Giáo án Khối 4 - Tuần 19 - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Đăng Đức

Giáo án Khối 4 - Tuần 19 - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Đăng Đức

I, MỤC TIÊU:

-Củng cố về các số chia hết cho 2, cho 5.

- HS nhận biết được các số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5.

II, CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :

Hoạt động 1: GV củng cố kiến thức cho HS thông qua hệ thống bài tập trong VBT trang 5 tập II

Bài 1: HS nhận biết được các số chia hết cho 2: Tìm trong các số 3457; 4568; 2050; 2229; 3576 các số chia hết cho 2 .

- HS tự làm bài vào vở

- GV yêu cầu HS trả lời miệng; nhận xét và thống nhất kết quả đúng ( 4568; 2050; 3576) Bài 2: HS nhận biết được các số chia hết cho 5 trong các số 2355; 5551; 555; 9372; 285.

- HS tự làm bài vào vở

- GV yêu cầu HS trả lời miệng; nhận xét và thống nhất kết quả đúng ( 2355; 555; 285) Bài 3: HS viết được vào hình tròn các số chia hết cho 2 và vào hình ô vuông các số chia hết cho 5. GV yêu cầu HS nêu dấu hiệu chia hết cho 2 và chia hết cho 5.

- HS tự viết sau đó chữa bài theo cặp

- Một số HS nêu miệng các số vừa viết - nhận xét, khen HS viết được các số đúng theo yêu cầu

 

doc 8 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 15/01/2022 Lượt xem 346Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 19 - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Đăng Đức", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19 Thứ 3 ngày 10 tháng 01 năm 2012
Luyện toán 
Luyện tập dấu hiệu chia hết cho 2; 5 .
I, Mục tiêu: 
-Củng cố về các số chia hết cho 2, cho 5.
- HS nhận biết được các số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5.
II, Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động 1: GV củng cố kiến thức cho HS thông qua hệ thống bài tập trong VBT trang 5 tập II
Bài 1: HS nhận biết được các số chia hết cho 2: Tìm trong các số 3457; 4568; 2050; 2229; 3576 các số chia hết cho 2 .
- HS tự làm bài vào vở
- GV yêu cầu HS trả lời miệng; nhận xét và thống nhất kết quả đúng ( 4568; 2050; 3576) Bài 2: HS nhận biết được các số chia hết cho 5 trong các số 2355; 5551; 555; 9372; 285. 
- HS tự làm bài vào vở
- GV yêu cầu HS trả lời miệng; nhận xét và thống nhất kết quả đúng ( 2355; 555; 285) Bài 3: HS viết được vào hình tròn các số chia hết cho 2 và vào hình ô vuông các số chia hết cho 5. GV yêu cầu HS nêu dấu hiệu chia hết cho 2 và chia hết cho 5.
- HS tự viết sau đó chữa bài theo cặp
- Một số HS nêu miệng các số vừa viết - nhận xét, khen HS viết được các số đúng theo yêu cầu
Bài 4: Tìm các số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 .
- HS tự làm bài rồi chữa bài theo cặp.
- Một số HS nêu miệng kết quả ; Cả lớp và GV nhận xét và thống nhất kết quả đúng.
a) Các số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 là : 480; 2000; 9010;
b) Các số chia hết cho 2 nhưng không chia hết cho 5 là : 296; 324
c) Các số chia hết cho 5 nhưng không chia hết cho 2 là : 345; 3995;
Bài 5 : Viết vào chõ chấm các số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5.
	HS thực hành làm vào vở .
Hoạt động 2: Chấm chữa bài cho HS .
	GV thu vở của một số em chấm và nhận xét chung .
Hoạt động 3. Hoạt động nối tiếp : Nhận xét tiết học .
 Thứ 3 ngày 4 tháng 1 năm 2011
Luyện toán
Luyện về dấu hiệu chia hết cho 3; 9
I. Mục tiêu: 
-Củng cố về các số chia hết cho 2, cho 5.
- HS nhận biết được các số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5.
- Rèn kĩ năng làm toán cho HS .
II. Chuẩn bị đồ dùng : VBT Toán 4 tập 2
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu : 
Hoạt động 1: GV củng cố kiến thức cho HS thông qua hệ thống bài tập trong vở BT trang 7 tập II.
Bài 1: HS đọc yêu cầu .
- HS tự làm bài vào vở
- GV yêu cầu HS trả lời miệng; nhận xét và thống nhất kết quả đúng 
a) Các số chia hết cho 3 là : 294; 2763; 3681; 78132
b) Các số không chia hết cho 3 là : 634; 6020; 33 319
c) Các số chia hết cho 3 nhưng không chia hết cho 9 là : 294; 78132
Bài 2: HS viết các số chia hết cho 9; cho 3 từ 4 chữ số : 0,6,1,2.
HS tự làm vào vở; Chữa bài theo cặp .
- Đại diện một số cặp nêu kết quả; giải thích cách viết
- Kết quả đúng : a) Các số chia hết cho 9 là : 612; 621; 162; 126; 261; 216
b) Các số chia hết cho 3 nhưng không chia hết cho 9 : 102; 120; 201; 210
Bài 3 : HS viết được các chữ số thích hợp để được các số theo yêu cầu
- HS tự làm bài rồi trình bầy miệng cách làm và kết quả
( a. 126; 156; 186; b. 855; c.942; 948)
Bài 4: HS tự làm vào vở; Chữa bài theo cặp .
- Đại diện một số cặp nêu kết quả; giải thích cách chọn Đ;S (Cả 3câu đều là câu trả lời đúng)
Hoạt động 2: Chấm chữa bài cho HS .
	GV thu vở của một số em chấm và nhận xét chung .
Hoạt động 3. Hoạt động nối tiếp : Nhận xét tiết học .
Luyện tiếng việt
Vị ngữ trong câu kể Ai Làm gì ?
I - mục đích – yêu cầu : 
- Nắm được trong kiểu câu kể Ai làm gì?, vị ngữ nêu lên hoạt động của người hay vật.
- Hiểu vị ngữ của kiểu câu kể Ai làm gì? thường do động từ và cụm động từ đảm nhiệm.
II- Các hoạt động dạy học chủ yếu
A. Kiểm tra bài cũ : Mỗi câu kể Ai làm gì gồm có mấy phần? Là những phần nào ?
B. Luyện tập 
Hoạt động 1. HDHS làm bài tập để củng cố kiến thức
Bài 1 : Tìm câu kể Ai làm gì ? trong đoạn trích sau. Gạch dưới bộ phận vị ngữ trong từng câu tìm được :
	- Bàn tay mềm mại của Tấm rắc đều những hạt cơm quanh Bống. Tấm ngắm nhìn Bống. Tấm nhúng bàn tay xuống nước vuốt nhẹ hai bên lườn của cá. Cá đứng im trong tay chị Tấm. Tấm cuối sát mặt nước hơn như chỉ nói cho bống nghe : Bống bống, bang bang Như hiểu được Tấm, Bống quẫy đuôi và lượn lờ quanh Tấm.
- HS trao đổi theo cặp ròi làm bài.
- Một số HS nêu kết quả trước lớp
Bài 2 : Dùng gạch chéo để gạch dưới chủ ngữ vị ngữ trong từng câu dưới đây. Vị ngữ trong từng câu là động từ hay cụm động từ ?
Em bé/ cười.
Cô giáo/ đang giảng bài.
Biết kiến đã kéo đến đông, Cá Chuối mẹ/ liền lấy đà quẫy mạnh, rồi nhảy tùm xuống nước.
Đàn cá chuối con/ ùa lại tranh nhau đớp tới tấp.
- HS làm bài cá nhân; một HS chữa bài trên bảng lớp. Cả lớp và GV nhận xét và thống nhất kết quả đúng.
Bài 3 : Đặt câu kể Ai làm gì ? trong đó có một câu vị ngữ là động từ, một câu có vị ngữ là cụm động từ.
- HS tự suy nghĩ và đặt câu
- HS nối tiếp nhau trình bầy miệng câu vừa đặt, nhận xét và khen những HS có câu đặt đúng và hay
Hoạt động nối tiếp : Nhận xét chung giờ học. Yêu cầu HS chưa làm xong về nhà hoàn thành bài tập vào vở
 Thứ 5 ngày 12 tháng 01 năm 2012
Luyện toán :
Luyện tập chung .
I, Mục tiêu :
- GV củng cố cho HS về dấu hiệu chia hết cho 2,5 3, và 9 .
- Rèn kĩ năng làm toán cho HS .
II, Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động 1: GV củng cố kiến thức cho HS thông qua hệ thống bài tập trong vở bài tập 
trang 8.
Bài 1: HS nhận biết đợc các số chia hết cho 2, 3, 5, và 9 
	HS làm vào vở và đổi chéo vở cho bạn ngồi bên cạnh để kiểm tra lẫn nhau .
Bài 2: Trong các số 48 432, 64 620 , 3 560, 81 587.
- Tìm các số chia hết cho cả 2 và 5 
- các số chia hết cho cả 2 và 3 .
- Các số chia hết cho cả 2, 3, 5, và 9. HS thực hành làm vào vở bài tập .
Bài 3: HS biết viết các số thích hợp vào ô trống sao cho thích hợp với yêu cầu của bài .
	HS làm vào vở bài tập .
Bài 4: Viết số thích hợp vào chỗ chấm sao cho phù hợp với yêu cầu của đề bài .
	Cách làm tơng tự bài 3.
Bài 5: Đúng ghi Đ, sai ghi vào ô trống . HS tự làm vào vở .
Hoạt động 2: Chấm chữa bài cho HS .
 Bài 1 : HS chữa bài theo cặp, HS nêu miệng kết quả và cách làm từng phần
 - Cả lớp và GV nhận xét và thống nhất cách làm và kết quả đúng.
Bài 2 : HS đổi chéo vở kiểm tra. Một HS chữa bài trên bảng lớp. hS dưới lớp nhắc lại cách tìm thừa số.
- Cả lớp và GV nhận xét và thống nhất kết quả đúng.
Bài 3 : - HS tự làm bài vào vở; 1 HS chữa bài trên bảng.
- Một số HS nêu cách làm; Nhận xét và thống nhất kết quả đúng.
 Bài 4 : HS chữa bài theo cặp, HS nêu miệng kết quả và cách làm từng phần
 - Cả lớp và GV nhận xét và thống nhất cách làm và kết quả đúng.
Bài 5 : HS đổi chéo vở kiểm tra. Một HS chữa bài trên bảng lớp. 
- Một số HS nêu cách làm; Nhận xét và thống nhất kết quả đúng.
Hoạt động 3. Hoạt động nối tiếp : GV nhận xét, đánh giá tiết học.
Luyện Toán
 Đơn vị đo diện tích- diện tích hình bình hành
 I. Mục tiêu:
- HS ôn tập về đơn vị đo diện tích : ki-lô-mét vuông vf cách đổi các dơn vị đo diện tích có liên quan đến ki-lô-mét vuông.
- Củng cố thêm về đặc điểm của hình bình hành và diện tích của hình bình hành.
II. Các hoạt động dạy và học chủ yếu:
1. Ôn kiến thức lí thuyết trong tuần 19:
- Ta vừa học thêm một đơn vị đo diện tích nào lớn hơn mét vuông?
- Hình bình hành có đặc điểm gì? Muốn tính diện tích hình BH, ta làm thế nào? 
2. Thực hành:
Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
- GV mời 1 HS đọc yêu cầu của bài tập. Gọi 4 HS lên bảng làm bài.
- Cả lớp làm vào giấy nháp. Sau đó nhận xét sửa chữa và giải thích vì sao lại điền như vậy vào chỗ trống.
 a/ 1km2 = 1 000 000m2 b/ 1m2 23dm2 = 123dm2
 3km2 = 3 000 000m2 15dm2 36cm2 = 1536cm2
 10km2 = 10 000 000m2 200dm2 = 2m2
 1 000 000m2 = 1km2 23 400cm2 = 2m2
 5 000 000m2 = 5km2 30 000 000m2 = 30km2
Bài 2: Một khu rừng hình chữ nhật có chiều dài 2km, chiều rộng kém chiều dài 1500m. Tính diện tích khu vườn đó ra ki-lo-mét vuông ?
- Một HS đọc yêu cầu của bài tập. GV hỏi: 
+ Bài toán cho ta biết gì? + Bài toán hỏi ta điều gì? 
+ Muốn tính được diện tích của khu rừng , ta phải làm gì? 
+ Tìm chiều rộng của khu rừng bằng cách nào? 
 Bài giải : 2km = 2000m
 Chiều rộng của khu rừng là: 2000 – 1500 = 500 (m)
 Diện tích của khu rừng đó là: 2000 x 500 = 1 000 000 (m2)
 1 000 000m2 = 1km2
Bài 4: Tính diện tích hình bình hành biết:
 a/ Độ dài cạnh đáy là 12cm, chiều cao là 8cm.
 b/ Độ dài đáy là 85dm, chiều cao là 7m.
* Hướng dẫn HS làm :
 a/ Diện tích hình bình hành là: 12 x 8 = 96 (cm2)
 b/ Đổi 7m = 70dm
 Diện tích của hình bình hành là: 85 x 70 = 5950 (dm2).
Hoạt động 3. Hoạt động nối tiếp : Nhận xét đánh giá tiết học.
Luyện tiếng việt
 chính tả : nghe - viết : Bốn anh tài
phân biệt iêt/iêc
I. Mục đích yêu cầu 
- Nghe – viết đúng chính tả, trình bầy đúng đoạn viết trong bài “Bốn anh tài” 
( 2 đoạn đầu) 
- Viết đúng chính tả các tiếng khó viết trong bài 
- Làm đúng các bài tập có Phân biệt iêt/iêc
 II. Các hoạt động dạy học chủ yếu 
1. HD HS viết bài : 
-HS đọc lại bài viết; Chú ý phát âm đúng, 
- HS đọc thầm lại bài viết, chú ý những chữ dễ viết sai và luyện viết vào giấy nháp.
- HS nêu các tiếng cần viết hoa trong bài. HS đọc lại bài viết 1 lần.
2. HS viết bài : 
- GV đọc chậm từng câu- HS viết bài
- Nhắc nhở HS ngồi đúng tư thế viết bài, trình bầy cẩn thận.
3. Chấm chữa bài : GV đọc chậm để HS soát bài.
- HS đối chiếu bài với SGK và chữa bài theo cặp.
- Chấm bài của 1/2 số HS và nhận xét.
4- Luyện tập : GV treo bảng phụ chép sẵn bài tập để HD HS tự làm bài, GV quan sát, giúp đỡ HS còn chậm
* Bài 1 : Điền vào chỗ trống tiếng có vần iêc hoặc iêt :
+ thời ; lá; làm ; hiểu ; .bài; xanh..; yến..; hào ..; thương ; 
ráo .
- HS tự làm bài vào vở, một HS chữa bài trên bảng
- Cả lớp nhận xét và thống nhất kết quả đúng.
* Bài 2 : Tìm 5 từ láy có tiếng chứa vần iêc hoặc iêt
 - HS làm bài theo nhóm, các nhóm trình bầy kết quả- Nhận xét , tuyên dương nhóm tìm được nhiều từ đúng 
Hoạt động 3. Hoạt động nối tiếp : Đánh giá chung tiết học.	
	Luyện viết
Về thăm nhà Bác
I. Mục đích- yêu cầu : 
- HS viết đúng cỡ chữ, trình bầy đẹp theo kiểu chữ nghiêng nét thanh, nét đậm bài :
 Về thăm nhà Bác 
- Rèn luyện kĩ năng viết đảm bảo tốc độ cho HS.
Ii. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ chép sẵn bài viết mẫu
iII. Các hoạt động dạy học chủ yếu
1- Hướng dẫn viết : 
- GV treo bảng phụ chép sẵn bài viết “ Về thăm nhà Bác”
- Quan sát các chữ viết và cách trình bầy bài viết mẫu.(Bài viết theo kiểu chữ nghiêng nét thanh, nét đậm)
- Tập viết các chữ hoa trên giấy nháp.
2- HS thực hành viết bài
- GV nhắc nhở và đánh giá chung cách viết của HS.
- HS mở vở viết bài, GV quan sát hướng dẫn HS ngồi chưa đúng tư thế ngồi ngay ngắn, cách cầm bút, để vở
3- Chấm chữa bài 
- GV nêu tiêu chuẩn đánh giá:
+ Bài viết đúng không mắc lỗi chính tả.
+ Trình bầy đẹp, viết đúng cỡ. Bài viết sạch sẽ, đẹp mắt
- Cho HS tự chấm bài theo tổ. Mỗi tổ chọn 4 bài viết đẹp nhất để dự thi với tổ bạn.
- Bầu ban giám khảo :gồm GV và ban cán sự lớp.
- Chọn bài viết đẹp nhất, 
- Tuyên dương tổ có nhiều bạn viết đẹp và bạn viết đẹp nhất.
Hoạt động 3. Hoạt động nối tiếp : Nhận xét chung giờ học, yêu cầu HS chưa viết xong về nhà hoàn thành bài viết. 
Hoạt động ngoài giờ lên lớp
Giáo dục an toàn giao thông
I - Mục đích, yêu cầu: Giúp HS biết:
- Mục đích, tác dụng của việc tham gia giao thông.
- HS biết vận dụng nhưng hiểu biết của mình vào việc tham gia giao thông để tránh những hậu quả đáng tiếc sảy ra; đồng thời các biết cách hướng dẫn, giúp đỡ mọi người tham gia giao thông đúng luật.
II - Các hoạt động dạy học:
1) Hoạt động 1: Giúp HS hiểu mục đích, tác dụng của việc tham gia giao thông an toàn.
 - HS thảo luận theo nhóm 4 về mục đích, tác dụng của việc tham gia giao thông an toàn.
 - Các nhóm nêu kết quả thảo luận GV chốt lại ý đúng: việc tham gia giao thông an toàn là vô cùng cần thiết vì nó không làm ảnh hưởng đến người khác, không để những hậu quả đáng tiếc cho ngườ thân và xã hội,
2) Hoạt động 2: Giúp HS biết cách tham gia giao thông được an toàn
- GV chia thành các nhóm (vẽ tranh, vẽ biển báo, )
- Các nhóm trình bày 
- GV chốt ý đúng.
3) Hoạt động 3: - GV nhận xét, đánh giá tiết học.

Tài liệu đính kèm:

  • docTANG BUOI TUAN 19 LOP 4.doc