Giáo án Khối 4 - Tuần 19 - Nguyễn Thị Lai

Giáo án Khối 4 - Tuần 19 - Nguyễn Thị Lai

Tiết : 2 Bài : BỐN ANH TÀI

I./ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :

Kiến thức :- Biết đọc với giọng kể chuyện,bước đầu biết nhấn giọng với từ ngữ thể hiện tài năng,sức khoẻ của bốn cậu bé.

Kĩ năng : - Hiểu ND :Ca ngợi sức khoẻ,tài năng,lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn anh em Cẩu Khây( trả lời được các CH trong SGK )

-Có kĩ năng tự nhận thức, xác định giá trị cá nhân

- Có kĩ năng hợp tc

- Có kĩ năng đảm nhận trch nhiệm .

Thái độ : - Hứng thú học tập.

II./ CHUẨN BỊ :

-Tranh minh hoạ nội dung bài học trong SGK.

-Bảng phụ ghi sẵn câu, đoạn cần luyện đọc.

* Các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực :

-Trình by ý kiến c nhn

-Thảo luận nhĩm

-Hỏi đáp trước lớp

-Đóng vai và xử lí thông tin .

III./ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :

 

doc 33 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 03/03/2022 Lượt xem 165Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 19 - Nguyễn Thị Lai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xong có KNS (ĐĐ,TĐ,CT, KH) ĐÃ CHỈNH NGON LÀNH RỒI.
CHƯA SỬA NGÀY THÁNG LỊCH BÁO GIẢNG
TUẦN 19
Từ ngày đến tháng năm 2010.
Thứ
Môn
Tên bài dạy
HAI
13/12/2010
Đạo đức
Tập đọc
Toán
Khoa học
Chào cờ
Kính trọng và biết ơn người lao động (tiết 1)
Bốn anh tài
Ki-lô-mét vuông
Tại sao có gió ?
BA
14/12/2010
LT & Câu
Toán
Kể chuyện
Mĩ thuật
Thể dục
Chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì ?
Luyện tập
Bác đánh cá và gã hung thần
Thường thức mĩ thuật : xem tranh dân gian Việt Nam
Bài : 37
TƯ
15/12/2010
Tập đọc
Toán
Lịch sử
Tập làm văn
Aâm nhạc
Chuyện cổ tích về loài người 
Hình bình hành
Nước ta cuối thời Trần
Luyện tập xây dựng mở bài trong bài văn 
Học hát bài :Chúc mừng.
NĂM
16/12/2010
LT & Câu
Toán
Khoa học
Kĩ thuật
Chính tả
Mở rộng vốn từ : Tài năng
Diện tích hình bình hành
Gió nhẹ, gió mạnh. Phòng chống bão
Lợi ích của việc trồng rau, hoa
Nghe – Viết: Kim tự tháp Ai Cập 
SÁU
17/12/2010
Tập làm văn
Toán 
Địa lý
Thể dục
SHL
Luyện tập xây dựng kết bài trong bài văn miêu 
Luyện tập
Đồng bằng Nam Bộ
Đi vượt chướng ngại vật thấp-Trò chơi “Thăng bằng ”
Cuối tuần.
Ngày soạn :11/ 12 /2010 Dạy ngày thứ hai 13 tháng 12 năm 2010
TUẦN : 19 Môn : ĐẠO ĐỨC
Tiết : 1 Bài : KÍNH TRỌNG, BIẾT ƠN NGƯỜI LAO ĐỘNG ( tiết 1)
I./ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
Kiến thức : - Biết vì sao cần phải kính trọng, biết ơn người lao động.
Kĩ năng : - Bước đầu biết cư xử lễ phép với những người lao động và biết trân trọng, giữ gìn thành quả lao động của họ.
- Có kĩ năng tơn trọng giá trị sức lao động .
- Có kĩ năng thể hiện sự tơn trọng, lễ phép với người lao động.
Thái độ : - Biết ơn các cô chú nhân viên trong nhà trường.
II./ CHUẨN BỊ :
SGK Đạo đức 4.
-Nội dung một số câu ca dao, tục ngữ, bài thơ về người lao động.
-Một số đồ dùng cho trò chơi đóng vai.
* Các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực :
- Thảo luận.
- Dự án .
III./ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
1./ Oån định lớp :
2./ KTBC :
3./Bàimới : Giới thiệu bài: Kính trọng biết người lao động.
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Hoạt động 1 : Giới thiệu nghề nghiệp bố, mẹ của em.
- Yêu cầu mỗi HS tự đứng lên giới thiệu về nghề nghiệp của bố mẹ cho cả lớp .
- Nhận xét, giới thiệu :Bố mẹ của mỗi bạn trong lớp chúng ta đều là những người lao động, làm việc ở những lĩnh vực khác nhau. Sau đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem bố mẹ của các bạn HS lớp 4A làm những công việc gì qua câu chuyện “Buổi học đầu tiên” dưới đây .
 Hoạt động 2 :Phân tích truyện “Buổi học đầu tiên”
- Kể câu chuyện “Buổi học đầu tiên” (Từ đầu cho đến rơm rớm nước mắt)
- Chia HS thành 4 nhóm theo 4 tổ .
- Yêu cầu các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi :
1. Vì sao một số bạn trong lớp lại cười khi nghe Hà giới thiệu về nghề nghiệp của bố mẹ mình ?
2. Nếu là bạn cùng lớp với Hà, em sẽ làm gì trong tình huống đó ? Vì sao? 
-Nhận xét, tổng hợp ý kiến của các nhóm .
- Kết luận: Tất cả người lao động, kể cả những người lao động bình thừơng nhất, cũng được người khác tôn trọng.
 Hoạt động 3 :Kể tên nghề nghiệp.
- Yêu cầu lớp chia thành 2 đội.
-Thi trò chơi tiếp sức kể tên các nghề nghiệp lao động mà em biết.(thực hiện trong 3 phút)
- Lưu ý các em không được trùng lặp.
-GV nhận xét.
Kết luận: trong xã hội, chúng ta bắt gặp hình ảnh người lao động ở khắp mọi nơi, ở nhiều lĩnh vực khác nhau và nhiều nghành nghề khác nhau.
Hoạt động 4 :Bày tỏ ý kiến.
- Yêu cầu các nhóm quan sát các hình trong SGK, thảo luận, trả lời câu hỏi sau:
+ Những người lao động trong tranh làm nghề gì?
+ Công việc đó có ích cho xã hội như thế nào?
- Nhận xét các câu trả lời của học sinh.
Kết luận: Cơm ăn, áo mặc, sách học và mọi của cải khác trong xã hội có được đều là nhờ những người lao động.
- Gọi học sinh đọc ghi nhớ SGK.
HS làm việc cá nhân: Lần lượt từng HS đứng lên giới thiệu .
- HS lắng nghe .
Lắng nghe, ghi nhớ nội dung chính của câu chuyện .
HS thảo luận nhóm .
 Đại diện nhóm HS trả lời.
1. Vì các bạn đó nghĩ rằng :bố mẹ bạn Hà làm nghề quét rác, không đáng được kính trọng như những nghề mà bố mẹ các bạn ấy làm 
2. Nếu là bạn cùng lớp với Hà, trước hết em sẽ không cười Hà vì bố mẹ bạn ấy cũng là những người lao động chân chính, cần được tôn trọng. Sau đó, em sẽ đứng lên, nói điều đó trước lớp để một số bạn đã cười Hà sẽ nhận ra lỗi sai của mình và xin lỗi bạn Hà .
- Các nhóm HS nhận xét bổ sung 
HS tham gia thực hiện theo dãy, HS dãy A kể tên một nghề và chỉ định cho HS dãy B, mỗi dãy 5 HS; dãy nào lúng túng sẽ thua.
- Học sinh kể.
HS làm việc theo nhóm đôi, nêu từng hình trước lớp 
- 2 HS đọc ghi nhớ. 
Ghi chú: - Biết nhắc nhở các bạn phải kính trọng, biết ơn người lao động.
Củng cố- Dặn dò:
-Vì sao chúng ta phải biết ơn những người lao động ?
- GV nhận xét tiết học.
 - Về nhà sưu tầm các câu ca dao, tục ngữ, các bài thơ, câu chuyện viết về nội dung ca ngợi người lao động.
-Xem trước bài học tiết sau.
Điều chỉnh bổ sung :
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
TUẦN : 19 Môn :TẬP ĐỌC
Tiết : 2 Bài : BỐN ANH TÀI 
I./ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
Kiến thức :- Biết đọc với giọng kể chuyện,bước đầu biết nhấn giọng với từ ngữ thể hiện tài năng,sức khoẻ của bốn cậu bé.
Kĩ năng : - Hiểu ND :Ca ngợi sức khoẻ,tài năng,lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn anh em Cẩu Khây( trả lời được các CH trong SGK )
-Có kĩ năng tự nhận thức, xác định giá trị cá nhân
- Có kĩ năng hợp tác
- Có kĩ năng đảm nhận trách nhiệm .
Thái độ : - Hứng thú học tập.
II./ CHUẨN BỊ :
-Tranh minh hoạ nội dung bài học trong SGK.
-Bảng phụ ghi sẵn câu, đoạn cần luyện đọc.
* Các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực :
-Trình bày ý kiến cá nhân
-Thảo luận nhĩm
-Hỏi đáp trước lớp
-Đĩng vai và xử lí thơng tin .
III./ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
-GV giới thiệu chương trình học kì 2.
-GV giới thiệu bài bằng tranh.
-Cho HS quan sát tranh minh hoạ và hỏi.
+Bức tranh vẽ cảnh gì ?
-Câu chuyện Bốn anh tài ca ngợi bốn thiếu nhi có tài ba hơn người đã biết kết hợp nhau và làm việc nghĩa. 
Hoạt động 1: Luyện đọc
-Gọi 1 HS đọc toàn bài.
-Gọi HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài (3 lượt HS đọc). GV sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS.
-GV cho HS luyện đọc phát âm một số từ ngữ HS thường đọc sai.
-GV HD đoạn cần luyện đọc.
 +Đến một cánh đồng khô cạn, Cẩu Khây thấy một cậu bé vạm vỡ đang dùng tay làm vồ đóng cọc / để đắp đập dẫn nước vào ruộng.
+Họ ngạc nhiên / thấy một cậu bé đang lấy vành tai tát nước suối / lên một thửa ruộng cao bằng mái nhà.
-GV đọc mẫu, 
 Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
-Yêu cầu HS đọc đoạn 1, trao đổi và trả lời câu hỏi.
+ Tìm những chi tiết nói lên sức khoẻ và tài năng đặc biệt của Cẩu Khây ?
+Có chuyện gì xảy ra với quê hương Cẩu Khây ?
GV tóm ý.
-Yêu cầu HS đọc đoạn 2, trao đổi và trả lời câu hỏi.
+Cẩu Khây lên đường đi diệt yêu tinh cùng những ai?
+Mỗi người bạn của Cẩu Khây có tài năng gì?
 -GV yêu cầu HS đọc thầm toàn truyện và cho biết :
+Nội dung chính của bài này là gì ?
 -Ghi nội dung chính của bài.
Hoạt động 3: Đọc diễn cảm:
-Yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài. HS cả lớp theo dõi.
-GV hướng dẫn đọc đoạn 2
-Tổ chức cho HS thi đọc toàn bài.
-Nhận xét và cho điểm học sinh.
-Cho HS lên đóng vai.
- GV nhận xét,tuyên dương.
-Quan sát và lắng nghe.
Bức tranh vẽ cảnh bốn chú bé
-HS lắng nghe.
-1 HS đọc bài
-5HS nối tiếp nhau đọc (mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn)
-1HS đọc phần chú giải.
-HS lắng nghe.
1 HS đọc thành tiếng (6 dòng đầu). 
HS trao đổi nhóm đôi:
Về sức khoẻ : Cẩu Khay nhỏ người nhưng ăn một lúc hết 9 chõ xôi, 10 tuổi sức đã bằng trai 18.
+Về tài năng : 15 tuổi đã tinh thông võ nghệ, có lòng thương dân, có chí lớn – quyết trừ diệt cái ác.
Yêu tinh xuất hiện, bắt người và súc vật khiến làng bản tan hoang, nhiều nơi không còn ai sống sót.
-1 HS đọc thành tiếng (đoạn còn lại)
-HS trả lời cá nhân:
cùng ba người bạn: Nắm Tay Đóng Cọc, Lấy Tay Tát Nước, Móng Tay Đục Máng.
-HS trao đổi nhóm đôi
 Nắm Tay Đóng Cọc có thể dùng tay làm vồ để đóng cọc, Lấy Tay Tát Nước có thể dùng tai để tát nước, Móng Tay Đục Máng có thể đục gỗ thành lòng máng dẫn nước vào ruộng.
Truyện ca ngợi sức khoẻ, tài năng, lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn anh em Cẩu Khây.
-HS nhắc lại.
 HS tiếp nối nhau đọc 
HS nêu giọng đọc: giọng kể khá nhanh; nhấn giọng các từ ngữ ca ngợi ca ngợi tài năng, sức khỏe, nhiệt thành làm việc của bốn cậu bé.
HS luyện đọc theo cặp.
 HS thi đọc toàn bài.
-HS lắng nghe và thực hiện.
- HS lên đóng vai.
- lớp nhận xét, bổ sung.
3. Củng cố – dặn dò:
-Hỏi lại nội dung,GV giáo dục học sinh
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà học bài.
Điều chỉnh bổ sung :
. . . . . . . . . . . .  ... ình, mải miếc.
3. Củng cố – dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
* GDBVMT : GV giúp Hs thấy được vẻ đẹp kì vĩ của cảnh vật nước bạn , có ý thức bảo vệ những danh lam thắng cảnh của đất nước và thế giới . 
-Dặn HS về nhà sửa lỗi và chuẩn bị bài tiết sau.
-Nhận xét tiết học.
Điều chỉnh bổ sung :
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
Ngày soạn : 30/ 12 /2009 Dạy ngày thứ sáu 1 tháng 1 năm 2010
TUẦN : 19 Môn : TẬP LÀM VĂN
Tiết : 1 Bài : LUYỆN TẬP XÂY DỰNG MỞ BÀI 
 TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT
I./ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Kiến thức : - Nắm vững hai cách mở bài (trực tiếp,gián tiếp) trong bài văn miêu tả đồ vật (BT1)
Kĩ năng : -Viết được đoạn kết bài mở rôïng cho bài văn miêu tả đồ vật (BT2)
Thái độ : - Hứng thú học tập.
II./ CHUẨN BỊ :
 -Bảng phụ ghi sẵn nội dung ghi nhớ về 2 cách mở bài.
III./ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
1. Kiểm tra bài cũ
-Gọi HS đọc phần ghi nhớ ở tiết trước về 2 cách mở bài.
 -GV nhận xét.
2. Bài mới:
 Giới thiệu bài:
Tiết học hôm nay các em sẽ luyện tập xây dựng mở bài trong bài văn miêu tả đồ vật.
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
 Hướng dẫn HS luyện tập:
 Bài 1:
-Gọi HS đọc yêu cầu.
-Yêu cầu HS trao đổi theo nhóm để so sánh và tìm điểm giống nhau và những điểm khác nhau của các đoạn mở bài.
-Gọi HS trình bày.
Bài 2:
-Gọi HS đọc yêu cầu.
-Bài yêu cầu chúng ta làm gì ?
+Chú ý : các em phải thực hiện 2 cách mở bài (trực tiếp và gián tiếp) và cái bàn có thể là bàn ở trường hoặc ở nhà em.
-Yêu cầu HS làm bài.
-Yêu cầu HS trình bày bài làm của mình.
GV nêu ví dụ( nếu HS còn lúng túng)
+Mở bài trực tiếp : Chiếc bàn học sinh này là người bạn ở trường thân thiết với tôi gần 2 năm nay.
+Mở bài gián tiếp : Tôi rất yêu gia đình tôi, ngôi nhà của tôi. Ở đó, tôi có bố mẹ và em trai thân thương, có những đồ vật, đồ chơi thân quen và một góc học tập sáng sủa. Nổi bật trong góc học tập đó là cái bàn học xinh xắn của tôi.
-GV nhận xét – ghi điểm những bài tốt.
-Bình chọn mở bài hay nhất.
- HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận.
 +Điểm giống nhau:Các đoạn mở bài trên đều có mục đích giới thiệu đồ vật cần tả là chiếc cặp sách.
+Điểm khác nhau:-Đoạn a, b (mở bài trực tiếp) giới thiệu ngay đồ vật cần tả.
-Đoạn c (mở bài gián tiếp) nói chuyện khác để dẫn vào giới thiệu đồ vật định tả.
-HS thực hiện đọc.
Yêu cầu chúng ta viết phần mở bài cho bài văn miêu tả cái bàn học của em.
-HS làm việc cá nhân; 1 HS lên bảng thực hiện.
HS trình bày bài làm
HS nhận xét.
-HS lắng nghe.
-HS lắng nghe về nhà thực hiện.
3. Củng cố – dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà thực hiện tả chiếc cái bàn học của em và chuẩn bị bài sau.
Điều chỉnh bổ sung :
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
TUẦN : 19 Môn : TOÁN
Tiết : 2 Bài : LUYỆN TẬP.
I./ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
Kiến thức : -Nhận biết đặc điểm của hình bình hành .
Kĩ năng : -Tính được diện tích ,chu vi của hình bình hành.
Thái độ : - Tự giác học tập.
II./ CHUẨN BỊ :
- Đồ dùng học tập .
III./ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
1. Oån định:
2. KTBC: 
HS lên sửa bài tập 3
 -Nêu quy tắc tính diện tích HBH ?
- GV nhận xét ghi điểm
3. Bài mới: Giới thiệu- ghi tựa.
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
* Hướng dẫn 
 Bài 1:
- GV vẽ lên bảng HCN : ABCD, HBH: EGHK; hình tứ giác: MNPQ.
- Những hình nào có các cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau.
- GV nhận xét TD.
Bài 2: Yêu cầu Hs đọc đề bài và nêu cách làm .
- Nêu cách tính diện tích HBH.
GV nhận xét TD
Bài 3:
-Muốn tính chu vi của 1 hình bình hành ta làm thế nào?
- GV vẽ lên bảng HBH : ABCD như bài tập 3 và giới thiệu: HBH –ABCD có độ dài cạnh AB là a, độ dài cạnh BC là b.
- Em hãy tính chu vi HBH: ABCD theo công thức.
 P = (a+b) x 2
- GV nhận xét.
Bài 4:
- Gọi Hs khá, giỏi đọc đề.
- GV thu chấm vở nhận xét
BT cần làm:Bài 1;Bài 2;Bài3.a;Bài 4 HS khá, giỏi làm.
- Gọi HS lên bảng chỉ và gọi tên các cặp cạnh đối diện của từng hình.
-HS lớp theo dõi, nhận xét bài làm của bạn.
- 3 hs thực hiện yêu cầu.
Độ dài đáy
14 dm
23m
Chiều cao
13dm
16m
DT HBH
14 x 13= 182(dm2)
23 x16 = 368 ( m2)
HS trả lời muốn tính chu vi HBH ta tính tổng độ dài hai cạnh rồi nhân với 2.
- 1 hs làm ở bảng, lớp làm vào tập.
a/ P = ( 8 + 3 ) x 2 = 22 ( cm2 )
b/ P = ( 10 + 5 ) x 2 = 30 ( dm2 )
- HS cả lớp theo dõi, nhận xét.
- HS khá, giỏi đọc đề trước lớp.
- 1 Hs khá, giỏi giải ở bảng , HS khá, giỏi còn lại làm vào tập.
Giải
Diện tích của mảnh đất đó là:
x 25 = 1000 (dm2 )
Đáp số: 1000 dm2
4. Củng cố – Dặn dò
- Nêu công thức tính chu vi hình bình hành?
- Về nhà ôn lại cách tính chu vi và diện tích HBH.
- Chuẩn bị bài sau: Phân số.
- Nhận xét tiết học.
Điều chỉnh bổ sung :
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
TUẦN : 19 Môn : ĐỊA LÍ
Tiết : 3 Bài : THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG.
I./ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Kiến thức : - Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Hải Phòng.
+ Vị trí : Ven biển, bên bờ sông cấm.
+ Thành phố cảng, trung tâm công nghiệp đóng tàu, trung tâm du lịch 
Kĩ năng : - Chỉ được Hải Phòng trên bản đồ (lược đồ )
Thái độ :- Hứng thú học tập.
II./ CHUẨN BỊ :
 - Các bản đồ : hành chính, giao thông Việt Nam.
- Bản đồ Hải Phòng ( nếu có ).
- Tranh ,ảnh về thành phố Hải phòng.
III./ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
A. KTBC :
B. Bài mới : Giới thiệu bài mới.
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1. Hải Phòng – thành phố cảng .
* Hoạt động 1 : Làm việc theo nhóm.
Bước 1 :
 Các nhóm dựa vào SGK, các bản đồ hành chính và giao thông Việt Nam, tranh, ảnh thảo luận theo gợi ý :
- Thành phố Hải Phòng nằm ở đâu ?
- Hải Phòng có những điều kiện tự nhiên thuận lợi nào để trở thành một cảng biển ?
- Mô tả về hoạt động của cảng Hải Phòng .
Bước 2 :
GV giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
2. Đóng tàu là ngành công nghiệp quan trọng của cảng Hải Phòng.
* Hoạt động 2 : Làm việc cả lớp.
- HS dựa vào SGK, trả lời các câu hỏi sau :
+ So sánh các ngành công nghiệp khác, công nghiệp đóng tàu ở Hải Phòng có vai trò như thế nào ?
+ Kể tên các nhà máy đóng tàu của Hải Phòng.
+ Kể tên các sản phẩm của nghành đóng tàu ở Hải Phòng ( xã lan, tàu đánh cá, tàu du lịch, tàu chở khách, ).
GV bổ sung : như ở SGK.
3. Hải Phòng trung tâm du lịch.
* Hoạt động 3 : Làm việc theo nhóm.
Bước 1 :
HS vào SGK, tranh, ảnh, vốn hiểu biết của bản thân, thảo luận theo gợi ý : Hải Phòng có những điều kiện nào để phát triển ngành du lịch ?
Bước 2 :
-Gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả trước lớp, GV giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
GV bổ sung : Đến Hải Phòng chúng ta có thể tham gia được nhiều hoạt động lí thú : nghỉ mát, tắm biển, tham quan các danh lam thắng cảnh, lễ hội, vườn quốc gia Cát Bà. Vườn quốc gia Cát Bà được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển của thế giới .
- Các nhóm thảo luận.
- Trả lời câu hỏi của mục 1 SGK.
- HS xung phong mô tả.
Đại diện các nhóm trình bày kết quả trước lớp.
- HS dựa vào SGK, trả lời.
- Các nhóm làm việc.
-Đại diện các nhóm trình bày kết quả trước lớp
- HS nghe .
Ghi chú : HS khá, giỏi: Kể 1 số đk để Hải Phòng trở thành 1 cảng biển, 1 trung tâm du lịch lớn của nước ta( HP nằm ven biển, bên bở sông Cấm, thuận tiện cho việc ra, vào đậu neo của tàu thuyền, nơi đây có nhiều cầu tàu, ; có các bãi biển Đồ Sơn, Cát Bà với nhiều cảnh đẹp,)
4. Củng cố - Dặn dò :
- Em hãy kể những ngành công nghiệp, thương mại, du lịch ở Hải Phòng mà em biết ?
- Để giữ gìn cảnh đẹp của Hài Phòng nói riêng, của cả nước nói chung theo em cần phải làm gì ?
 Về nhà học bài và tìm hiểu thêm .
- Chuẩn bị bài sau .
- Nhận xét tiết học.
Điều chỉnh bổ sung :
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_4_tuan_19_nguyen_thi_lai.doc