Giáo án Khối 4 - Tuần 2 (Bản tổng hợp các môn 2 cột)

Giáo án Khối 4 - Tuần 2 (Bản tổng hợp các môn 2 cột)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

+ Đọc đúng các tiếng từ khó: sừng sững; nặc nô, co rúm lại, béo múp béo míp, quang, hẳn.

+ Đọc tr5ôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, đọc đúng câu hỏi, câu cảm.

2. Kĩ năng: Đọc diễn cảm toàn bài, giọng đọc phù hợp nội dung, nhân vật, hiểu các từ khó trong bài.

3. Thái độ: ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp ghét áp bức, bất công, bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối.

II. ĐỒ DÙNG:

- Tranh minh hoạ bài tập đọc

- Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn, hướng dẫn luyện đọc

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:

III.

Hoạt động dạy học Hoạt động học

1. Kiểm tra bài cũ:

- Gọi 3 học sinh đọc thuộc lòng bài “Mẹ ốm” và trả lời câu hỏi về nội dung bài thơ.

- 1 học sinh đọc lại truyện “Dế Mèn bênh vực kẻ yếu” (phần I)

- Lớp nhận xét, đánh giá

 

doc 27 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 28/01/2022 Lượt xem 249Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 2 (Bản tổng hợp các môn 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 2
Thứ hai ngày 11 tháng 9 năm 2006
tập đọc
Dế mèn bênh vực kẻ yếu (tiếp)
I. Mục tiêu:
Kiến thức: 
+ Đọc đúng các tiếng từ khó: sừng sững; nặc nô, co rúm lại, béo múp béo míp, quang, hẳn.
+ Đọc tr5ôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, đọc đúng câu hỏi, câu cảm.
Kĩ năng: Đọc diễn cảm toàn bài, giọng đọc phù hợp nội dung, nhân vật, hiểu các từ khó trong bài.
Thái độ:	ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp ghét áp bức, bất công, bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối.
II. đồ dùng: 
Tranh minh hoạ bài tập đọc
Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn, hướng dẫn luyện đọc
Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động dạy học
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ: 
Gọi 3 học sinh đọc thuộc lòng bài “Mẹ ốm” và trả lời câu hỏi về nội dung bài thơ.
1 học sinh đọc lại truyện “Dế Mèn bênh vực kẻ yếu” (phần I)
Lớp nhận xét, đánh giá
2. Bài mới
a) Giới thiệu bài: 
Học sinh nghe, ghi đầu bài
b) Hướng dẫn học sinh đọc và tìm hiểu bài
* Luyện đọc
Cho 3 học sinh đọc bài nối tiếp nhau trước lớp kết hợp sửa lỗi phát âm cho học sinh, nghỉ đúng, đọc đúng câu hỏi, câu cảm.
Học sinh đọc 3 lượt theo trình tự:
Đoạn 1: Bọn Nhện ... hung dữ.
Đoạn 2: Tôi ... Giã gạo.
Đoạn 3: Tôi thét ... quang hẳn.
Học sinh luyện đọc theo cặp
Cho học sinh đọc toàn bài
Giáo viên đọc mẫu toàn bài
Học sinh đọc - lớp nhận xét. Đọc chú giải 1 học sinh đọc
Học sinh nghe
* Tìm hiểu bài
Hỏi: truyện xuất hiện thêm nhân vật nào?
Thêm bọn Nhện.
Dế Mèn gặp bọn Nhện làm gì?
Để đòi lại công bằng, bênh vực Nhà Trò.
* Đoạn 1: Cho học sinh đọc thầm
Học sinh đọc thầm đoạn 1
Hỏi: Trận địa mai phục của bọn Nhện đáng sợ như thế nào?
Chúng mai phục bắt Nhà trò trả nợ
Cho học sinh giải nghĩa từ: sừng sững, lủng củng
Sừng sững: vật to lớn đứng chắn ngang tầm nhìn.
Lủng củng: Nhiều, lôn xộn không có trật tự, ngăn lắp.
Cho học sinh nêu ý đoạn 1 - giáo viên ghi
Học sinh nêu: Trận địa mai phục của bọn Nhện
* Đoạn 2: Gọi học sinh đọc đoạn 2
1 học sinh đọc trước lớp - lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi
Dế Mèn đã làm cách nào để bọn Nhện phải sợ?
Thái độ bọn Nhện ra sao khi gặp Dế Mèn?
Học sinh trả lời - nhận xét
Giáo viên tiểu kết
Học sinh nghe
Nêu ý đoạn 2?
Dế Mèn ra oai với bọn Nhện
* Đoạn 3: Yêu cầu 1 học sinh đọc, sau đó giáo viên hỏi:
1 học sinh đọc to, lớp đọc thầm
Dế Mèn đã nói như thế nào để bọn Nhện nhận ra lẽ phải?
Học sinh trả lời - nhận xét
Sau lời lẽ danh thép của Dế Mèn bọn Nhện đã hành động như thé nào?
Chúng sợ hãi, dạ ran, cả bọn cuống cuồng chạy dọc, chạy ngang.
Cho học sinh giải nghĩa “Cuống cuồng”
Cuống cuồng: vội vàng, rối rít vì quá lo lắng.
Nêu ý chính đoạn 3?
Học sinh nhắc lại: kết cục câu chuyện
Gọi học sinh đọc câu hỏi 4 SGK
1 học sinh đọc giải nghĩa: tráng sĩ, hiệp sĩ, chiến sĩ, dũng sĩ, anh hùng.
Giáo viên kết luận: Tất cả danh hiệu trên có thể đặt cho Dế Mèn song thích hợp nhất là danh hiệu “Hiệp sĩ”
Học sinh nghe
Cho học sinh nêu đại ý - giáo viên ghi.
Học sinh nêu - nhắc lại.
* Luyện đọc diễn cảm
Cho học sinh đọc đoạn 1, 2
 2 học sinh khá đọc - lớp nhận xét rút ra cách đọc hay.
Để đọc 2 đoạn này hay, các em cần đọc như thế nào?
Đoạn 1: Giọng chậm, căng thẳng, hồi hộp, lời Dế Mèn mạnh mẽ, dứt khoát, đanh thép như ra lệnh.
Đoạn 2: đọc giọng hả hê.
Gọi học sinh đọc lại 2 đoạn
Treo bảng phụ đoạn văn “từ .. đi không”
Cho học sinh đọc diễn cảm, giáo viên sửa cách đọc cho học sinh 
Học sinh lên bảng đánh dấu
4-5 Học sinh đọc
3. Củng cố dặn dò.
Gọi 1 học sinh đọc toàn bài
Hỏi: Qua đoạn trích em học tập được Dế Mèn đức tính gì?
Chuẩn bị bài “Truyện cổ nước mình”
toán
Các số có sáu chữ số
I. Mục tiêu:
Kiến thức: Ôn lại quan hệ giữa đơn vị các hàng liền kề.
Kĩ năng: Biết viết và đọc các số có tới 6 chữ số.
II. đồ dùng dạy – học:
Bảng phụ: ghi các hàng của số có 6 chữ số.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động dạy học
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra bài tập 4
1 học sinh chữa bài 4 - lớp nhận xét đánh giá
2. Bài mới : 
a) Giới thiệu bài
Học sinh nghe
b) Ôn tập về các hàng đơn vị, hàng chục, trăm, nghìn, chục nghìn.
Cho học sinh quan sát hình vẽ và nêu mối quan hệ giữa các hàng liền kề
Học sinh quan sát hình vẽ và nêu mối quan hệ giữa các hàng liền kề:
 10 đơn vị = 1 chục
 ...............
 10 nghìn = 1 chục nghìn.
Cho học sinh viết số 1 trăm nghìn
1 học sinh lên bảng viết - lớp viết vào bảng.
học sinh nêu nhận xét
Hỏi: số 100 000 có mấy chữ số? đó là những chữ số nào?
Số 100 000 có 6 chữ số
Giáo viên treo bảng các hàng của số có 6 chữ số.
Học sinh quan sát bảng số
* Giới thiệu số 432516
Giới thiệu và gắn các thẻ số: 100000, 10000, 1000, 100, 10, 1 lên các cột tương ứng
Học sinh đếm xem có bao nhiêu trăm nghìn, bao nhiêu chục nghìn ..., bao nhiêu đơn vị.
Gắn kết quả đếm xuống các cột ở cuối bảng
Học sinh xác định lại số 432516 gồm bao nhiêu trăm nghìn, bao nhiêu chục nghìn ... bao nhiêu đơn vị
* Giới thiệu cách viết số 432516
Cho học sinh dựa vào cách viết số có 5 chữ số để viết số 432516
Học sinh viết lên bảng, viết vào vở nháp
Học sinh nêu cách viết,
Giáo viên kết luận
Viết từ trái sang phải, theo thứ tự từ hàng cao đến hàng thấp
* Giới thiệu cách đọc số 432516
Cho học sinh đọc số 432516
Học sinh đọc
Cho học sinh đọc thêm 1 số có 6 chữ số: Số:
Học sinh đọc - nhận xét 
Cho học sinh so sánh cách đọc số 432516 với số 32516
Giáo viên kết luận
Học sinh so sánh và rút ra cách đọc số có 6 chữ số: đọc từ trái sang phải, từ hàng cao đến hàng thấp.
C) Luyện tập, thực hành
Bài 1: (Cả lớp)
Giáo viên gắn thẻ ghi số vào bảng các hàng của số có 6 chữ số để biểu diễn số 313214, 523453 và yêu cầu học sinh đọc
1 học sinh lên bảng đọc, viết số, học sinh viết số, lớp làm VBT
Cho học sinh nhận xét gắn thêm một vài số khác cho học sinh đọc
Học sinh đọc và lấy thêm ví dục gọi bạn đọc - nhận xét 
Bài 2: yêu cầu học sinh tự làm bài
Học sinh tự làm vào VBT - đổi chéo bài kiểm tra.
Gọi 2 học sinh lên bảng 1 học sinh đọc số trong bài, học sinh kia viết.
Học sinh làm bài - nhận xét 
Giáo viên cho học sinh nắm về cấu tạo thập phân của các số trong bài
Học sinh nắm được số: 832753 gồm: 800000+ 30000+2000+700+50+3
Bài 3: (cả lớp)
Giáo viên viết các số (có 6 chữ số)
Học sinh lần lượt đọc, 1 học sinh đọc 3-4 số
Cho Học sinh nêu cách đọc số có 6 chữ số - giáo viên nhận xét.
Học sinh đọc số đã nêu
Bài 4: (cá nhân)
Tổ chức thi viết chính tả toán; Giáo viên đọc và yêu cầu học sinh viết theo lời đọc
Học sinh làm vào VBT - học sinh viết theo thứ tự
Cho học sinh nêu cách viết số có 6 chữ số
Học sinh nêu nhận xét.
3. Củng cố - dặn dò:
Cho học sinh về tự lấy ví dụ về số có 6 chữ số; sau đó viết và đọc lại số.
Chuẩn bị bài sau
Chính tả (nghe viết)
Mười năm cõng bạn đi học
I. Mục tiêu:
Kiến thức: Nghe viết chính xác, trình bày đúng, đẹp đoạn văn “Mười năm cõng bạn đi học” 
Kĩ năng: Viết đúng tên riêng. Làm đúng bài tập chính tả, phân biệt s/x, ăn ăng, tìm đúng các chữ có vần ăn/ăng hoặc âm đầu s/x. 
Thái độ:	Giáo dục tinh thần vượt khó khăn.
II. đồ dùng: Bảng phụ viết bài tập 2a.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động dạy học
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ: 
2. Bài mới:
a) Giới thiệu bài: 
Học sinh nghe.
b) Hướng dẫn học sinh nghe, viết chính tả
* Gọi 1 học sinh đọc đoạn. 
2 học sinh đọc - lớp đọc thầm
Bạn Sinh đã làm gì để giúp đỡ bạn Hạnh?
Việc làm của Sinh đáng trân trọng ở điểm nào?
Học sinh trả lời - nhận xét 
Yêu cầu học sinh nêu các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả?
Học sinh nêu từ viết hoa, từ dễ lẫn
Cho HS đọc và viết các từ khó vừa tìm được
Học sinh viết bảng con - nhận xét nêu cách viết đúng.
* Giáo viên đọc cho học sinh viết đúng, dọc câu ngắn, 1 câu dọc 2 lần, chú ý sửa tư thế ngồi cho học sinh 
Nghe giáo viên đọc và viết
* Soát lỗi và chấm bài
Giáo viên đọc, học sinh soát lỗi
Học sinh soát bài.
C) Hướng dẫn và làm bài tập
Bài 2: (cá nhân) 
Chốt lại lời giải đúng
Sau- rằng- chăng - sin - băn khoăn- sao- xem
Cho học sinh đọc truyện vui “tìm chỗ ngồi”
2 học sinh đọc thành tiếng
Hỏi: Truyện đáng cười ở chỗ nào?
Học sinh trả lời - nhận xét 
Bài 3:
Cho học sinh tự làm bài
Học sinh tự làm bài
Yêu cầu học sinh giải thích câu đố.
Lời giải: Chữ Sáo và Sao
3. Củng cố dặn dò.
Đọc lại chuyện vui, học thuộc lòng câu đố.
Nhận xét tiết học.
Viết lại truyện vui “Tìm chỗ ngồi” và chuẩn bị làm bài sau.
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ nhân hậu đoàn kết
I. Mục tiêu:
Kiến thức: Mở rộng vốn từ ngữ theo chủ điểm nhân hậu, đoàn kết.
Kĩ năng: Rèn luyện để sử dụng tốt vốn từ trên.
Thái độ: Hiểu được ý nghĩa của một số câu thành ngữ, tục ngữ thuộc chủ điểm.
II. Đồ dùng: 	- Giấy khổ to, kẻ sẵn 2 cột, bài tập 1, 2.
- Bảng phụ viết 4 câu thành ngữ.
- Từ diển Tiếng việt.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động dạy học
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ: 
Tiếng dùng để làm gì? ví dụ?
Từ dùng để làm gì? Ví dụ?
Học sinh trả lời lớp nhận xét , đánh giá
2. Bài mới
a) Giới thiệu bài 
Học sinh nghe 
B) luyện tập
Bài 1 (nhóm): Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu 
1 học sinh đọc to - lớp đọc thầm
Phát giấy khổ to cho mỗi nhóm
Các nhóm thảo luận và tìm từ có tiếng hiền, có tiếng ác.
Cho các nhóm gắn bảng giấy
Các nhóm gắn băng giấy
Cho học sinh nhận xét kết quả các nhóm
 học sinh đếm xem nhóm mình có bao nhiêu từ đúng
Hỏi: Những từ vừa tìm được là từ đơn hay từ phức? Tạo sao lại gọi là từ phức?
Học sinh trả lời - nhận xét . Hiểu tại sao là từ phức vì có 2 tiếng trở lên
Bài 2(cá nhân)
Giáo viên trao bảng phụ
Học sinh đọc yêu cầu và nội dung
Cho học sinh tìm thêm từ
Học sinh tìm từ - nhận xét 
Cho học sinh tìm từ cùng nghĩa đoàn kết, trái với đoàn kết
Học sinh tìm - lớp nhận xét 
Bài 3 (cả lớp)
Gọi học sinh đọc đầu bài
1 học sinh đọc to - lớp đọc thầm
Treo bảng phụ (ghi bài 3)
1 học sinh lên điền, lớp làm bảng con
a) bụt (đất) c) Cọp
b) đất (bụt) d) chị em gái
Gọi học sinh nhận xét và chốt lời giải
Học sinh nhận xét 
Bài 4 (cá nhân)
1 học sinh đọc đầu bài
T: Nêu nghĩa đen, nghĩa bóng và giải thích nghĩa đen câu 1.
Học sinh nêu nghĩa đen, nghĩa bóng từng câu, học sinh nối tiếp trả lời nghĩa bóng c1, c2, c3, c4
Chúng ta đã làm gì để chia sẻ cho người nghèo khó?
Học sinh liên hệ.
toán
Luyện tập
I. Mục tiêu:
Kiến thức: Củng cố về cách đọc, viết các số có 6 chữ số.
Kĩ năng: Nắm được thứ tự số của các số có 6 chữ số.
II. Các hoạt động dạy – học chủ yế ... ập
Bài 1 (cá nhân): cho học sinh đọc đầu bài
1 học sinh đọc đầu bài.
Cho học sinh tự làm bài
Cho học sinh nhận xét bài làm
Học sinh nhận xét 
Cho học sinh yêu cầu giải thích cách điền dấu
Học sinh giải thích - nhận xét :
 43256 < 432510
845713 < 8547713
Bài 2 (cá nhân): 
Học sinh nêu yêu cầu 
1 học sinh nêu
Muốn tìm được số lớn nhất trong các số đã cho, chúng ta phải làm gì?
Học sinh nêu - nhận xét 
Giáo viên yêu cầu học sinh tự làm
Học sinh chép các số vào bài và khoanh tròn số lớn nhất
Bài 3 (cá nhân): 
Cho học sinh so sánh và tự sắp xếp các số
1 học sinh lên bảng, các học sinh khác làm vào vở
Bài 4: 
Cho học sinh đọc yêu cầu
1 học sinh đọc - lớp đọc thầm
Cho học sinh tự làm
3. Củng cố - dặn dò:
Thứ năm ngày 14 tháng 9 năm 2006
Luyên từ và câu
Dấu hai chấm
I. Mục tiêu:
Kiến thức: Nhận biết tác dụng của dấu hai chấm trong câu, báo hiệu bộ phận đứng sau là lời nói của một nhân vật hoặc là lời giải thích cho bộ phận đứng trước..
Kĩ năng: Biết dùng dấu hai chấm khi viết văn.
Thái độ: Nói, viết đúng dấu câu.
II. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động dạy học
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ: 
Gọi 2 học sinh đọc các TN dã tìm ở bài 1 và TN bài 4.
Nhận xét - cho điểm.
2. Bài mới
a) Giới thiệu bài 
b) Nhận xét
Bài 1 (cá nhân): gọi học sinh đọc yêu cầu
1 học sinh đọc yêu cầu - học sinh đọc thầm và trả lời câu hỏi.
Trong câu văn dấu hai chấm có tác dụng gì? Nó dùng phối hợp với dấu câu nào?
Báo hiệu phần sau là lời nói của Bác Hồ, phối hợp dấu ngoặc kép.
Cho học sinh nhận xét dấu hai chấm ở phần b, c
Học sinh nhận xét 
Cho học sinh kết luận
Học sinh kết luận đọc ghi nhớ - 2 học sinh đọc thuộc phần ghi nhớ.
C) luyện tập
Bài 1: (nhóm 2)
2 học sinh đọc thành tiếng
Học sinh thảo luận nhóm đôi
Học sinh trao đổi về tác dụng của dấu hai chấm trong các câu văn:
Nhận xét câu trả lời của học sinh - cho điểm.
Bài 2: (cá nhân)
Gọi học sinh đọc yêu cầu.
1 học sinh đọc thành tiếng - lớp đọc thầm
Yêu cầu học sinh viết đoạn văn
Học sinh viết đoạn văn
Cho học sinh đọc đoạn văn đã viết
Học sinh đọc, đọc rõ dấu hai chấm dùng ở đâu? nó có tác dụng gì?
Nhận xét, cho điểm học sinh viết tốt.
3. Củng cố dặn dò
Dấu hai chấm có tác dụng gì?
Thứ sáu ngày 15 tháng 9 năm 2006
Tập làm văn
Tả ngoại hình của nhân vật trong bài văn kể chuyện
I. Mục tiêu:
1)Kiến thức: Hiểu được đặc điểm ngoại hình của nhân vật có thể nói lên tính cách thân phận của nhân vật đó trong bài văn kể chuyện.
2)Kĩ năng: Biết dựa vào đặc điểm của ngoại hình đẻ xác định tính cách của nhân vật và ý nghĩa của truyện.
3)Thái độ:Giáo dục học sinh biết lựa chọn chi tiết tiêu biểu để tả ngoại hình nhân vật
II. đồ dùng: 	Bảng phụ viết sẵn bài tập 4.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động dạy học
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ: 
2. Bài mới
b) Nhận xét
Yêu cầu học sinh đọc đoạn văn
Chia nhóm học sinh 
Gọi các nhóm lên dán phiếu và trình bày
Giáo viên kết luận
3 học sinh đọc nối tiếp nhau
Học sinh thảo luận theo nhóm.
2 nhóm đại diện trình bày, nhóm khác N.xét
C) Ghi nhớ:
Cho học sinh đọc ghi nhớ
Cho học sinh lấy thêm ví dụ
Học sinh tìm ví dụ - nhận xét 
D) luyện tập
Bài 1 (cá nhân)
Treo bảng phụ
Học sinh đọc yêu cầu và nội dung
Giáo viên kết luận những chi tiết miêu tả ngoại hình của chú bé liên lạc.
Đọc thầm và dùng bút chì gạch chân dưới những chi tiết miêu tả đặc điểm 
Giáo viên kết luận
Học sinh nêu lại.
Bài 2 (cá nhân)
Cho học sinh đọc yêu cầu
2 học sinh đọc
cho học sinh quan sát tranh minh hoạ “Nàng Tiên ốc”
quan sát
Nhắc học sinh chỉ cần kể 1 đoạn có kết hợp tả ngoại hình nhân vật
Học sinh làm bài - đổi cháo kiểm tra bài.
Yêu cầu học sinh kể chuyện
3-5 học sinh thi kể - lớp nhận xét cách kể có đúng yêu cầu đầu bài không?
3. Củng cố dặn dò.
Muón tả ngoại hình nhân vật cần chú ý tả những gì?
Tại sao tả ngoại hình chỉ tả những đặc điểm tiêu biểu?
Nhận xét tiết học.
Dặn dò học sinh về nhà học thuộc phần ghi nhớ.
toán
Triệu và lớp triệu
I. Mục tiêu:
Kiến thức: 	Biết về hàng triệu, hàng chụ triệu, hàng trăm triệu và lớp triệu.
Kĩ năng: 	Nhận biết được thứ tự các số có nhiều chữ số đến lớp triệu, củng cố thêm về lớp đơn vị, lớp nghìn, lớp triệu.
II. đồ dùng: Bảng phụ kẻ sẵn các lớp, hàng 
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động dạy học
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ: 
2. Bài mới : 
a) Giới thiệu bài: 
b) Giới thiệu hàng triệu, hàng chục triệu, hàng trăm triệu, lớp triệu.
Học sinh nghe.
Cho học sinh tự ghi số: 100000000
Học sinh ghi số 100000000 nhận xét lớp đọc thầm
Số 1 trăm triệu có mấy chữ số? đó là những chữ số nào/
Học sinh nêu - nhận xét 
Giới thiệu lớp triệu
Học sinh nêu lại: lớp triệu gồm các hàng nào?
Giới thiệu: mười triệu còn gọi là 1 chục triệu
Học sinh tự viết vào bảng.
Cho học sinh nêu lại các hàng, các lớp từ bé đến lớn.
Học sinh thi đua kể
c) Thực hành
Bài 1: (Miệng)
1 học sinh đọc yêu cầu - học sinh đếm
Cho học sinh đếm từ 1 triệu đến 10 triệu
Lớp nhận xét 
Cho học sinh đếm thêm từ 10 triệu đến100 triệu, 100 triệu đến 900 triệu
Học sinh đếm - 1 học sinh viết - lớp nhận xét 
Bài 2: Cá nhân.
Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu
1 học sinh đọc - lớp đọc thầm
Bài 3: Cá nhân
Yêu cầu học sinh tự đọc và viết các số trong bài tập yêu cầu
2 học sinh lên bảng, lớp làm VBT
Nhận xét cho điểm học sinh 
Học sinh theo dõi - nhận xét 
Bài 4:
Cho học sinh phân tích mẫu 
Học sinh quan sát mẫu SGK
Lưu ý cho học sinh viết số ba trăm mười hai triệu ta viết 312 sau đó thêm 6 chữ số 0 vào bên phải.
Học sinh nghe và tự làm phần còn lại đổi chéo nhau kiểm tra.
3. Củng cố - dặn dò:
Số có 7 chữ số, 8 chữ số, 9 chữ số. Chữ số ở hàng cao nhất thuộc hàng nào? lớp nào?
Nhận xét tiết học.
tiếng việt (+)
Tập làm văn về tả ngoại hình và hành động của nhân vật
I. Mục tiêu: 
Kiến thức:	- Học sinh hiểu tác dụng của việc tả ngoại hình nhân vật trong văn kể chuyện.
Kĩ năng:	- Biết lựa chọn chi tiết tieu biểu để tả ngoại hình nhân vật trong bài văn kể chuyện.
Thái độ:	- Cẩn thận - chính xác.
II. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động dạy học
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ: 
Yêu cầu 2 học sinh đọc phần ghi nhớ trong SGK
2 học sinh đọc
2. Luyện tập
Bài 1: Đoạn văn sau miêu tả ngoại hình của nàng tiên ốc trong truyện “Nàng Tiên ốc” Tác giả đã chú ý miêu tả những chi tiết nào? các chi tiết ấy nói lên điều gì về nàng tiên ốc?
“Hôm ấy, bà lão vẫn ra đồng ... vỡ tan” (TV - SGK trang 73)
Giáo viên chép đoạn văn lên bảng. 
Mời 1 học sinh lên gạch các chi tiết miêu tả và trả lời câu hỏi: Các chi tiết ấy nói lên điều gì về nàng tiên ốc?
Cả lớp đọc thầm đoạn văn viết nhanh vào vở những chi tiết tả hình dáng nàng tiên ốc.
Cả lớp nhận xét , bổ sung.
Giáo viên kết luận: Nàng tiên ốc là hiện thân của tính cách biết quí trọng người đã cư mang, đùm bọc, giúp đỡ mình, một người dịu dàng, nết na, sống thuỷ chung.
Học sinh nghe, ghi nhớ
Muốn tả ngoại hình của nhân vật cần chú ý tả những gì?
Học sinh trả lời: hình dáng, vóc người, khuôn mặt, trang phục, cử chỉ.
Bài 2: 
Kể lại câu chuyện “Sự tích hồ ba bể” kết hợp tả ngoại hình của các nhân vật
Học sinh nhắc lại yêu cầu.
Từng cặp học sinh trao đổi, kể. 
3 học sinh thi nhau kể.
Các học sinh khác nhận xét bạn kể đã đúng yêu cầu chưa?
Giáo viên nhận xét - cho điểm.
3. Củng cố dặn dò.
Học sinh nhắc lại ghi nhớ.
toán (+)
Luyện tập: đọc, viết, sắp xếp, so sánh 
các số có nhiều chữ số
I. Mục tiêu:
Kiến thức: 	Củng cố kĩ năng lập số từ số cho trước và lập số theo điều kiện.
Kĩ năng: 	Rèn luyện kỹ năng giải toán có lời văn.
II. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động dạy học
Hoạt động học
1. Giới thiệu
Học sinh nghe
2. Luyện tập
Bài 1:
a) Viết số lớn nhất có 9 chữ số mà chữ số hàng nghìn gấp 2 lần chữ số hàng trăm.
Học sinh đọc yêu cầu, làm bài, đọc kết quả phần (a)
b) Viết số lẻ nhỏ nhất có 9 chữ số
Lớp nhận xét
Giáo viên nhận xét đánh giá
Bài 2:
a) Cho 4 chữ số 2, 3, 6,8. Hãy viết tất cả các số có 3 chữ số khác nhau từ bốn chữ số đã cho
b) Tính tổng của các số em vừa lập.
học sinh xác định yêu cầu của bài: lập các số có 3 chữ số khác nhau vào vở. Nêu cách tính tổng nhanh.
1 học sinh lên bảng làm.
Giáo viên nhận xét bài làm học sinh. Cho học sinh nêu cách lập số từ số cho trước.
Bài 3:
Đánh số trang 1 quyển vở có 100 trang thì càn phải viết bao nhiêu chữ số?
Học sinh đọc đầu bài và giải:
Giải:
Đánh số trang 1 quyển vở có 100 trang, người ta đánh theo tứ tự dãy số tự nhiên liên tiếp từ 1 đến 100. 
Từ trang 1 đến trang 9 là các trang có 1 chữ số và có:
(9-1) :1+1 = 9 (trang)
Từ trang 10 đến trang 99 là các trang có 2 chữ số và có:
(99-10):1+1 = 90 (trang)
Số trang có 3 chữ số là:
100 - (90+9) = 1 (trang)
Vậy để đánh số trang cho quyển vở có 100 trang cần:
1 x 9 + 2 x 90 + 3 x 1 = 192 (chữ số),
BàI 4:
a) 37 + 36 - 35 - 34 + 33 + 32 - 31 - 30 + 29 + 28 - 27 - 26.
b) 1998 x 17 + 1998 x 2 + 1998.
Học sinh đọc yêu cầu - nêu cách tính nhanh - làm vở.
1 học sinh lên bảng làm
3. Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học.
tiếng việt (+)
Kể chuyện - Thi kể chuyện đã nghe, đã học.
I. Mục tiêu: 
Kiến thức:	- học sinh nắm chắc nội dung các câu chuyện đã nghe, đã học
Kĩ năng:	- Rèn luyện kĩ năng kể chuyện diễn cảm cho học sinh.
Thái độ:	- Giáo dục lòng yêu thương đồng loại.
II. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động dạy học
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ: 
Trong vừa qua, em đã được học bài kể chuyện gì?
2 học sinh trả lời.
Đọc lại bài thơ: Nàng Tiên ốc
1 học sinh đọc
2. Luyện tập
Giáo viên gọi :
1 học sinh điễn cảm bài thơ
1 học sinh đọc thuộc lòng bài thơ.
Yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi để ghi nhớ nội dung bài thơ.
Học sinh đọc.
Đoạn 1: 
Bà lão nghèo làm nghề gì để sống?
Bà lão làm gì khi bắt được ốc?
Học sinh trả lời theo từng chủ đề theo đoạn.
Đoạn 2: 
Từ khi có ốc, bà lão thấy trong nhà có gì lạ?
Đoạn 3: 
Khi rình xem, bà lão nhìn thấy gì?
Yêu cầu học sinh kể chuyện theo nhóm và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
3 học sinh 1 nhóm mỗi em kể 1 đoạn
Yêu cầu các nhóm thi nhau kể trước lớp
Học sinh bình chọn nhóm kể hay nhất
Yêu cầu học sinh thi kể cá nhân toàn bộ câu chuyện
Học sinh bình chọn bạn kể hay nhất
Yêu cầu học sinh nêu ý nghĩa câu chuyện
Học sinh bình chọn bạn hiểu chuyện nhất
Giáo viên củng cố, nhận xét 
3. Củng cố dặn dò.
Giáo viên yêu cầu học sinh về kể lại chuyện cho người thân nghe.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_4_tuan_2_ban_tong_hop_cac_mon_2_cot.doc