Giáo án Khối 4 - Tuần 19 - Nguyễn Thị Vui

Giáo án Khối 4 - Tuần 19 - Nguyễn Thị Vui

I. MỤC TIÊU

 - HS nhận thức được vai trò quan trọng của người lao động.

 - Biết bày tỏ sự kính trọng và biết ơn đối với những người lao động .

 - GD học sinh lòng yêu lao động .

II . ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- SGK đạo đức 4.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU

1. Giới thiệu bài (1phút)

2. Các hoạt động (30phút)

Hoạt động 1: Thảo luận lớp ( truyện buổi học đầu tiên , SGK)

*Mục tiêu: Nhận thức được vai trò quan trọng của người lao động .

*Cách tiến hành :

 - GV kể chuyện , một học sinh đọc lại truyện

- HS thảo luận hai câu hỏi trong sách giáo khoa .

- HS trình bày kết quả thảo luận .

- Lớp nhận xét .

- GV nhận xét , Kết luận: Cần phải kính tròng người lao động, dù là những người lao động bình thường nhất.

 

doc 27 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 25/01/2022 Lượt xem 283Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 19 - Nguyễn Thị Vui", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19
Thứ hai ngày 15 tháng 1 năm 2007
Tiết 1
Hoạtđộng tập thể
Chào cờ
Tiết 2
Toán
Tiết 91: Ki - lô - mét vuông
i. Mục tiêu
1.Kiến thức : Hình thành biểu tượng về đơn vị đo diện tích ki –lô-mét-vuông.
2.Kĩ năng :- Biết đọc viết đúng các số đodiện tích theo đơn vị đo ki-lô-mét-vuông,biết 1km=1000 000m2
 -Giải bài toán có lời văn liên quan đến các đơn vị đo diện tích :cm, dm, m, km .
3. Thái độ: - Tính chính xác và yêu thích môn học.
ii. Các hoạt động dạy - học chủ yếu.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ (5phút): Gọi HS lên bảng làm tính: tìm số có bốn chữ số vừa chia hết cho 2,3 và5
2. Dạy bài mới
2.1.Giới thiệu bài (1phút)
2.2. Giới thiệu ki-lô-métvuông (5 phút) 
 -GV giới thiệu : Để đo diện tích lớn như diện tích huyện , tỉnh (thành phố ), khu rừng ...người ta thường dùng đơn vị đo diện tích ki-lô-métvuông,
 Gv giới thiệu cách đọc và viết ki-lô-mét vuông,ki-lô-mét vuông viết tắt là km
1km=1 000 000m
2.3 .Thực hành (25 phút) 
Bài 1,2 
Cho HS tự làm bài vào vở, gọi 4 em trình bày kết quả.,HS khác nhận xét . 
 GVchữa bài và kết luận chung .
Bài 3:
 - HS nhận xét , chữa bài .
Bài 4:
- GV chấm điểm.
3. Củng cố, dặn dò (3 phút) 
- GV nhận xét tiết học .
- Chuẩn bị bài sau
- HS thực hiện
- HS theo dõi
- HS đọc
- HS nêu yêu cầu của bài tập.
- HS nêu yêu cầu của bài tập 
- HS tự làm bài vào vở , 1 HS lên bảng làm bài .
- HS đọc nội dung bài .
- HS khá nêu cách giải , HS giải vào vở . 
Tiết 3
đạo đức
Bài 9: Kính trọng, biết ơn người lao động (tiết1)
Truyện: Buổi học đầu tiên
I. Mục tiêu
 - HS nhận thức được vai trò quan trọng của người lao động.
 - Biết bày tỏ sự kính trọng và biết ơn đối với những người lao động .
 - GD học sinh lòng yêu lao động .
II . Đồ dùng dạy học 
- SGK đạo đức 4.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
1. Giới thiệu bài (1phút)
2. Các hoạt động (30phút)
Hoạt động 1: Thảo luận lớp ( truyện buổi học đầu tiên , SGK)
*Mục tiêu: Nhận thức được vai trò quan trọng của người lao động .
*Cách tiến hành :
 - GV kể chuyện , một học sinh đọc lại truyện 
- HS thảo luận hai câu hỏi trong sách giáo khoa .
HS trình bày kết quả thảo luận .
Lớp nhận xét .
GV nhận xét , Kết luận: Cần phải kính tròng người lao động, dù là những người lao động bình thường nhất.
Hoạt động 2: Thảo luận theo cặp đôi (Bài tập 1)
*Mục tiêu: HS nhận biết được người lao động chân chính trong xã hội .
*Cách tiến hành :
	-HS nêu yêu cầu bài tập .
	-Các nhóm thảo luận .
	-Đại diện từng nhóm báo cáo kết quả . 
	-Cả lớp trao đổi , tranh luận .
	-GV kết luận : 
 Hoạt động 3:Thảo luận nhóm (bài tập 2)
*Mục tiêu:HS nhận biết được các nghề và ích lợi của nó với con người .
*Cách tiến hành : 
	-GV chia nhóm , giao nhiệm vụ cho nhóm thảo luận và đóng vai một số tình huống .
-Các nhóm thảo luận ,chuẩn bị đóng vai.
	-Một số nhóm lên đóng vai .
	-Lớp thảo luận : cách ứng xử trong mỗi tình huống như vậy có phù hợp chưa ?Vì sao? Ai có cách ứng xử khác ?
	-GV nhận xét , đánh giá .
Củng cố - dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
 - Thực hiện nội dung học vào cuộc sống .
Tiết 4
Tập đọc
Bốn anh tài
i. mục tiêu
1. Kĩ năng : 
Đọc đúng các từ ngữ ,câu ,đoạn ,bài . Đọc liền mạch các tên riêng Nắm Tay Đóng Cọc , Lấy Tai Tát Nước , Móng Tay Đục Máng .
Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể khá nhanh ; nhấn giọng ở những từ ngữ ca ngợi tài năng , sức khoẻ , nhiệt thành làm việc nghiã của bốn cậu bé .
2.Kiến thức .
- Hiểu từ ngữ mới của bài : Cẩu Khây , tinh thông , yêu tinh.
- Hiểu ý nghĩa của bài : Ca ngợi sức khoẻ , tài năng , lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn anh em Cầu Khây.
3. Thái độ : Hiểu biết về năng lực , tài trí của con người .
ii. đồ dùng dạy học 
- Tranh minh hoạ bài tập đọc SGK .
iii. các hoạt động dạy học 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Giới thiệu chủ điểm : Giới thiệu 5 chủ điểm của học kì II.
2. Dạy bài mới 
2.1. Giới thiệu bài (1phút)
2.2. Luyện đọc và tìm hiểu bài (30phút)
a. Luyện đọc 
- GV kết hợp giúp HS hiểu nghĩa các từ ngữ được chú thích cuối bài .
- Hướng dẫn HS nghỉ hơi đúng ở những câu dài khó.
- GV đọc diễn cảm toàn bài .
b. Tìm hiểu bài 
- GV chia lớp thành nhóm .
- Yêu cầu HS đọc thầm bài và trả lời câu hỏi: 
? Sức khoẻ và tài năng của Cẩu Khây có gì đặc biệt ?
? Có chuỵen gì xảy ra với quê hương của Cẩu Khây?
? Cẩu Khây lên đường đi diệt trừ yêu tinh cùng những ai ?
? Mỗi người bạn của Cẩu Khây có nhừng tài năng gì?
- GV cho HS các nhóm đại diện báo cáo kết quả trước lớp .
- Giáo viên khái quát lại toàn bài .
c, Hướng dẫn đọc diễn cảm 
- Năm HS nối tiếp nhau đọc các đoạn của bài . GV nhắc nhở các em tìm đúng giọng đọc của bài văn và thể hiện diễn cảm .
- GV hướng dẫn HS cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm đoạn văn “ Ngày xưa, ở bản kia ,.... diệt trừ yêu tinh”.
-Tổ chức cho học sinh đọc đoạn văn và toàn bài văn .
3. Củng cố , dặn dò (3phút)
 Trò chơi thả diều mang lại cho đám trẻ mục đồng những gì?
 GV nhận xét tiết học .
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn văn 2-3 lượt .
- HS luyện đọc theo cặp .
- Một , hai HS đọc cả bài .
- Đọc, trả lời câu hỏi
- HS nhận xét , bổ sung 
- HS đọc lướt lại toàn bài tìm nội dung của bài .
- HS nêu nội dung bài .
- HS luyện đọc, thi đọc
- HS nêu
Buổi chiều
Tiết 1
Luyện đọc
Bốn anh tài
I. Mục tiêu :
- Qua bài đọc giúp HS hiểu nội dung, ý nghĩa bài đọc.
- Rèn cho HS đọc đúng, đảm bảo tốc độ, diễn cảm bài tập đọc Bốn anh tài 
- Có ý thức luyện đọc
 II. Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Giới thiệu bài (1 phút)
2. Luyện đọc . (35 phút)
- Gọi 1 HS khá đọc diễn cảm toàn bài.
- GV nhận xét, nhắc lại cách đọc cho HS, lưu ý cho HS nhấn giọng ở một số từ ngữ khó trong bài
- .Đồng thời lưu ý cho HS ngắt nhịp ở một số câu đầu và một số câu cuối bài, và chú ý ngắt giọng các câu trong bài cho đúng.
- GV đọc mẫu toàn bài
- Yêu cầu HS luyện đọc trong nhóm.
- Gọi từng nhóm lên thi đọc.
- GV nhận xét, đánh giá.
- Qua bài tập đọc này giúp các em hiểu thêm điều gì?
 Gv kết luận
3. Củng cố - dặn dò. (3 phút)
- NX tiết học.
- Nhắc HS về nhà tiếp tục luyện đọc.
- HS mở SGK đọc thầm bài đọc
- Theo dõi, NX: giọng đọc, nhịp độ đọc,...
- HS phân nhóm, luyện đọc, sửa cho nhau.
- Lớp nhận xét 
- HS trả lời.
Tiết 2
Luyện từ và câu
Chủ ngữ trong câu kể: Ai làm gì?
i. mục tiêu 
1. Kĩ năng:- Biết xác định bộ phận chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì?, biết đặt câu với bộ phận chủ ngữ cho sẵn .
2. Kiến thức: - HS hiểu cấu tạo và ý nghĩa của bộ phận chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì?
3. Thái độ : - HS có ý thức nói câu có đủ các bộ phận .
ii. đồ dùng dạy học : - Vở bài tập Tiếng Việt 
iii. các hoạt động dạy học 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Giới thiệu bài (1phút) .
2. Phần nhận xét (10phút) .
 Giáo viên kẻ bảng bảng .
Các câu kể Ai làm gì?
ý nghĩa của CN
Loại từ ngữ tạo thành CN
1.Một đàn ngỗng vươn dài cổ , chúi mỏ về phía trước ,định đớp bọn trẻ .
2.Hừng đút vội khẩu súng vào túi quần , chạy biến .
3.Thắng mếu máo lấp sau lưng Tiến .
4.Em liền nhặt một cành xoan , xua đàn ngỗng ra xa.
5.Đàn ngỗng Kêu quàng quạc , vươn cổ chạy miết .
Chỉ con vật 
Chỉ người 
Chỉ người
Chỉ người
Chỉ con vật
Cụm danh từ
Danh từ 
Danh từ 
Danh từ
Cụm danh từ 
 - Yêu cầu HS phát biểu , bổ sung.
 - Nhận xét , kết luận .
3.Phần ghi nhớ. (3phút) .
4. Phần luyện tập (20phút) .
Bài 1:
Giáo viên yêu cầu HS làm bài vào vở bài tập 
Bài 2: 
- Lớp nhận xét , giáo viên đánh giá .
Bài 3: 
- Nhận xét, cho điểm
3. Củng cố , dặn dò (3phút) .
- Nhận xét tiết học .
-Về xem lại bài.
 -1 HS đọc nội dung của bài. Cả lớp đọc thầm lại đoạn văn, từng cặp trao đổi , trả lời lần lượt ba câu hỏi .
-3,4 HS đọc nội dung phần ghi nhớ trong SGK
1 HS phân tích ví dụ minh hoạ .
 - HS đọc yêu cầu của bài.
- HS báo cáo kết quả bài làm của mình .
- HS nhận xét , bổ sung
- HS đọc yêu cầu bài .
- HS tự đặt câu với từ ngữ đã cho làm CN , HS trong bàn trao đổi với nhau , NX cho nhau về các câu đặt của mình . 
- HS nối tiếp trình bày câu mình đặt trước lớp .
- HS đọc yêu cầu bài tập , quan sát tranh minh hoạ của bài tập .
- HS khá , giỏi làm mẫu .Lớp suy nghĩ làm việc cá nhận.
- HS nối tiếp đọc đoạn văn .
Tiết 3
Kĩ thuật
Các chi tiết và dụng cụ của bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật (tiết 1)
i. Mục tiêu 
 HS biết tên gọi , hình dạng của các chi tiết triong bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật .
Sử dụng được cờ –lê, tua vít để lắp , tháo các chi tiết .
Biết lắp ráp một số chi tiết với nhau .
ii. đồ dùng dạy học 
 - Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật 
iii. các hoạt động dạy học 
1. Giới thiệu bài (1phút)
2.Các hoạt động (30phút)
Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS gọi tên , nhận dạng các chi tiết và dụng cụ .
Gv giới thiệu : Bộ lắp ghép có 34 chi tiết khác nhau , được phân làm 7 nhóm chính . GV giới thiệu từng nhóm chi tiết .
GV cho Hs gọi tên các nhóm chi tiết mà giáo viên đã giới thiệu , hoặc trước khi giới thiệu .
 GV chọn một số chi tiết và đặt các câu hỏi để học sinh nhận dạng và đém số lượng của từng chi tiết .
GV hướng dẫn HS cách sắp xếp các chi tiết trong hộp 
GV cho HS tự kiểm tra lẫn nhau tên gọi các chi tiết .
 Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS sử dụng cờ- lê , tua – vít 
Lắp vít : 
GV hướng dẫn HS lắp vít theo các bước : KHi lắp các chi tiết , dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ của tay trái vặn ốc vào vít . Sau khi ren của ốc khớp với ren của vít , ta dùng cờ – lê giữ chặt ốc , tay phải dùng tua vít đặt vào rãnh của vít và quay cán tua vít theo chiều kim đồng hồ . Văn chặt cho đến khi ốc giữu chặt các chi tiết cần ghép lại với nhau .
GV gọi 2-3 HS lên bảng thao tác lắp vít .
Tháo vít 
Tay trái dùng cờ – lê giữ chặt ốc , tay trái dùng tua – vít đặt vào rãnh của vít , vặn cán tua –vít ngược chiều kim đồng hồ .
HS quan sát hướng dẫn của giáo viên ở hình 3 .
GV cho HS thực hành tháo vít .
Lắp ghép một số chi tiết .
GV thao tháo một mối ghép . 
GV vừa thao tác vừa đặt câu hỏi để HS gọi tên số lượng mối ghép .
Gv thao tác mẫu cách tháo các chi tiết của mối ghép và sắp xếp gọn gàng vào hộp bộ lắp ghép .
Hoạt động nối tiếp 
- GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập của HS.
 - Dặn HS về nhà Tập lắp tháo các chi tiết .
Thứ ba ngày 16 tháng 1 năm 2007
Tiết 1
Thể dục
Đi vượt chướng ngại vật thấp
Trò chơi: Chạy theo hình tam giác
 I. Mục tiêu:
 - Ôn đi vượt chướng ngại vật thấp
 - Trò chơi: Chạy theo hình ... iết 3
Kể chuyện
Bác đánh cá và gã hung thần
i. mục tiêu
1. Kĩ năng : 
+ Rèn kĩ năng nói : Dựa vào lời kể của giáo viên và tranh minh hoạ , HS biết thuyết minh lại nội dung mỗi tranh bằng 1,2 câu .kể lại được câu chuyện , có thể phối hợp lời kể với điệu bộ , nét mặt một cách tự nhiên.
+ Rèn kĩ năng nghe : Chăn chú nghe cô kể chuyện , nhớ cốt truyện.Nghe bạn kể : nhận xét , đánh giá đúng lời kể của bạn ; kể tiếp được lời bạn.
2. Kiến thức : HS nắm được nội dung câu chuyện . Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện.( Ca ngợi bác đánh cá thông minh , mưu trí đã thắng gã hung thần vô ơn )
3. Thái độ : Mạnh dạn , tự nhiên khi nói trước đông người . 
ii. đồ dùng dạy học 
 - tranh minh hoạ truyện 
iii. các hoạt động dạy học 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ (5phút) Gọi 1-2 HS kể lại 1 câu chuyện Búp bê của ai ? bằng lời kể của búp bê
2. Dạy bài mới 
2.1. Giới thiệu bài (1phút) 
2.2. GV kể chuyện . (5phút)
GV kể lần 1. GV kết hợp giải nghĩa từ khó trong truyện .
GV kể chuyện lần 2 vừa kể vừa chỉ vào tranh minh hoạ .
2.3. Hướng dẫn HS hiểu yêu cều của bài tập (25phút)
a.Tìm lời thuyết minh cho mỗi tranh bàng 1,2 câu.
- GV treo tranh minh hoạ 
b. Kể từng đoạn và toàn bộ câu chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện .
-Kể chuyện trong nhóm :HS kể chuyện từng đoạn trong nhóm , trao đổi với nhau về ý nghĩa câu chuyện .
 -Thi kể trước lớp : 2,3 nhóm HS thi kể trước lớp toàn bộ câu chuyện , Nêu ý nghĩa câu chuyện .
-Các nhóm khác nghe và nhận xét nhóm bạn kể chuyện .
GV hỏi : Câu chuyện có ý nghĩa gì?
 -Lớp nhận xét , bình chọn nhóm , cá nhận kể hay nhất .
3. Củng cố , dặn dò . (5phút)
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS xem trước nội dung bài kể chuyện tiết tuần sau.
- Hs lên kể
- HS nghe
- Một HS nêu yêu cầu của bài tập 1 .
- HS quan sát tranh minh hoạ , suy nghĩ tìm lời thuyết minh cho các bức tranh .
- HS nêu nội dung tranh , lớp nhận xét , bổ sung.
-Một hai HS đọc yêu cầu bài tập 2,3.
- Thi kể
-Một vài HS thi kể toàn bộ câu chuyện .
Tiết 4
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ: Tài năng
i. mục tiêu 
1.Kiến thức : Mở rộng vốn từ của học sinh thuộc chủ điểm trí tuệ, tài năng . Biết sử dụng những từ đã học để đặt câu và chuyển những từ đó vào vốn từ tích cực .
2.Kĩ năng : Biết được một số câu tục ngữ gắn với chủ điểm .
3. Thái độ: Có ý thức dùng từ đúng.
ii. đồ dùng dạy học 
 Vở bài tập tiếng Viết .
iii. các hoạt động dạy học 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ (5phút): Một HS nhắc lại ghi nhớ trong tiết luyện từ và câu “ Chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì?”.Nêu ví dụ .
2. Dạy bài mới 
2.1. Giới thiệu bài (1phút)
2.2.Hướng dẫn HS làm bài tập (30phút)
Bài tập 1 
Đại diện các nhóm trình bày kết quả . 
GV nhận xét , chốt lại lời giải đúng .
Bài tập 2 
GV nhận xét .
Bài tập3: 
GV gợi ý : Các em hãy tìm nghĩa bóng của câu tục ngữ xem câu nào có nghĩa ca ngợi sự thông minh , tài trí của con người .
Cả lớp nhận xét , kết luận ý kiến đúng .
Bàitập 4: 
GV giúp học sinh hiểu nghĩa bóng của các câu tục ngữ .
GV yêu cầu HS nêu một sôd trường hợp sử dụng các câu tục ngữ đó .
Lớp nhận xét .
3. Củng cố dặn dò (3phút)
GV nhận xét tiết học .
Về xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
- HS nêu
- Một HS đọc nội dung bài tập 1 
- HS suy nghĩ, trao đổi , chia các từ có tiếng tài vào hai nhóm .
- HS đọc yêu cầu của bài .
- HS suy nghĩ , tự đặt một câu với một trong các từ ở BT1 .2 HS lên bảng viết câu văn của mình . HS nối tiếp đọc câu mình đặt .
 - HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS suy nghĩ , làm bài cá nhân .
- HS phát biểu ý kiến .
- HS đọc yêu cầu của đề bài.
- HS nối tiếp nhau nói câu tục ngữ mà mình thích , giải thích lí do .
Thứ sáu ngày 19 tháng 1 năm 2007
Tiết 1
Toán
Tiết 95: Luyện tập
i. mục tiêu 
1.Kiến thức :
 Hình tành công thức tính chu vi hình bình hành .
2.Kĩ năng :
 HS biết vận dụng công thức tính chu vi và diện tích của hình bình hành để giải các bài toán có liên quan.
3. Thái độ : Tính chính xác và yêu thích môn học .
ii. Đồ dùng dạy học 
 Vở bài tập Toán 
iii. các hoạt động dạy học 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ (5phút): Gọi HS lên bảng làm bài 3
2. Dạy bài mới 
2.1.Giới thiệu bài (1phút)
2.2. Thực hành (30phút)
Bài 1 :
- Gọi HS nhận dạng hình chữ nhật , hình bình hành , hình tứ giác : nêu tên các cặp cạnh đối diện trong từng hình .
- Cho HS nhận xét , GV đánh giá.
 Bài 2 : 
-GV nhận xét đánh giá .
Bài 3: 
Cho HS nêu yêu cầu bài .
GV vẽ hình lên bảng , giới thiệu cạnh của hình bình hành lần lượt là a, b.
GV nhận xét đánh giá .
Bài 4:
- GV thu vở chấm .
3. Củng cố dặn dò (3phút)
- GV nhận xét tiết học 
- Chuẩn bị bài sau .
- HS nêu yêu cầu 
- hS nêu
- Cho HS nêu yêu cầu bài .
- HS tự làm bài, nêu kết quả, HS khác nhận xét .
- HS nêu công thức tính chu vi hình bình hành . 
- 2 HS lên bảng áp dụng công thức tính chu vi hình bình hành , lớp làm vở .
- HS nhận xétbài làm của bạn trên bảng .
- HS đọc nội dung bài .
- HS nêu cách giải bài toán .
- HS giải bài toán vào vở ,
Tiết 2
Địa lí
Đồng bằng Nam Bộ
I- Mục tiêu
1. Kiến thức :
- Chỉ vị trí đồng bằng Nam Bộ trên bản đồ Việt nam : sông Tiền , sông Hậu , sông đồng Nai , đồng Tháp Mười , Kiên Giang , Mũi Cà Mau .
2. Kĩ năng :
- Trình bày những đặc điểm tiêu biểu về thiên nhiên đồng bằng Nam Bộ .
3. Thái độ :
- Ham hiểu biết , thích tìm hiểu mọi miền đất trên tổ quốc Việt Nam .
II- Đồ dùng dạy - học
- Bản đồ địa lí tự nhiên Việt nam .
III- Các hoạt động dạy- học
1. Kiểm tra bài cũ (5phút):? Nêu một số danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử ở HN.
2. Dạy bài mới 
2.1. Giới thiệu bài (1phút)
2.2. Đồng bằng lớn nhất ở nước ta . (12phút)
* Hoạt động 1: Làm việc cả lớp 
- GV yêu cầu HS đọc mục 1 trong SGK rồi trả lời các câu hỏi sau:
? Đồng bằng Nam Bộ nằm ở phía nào của đất nước?
? Đồng bằng Nam Bộ có những đặc điểm gì nổi bật ?
 ? Tìm và chỉ trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam vị trí đồng bằng Nam Bộ , đồng Tháp Mười , Kiên Giang , Cà Mau , một số kênh rạch ?
2.3. Mạng lưới sông ngòi , kênh rạch chằng chịt . (18phút)
* Hoạt động 2: Làm việc cá nhân 
Bước 1:
- HS quan sát hình trong SGK và trả lời các câu hỏi trong mục 2 .
- HS nêu đặc điểm của sông Mê Công , giải thích vì sao ở nước ta lại có tên là Cửu Long ?
Bước 2: 
- HS báo cáo kết quả làm việc trước lớp.
- GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
* Hoạt động 3: Làm việc cá nhân 
Bước 1:
- HS dựa vào SGK , vốn hiểu biết để trả lời các câu hỏi :
? Vì sao ở đồng bằng Nam Bộ người dân không đắp đê ven sông 
? Sông ở đôngd bằng nam Bộ có tác dụng gì ?
? Để khắc phục tình trạng thiếu nước ngọt vào mùa khô , người dân ở nơi đây đã làm gì ?
Bước 2:
- HS báo cáo kết quả trước lớp.
- GV sửa chữa, giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
3. Củng cố dặn dò (3phút)
- GV hoặc HS trình bày tóm tắt lại những đặc điểm tiêu biểu về diện tích , đất đai dồng bằng Nam Bộ .
- GV nhận xét tiết học .
Tiết 3
Tập làm văn
Luyện tập xây dựng kết bài trong bài văn miêu tả đồ vật
i. mục tiêu 
1. Kiến thức : Củng cố nhận thức về hai kiểu kết bài ( mở rộng và không mở rộng )trong bài văn tả đồ vật.
2 Kĩ năng : HS viét kế bài mở rộng cho bài văn miêu tả đồ vật.
ii. đồ dùng dạy học 
- Bảng phụ
iii. các hoạt động dạy học 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ (5phút): 2 HS đọc các cách mở bài trong bài văn miêu tả đồ vật .
2. Dạy bài mới 
2.1. Giới thiệu bài (1phút)
2.2.Hướng dẫn HS luyện tập. (30phút)
Bài tập 1 : 
Lớp nhận xét theo tiêu chí của giáo viên . 
GV kết luận.
Bài tập 2: 
- GV đánh giá.
3. Củng cố dặn dò (3phút)
- GV nhận xét tiết học .
- Dặn HS về nhà chuẩn bị tiết tập làm văn tới .
- HS nêu
1 HS đọc nội dung của bài tập 1 . Cả lớp theo dõi trong sách giáo khoa.
HS nhắc lại hai cách kết bài đã học .
HS đọc thầm lại bài Cái nón , suy nghĩ , làm việc cá nhân .
HS phát biểu ý kiến 
- Một HS đọc 4 đề bài
- Cả lớp suy nghĩ chọn đề bài miêu tả (cái thước kẻ, cái bàn học, cái trống trường). Một số học sinh nêu lên lựa chọn của mình .
- HS làm vào vở Tập làm văn.
- HS trình bày bài viết của mình .
- HS nhận xét , sủa cách dùng từ , viết câu , diễn đạt .
Tiết 4
Hoạt động tập thể
Sinh hoạt tuần 19.
I. Mục tiêu :
- Kiểm điểm việc thực hiện nề nếp trong tuần.
- Phát huy những ưu điểm, khắc phục những mặt còn tồn tại.
- Đề ra phương hướng hoạt động tuần tới
II. Nội dung :
1. Lớp trưởng báo cáo tình hình hoạt động chung trong tuần.
2. GV nhận xét.
a. Ưu điểm 
- Đi học đúng giờ, thực hiện nghiêm túc thời khoá biểu.
- Nhiều em đã có ý thức xây dựng bài (Tùng, Đức Anh, Ngọc...)
- Nhiều em đã có ý thức lao động dọn vệ sinh lớp học chăm chỉ, tập thể dục nghiêm túc.
- Nhiều em có tinh thần trách nhiệm cao, có tinh thần tự giác (Ngọc, Tùng...)
- Một số bạn đã có tiến bộ trong học tập: Cầm, Hà.
- Tham gia thi nghi thức đội đầy đủ.
b. Tồn tại :
 - Còn nhiều em thiếu tập trung trong học tập (Thành Công, Văn Đạt, Sơn, Thành...)
- Một số HS quay phải, quay trái chưa đều.
3. Phương hướng hoạt động tuần tới
- Khắc phục những mặt tồn tại, phát huy những ưu điểm đạt được.
- Tiếp tục ổn định nề nếp lớp : đi học đúng giờ, đồng phục đúng lịch, trong lớp chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu xây dựng bài.
- Học tập và rèn luyện chào mừng ngày thành lập ĐCSVN.
Buổi chiều
Tiết 1
Toán
Luyện tập: Diện tích hình bình hành.
I. Mục tiêu: Củng cố cho HS:
1. Kiến thức : Nhận biết dấu hiệu chia hết cho 2, dấu hiệu chia hết cho 5
2. Kĩ năng : - Vận dụng dấu hiệu để nhận biết các số chia hết cho 5 và các số không chia hết cho 5, số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5.
3. Thái độ: Tính chính xác và yêu thích môn học.
II. Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Giới thiệu bài (1phút)
2. Hướng dẫn luyện tập (35 phút)
- Yêu cầu HS hoàn thành các bài tập sau:
Bài 1: Tính diện tích hình bình hành, biết:
a. Độ dài đáy là 12cm, chièu cao là 8cm 
b. Độ dài đáy là 85dm, chiều cao là 7m.
Bài 2: Tính diện tích của hình bình hành
 D	H	C
DC = 5cm
AH = 3cm
Bài 3: A	 B
 G E C
 Hình chữ nhật ABCD có chu vi là 120cm, chiều dài hơn chiều rộng 10cm. Tính diện tích hình bình hành ABEG.
- Gọi HS lên bảng chữa bài.	
- GV chấm, chữa bài	
3. Củng cố - dặn dò. (3phút)
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà ôn lại bài.
- HS làm vở lần lượt tất cả các bài tập.
- HS chữa bài, nhận xét.
Tự học

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_4_tuan_19_nguyen_thi_vui.doc