KÍNH TRỌNG BIẾT ƠN NGƯỜI LAO ĐỘNG( T1)
A. Mục tiêu:
Học xong bài này học sinh có khả năng:
- Nhận thức vai trò quan trọng của người lao động
- Biết bày tỏ sự kính trọng và biết ơn đối với những người lao động
B. Đồ dùng dạy học:
- SGK đạo đức 4
- Một số đồ dùng cho trò chơi đống vai
TUẦN 19 Từ ngày 4/1/2010 đến ngày 08/ 01/ 2010 TN T thứ Môn học TCT Bài Học Ghi chú Thứ 2 1 Chào cờ 19 2 Đạo đức 19 Bài 9: Kính trọng và biết ơn người lao động 3 Tin học 08 4 Tập đọc 37 Bốn anh tài 5 Toán 91 Ki - lô - mét vuông 6 Khoa học 37 Tại sao có gió Thứ 3 1 Chính tả 19 Nghe viết : Kim tự tháp ở Ai Cập 2 Toán 92 Luyện tập 3 LT và câu 37 Chủ ngữ trong câu kể Ai - làm gì? 4 Thể dục 37 Bài 37 5 Lịch sử 19 Nước ta cuối thời Trần Thứ 4 1 Mĩ thuật 19 T T M T: Xem tranh dân gian Việt Nam 2 Tập đọc 38 Chuyện cổ tích về loài người 3 Toán 93 Hình bình hành 4 kể chuyện 19 Bác đánh cá và gã Hung Thần 5 Tập L V 37 Luyện tập xây dựng mở bài trong bài văn miêu tả đồ vật Thứ 5 1 L T và câu 38 Mở rộng vốn từ : Tài năng 2 Toán 94 Diện tích hình bình hành 3 Khoa học 38 Gió nhẹ , gió mạnh , phòng chống bão 4 Thể dục 38 Bài 38 5 Kĩ thuật 19 Ích lợi của việc trồng rau , hoa Thứ 6 1 Âm nhạc 19 Bài 19 2 Toán 95 Luyện tập 3 Tập L V 38 Luyện tập xây dựng mở bài trong bài văn miêu tả đồ vật 4 Địa lý 19 Đông Nam Bộ 5 Sinh hoạt Thứ hai ngày 4 tháng 1 năm 2010 Đạo đức KÍNH TRỌNG BIẾT ƠN NGƯỜI LAO ĐỘNG( T1) A. Mục tiêu: Học xong bài này học sinh có khả năng: - Nhận thức vai trò quan trọng của người lao động - Biết bày tỏ sự kính trọng và biết ơn đối với những người lao động B. Đồ dùng dạy học: - SGK đạo đức 4 - Một số đồ dùng cho trò chơi đống vai C. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò II- Kiểm trabài cũ (5’) III- Dạy bài mới: (30’) + HĐ1: Thảo luận lớp - GV kể chuyện: Buổi học đầu tiên - Cho HS thảo luận 2 câu hỏi SGK: * Sao các bạn lại cười khi nghe Hà giới thiệu về nghề nghiệp bố mẹ mình? * Nếu em là bạn em sẽ làm gì trong tình huống đó ? Vì sao ? - GV kết luận : Cần phải kính trọng mọi người lao động, dù là những người lao độnh bình thường nhất + HĐ2: Thảo luận nhóm ( bài tập 1 ) - GV chia nhóm và giao nhiệm vụ - GV kết luận : Biểu hiện yêu lao động là a, b, c, d, đ, e, g, h, n, o. Còn lại là lười lao động + HĐ3: Đóng vai ( bài tập 2 ) - GV chia nhóm giao nhiệm vụ - GV kết luận: Mọi người lao động đều mang lại lợi ích cho bản thân gia đình và xã hội + HĐ4: Làm việc cá nhân( Bài tập 3) - GV KL: Kính trọng: a, c, d, đ, e, g - Gọi HS đọc ghi nhớ III- Hoạt động nối tiếp : - Nhận xét đánh giá giờ học - Về nhà chuẩn bị trước bài tập 5, 6 - Hai học sinh đọc lại chuyện - Các bạn cười vì nghề nghiệp của bố mẹ Hà quá tầm thường : Nghề quét rác - Học sinh nêu - Học sinh lắng nghe - Đọc yêu cầu và thảo luận - Đại diện nhóm trình bày : - Các nhóm nhận nhiệm vụ và thảo luận - Một số nhóm lên trình bày - Các việc làm thể hiện sự kính trọng: a, c, d, đ, e, g. Thiếu kính trọng là: b, h - Vài HS đọc ghi nhớ SGK Tập đọc BỐN ANH TÀI I. Mục tiêu 1. Đọc: Đọc đúng các từ ngữ, câu, đoạn, bài. Đọc liền mạch các tên riêng: Nắm Tay Đóng Cọc, Lấy Tai Tát Nước, Móng Tay Đục Máng. 2. Hiểu các từ ngữ mới trong bài: Cẩu khây, tinh thông, yêu tinh. Hiểu nội dung truyện ( Phần đầu): Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn anh em Cẩu Khây. II. Đồ dùng dạy học Tranh minh hoạ bài đọc trong sgk. Bảng phụ ghi các câu, đoạn văn cần hướng dẫn hs đọc. III. Các hoạt động dạy học 1. Kiểm tra bài cũ: 5’ 2. Dạy bài mới: 30’ 2.1. Giới thiệu bài: 2.2.Hướng dẫn hs luyện đọc và tìm hiểu bài. a. Luyện đọc - Bài chia làm 5 đoạn - Tổ chức cho h.s đọc nối tiếp theo đoạn. - G.v sửa phát âm, ngắt giọng cho h.s. - Giúp h.s hiểu nghĩa một số từ khó. - G.v đọc mẫu toàn bài b.Tìm hiểu bài: - Sức khoẻ và tài năng của Cẩu Khây có gì đặc biệt? - Có chuyện gì xảy ra với quê hương Cẩu Khây? -Cẩu Khây lên đường đi trừ diệt yêu tinh cùng những ai? - Mỗi người bạn của Cẩu Khây có tài năng gì? - Hs đọc tiếp nối theo đoạn ( 3 lượt) + Về sức khoẻ: Cẩu Khây nhỏ người nhưng ăn một lúc hết chín chõ xôi, mười tuổi sức đã bằng trai 18. + Về tài năng: 15 tuổi đã tinh thông võ nghệ, có lòng thương dân, có trí lớn – quyết trừ diệt ác. - Yêu tinh xuất hiện, bắt người và suác vật khiến làng bản tan hoang, nhiều nơi không có ai sống sót. * 1 h.s đọc phần còn lại của bài - Cùng ba người bạn: Nắm Tay Đóng Cọc, Lấy Tai Tát Nước và Móng Tay Đục Máng. - Năm Tay Đóng Cọc có thể dùng tay làm vồ đóng cọc, Lấy Tai Tát Nước có thể dùng tai để tát nước. c. Hướng dẫn h.s đọc diễn cảm - G.v hướng dẫn h.s đọc diễn cảm. - Tổ chức cho h.s thi đọc diễn cảm. - Nhận xét, tuyên dương h.s. 3. Củng cố, dặn dò - Nêu nội dung bài? - Chuẩn bị bài sau * Nhận xét tiết học - H.s đọc diễn cảm theo cặp - H.s tham gia thi đọc diễn cảm. - H.s nêu Toán KI - LÔ - MÉT VUÔNG I. Mục tiêu Giúp HS: Hình thành biểu tượng về đơn vị đo diện tích ki - lô - mét vuông. Biết đọc, viết đúng các số đo diện tích theo đơn vị đo ki- lô - mét vuông; biết 1 km2 = 1000000 m2 và ngược lại. Biết giải đúng một số bài toán có liên quan đến các đơn vị đo diện tích: cm2; dm2; m2 và km2. II. Đồ dùng dạy học Ảnh chụp cánh đồng; khu rừng. III. Các hoạt động dạy học 1. Kiểm tra bài cũ: 5’ 2. Dạy bài mới :30’ 2.1. Giới thiệu bài: 2.2. Giới thiệu ki- lô - mét vuông - G.v cho h.s quan sát, hình dung về diện tích của khu rừng, cánh đồng. * Ki – lô - mét vuông là diện tích hình vuông có cạnh dài 1 ki- lô - mét. - Ki- lô- mét vuông viết tắt là: km2 1km2 =1000000 m2 ;1000000 m2 =1 km2 2.3. Thực hành Bài 1: - Vài h.s đọc: ki- lô- mét vuông. - Vài h.s đọc - H.s làm vào vở- 2 h.s lên bảng làm trên bảng phụ. G.v chốt lại lời giải đúng Bài 2: - Nêu mối quan hệ giưũa 2 đơn vị đo diện tích liền kề nhau? Bài 3: Tóm tắt Chiều dài: 3km Chiều rộng: 2km Diện tích: .km? Bài 4: Củng cố cách ước lượng số đo diện tích chính xác -Chia lớp làm 2 đội -GV phổ biến cách chơi và luật chơi -GV kết luận a, Diện tích phòng học là 40 m2 b,Diện tích nước Việt Nam là330991 km2 3. Củng cố, dặn dò + Nêu mối quan hệ giữa 2 đơn vị đo diện tích liền kề nhau GV nhận xét tiết học - 2 h.s nêu yêu cầu của bài - H.s làm vào vở - 3 h.s lên bảng làm bài 1 km2 = 1000000 m2 ; 1 m2 = 100 dm2 1000000 m2 =1 km2;5 km2 =5000000 m2 - 1hs đọc đề bài - HS làm bài vào vở 1hs lên bảng làm bài Bài giải: Diện tích của khu rừng hình chữ nhật là: 3 x 2 = 6 (km2) Đáp số: 6 km2 - 2 đội lên bảng thực hiện - Cả lớp và gv nhận xét - H.s nêu khoa học TẠI SAO CÓ GIÓ? I. Mục tiêu Sau bài học, h.s biết: Làm thí nghiệm chứng minh không khí chuyển động tạo thành gió. Giải thích tại sao có gió? II. Đồ dùng dạy học Hình trang 74, 75 sgk. Chong chóng. Chuẩn bị các đồ dùng thí nghiệm theo nhóm: + Hộp đối lưu như mô tả trong trang 74 sgk. + Nến, diêm, miếng giẻ. III. Các hoạt động dạy học 1. Kiểm tra bài cũ: 5’ 2. Dạy bài mới : 30’ 2.1. Giới thiệu bài: 2.2.Hoạt động 1: Chơi chong chóng Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn - G.v kiểm tra xem h.s có đủ chong chóng và giao nhiệm vụ cho các em trước khi ra sân chơi. Bước 2: Chơi ngoài sân theo nhóm Bước 3: Làm việc trong lớp Kết luận: Khi ta chạy, không khí xung quanh ta chuyển động tạo ra gió. Gió thổi làm chong chóng quay. 2.3.Hoạt động 2: Tìm hiểu nguyên nhân gây ra gió Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn - G.v chia nhóm, các nhóm báo cáo việc chuẩn bị đồ dùng để làm thí nghiệm Bước 2: Bước 3: 2.3. Hoạt động 4: Tìm hiểu nguyên nhân gây ra sự chuyển động của không khí trong tự nhiên. Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn Bước 2: Bước 3: 3. Củng cố, dặn dò * Chuẩn bị bài sau * Nhận xét tiết học - Các nhóm trưởng điều khiển - H.s chơi ngoài sân theo nhóm ( nhóm trưởng điều khiển) * Đại diện nhóm báo cáo xem trong khi chơi chong chóng của bạn nào quay nhanh và giải thích - H.s đọc các mục thực hành trang 74 sgk. - Các nhóm làm thí nghiệm và thảo luận trong nhóm theo các câu hỏi gợi ý trong sgk. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả - H.s làm việc theo cặp - Đại diện 1 số nhóm trình bày kết quả Thứ ba ngày 5 tháng 1 năm 2010 Chính tả: NGHE – VIẾT: KIM TỰ THÁP AI CẬP I. Mục tiêu 1. Nghe, viết đúng chính tả, trình bày đúng đoạn văn Kim tự tháp Ai Cập 2. Làm đúng các bài tập phân biệt những từ ngữ có âm, vần dễ lẫn s/x, iêc/iêt II. Các hoạt động dạy - học 1. Kiểm tra bài cũ: 5’ 2. Dạy bài mới :30’ 2.1.Giới thiệu bài: 2.2. Hướng dẫn h.s nghe viết - G.v đọc bài chính tả Kim tự tháp Ai Cập - Đoạn văn nói lên điều gì? - G.v đọc cho h.s viết bảng con một số từ dễ lẫn: lăng mộ, nhằng nhịt, giếng sâu, chuyên chở. - G.v đọc từng câu cho h.s viết bài - G.v đọc lại toàn bài - G.v chấm bài ( 6-7 bài) -Nhận xét chung 2.3.Hướng dẫn h.s làm bài tập Bài tập 2: - G.v dán 3 tờ phiếu khổ to đã viết nội dung lên bảng * G.v chốt lại lời giải đúng: Bài tập3a: - G.v dán 3 băng giấy đã viết nội dung BT 3a. 3. Củng cố, dặn dò - G.v yêu cầu h.s nhắc lại nội dung cần ghi nhớ. * Nhận xét tiết học - H.s viết bảng con - H.s viết bài - H.s soát lỗi chính tả - 2 h.s nêu yêu cầu của bài - H.s làm bài vào vở - 3 h.s lên bảng làm - Cả lớp nhận xét - 2 h.s đọc yêu cầu - H.s làm bài vào vở - 3 h.s lên bảng thi làm bài sau đó từng em đọc kết quả. Toán: LUYỆN TẬP I. Mục tiêu Giúp h.s rèn kĩ năng: Chuyển đổi các đơn vị đo diện tích. Tính toán và giải toán có liên quan đến diện tích theo đơn vị ki-lô-mét vuông. II. Các hoạt động dạy học 1. Kiểm tra bài cũ: 5’ 2. Dạy bài mới :30’ 2.1. Giới thiệu bài: 2.2. Hướng dẫn làm bài tập Bài 1: + Khi viết mỗi đơn vị đo diện tích ứng với mấy chữ số? - Gv kết luận Bài 2: ( Củng cố giải bài toán có liên quan đến diện tích) Bài 3 ( MT: Củng cố giải bài toán có liên quan đến diện tích ). -Gv kết luận Bài 4 ( Củng cố cách giả bài toán có liên quan đến diện tích – cách tính SHCN ) 3.Củng cố - dặn dũ: - 3 hs lên bảng làm bài mỗi hs làm 1 cột 530 dm2 = 53.000cm2 13 dm2 29 cm2 = 1.329cm2 84.600cm2 = 846 dm2 - Hs nêu cách làm - Cả lớp và gv nhận xét. - Hs làm bài vào nháp - 1 hs lên bảng làm bài Bài giải a.Diện tích khu đất là: 5 x 4 = 20 (km2 ) b.Đổi 8000m = 8 km, vậy diện tích khu đất là: 8 x 2 = 16 ( Km2 ) Đáp số: a.20km2 b.16km2 -Hs nêu phương án giải, trình bày miệng lời giải -1 hs lên bảng chữa ( yêu cầu nêu cách làm ) Bài giải: Chiều rộng của khu đất là: 3 : 3 = 1 (km) Diện tích khu đất ... A.Mục tiêu: Giúp HS : - Hình thành công thức tính diện tích hình bình hành. - Bước đầu biết vận dụng công thức tính diện tích hình bình hành để giải các bài tập có liên quan. B.Đồ dùng dạy - GV: Bộ đồ dùng toán 4(các mảnh có hình dạng như hình vẽ trong SGK) - HS: Bộ đồ dùng toán 4(các mảnh có hình dạng như hình vẽ trong SGK) C.Các hoạt động dạy học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 2.Kiểm tra: 5’ Nêu đặc điểm của hình bình hành? 3.Bài mới: 30’ a.Hoạt động 1:Hình thành công thức tính diện tích hình bình hành: - GV vẽ hình bình hành ABCD; vẽ AH vuông góc với DC; DC là đáy,độ dài AH là chiều cao của hình bình hành - GV hướng dẫn HS cắt và ghép để được hình chữ nhật(như trong SGK) - So sánh diện tích hình vừa ghép với diện tích hình bình hành? - Đáy hình bình hành là chiều dài hình chữ nhật; chiều cao hình bình hành là chiều rộng hình chữ nhật. Vậy nêu cách tính diện tích hình bình hành? b.Hoạt động 2:Thực hành - Tính diện tích mỗi hình bình hành? - Tính diện tích hình chữ nhật, hình bình hành? - Tính diện tích hình bình hành? 4..Củng cố: Nêu cách tính diện tích hình bình hành? - 2 em nêu: -HS thực hành ghép trên bộ đồ dùng toán. - Diện tích hình chữ nhật bằng diện tích hình bình hành. - 3, 4 em nêu: Diện tích hình bình hành bằng độ dài đáy nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo) Bài 1: cả lớp làm vở - 2em lên bảng: Diện tích hình bình hành: 4 x 13 = 52 cm2 ; 9 x 7 = 63 cm2 Bài 2:Diện tích hình c. là:5x10 =50 cm2 Diện tích hình bình hành:5 x 10 = 50 cm2 Bài 3: Đổi 4 m = 40 dm Diện tích hình bình hành: 40 x13 =520 dm2 Khoa học GIÓ NHẸ, GIÓ MẠNH. PHÒNG CHỐNG BÃO A. Mục tiêu: Sau bài này, HS biết: - Phân biệt gió nhẹ, gió khá mạnh, gió to, gió dữ - Nói về những thiệt hại do dông, bão gây ra và cách phòng chống bão B. Đồ dùng dạy học: - Hình trang 76, 77 (SGK); phiếu học tập của nhóm - Sưu tầm tranh ảnh về các cấp gió C. Hoạt động dạy học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò II- Kiểm tra: 5’ III- Dạy bài mới :30’ + HĐ1: Tìm hiểu về một số cấp gió * Cách tiến hành B1: Cho học sinh đọc sgk và tìm hiểu B2: Cho học sinh quan sát hình vẽ và đọc các thông tin trang 76 và làm phiếu học tập - Chia nhóm và cho học sinh làm phiếu B3: Gọi một số học sinh lên trình bày - Giáo viên nhận xét và chữa bài + HĐ2: Thảo luận về sự thiệt hại của bão và cách phòng chống bão B1: Làm việc theo nhóm - Cho học sinh quan sát hình 5, 6 và đọc mục bạn cần biết sgk trang 77 và trả lời câu hỏi: - Nêu những dấu hiệu đặc trưng cho bão - Nêu tác hại do bão gây ra và cách phòng chống. Liên hệ thực tế địa phương B2: Làm việc cả lớp - Gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả - Nhận xét và kết luận HĐ3: Trò chơi “ Ghép chữ vào hình ” - Giáo viên phô tô lại 4 hình minh hoạ các cấp độ của gió trang 76 – sgk và viết lời ghi chú vào các tấm phiếu rời - Gọi HS thi gắn chữ vào hình cho phù hợp - Giáo viên nhận xét và tuyên dương nhóm thắng cuộc 3. Củng cố, dặn dò - Người ta phân chia thành mấy cấp gió ? - Học sinh đọc sách giáo khoa và tìm hiểu về cấp độ của gió ( 13 cấp độ ) - Học sinh điền vào phiếu theo thứ tự : - Cấp 5- gió khá mạnh; Cấp 9- Gió dữ ( bão to ); Cấp 0- không có gió; Cấp 7- gió to ( bão ); Cấp 2- gió nhẹ. - Học sinh quan sát hình 5, 6 sgk và trả lời - Bão xảy ra là có gió lớn gây thiệt hại về người và của như đổ nhà, cây cối, cột điện... - Học sinh tự liên hệ địa phương - Các nhóm tiến hành chơi Thể dục BÀI 38 Kỹ thuật LỢI ÍCH CỦA VIỆC TRỒNG RAU, HOA A. Mục tiêu: - Học sinh biết được lợi ích của việc trồng rau, hoa - Yêu thích công việc trồng rau, hoa B. Đồ dùng dạy học - Sưu tầm tranh ảnh một số loại cây rau, hoa - Tranh minh hoạ ích lợi của việc trồng rau, hoa C. Các hoạt động dạy học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò II- Kiểm tra:5’ III- Dạy bài mới :30’ + HĐ1: GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu về lợi ích của việc trồng rau, hoa - GV treo tranh hình 1 SGK, cho học sinh quan sát và đặt câu hỏi - Em hãy nêu ích lợi của việc trồng rau ? - Gia đình em thường sử dụng những loại rau nào làm thức ăn? - Rau được sử dụng như thế nào trong bữa ăn hàng ngày? - Rau còn được sử dụng để làm gì? - GV nhận xét và kết luận- SGV trang 58 - GV hướng dẫn quan sát hình 2 và đặt câu hỏi tương tự để học sinh nêu tác dụng và lợi ích của việc trồng hoa - GV nhận xét và kết luận ( SGK ) + HĐ2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu điều kiện, khả năng phát triển cây rau, hoa ở nước ta - Cho học sinh thảo luận nhóm theo nội dung 2- SGK - Khí hậu nước ta có đặc điểm gì ? - Vì sao nên trồng nhiều rau, hoa ? - Vì sao có thể trồng rau, hoa quanh năm và trồng ở khắp mọi nơi ? - GV nhận xét và tóm tắt những nội dung chính của bài IV. Hoạt động nối tiếp - Nêu ích lợi của việc trồng rau hoa - Về nhà đọc và chuẩn bị trước bài: Vật liệu và dụng cụ trồng rau, hoa - Học sinh quan sát tranh và trả lời câu hỏi - Rau được dùng làm thức ăn trong bữa ăn hàng ngày, rau cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho con người... - Học sinh nêu - Rau được chế biến thành các món ăn để ăn với cơm như luộc, xào, nấu - Rau còn đem bán, xuất khẩu, chế biến thực phẩm.... - Học sinh trả lời - Khí hậu nước ta là khí hậu nhiệt đới nóng ẩm nên thuận lợi cho cây rau và hoa phát triển quanh năm - Nhu cầu sử dụng rau, hoa của con người ngày càng nhiều - Vì điều kiện về khí hậu và đất đai của nước ta rất thuận lợi để cây rau, hoa phát triển Thứ sáu ngày 9 tháng 1 năm 2010 Âm nhạc BÀI 19 Toán LUYỆN TẬP A.Mục tiêu: Giúp HS : - Hình thành công thức tính chu vi hình bình hành. - Bước đầu biết vận dụng công thức tính chu vi diện tích hình bình hành để giải các bài tập có liên quan. B.Đồ dùng dạy học: - GV: Bảng phụ; thước mét C.Các hoạt động dạy học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 2.Kiểm tra: 5’ 3.Bài mới: 30’ - Nêu tên các cặp cạnh đối diện trong các hình ABCD; EGHK; NMPQ? - GV treo bảng phụ và nêu yêu cầu:Viết vào ô trống: - GV vẽ hìnhbình hành ABCD có độ dài cạnh AB = a; BC = b - Công thức tính chu vi hình bình hành: P = (a + b) x 2. (a, b cùng một đơn vị đo) - Nêu cách tính chu vi hình bình hành? - Tính chu vi hình bình hành? Tính diện tích hình bình hành? GV chấm bài nhận xét: 3.Củng cố: Nêu cách tính diện tích, chu vi hình bình hành? 4.Dặn dò : Về nhà ôn lại bài Bài 1: 2em nêu: AB đối diện với DC AD đối diện với BC EG đối diện với HK EKđối diện với HG ... Bài 2: Cả lớp làm vở Diện tích hình bình hành: 14 x 13 = 182 dm2 ; 23 x 16 = 368 m2 -2,3 em nêu: Bài 3:Cả lớp làm vở - 2 em lên bảng chu vi hình bình hành: (8 + 3) x 2 = 22 cm (10 + 5) x 2 = 30 dm Bài 4:cả lớp làm vào vở- 1em lên bảng Diện tích hình bình hành: 40 x 25 = 1000 dm2 Đáp số:1000 dm2 Tập làm văn LUYỆN TẬP XÂY DỰNG KẾT BÀI TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT A- Mục tiêu: 1. Củng cố nhận thức về 2 kiểu kết bài ( mở rộng và không mở rộng )trong bài văn miêu tả đồ vật. 2. Thực hành viết kết bài mở rộng cho một bài văn miêu tả đồ vật. B- Đồ dùng dạy học - Bảng phụ ghi bài tập 2 C- Các hoạt động dạy- học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. Kiểm tra bài cũ:5’ B. Dạy bài mới :30’ 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn HS luyện tập Bài tập 1 - GV gọi 1-2 học sinh nêu 2 cách kết bài đã biết khi học về văn kể chuyện. - Treo bảng phụ - GV nhận xét chốt lời giải đúng: - GV nhắc lại 2 cách kết bài Bài tập 2 - GV giúp HS hiểu từng đề bài - Gợi ý đề bài yêu cầu viết đoạn kết theo kiểu nào ? - Em chọn đề bài miêu tả đồ vật gì ? - Gọi HS đọc bài - GV nhận xét, khen những HS có kết bài hợp lí, hay, đạt yêu cầu của đề. 3. Củng cố, dặn dò - Có mấy cách kết bài, đó là cách nào ? - GV nhận xét tiết học - Dặn HS chuẩn bị làm bài kiểm tra - 2 HS đọc các đoạn mở bài(trực tiếp, gián tiếp) cho bài văn miêu tả cái bàn học - 1 em đọc đề bài, lớp đọc thầm - 2 em nêu 2 cách kết bài đã học(kết bài mở rộng, kết bài không mở rộng) - HS nêu đề bài đã chọn(cái thước kẻ, cái bàn học, cái trống trường) - HS lần lượt đọc bài làm - Có 2 cách:Kết bài mở rộng, kết bài không mở rộng Địa lý ĐỒNG BẰNG NAM BỘ A. Mục tiêu: Học xong bài này học sinh biết - Chỉ vị trí đồng bằng Nam Bộ trên bản đồ Việt Nam : sông Tiền, sông Hậu, sông Đồng Nai, Đồng Tháp Mười, Kiên Giang, Mũi Cà Mau. - Trình bày những đặc điểm tiêu biểu về thiên nhiên đồng bằng Nam Bộ B. Đồ dùng dạy học - Các bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam - Tranh ảnh về thiên nhiên về đồng bằng Nam Bộ C. Các hoạt động dạy học A Bài cũ : 5’ B. Bài mới : 30’ 1. Đồng bằng lớn nhất của nước ta + HĐ1: Làm việc cả lớp * Đồng bằng Nam Bộ nằm ở phía nào của đất nước ? Do phù sa của sông nào bồi đắp * Đồng bằng Nam Bộ có những đặc điểm gì tiêu biểu ? * Chỉ vị trí của đồng bằng Nam Bộ, Đồng Tháp Mười, Kiên Giang, Cà Mau? 2. Mạng lưới sông ngòi kênh rạch chằng ... + HĐ2: Làm việc cá nhân B1: Cho học sinh dựa vào hình và SGK để trả lời câu hỏi * Kể tên một số sông lớn kênh rạch của đồng bằng Nam Bộ? * Nêu đặc điểm sông Mê Công ? Vì sao ở nước ta lại gọi là Cửu Long? B2: Gọi học sinh lên trình bày và chỉ vị trí Giáo viên nhận xét và bổ xung + HĐ3: Làm việc cá nhân B1: Cho học sinh trả lời câu hỏi * Vì sao người dân đồng bằng Nam Bộ không đắp đê ven sông * Sông ở đồng bằng Nam Bộ có tác dụng gì * Người dân ở đây khắc phục thiếu nước ngọt vào mùa khô như thế nào ? B2: Gọi học sinh trình bày kết quả Giáo viên nhận xét và bổ sung IV- Hoạt động nối tiếp : - So sánh sự khác nhau giữa đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ - Đồng bằng Nam Bộ nằm ở phía nam của đất nước. Do phù sa của hệ thống sông Mê Công và sông Đồng Nai bồi đắp - Đồng bằng Nam Bộ có diện tích lớn hơn 3 lần đồng bằng Bắc Bộ. Có nhiều vùng trũng dễ ngập nước. Đất đai phù sa màu mỡ, còn nhiều đất phèn đất mặn - Vài học sinh lên chỉ - Kênh Vĩnh Tế, kênh Phụng Hiệp... - Sông Mê Công bắt nguồn từ Trung Quốc và đổ ra biển đông. Đoạn chảy trên đất Việt chia thành hai nhánh và đổ ra biển bằng chín cửa nên gọi là Cửu Long - Không đắp đê để nước tràn vào tạo thêm một lớp phù sa màu mỡ cho ruộng đồng - Người dân xây dựng nhiều hồ lớn để cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt như hồ Dầu Tiếng, hồ Trị An. SINH HOẠT LỚP II.Nội dung: 1.Nhận xét chung: +HS đi học tương đối đều, đúng giờ. +Vệ sinh cá nhân, trường lớp tương đối sạch sẽ. +Chữ viết xấu. 2.Kế hoạch tuần 20: -ổn định, duy trì sĩ số, nề nếp .
Tài liệu đính kèm: