ĐẠO ĐỨC(Tiết 19)
KÍNH TRỌNG , BIẾT ƠN NGƯỜI LAO ĐỘNG
I - Mục tiêu:
- Nhận thức vai trò quan trọng của người lao động .
- HS biết bày tỏ sự kính trọng và biết ơn đối với những người lao động .
- HS biết kính trọng và biết ơn đối với những người lao động .
II - Đồ dùng học tập
GV : - SGK
HS : - SGK
- Giấy viết vẽ của HS.
III – Các hoạt động dạy học
1- Khởi động :
2 – Kiểm tra bài cũ : Yêu lao động
- Thế nào là yêu lao động ?
- Vì sao cần phải yêu lao động ?
3 - Dạy bài mới :
TUẦN 19 ĐĐ TĐ Tốn KC KH 19 37 91 19 37 Kính trọng và biết ơn người lao động(T1) Bốn anh tài Ki-lô-mét vuông Bác đánh cá và gã hung thần Tại sao có gió? TLV TỐN LS LTVC 37 92 17 37 Luyện tập xây dựng mở bài trong bài văn MT đồ vật Luyện tập Nước ta cuối thời Trần Chủ ngữ trong câu kể: Ai- làm gì? TD CT TỐN ĐL MT 37 19 93 18 19 Đi vượt chướng ngại vật thấp – TC:Chạy theo hình Tgiác Nghe-viết: Kim tự tháp Ai Cập Hình bình hành Đồng bằng Nam Bộ Xem tranh dân gian Việt Nam KH TĐ TỐN LTVC 38 38 94 38 Gió nhẹ,gió mạnh,phòng chống bão Chuyện cổ tích về loài người Diện tích hình bình hành MRVT: Tài năng TD TLV TỐN ÂN KT SHL 38 38 95 19 19 19 Đi vượt chướng ngại vật thấp – TC:Thăng bằng Luyện tập xây dựng kết bài trong bài văn MT đồ vật Luyện tập Học hát:Chúc mừng-Một số hình thức trình bày bài hát Lợi ích của việc trồng rau,hoa. Sinh hoạt lớp Ngày dạy: 07/01/2009 ĐẠO ĐỨC(Tiết 19) KÍNH TRỌNG , BIẾT ƠN NGƯỜI LAO ĐỘNG I - Mục tiêu: - Nhận thức vai trò quan trọng của người lao động . - HS biết bày tỏ sự kính trọng và biết ơn đối với những người lao động . - HS biết kính trọng và biết ơn đối với những người lao động . II - Đồ dùng học tập GV : - SGK HS : - SGK - Giấy viết vẽ của HS. III – Các hoạt động dạy học 1- Khởi động : 2 – Kiểm tra bài cũ : Yêu lao động - Thế nào là yêu lao động ? - Vì sao cần phải yêu lao động ? 3 - Dạy bài mới : HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH a - Hoạt động 1 : Giới thiệu bài - GV giới thiệu , ghi bảng. b - Hoạt động 2 : Thảo luận lớp ( truyện Buổi học đầu tiên SGK ) - Kể truyện . => Kết luận : Cần phải kính trọng mọi người lao động , dù là những người lao động bình thường nhất . c - Hoạt động 3 : Thảo luận theo nhóm đôi ( Bài tập 1 SGK ) - Nêu yêu cầu bài tập . => Kết luận : - Nông dân , bác sĩ , người giúp việc , lái xe ôm , giám đốc công ti , nhà khoa học , người đạp xích lô , kĩ sư tin học , nhà văn , nhà thơ đều là những người lao động ( trí óc hoặc chân tay ) - Những người ăn xin , những kẻ buôn bán ma tuý , buôn bán phụ nữ không phải là người lao động vì những việc làm của họ không mang lại lợi ích , thjậm chí còn có hại cho xã hội . d - Hoạt động 4 : Thảo luận nhóm ( Bài tập 2 ) - Chia nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận về một tranh . - Ghi lại trên bảng theo 3 cột : STT , Người lao động , ích lợi mang lại cho xã hội . => Kết luận : Mọi người lao động đều mang lại lợi ích cho bản thân , gia đình và xã hội . e - Hoạt động 5 : Làm việc cá nhân ( Bài tập 5 ) - Nêu yêu cầu bài tập . - Kết luận : + các việc làm (a) , (c) , (d) , (e) , (g) là thể hiện sự kính trọng , biết ơn người lao động . + Các việc (b) , (h) là thiếu kính trọng người lao động . - HS nêu . - HS kể lại truyện . - Thảo luận theo hai câu hỏi trong SGK . - Các nhóm thảo luận . - Đại diện các nhóm trình bày k quả . Cả lớp trao đổi , tranh luận . - Các nhóm làm việc . - Đại diện nhóm trình bày . Cả lớp trao đổi , nhận xét . - Làm bài tập . - HS trình bày ý kiến .Cả lớp trao đổi , bổ sung . 4 - Củng cố – dặn dò - 1 – 2 HS đọc ghi nhớ trong SGK . - Chuẩn bị bài tập 5 , 6 SGK . - Thực hiện nội dung trong mục thực hành của SGK ________________###_____________ TẬP ĐỌC (Tiết 35 ) BỐN ANH TÀI I MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU - Hiểu các từ ngữ mới trong bài : Cẩu Khây, tinh thông , yêu tinh. - Hiểu nội dung truyện ( phần đầu ) : Ca ngợi sức khoẻ , tài năng, lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn anh em Cẩu Khây. - Đọc đúng các từ ngữ, câu , đoạn , bài. Chú ý các từ dễ lẫn do ảnh hưởng cách phát âm địa phương. - Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể truyện chậm rãi; nhấn giọng những từ ngữ ca ngợi tài năng, sức khoẻ, nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn cậu bé. Chú ý nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm xuống dòng. Đọc liền mạch các tên riêng Nắm Tay Đóng Cọc, Lấy Tay Tát Nước, Móng Tay Đục Máng. - HS có ý thức rèn luyện sức khoẻ , tài năng, biết làm việc nghĩa với tất cả lòng nhiệt thành của mình. II ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. - Bảng phụ ghi sẵn các câu văn cần luyện đọc diễn cảm. III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 1 – Khởi động 2 – Bài cũ : - Giới thiệu 5 chủ điểm của sách Tiếng Việt lớp 4. 3 – Bài mới Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh a – Hoạt động 1 : Giới thiệu bài - Câu chuyện ca ngỡi bốn thiếu niên có sức khoẻ và tài ba hơn người đã biết hợp nhau lại để diệt trừ cái ác, mang lại cuộc sống yên bình cho nhân dân. b – Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS luyện đọc - GV nghe và nhận xét và sửa lỗi luyện đọc cho HS. - Đọc diễn cảm cả bài. c – Hoạt động 3 : Tìm hiểu bài - Sức khoẻ và tài năng của Cẩu Khây có gì đặc biệt ? -Có chuyện gì xảy ra đối với quê hương của Cầu Khây? - Cẩu Khây lên đường đi diệt trừ yêu tinh cùng những ai ? - Mỗi người bạn của Cẩu Khây có tài năng gì ? + Đại ý : Câu truyện ca ngợi sức khoẻ, tài năng , nhiệt thành làm việcnghĩa : diệt ác, cứu dân lành của bốn anh em Cẩu Khây. d – Hoạt động 4 : Đọc diễn cảm - GV đọc diễn cảm toàn bài. Chú ý hướng dẫn HS ngắt giọng , nhấn giọng đúng. - HS khá giỏi đọc toàn bài . - 5 HS nối tiếp nhau đọc trơn 5 đoạn. - 1,2 HS đọc cả bài . - HS đọc thầm phần chú giải từ mới. - HS đọc thầm 2 đoạn đầu – thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi 1. + Về sức khoẻ : nhỏ người nhưng ăn một lúc hết chín chõ xôi, mười tuổi đã bằng trai nười tám. + Về tài năng : 15 tuổi đã tin thông võ nghệ, dám quyết chí lên đường trừ diệt yêu tin. - HS đọc thầm 3 câu cuối trả lời câu hỏi 2, 3. -Yêu tinh xuất hiện, bắt người và súc vật khiến làng bản hoang mang, nhiều nơi không còn ai sống sót. - Cùng 3 người bạn nữa là : Nắm Tay Đóng Cọc, Lấy Tay Tát Nước và Móng Tay Đục Máng. - Nắm Tay Đóng Cọc có đôi tay khoẻ, cò thể dùng tay làm vồ đóng cọc.Lấy Tay Tát Nước có đôi tai to, khoẻ có thể dùng để tát nước . Móng Tay Đục Máng có móng tay sắc, khoẻ có thể đục gỗ thành lòng máng dẫn nước vào ruộng. - Trao đổi tìm đại ý của truyện. - HS luyện đọc diễn cảm. 4 – Củng cố – Dặn dò - GV nhận xét tiết học, biểu dương HS học tốt. - Về nhà kể lại câu chuyện. - Chuẩn bị : Chuyện cổ tích về loài người. ______________###_____________ TOÁN (Tiết 91) KI LÔ MÉT VUÔNG I - MỤC TIÊU :Giúp HS: -Hình thành biểu tượng về đơn vị đo diện tích ki lô mét vuông . -Biết đọc, viết đúng các số đo diện tích theo đơn vị đo kilômét vuông; biết 1km2 = 1000 000 m2 và ngược lại. -Biết giải đúng một số bài toán có liên quan đến các đơn vị đo diện tích : cm2; dm2; m2 và km2. II.CHUẨN BỊ: Bản đồ Việt Nam & thế giới. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Khởi động: Bài cũ: Luyện tập chung. GV yêu cầu HS sửa bài làm nhà GV nhận xét Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Giới thiệu: Hoạt động1: Hình thành biểu tượng về kilômet vuông. GV yêu cầu HS nhắc lại các đơn vị đo diện tích đã học & mối quan hệ giữa chúng. GV đưa ra các ví dụ về đo diện tích lớn để giới thiệu km2 , cách đọc & viết km2, m2 GV giới thiệu 1km2 = 1 000 000 m2 Hoạt động 2: Thực hành Bài tập 1, bài tập 2: GV yêu cầu HS đọc kĩ từng câu của bài và tự làm bài. Sau đó yêu cầu HS trình bày kết quả Bài tập 3: - Bài này áp dụng trực tiếp công thức tính diện tích hình chữ nhật. Bài tập 4: GV yêu cầu HS đọc kĩ đề và tự làm bài. HS nêu HS nhận xét. HS làm bài Từng cặp HS sửa & thống nhất kết quả HS làm bài HS sửa HS làm bài HS sửa bài Củng cố - Dặn dò: Chuẩn bị bài: Luyện tập _______________###______________ KỂ CHUYỆN (Tiết 19) BÁC ĐÁNH CÁ VÀ GÃ HUNG THẦN I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU - Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ, Hs biết thuyết minh nội dung mỗi tranh bằng 1-2 câu; HS kể lại được câu chuyện đã nghe, có thể phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt một cách tự nhiên. Hiểu truyện, biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện. Ca ngợi bác đánh cá thông minh, mưu trí đã đánh thắng gã hung thần vô ơn, bạc ác. Có khả năng tập trung nghe cô (thầy) kể truyện, nhớ truyện. Chăm chú theo dõi bạn kể truyện. Nhận xét , đánh giá đúng lời kể II – ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC Tranh minh họa truyện trong SGK (có thể phóng to, nếu có điều kiện) Tranh, ảnh về hồ Ba Bể ( nếu sưu tầm được). III – HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC A – Bài cũ B – Bài mới Giới thiệu bài Hướng dẫn hs kể chuyện: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH *Hoạt động 1:GV kể chuyện Giọng kể chậm rãi ở đoạn đầu (bác đánh cá ra biển ngán ngẩm vì cả ngày xui xẻo); nhanh hơn, căng thẳng ở đoạn sau ( cuộc đối thoại giữa bác đánh cá và gã hung thần); hào hứng ở đoạn cuối (đáng đời kẻ vô ơn). Kể phân biệt lời các nhân vật (lời gã hung thần: hung dữ, độc ác; lời bác đánh cá: bình tĩnh, thông minh). -Kể lần 1:Sau khi kể lần 1, GV giải nghĩa một số từ khó chú thích sau truyện (ngày tận số, hung thần, thông minh). -Kể lần 2:Vừa kể vừa chì vào tranh minh hoạ phóng to trên bảng. -Kể lần 3(nếu cần) *Hoạt động 2:Hướng dẫn hs kể truyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện -Yêu cầu hs đọc yêu cầu bài tập 1. -Dán ba ... u tục ngữ mà mình thích, nêu lí do ngắn gọn. GV chú ý giúp các em giải thích. HS đọc đề HS thảo luận theo nhóm Đại diện nhóm trình bày. HS tự đặt câu Từng HS nêu câu của mình. HS suy nghĩ, làm bài cá nhân. HS nối tiếp đọc câu tục ngữ mà mình thích và nêu lí do. Củng cố - Dặn dò: -GV nhận xét tiết học. -Dặn HS về nhà học thuộc 3 câu tục ngữ của BT3. -Chuẩn bị bài:Luyện tập câu kể: Ai-làm gì? Ngày dạy: 11/01/2009 _______________##____________ THỂ DỤC(Tiết 38) ĐI VƯỢT CHƯỚNG NGẠI VẬT THẤP TRÒ CHƠI “THĂNG BẰNG” I-MUC TIÊU: -Ôn đi vượt chướng ngại vật thấp. Yêu cầu thực hiện thuần thục kĩ năng ở mức tương đối chủ động. -Học trò chơi “Thăng bằng”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia trò chơi tương đối chủ động. II-ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN: -Địa điểm: sân trường sạch sẽ. -Phương tiện: còi. III-NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP: THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HĐ CỦA HỌC SINH 1. Phần mở đầu: 6 – 10 phút. -Giáo viên phổ biến nội dung, yêu cầu bài học, chấn chỉnh trang phục tập luyện. -HS chạy chậm thành 1 hàng dọc theo nhịp hô của GV xung quanh sân tập. -Trò chơi: Chui qua hầm. 2. Phần cơ bản: 18 – 22 phút. a. Đội hình đội ngũ và bài tập RLTTCB -Ôn tập hàng ngang, dóng hàng, quay sau. Cả lớp cùng thực hiện, mỗi động tác 2-3 lần. Cán sự điều khiển cho các bạn tập. GV quan sát, nhận xét, sửa chữa sai sót cho HS. -Ôn đi vượt chướng ngại vật thấp. Cả lớp tập hợp 2 hàng dọc, mỗi em đi cách nhau 3m, đi xong quay về đứng cuối hàng, chờ tập tiếp. b. Trò chơi vận động: Trò chơi Thăng bằng. -Cho HS khởi động kĩ các khớp cổ chân. -GV cho HS tập hợp, giải thích luật chơi, rồi cho HS làm mẫu cách chơi. Tiếp theo cho cả lớp cùng chơi. ----GV quan sát, nhận xét biểu dương HS hoàn thành vai chơi của mình. -Thi đấu giữa các tổ theo phương pháp loại trực tiếp từng đôi một, tổ nào có nhiều bạn giữ được thăng bằng ở trong vòng tròn là tổ đó thắng và được biểu dương. 3. Phần kết thúc: 4 – 6 phút. -Đi theo hàng dọc thành vòng tròn, vừa đi vừa thả lỏng, hít thở sâu. -GV củng cố, hệ thống bài. -GV nhận xét, đánh giá tiết học. HS tập hợp thành 4 hàng. HS chơi trò chơi. HS thực hành HS chơi. HS thực hiện. TẬP LÀM VĂN (Tiết 38) LUYỆN TẬP XÂY DỰNG KẾT BÀI TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT. I - MỤC ĐÍCH ,YÊU CẦU : 1- Củng cố nhận thức về 2 kiểu kết bài ( mở rộng và không mở rộng ) trong bài văn tả đồ vật . 2 . Thực hành viết kết bài mở rộng cho bài văn miêu tả đồ vật . II. CHUẨN BỊ: III.CÁC HOẠT ĐỘNG: 1/Khởi động: Hát 2/Kiểm tra bài cũ 3/Bài mới: Thầy Trò Giới thiệu bài, ghi tựa bài. Hướng dẫn luyện tập: Bài 1: -Gọi hs đọc thành tiếng đoạn văn “Cái nón” -Cả lớp đọc thầm lại đọan văn -GV đàm thoại cùng hs: .Nêu đoạn kết bài trong đoạn văn vừa đọc .Theo em, kết bài đó thuộc kiểu nào? (Kết bài kiểu mở rộng ) -GV nêu yêu cầu và cho hs trao đổi thảo luận theo nhóm yêu cầu vừa nêu. -Gọi hs nêu ý kiến thảo luận Bài 2: -GV cho hs đọc một số đề tập làm văn ghi ở bảng phụ: a) Tả cái thước của em b) Tả cái bàn học của em (ở lớp hoặc ở nhà) c) Tả chiếc trống báo hiệu của trường em. -Giáo viên nêu yêu cầu và cho hs chọn 1 trong 3 đề đã nêu để viết một đoạn văn kết bài theo kiểu mở rộng. -Gọi hs đọc đoạn kết bài văn hs vừa viết -Cả lớp, gv nhận xét, sửa ý, tuyên dương -3 Hs nhắc lại -2 hs đọc to đoạn văn. -Hs đọc thầm nội dung -Cả lớp dùng bút chì gạch dưới đoạn kết bài và nêu ý kiến HS trả lời. -3 hs đọc nối tiếp nhau theo 3 đề ghi sẵn, cả lớp quan sát. -hs tự chọn đề văn và viết đoạn kết bài mở rộng vào nháp. -Vài hs đọc đoạn viết -Vỗ tay. 4/Củng cố - Dặn dò: -GV đọc 1 hoặc 2 bài viết hay cho cả lớp nghe và phân tích ưu khuyết điểm -> hs nhắc lại kiến thức kết bài mở rộng. -Nhận xét tiết học ________________###________________ TOÁN (Tiết 95) LUYỆN TẬP I - MỤC TIÊU :Giúp HS : -Hình thành công thức tính chu vi của hình bình hành . -Biết vận dụng công thức tính chu vi và diện tích của hình bình hành để giải các bài tập có liên quan. II.CHUẨN BỊ: Bảng phụ. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Khởi động: Bài cũ: Diện tích hình bình hành. GV yêu cầu HS sửa bài làm nhà GV nhận xét Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Hoạt động1: Giới thiệu bài mới. Hoạt động 2: Thực hành Bài tập 1: Yêu cầu HS nhận dạng các hình. Bài tập 2: HS vận dụng công thức tính diện tích hình bình hành khi biết độ dài đáy và chiều cao rồi điền kết quả vào ô trống tương ứng. Bài tập 3: GV vẽ hình bình hành lên bảng, giới thiệu cạnh của hình bình hành lần lượt là a, b, rồi viết công thức tính chu vi hình bình hành. HS áp dụng để làm bài. Bài tập 4 Bài này nhằm giúp HS biết cách vận dụng công thức tính diện tích hình bình hành trong giải toán có lời văn. HS làm bài Từng cặp HS sửa & thống nhất kết quả HS làm bài HS sửa HS làm bài HS sửa bài HS làm bài HS sửa bài Củng cố - Dặn dò: -Chuẩn bị bài: Phân số -Làm bài trong SGK _______________###_______________ HÁT (Tiết: 19) HỌC HÁT: CHÚC MỪNG MỘT SỐ HÌNH THỨC TRÌNH BÀY BÀI HÁT I.MỤC TIÊU : -HS hát đúng giai điệu và thuộc lời ca ,Bước đầu nhận biết sự khác nhau giữa nhịp 3 và nhịp 2. -Biết bài hát Chúc Mừng là bài hát Nga , tính chất âm nhạc nhịp nhàng , vui tươi II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Giáo viên : Nhạc cụ ; Tập hát và đàn thành thạo bài hát ; Chép nhạc và lời bài hát ra bảng phụ ; Bản đồ và một vài tranh ảnh về nước Nga ; Băng đĩa nhạc . Học sinh : Nhạc cụ gõ , thanh phách , song loan ; Đọc trước lời ca trong SGK . III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1.Phần mở đầu: Giới thiệu nội dung tiết học: Giới thiệu bài hát. GV sử dụng tranh ảnh, bản đồ nước Nga để giới thiệu bài. 2. Phần hoạt động : Nội dung 1: Dạy bài hát Chúc mừng. Hoạt động 1: Dạy hát từng câu ngắn. Hoạt động 2: -GV cho HS hát kết hợp gõ đệm theo phách. -GV chỉ huy cho HS hát, chú ý nhấn mạnh ở phách thứ nhất. Hoạt động 3: -GV cho HS hát kết hợp vận động theo nhịp 3. Gợi ý vận động theo nhịp 3 như sau: +Phách mạnh (ô nhịp thứ nhất ) nhún chân về bên trái. +Phách mạnh (ô nhịp thứ hai ) nhún chân về bên phải. +Phách mạnh (ô nhịp thứ ba) nhún chân về bên trái -Vừa hát, toàn thân đung đưa nhịp nhàng, uyển chuyển cho đến hết bài. Nội dung 2: Một số hình thức trình bày bài hát. -Giảng phần này, GV cần cho các em biết ý nghĩa các thuật ngữ chỉ hình thức biểu diễn như : đơn ca, song ca.. 3. Phần kết thúc: -GV gợi ý cho HS trả lời câu hỏi trong SGK. -Kể tên những bài hát nước ngoài (Đàn gà con, Chúc mừng sinh nhật, Con chim non. ) HS hát và gõ đệm. HS hát và vận động. HS nhắc lại để hiểu thế nào làđơn ca, song ca. KĨ THUẬT (TIẾT 19) LỢI ÍCH CỦA VIỆC TRỒNG RAU , HOA A. MỤC TIÊU : -HS biết được ích lợi của việc trồng rau , hoa -HS yêu thích công việc trồng rau , hoa . B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Giáo viên : Tranh ảnh một số cây rau , hoa ; Tranh minh họa ích lợi của việc trồng rau , hoa. Học sinh : SGK. C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : I.Khởi động: II.Bài cũ:Nhận xét các sản phẩm tự làm ở bài trước. III.Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1.Giới thiệu bài: “Lợi ích của việc trồng rau , hoa” 2.Phát triển: *Hoạt động 1:GV hướng dẫn hs tìm hiểu về lợi ích của việc trồng rau và hoa -GV treo tranh hình 1 SGK yêu cầu hs quan sát. -Em hãy nêu lợi ích của việc trồng rau ? -Gia đình em thường sử dụng loại rau nào làm thức ăn? Loại rau đó được chế biến như thế nào? -Rau còn được sử dụng làm gì? -Nhận xét và tóm ý. -Cho hs quan sát hình 2 và đặt câu hỏi tương tự như trên cho hoa. -Chốt ý, mở rộng kiến thức cho hs về các vùng kinh tế chủ yếu nhờ vào rau và hoa như Đà Lạt, Tam Đảo, Sa Pa *Hoạt động 2:GV hướng dẫn hs tìm hiểu điều kiện, khả năng phát triển cây rau, hoa ở nước ta . -Khí hậu nước ta có đặc điểm gì? -Chốt: nước ta có điều kiện thích hợp để phát triển nghề trồng rau và hoa. -Có nhiều loại rau và hoa rết dễ trồng, ta có thể trồng ngay tại nhà như rau muống, xà lách, cải xoong..hoa hồng, hoa cúc..các em cần nắm kĩ thuật trồng để trồng tại nhà. -Quan sát và trả lời. -Cung cấp thức ăn -Xà lách, bắp cải . -Xuất khẩu, chế biến thực phẩm đóng hộp -Quan sát và trả lời. -Trả lời. IV.Củng cố:Tóm tắt nội dung bằng Ghi nhớ. V.Dặn dò:Nhận xét tiết học và chuẩn bị bài sau. _________________###____________ SINH HOẠT LỚP 1. Các tổ trưởng báo cáo các hoạt động của tổ mình trong tuần qua về mặt : Học tập,lao động, đạo đức, Tác phong 2.Ý kiến của HS. 3.Gíao viên tổng kết: HT: kết quả thi cuối HKI khá tốt. VS:Tốt ĐĐ: Cịn nĩi tục, chửi thề: Lộc, Phước Tác phong :Tốt Tuyên dương:Đăng,Phương,N.Đào, T.Linh,ù,Thịnh ,Đàộ, Duyên, Vy,Thảo Vy,H.Kông, Đào, Huệ. 4.Phương hướng:. Tổng kết Phong trào : “Dũng sĩ điểm 10” cho kì thi cuối HKI(Đạt 8 em:Linh,Phương,Huệ,Vy,Đăng,An,Đào,Duyên) Khắc phục tình tranïg KTB-KLB, tích cực phát biểu ý kiến. Kèm HS yếu:Phước,Tú,Phụng,Phượng(vào giờ chơi) Rèn chữ viết cho HS (Phúc, Thắng, Tú). Thực hiện truy bài đầu giờ. Hạn chế nghỉ học vào cận tết.(Điền, Quí) Chăm sóc lại cây xanh phòng học.
Tài liệu đính kèm: