các tính chất của phép nhân ? Cách tính giá trị của biểu thức( có ngoặc đơn và không có ngoặc đơn) HS nêu , GV nhận xét và trả lời b. Luyện tập: GV chép bài lên bảng, HS làm bài vào vở luyện Bài 1: a.Đọc các số sau: 123567; 245601; 5401002; 654789123 b. Viết các số sau: - Ba trăm mười hai triệu không trăm linh bốn ngàn. - Một trăm chín mươi mốt nghìn bảy trăm linh một. - Một trăm mười bảy nghìn hai trăm bốn bảy. Bài 2: Thực hiện phép tính ( có đặt tính): 213456 +21356 3214569 - 254896 324 x 36 496789 : 24 234567: 124 Bài 3: Tính giá trị của biểu thức: 21 x 3 + 36 : 12 ( 14 5 + 356 ) x 12 21 + 3 x 12 : 4 145 + 356 x 12 Bài 4: Tính bằng cách thuận tiện nhất: 234 x 6 + 234 x 4 12 + 12 x 3 + 12 x 6 145 x 21 - 145 x 11 34 x 56 - 13 x 56 - 11 x 56 25 x 6 x7 x4 GV theo dõi và hướng dẫn thêm. Chấm chữa bài Tiết 3: Lịch sử Ôn tập cuối kì I. Mục tiêu: - Hệ thống hoá lại các kiến thức mà các em đã ôn tập ở hai tiết trước. - Ra đề kiểm tra thử cho hS làm quen với dạng đề kiểm tra II, Chuẩn bị: Đề kiểm tra Gv chuẩn bị sẵn. III. Hoạt động dạy học: - GV hệ thống hoá lại các kiến thức mà các em đã ôn tập ở hai tiết trước. - HS làm bài kiểm tra, GV theo dõi . - Chấm bài, nhận xét và đánh giá 1. Hoàn thành bảng sau Lần thứ Kết quả đánh địch của quân dân nhà Trần Nhất Hai Ba 2. Hoàn thành bảng sau Khởi nghĩa ý nghĩa lịch sử Hai Bà Trưng Chiến thắng Bạch Đằng 3.Hoàn thành bảng sau Cuộc kháng chiến Thời gian Người chỉ huy Chống Tống xâm lược lần 1 Chống Tống xâm lược lần 2 4. Đánh dấu nhân vào ô trống em cho là đúng: a. Những người đã tham gia đóng góp xây dựng chùa thời Lý là: Vua quan nhà Lý Nhân dân các làng xã Công nhân, học sinh b. Thời Lý , chùa là nơi: Tu hành của các nhà sư Trung tâm văn hoá của làng xã Tế lễ của mọi người Mọi người hội họp 5. Chọn các từ: của cải, vũ khí, cạo râu, cắt tóc, đội mũ, đi giày, trốn về, Tô Định , mặc giả thường dân rồi điền vào chỗ........của câu sau cho thích hợp để thành một đoạn văn mô tả sự thất bại thảm hại của quân Hán trong khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40: Bị đòn bất ngờ, quân Hán không dám chống cự, bỏ hết............................, lo chạy thoát thân ................................sợ hãi đã..................................., lẫn vào đám tàn quân.................................Trung Quốc. Tiết 4: Mỹ thuật Giáo viên chuyên dạy Buổi chiều Tiết 1: Địa lý Ôn tập cuối kì I. Mục tiêu: - Hệ thống hoá lại các kiến thức mà các em đã ôn tập ở hai tiết trước. - Ra đề kiểm tra thử cho hS làm quen với dạng đề kiểm tra II, Chuẩn bị: Đề kiểm tra Gv chuẩn bị sẵn. III. Hoạt động dạy học: - GV hệ thống hoá lại các kiến thức mà các em đã ôn tập ở hai tiết trước. - HS làm bài kiểm tra, GV theo dõi . - Chấm bài, nhận xét và đánh giá 1. Đánh dấu nhân vào ô trống em cho là đúng: a. Tây Nguyên là xứ sở của các: Cao nguyên xếp tầng cao thấp khác nhau Núi cao và khe sâu Cao nguyên có độ sàn bằng nhau Đồi với đỉnh tròn và sườn thoải b. Lễ hội của các dân tộc ở Tây Nguyên thường được tổ chức vào : Sau mỗi vụ thu hoạch Dịp tiếp khách của cả buôn Mùa xuân c. Nguyên nhân làm cho đồng bằng Bắc Bộ trở thành vựa lúa thứ hai của cả nước là: Đồng bằng lớn thứ hai của cả nước Đất đai phù sa màu mỡ Nguồn nước dồi dào Người dân có kinh nghiệm trồng lúa Tất cả các ý trên 2. Trình bày về đặc điểm địa hình và sông ngòi của đồng bằng Bắc Bộ a.Địahình: b.Sông ngòi: 3. Ghi đặc điểm địa hình và khí của Hoàng Liên Sơn và Tây Nguyên vào bảng sau: Đặc điểm Hoàng Liên Sơn Tây Nguyên Địa hình Khí hậu Tiết 2+ 3 Khoa học Ôn tập cuối kì I I. Mục tiêu: - Hệ thống hoá lại các kiến thức mà các em đã ôn tập ở hai tiết trước. - Ra đề kiểm tra thử cho hS làm quen với dạng đề kiểm tra II, Chuẩn bị: Hai đề kiểm tra Gv chuẩn bị sẵn. III. Hoạt động dạy học: - GV hệ thống hoá lại các kiến thức mà các em đã ôn tập ở hai tiết trước. - HS làm bài kiểm tra, GV theo dõi . - Chấm bài, nhận xét và đánh giá Đề 1: 1.Hãy điền các từ trong khung vào chỗ ..... cho thích hợp trong các câu sau đây: Nước sạch; tươi; sạch; nấu chín; màu sắc; mùi vị lạ; bảo quản; an toàn Để thực hiện vệ sinh an .................... thực phẩm cần : - Chọn thức ăn......., có giá trị dinh dưỡng , không có.....................và............... - Dùng .................để rưả thực phẩm, dụng cụ và để nấu ăn. - Thức ăn được........................, nấu xong nên ăn ngay. - Thức ăn chưa dùng hết phải ......................đúng cách. 2. Không khí có những tính chất gì? Nêu các thành phần của không khí a.Tínhchất của không khí ................................................................................................................................ b. Thành phần của không khí ................................................................................................................................ 3. Hoàn thành bảng sau: Thiếu chất dinh dưỡng Bị bệnh Đạm Vi ta min A Vi ta min C Vi ta min D Bướu cổ, phát triển chậm, kém thông minh 4. Hãy điền các từ: bay hơi, đông đặc, ngưng tụ, nóng chảy vào vị trí của mũi tên cho phù hợp: .................... Nước ở thể lỏng .................. Hơi nước Nước ở thể rắn ................... ................... Nước ở thể lỏng 5. Đánhdấu nhân vào ô trống trước câu trả lời đúng: Các bệnh liên quan đến nước là: Tả, lị, thương hàn, tiêu chảy, bại liệt, viêm gan, mắt hột. Viêm phổi, lao, cúm. Các bệnh về tim , mạch, huyết áp cao. 6. Để phòng các bệnh lây qua đường tiêu hoá, chúng ta cần giữ vệ sinh ăn uống như thế nào 7. Để phòng các bệnh lây qua đường tiêu hoá, chúng ta cần phải làm gì? Đề 2: Câu 1: Chọn ý trả lời đúng: Vai trò của vi ta min - Không có giá trị dinh dưỡng nhưng rất cần thiết để đảm bảo hoạt động bình thường của bộ máy tiêu hoá - Giàu năng lượng và giúp cơ thể hấp thụ một số vi ta min ( A, D, E, K) - Tham gia vào viêc xây dựng cơ thể, tạo ra các men thúc đẩy và điều khiển hoạt động sống. Nếu thiếu chúng cơ thể sẽ bị bệnh - Không tham gia vào viêc xây dựng cơ thể,hay cung cấp năng lượng nhưng rất cần thiết cho hoạt động sống của cơ thể. b.Vai trò của chất khoáng - Không có giá trị dinh dưỡng nhưng rất cần thiết để đảm bảo hoạt động bình thường của bộ máy tiêu hoá - Cung cấp năng lượng cần thiết cho mọi hoạt động và duy trì nhiệt độ của cơ thể. - Tham gia vào viêc xây dựng cơ thể, tạo ra các men thúc đẩy và điều khiển hoạt động sống. Nếu thiếu chúng cơ thể sẽ bị bệnh - Không tham gia vào viêc xây dựng cơ thể,hay cung cấp năng lượngnhưng rất cần thiết cho hoạt động sống của cơ thể. c.Vai trò của chất xơ: - Không có giá trị dinh dưỡng nhưng rất cần thiết để đảm bảo hoạt động bình thường của bộ máy tiêu hoá - Giúp cơ thể phòng chống bệnh tật. - Tham gia vào việc xây dựng cơ thể, tạo ra một số men thúc đẩy và điều khiển hoạt động sống - Không tham gia vào viêc xây dựng cơ thể,hay cung cấp năng lượng nhưng rất cần thiết cho hoạt động sống của cơ thể. Câu 2:Điền các từ: muối i- ốt, ăn mặn vào chỗ . cho phù hợp Chúng ta không nên để tránh bệnh huyết áp cao. Chúng ta nên sử dụng trong các bữa ăn để cơ thể phát triển bình thường cả về thể và trí tuệ đồng thời phòng chống bệnh bướu cổ. Câu 3: Chọn các từ: nước sạch, tươi, thức ăn, màu sắc, mùi vị lạ, bảo quản, an toàn Để thực hiện vệ sinh.thực phẩm cần : - Chọn thức ăn.., , có giá trị dinh dưỡng, không cóvà .. - Dùng để rửa thực phẩm , dụng cụ và để nấu ăn. - Nấu chín., nấu xong phải ăn ngay. Thức ăn chưa dùng hết phải.. . đúng cách Câu 4: Cần phải làm gì để phòng chống các bệnh do thiếu chất dinh dưỡng Câu 5: Cần phải làm gì khi phát hiện bị bệnh do thiếu chất dinh dưỡng Tiết 4: Tin học Giáo viên chuyên dạy Thứ ba, ngày 29 tháng 12 năm 2010 Buổi sáng Tiết 1: Tiếng Việt Ôn tập về từ loại: Danh từ, động từ, tính từ I. Mục tiêu: - Ôn tập về danh từ, động từ, tính từ đã học. - Biết xác định các từ loại đó. II. Hoạt động dạy học - GV nêu yêu cầu tiết học - Hệ thống hoá lại các kiến thức cần ôn tập ? Danh từ là gì ? Cho ví dụ minh hoạ ? Động từ là gì ? Cho ví dụ minh hoạ ? Tính từ là gì ? Cho ví dụ minh hoạ - Học sinh nối tiếp nhau trả lời, Gv nhận xét đánh giá và bổ sung thêm III. Luyện đề: Câu 1:a. Tìm 3 danh từ chỉ khái niệm. 3 danh từ chỉ hiện tượng, 3 danh từ chỉ đơn vị. b. Đặt hai câu với hai danh từ em vừa tìm được Câu 2: Gạch dưới các động từ có trong đoạn văn sau: Vua Mi - đát thử bẻ một cành cây sồi, cành đó liền biến thành vàng. Vua ngắt một quả táo, quả táo cũng thành vàng nốt. Tưởng không có ai trên đời sung sướng hơn thế nữa! Câu 3: Gạch dưới các tính từ có trong đoạn văn sau: Sáng sớm , trời quang hẳn ra. Đêm qua, một bàn tay nào đã giội rửa vòm trời sạch bóng. Màu mây xám đã nhường chỗ cho một màu trắng phớt xanh như màu men sứ. Đằng đông, phía trên dải đê chạy dài rạch ngang tầm mắt, ngăn không cho thấy biển khơi, ai đã ném lên bốn năm mảng mây hồng to tướng, lại điểm xuyết thêm ít nét mây mỡ gà vút dài thanh mảnh. Câu 4: Hãy tìm những từ ngữ miêu tả các mức độ khác nhau của các tính chất, đặc điểm sau: đỏ, cao, vui. HS làm bài . GV theo dõi và hướng dẫn thêm. Chấm bài, nhận xét bài làm của HS. - Nhận xét đánh giá tiết học. Tiết 2: Tiếng Việt Ôn tập về câu kể tìm chủ ngữ, vị ngữ trong câu kể ai làm gì? I. Mục tiêu: - Ôn tập về về câu kể. Hướng dẫn HS biết xác định câu kể Ai làm gì? - Hướng dẫn học sinh biết xác định đúng chủ ngữ, vị ngữ trong câu kể Ai làm gì? II. Hoạt động dạy học: - Giáo viên nêu yêu cầu tiết học - Hướng dẫn HS ôn tập: - Hs nêu nối tiếp mỗi em một câu kể Ai làm gì? - Luyện tập vào vở: Câu 1: Kể lại các việc em làm hàng sau khi đi học về Câu 2:a.Tìm các câu kể trong đoạn văn sau: Trên nương mỗi người một việc. Người lớn đánh trâu ra cày. Các cụ già nhặt cỏ, đốt lá. Mấy chú bé bắc bếp thổi cơm. Các bà mẹ tra ngô. Các em bé ngủ khì trên lưng mẹ. Lũ chó sủa om cả rừng. b. Tìm chủ ngữ, vị ngữ trong các câu kể Ai làm gì? có trong đoạn văn trên. Câu 3: Nối các từ ngữ ở cột A với các từ ngữ ở cột B để tạo thành câu kể Ai làm gì? Cô giáo Mẹ em Các chú công nhân đang nấu cơm đang xây nhà đang giảng bài - Hs làm bài, Gv theo dõi và hướng dẫn thêm. - Nhận xét và đánh giá tiết học. Tiết 3+ 4 Toán Ôn tập về giải toán I. Mục tiêu - Củng có giải toán có lời văn với dạng toán: - Tìm số trung bình cộng. - Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó - Một số bài toán có nội dung hình học. - Hướng dẫn học sinh cách trình bày bài kiểm tra. II. Hoạt động dạy học: - Giáo viên nêu yêu cầu tiết học, nêu một số yêu cầu khi giải bài toán có lời văn - Cách tìm số trung bình cộng của hai hay nhiều số - Cách giải bài toán Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. * Xác định tổng và hiệu * Xác định số lớn, số bé Cách giải: Cách 1: Số lớn = ( Tổng + Hiệu ) : 2 Cách 1: Số bé = ( Tổng - Hiệu ) : 2 Số bé = Số lớn - Hiệu Số lớn = Số bé + Hiệu Hoặc Tổng - Số lớn Hoặc Tổng - Số bé - Tìm chu vi, diện tích hình chữ nhật và hình vuông. Luyện đề: Bài 1: Một cửa hàng buổi sáng bán được 128 bao gạo , mỗi bao cận nặng 50 kg. Buổi chiều bán được 140 bao, mỗi bao cân nặng 25 kg . Hỏi trung bình mỗi buổi cửa hàng bán được bao nhiêu kg gạo. Bài 2: Hai phân xưởng làm được 126 sản phẩm, phân xưởng hai nhiều hơn phân xưởng một 28 sản phẩm. Tìm số sản phẩm mỗi phân xưởng làm được. Bài 3: Hình chữ nhật có chu vi là 120 dm, biết chiều dài hơn chiều rộng 16 dm. Tìm diện tích của hình chữ nhật đó? Bài 4: Một hình chữ nhật có chiều dài là 125 m. Chiều rộng bằng chiều dài. Tính chu vi và diện tích hình chữ nhật đó? Buổi chiều Tiết 1 Tiếng Việt Ôn tập miêu tả đồ vật I. Mục tiêu: - Ôn tập về văn miêu tả đồ vật. - Hướng dẫn HS cách viết một bài văn miêu tả đồ vật dựa vào dần bài chi tiết. II. Hoạt động dạy học: - Giáo viên nêu yêu cầu tiết học - HS mở VBT xem lại cách lập dàn bài chi tiết cho đề bài đã học: *Tả một đồ chơi mà em thích. - Bốn em đọc lại dàn ý của hai đề trên. Luyện đề: *Tả một đồ chơi mà em thích. HS xem lại dàn bài và viết bài . GV theo dõi và hướng dẫn thêm. Chấm bài, nhận xét bài làm của HS, GV chọn một số bài viết hay của HS đọc to trước lớp - Nhận xét đánh giá tiết học. Tiết 2: Toán Ôn tập về dấu hiệu chia hết cho 2, 5, 3, 9 I. Mục tiêu: - Ôn tập về dấu hiệu chia hết đã học - Biết vận dụng dấu hiệu chia hết vào làm bài tập. II. Hoạt động dạy học: - GV nêu yêu cầu tiết học - Hệ thống hoá lại các kiến thức cần ôn tập a. Củng cố: ? Nêu dấu hiệu chia hết cho 2. Cho ví dụ ? Nêu dấu hiệu chia hết cho 5. Cho ví dụ ? Nêu dấu hiệu chia hết cho 3.Cho ví dụ ? Nêu dấu hiệu chia hết cho 9. Cho ví dụ HS nêu , GV nhận xét và trả lời b. Luyện tập: GV chép bài lên bảng, HS làm bài vào vở luyện Bài 1: Trong các số sau : 1234, 235, 23456, 321450, 36369, 331236. Số nào chia hết cho 2 Số nào chia hết cho 5 Số nào chia hết cho 3 Số nào chia hết cho 9 g. Số nào chia hết cho 2 và 5 Bài 2: Thay dấu * bằng các chữ số thích hợp để được các số chia hết cho 3 3*5, *34 15* Bài 3: Hãy tự nghĩ ra và viết ba số có ba chữ số khác nhau, các số đó là Cùng chia hết cho 2 và 3 Cùng chia hết cho 3 và 5 Cùng chia hết cho 2, 3 và 5 Cùng chia hết cho 2 , 3, 5, 9 Bài 4: Một lớp học có ít hơn 35 học sinh và nhiều hơn 20 học sinh. Nếu học sinh trong lớp xếp thành 3 hàng hoặc 5 hàng thì không thừa, không thiếu bạn nào. Tìm số học sinh của lớp học đó. 213456 +21356 3214569 - 254896 Tiết 3: Luyện Mỹ thuật Giáo viên chuyên dạy Tiết 4: Tiếng Anh Giáo viên chuyên dạy Thứ tư, thứ năm coi thi và chấm thi định kì lần 2 Thứ sáu , ngày 1 tháng 1 năm 2010 nghỉ tết dương lịch
Tài liệu đính kèm: