Giáo án Khối 4 - Tuần 2 - Năm học 2011-2012 (2 cột chuẩn kiến thức kĩ năng)

Giáo án Khối 4 - Tuần 2 - Năm học 2011-2012 (2 cột chuẩn kiến thức kĩ năng)

TẬP ĐỌC

Tiết 3: DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU (tt)

I. Mục tiêu: - Giúp HS:

- Đọc ngắt nghỉ đúng sau dấu câu và giữa các cụm từ. Giọng đọc phù hợp tính cách mạnh mẽ của nhân vật Dế Mèn.

- Hiểu ND bài: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, ghét áp bức bất công, bênh vực chị Nhà Trò yếu đuổi. Chọn được danh hiệu phù hợp với tính cách của Dế Mèn.

- Giáo dục HS biết thông cảm, quan tâm bênh vực bạn yếu ở bất cứ đâu.

II. Phương tiện : - Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc.

 

doc 47 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 205Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 2 - Năm học 2011-2012 (2 cột chuẩn kiến thức kĩ năng)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC KỲ : I Từ ngày : 22 / 08 / 2011
TUẦN : 2 Đến ngày : 26/ 08 / 2011
Thứ ngày
Mơn
Tiết CT
TÊN BÀI GIẢNG
Ghi chú
Hai
22/ 8
Chào cờ
Đạo đức
2
Trung thực trong học tập( Tiết 2)
Tốn
6
Các số cĩ sáu chữ số
Tập đọc
3
Dế Mèn bênh vực kẻ yếu(tt)
Khoa học
3
Trao đổi chất ở người (tt)
Ba
23 / 8
Thể dục
3
Quay phải, quay trái, dàn hàng,...TC:Thi xếp
Tốn
7
Luyện tập
Chính tả
2
N-v: Mười năm cõng bạn đi học
LT & câu
3
Mở rộng vốn từ : Nhân hậu
Mĩ thuật
2
Vẽ TT : Vẽ hoa, lá
Tư
24 / 8
Tốn
8
Hàng và lớp
Kể chuyện
2
Kể chuyện đã nghe, đã học
Tập đọc
4
 Truyện cổ nước mình
Lịch sử
2
Làm quen với bản đồ (tt)
Kĩ thuật
2
Vật liệu, dụng cụ cắt khâu thêu (tt) ï 
Năm
25 / 8
Thể dục
4
 Quay phải, quay trái, quay sau,...TC:Nhảy 
Tập làm văn
3
 Kể lại hành động của nhân vật
Tốn
9
So sánh các số cĩ nhiều chữ số
Khoa học
4
Chất dinh dưỡng cĩ trong thức ăn
Sáu
26 /8
Địa lí
2
Dãy núi Hồng Liên Sơn 
Tập làm văn
4
Tả ngoại hình của nhân vật trong bài văn k/c
Tốn
10
Triệu và lớp triệu
LT & câu
4
Dấu hai chấm
S. hoạt lớp
Nhận xét tuần 2 . 
Thứ hai ngày 22 tháng 8 năm 2011
ĐẠO ĐỨC
Tiết 2: TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP (TIẾT 2)
I. Mục tiêu: - Giúp HS:
- Nêu được một số biểu hiện của trung thực trong học tập. Biết được trung thực trong học tập giúp em học tập tiến bộ, được mọi người yêu mến.
- Hiểu được trung thực trong học tập là trách nhiệm của HS.
- GD HS thực hiện trung thực trong học tập và nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện.
II. Phương tiện - Một số mẩu chuyện, tấm gương về trung thực trong học tập.
 - HS đóng tiểu phẩm.
III. Các hoạt động dạy - học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Khởi động :
2. Kiểm tra bài cũ: (5’) 
- Gọi HS trả lời câu hỏi:
-H: Thế nào là trung thực trong học tập ?
-H: Trung thực trong học tập em sẽ được gì ?
3. Dạy học bài mới: (25’)
a/. Giới thiệu bài: (2’) 
* Hoạt động 1: (6’) Thảo luận nhóm
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ thảo luận nhóm.
- Gọi đại diện các nhóm trình bày.
- GV kết luận về cách ứng xử đúng trong mỗi tình huống:
a) Chịu nhận điểm kém rồi quyết tâm học để gỡ lại .
b) Báo lại cho cô giáo biết để chữa lại điểm cho đúng 
c) Nói bạn thông cảm, vì làm như vậy là không trung thực trong học tập.
- GV: Thật thà trung thực là biểu hiện đạo đức tốt của người HS.
* Hoạt động 2: (6’) Trình bày tư liệu đã sưu tầm được
- Gọi HS nêu YC bài tập.
- Yêu cầu HS trình bày, giới thiệu 1 số tư liệu đã sư tầm được. 
-H: Em nghĩ gì về những mẩu chuyện, tấm gương đó ?
* GV KL: Xung quanh chúng ta có nhiều tấm gương về trung thực trong học tập, chúng ta cần học tập các bạn đó.
* Hoạt động 3: (6’) Trình bày tiểu phẩm.
- GV nêu YC: Em hãy cùng các bạn trong nhóm xây dựng một tiểu phẩm về chủ đề: “Trung thực trong học tập”.
- YC các nhóm trình bày tiểu phẩm.
-H: Em có suy nghĩ gì về tiểu phẩm vừa xem ?
-H: Nếu em ở trong tình huống đó em sẽ làm như thế nào ?
- GV nhận xét chung, tuyên dương những nhóm đóng tiểu phẩm có ND hay.
* Hoạt động 4: (5’) Liên hệ thực tế.
-H: Đã bao giờ em có hành động thiếu trung thực trong học tập chưa ?
-H: Nếu có bây giờ nghĩ lại em thấy thế nào ?
- GV nhận xét- nhắc nhở HS cần trung thực trong học tập.
4. Củng cố dặn dò: (5’)
-H: Thế nào là trung thực trong học tập ? 
- Về nhà thực hiện việc trung thực trong học tập. Chuẩn bị bài: “Vượt khó trong học tập”.
- Nhận xét tiết học. 
2 Hs đọc 
- HS thảo luận nhóm 4.
- Đại diện các nhóm trình bày. Cả lớp nhận xét, bổ sung.
- 1 HS nêu, lớp theo dõi.
- 2 HS trình bày, giới thiệu 
Trước lớp.
- HS phát biểu.
- HS thảo luận đưa ra ND tiểu phẩm.
- 2 nhóm trình bày.
- HS phát biểu.
- Suy nghĩ trả lời.
- Phát biểu.
- 2 HS nêu lại ghi nhớ.
- Lắng nghe, thực hiện.
TẬP ĐỌC
Tiết 3: DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU (tt)
I. Mục tiêu: - Giúp HS:
- Đọc ngắt nghỉ đúng sau dấu câu và giữa các cụm từ. Giọng đọc phù hợp tính cách mạnh mẽ của nhân vật Dế Mèn. 
- Hiểu ND bài: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, ghét áp bức bất công, bênh vực chị Nhà Trò yếu đuổi. Chọn được danh hiệu phù hợp với tính cách của Dế Mèn.
- Giáo dục HS biết thông cảm, quan tâm bênh vực bạn yếu øở bất cứ đâu.
II. Phương tiện : - Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy - học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Khởi động :
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Gọi HS lên bảng đọc bài và TLCH:
-H: Sự quan tâm chăm sóc của xóm làng đối với mẹ của bạn nhỏ được thể hiện qua những câu thơ nào ?
-H: Những chi tiết nào trong bài thơ bộc lộ tình yêu thương sâu sắc của bạn nhỏ đối với mẹ?
- GV nhận xét ghi điểm.
3. Dạy học bài mới: (25’)
a/. Giới thiệu bài: (2’) 
b/. Luyện đọc: (8’)
- Gọi 1 HS khá đọc cả bài trước lớp.
- Gv chia 3 đoạn.
+ Đoạn 1: Bốn dòng đầu.
+ Đoạn 2: Sáu dòng tiếp.
+ Đoạn 3: Phần còn lại.
- YC HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn ( 2 lượt).
+ Lần 1: GV theo dõi và sửa sai phát âm cho HS, đồng thời khen những em đọc đúng để các em khác noi theo.
+ Lần 2: Kết hợp giải nghĩa từ khó trong SGK. GV Kết hợp giải nghĩa thêm:
-H: sừngsững có nghĩa là gì ?
-H: lủngcủng là như thế nào ? 
- Gọi 1 HS khá đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm cả bài. 
b) Tìm hiểu bài: (8’)
 - YC HS đọc thầm đoạn 1 và TLCH:
- H: Trận mai phục của bọn nhện đáng sợ như thế nào ? 
- H: Ý đoạn 1 nói lên điều gì ?
*Ý1: Cảnh trận địa mai phục của bọn nhện thật đáng sợ.
- YC HS đọc thầm đoạn 2 và TLCH:
-H: Dế Mèn đã làm cách nào để bọn nhện phải sợ ? 
-H: Thái độ bọn nhện ra sao khi gặp Dế Mèn ?
-H: Ý đoạn 2 nói lên điều gì ? 
 * Ý2: Dế Mèn ra oai với bọn nhện.
- YC HS đọc đoạn còn lại.
-H: Dế Mèn nói thế nào để bọn nhện nhận ra lẽ phải? 
-H: Sau lời lẽ đanh thép của Dế Mèn, bọn nhện đã hành động như thế nào? 
-H: Ý đoạn 3 nói lên điều gì ?
 * Ý3: Dế Mèn giảng giải để bọn nhện nhận ra lẽ phải.
 - YC HS đọc câu hỏi 4 trong SGK. Sau đó thảo luận theo nhóm 2 và trả lời câu hỏi:
-H: Em có thể tặng cho Dế Mèn danh hiệu nào ?
- Giáo viên chốt: Dế Mèn xứng đáng nhận danh hiệu hiệp sĩ vì Dế Mèn hành động mạnh mẽ, kiên quyết và hào hiệp để chống lại áp bức, bất công, bênh vực Nhà Trò yếu đuối.
-H: Câu chuyện ca ngợi nhân vật nào ? 
* Ý nghĩa: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp , ghét áp bức, bất công, bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối, bất hạnh. 
c) Luyện đọc diễn cảm: (7’)
- Gọi 4 HS đọc nối tiếp 4 đoạn trước lớp.
- HD HS luyện đọc diễn cảm đoạn: 
“Từ trong hốc đá ... có phá hết các vòng vây đi không”.
- YC HS luyện đọc diễn cảm đoạn văn theo cặp.
- Gọi vài HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
- GV theo dõi, uốn nắn.
- Nhận xét bình chọn bạn đọc hay nhất.
4. Củng cố dặn dò: (5’) 
-H: Qua bài học hôm nay, em học được gì ở nhân vật Dế Mèn?
- GV kết hợp giáo dục HS: cần có tầm lòng nhân hậu, biết giúp đỡ những người khó khăn.
- Về nhà luyện đọc bài văn, chuẩn bị bài: “ Truyện cổ nước mình”.
- Nhận xét tiết học. 
- 3 HS lên đọc bài và trả lời câu hỏi.
- Lớp theo dõi nhận xét.
- Lắng nghe và nhắc lại đề bài.
- 1 HS đọc, cả lớp lắng nghe, đọc thầm theo SGK.
- Nối tiếp nhau đọc bài, cả lớp theo dõi đọc thầm theo.
- HS phát âm sai đọc lại.
- Cả lớp đọc thầm phần chú giải trong SGK.
- Là dáng một vật to lớn, đứng chắn ngang tầm nhìn.
- Là lộn xộn, không có trật tự ngăn nắp, dễ đụng chạm.
- 1 em đọc, cả lớp theo dõi. 
- Lắng nghe GV đọc mẫu.
- HS đọc thầm đoạn 1 và TLCH:
- Bọn nhện chăng tơ kín ngang đường, bố trí nhện gộc canh gác, tất cả nhà nhện núp kín trong các hang đá với dáng vẻ hung dữ. 
- HS phát biểu.
- HS đọc thầm và TLCH:
- Dế Mèn chủ động hỏi: Ai đứng chóp bu bọn này? Ra đây ta nói chuyện. Thấy nhện cái xuất hiện vẻ đanh đá nặc nô, Dế Mèn quay phắt lưng, phóng càng đạp phanh phách.
- Lúc đầu mụ nhện cái nhảy ra cũng ngang tàng, đanh đá, nặc nô. Sau đó co rúm lại rồi cứ đập đầu xuống đất như cái chày giã gạo.
- HS phát biểu.
- 1 HS đọc đoạn 3, lớp đọc thầm.
- Dế Mèn phân tích theo cách so sánh, đồng thời đe doạ chúng có phá hết vòng vây đi không.
- Chúng sợ hãi, cùng dạ ran, cuống cuồng chạy dọc ngang, phá hết các dây tơ chăng lối.
- HS phát biểu.
- HS thực hiện, sau đó đại diện của một vài nhóm trình bày, HS khác nhận xét, bổ sung.
- Hiệp sĩ
- Lắng nghe.
- HS phát biểu.
- 4 HS thực hiện đọc. Cả lớp lắng nghe, nhận xét xem bạn đọc đã đúng chưa.
- 1 HS đọc, lớp theo dõi tìm từ nhấn giọng: cong chân, đanh đá, quay phắt, phóng càng, 
- HS luyện đọc theo cặp. 
- 3 - 4 HS thi đọc, lớp nhận xét.
- HS tự liên hệ.
- Lắng nghe, ghi nhận.
TOÁN
Tiết 6: CÁC SỐ CÓ SÁU CHỮ SỐ
I. Mục tiêu: - Giúp HS: 
- Biết mối quan hệ giữa đơn vị các hàng liền kề. Biết viết, đọc các số có đến sáu chữ số.
- Rèn kỹ năng đọc, viết các số có 6 chữ số.
- Giáo dục HS chăm chỉ học tập.
II. Phương tiện: - Các thẻ ghi số để gắn trên bảng.
 - Bảng phụ kẻ sẵn các hàng của số có 6 chữ số.
III. Các hoạt động dạy - học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Khởi động :
2. Kiểm tra bài cũ: (5’) 
- Gọi HS lên bảng làm: 
Bài 1: Tính giá trị của biểu thức:
a) 14 x n với n = 3, n= 4, n= 9
b) m : 9 với m = 72, m = 126, m = 729 
- GV nhận xét cho điểm.
3. Dạy học bài mới: (25’) 
a/. Giới thiệu bài: (2’)
b/. Tìm hiểu hàng và lớp. G ... ính xác.
II. Phương tiện : - Bảng phụ kẻ sẵn các lớp, hàng.
III. Các hoạt động dạy- học : 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Khởi động :
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
Bài 1: Xếp các số sau theo thứ tự từ lớn đến bé: 213897; 213978; 213789; 213798; 213987
Bài 2: Xếp các số sau theo thứ tự từ bé đến lớn: 546102; 546201; 546210; 546012; 546120.
- GV nhận xét ghi điểm.
3. Dạy học bài mới: (25’)
a/. Giới thiệu bài: (2’) 
b/ HĐ học tập
* Giới thiệu hàng triệu, chục triệu, trăm triệu, lớp triệu: (8’)
-H: Hãy kể các hàng và lớp đã học ?
-H: Hãy kể tên các lớp đã học.
-GV đọc: Một trăm, một nghìn, mười nghìn, một trăm nghìn, mười trăm nghìn.
-GV giới thiệu: Mười trăm nghìn còn gọi là một triệu.
-H: Một triệu bằng mấy trăm nghìn ?
-H: Số một triệu có mấy chữ số ? Đó là những chữ số nào?
-Gọi HS viết số 10 triệu. 
-H: Số 10 triệu có mấy chữ số, đó là những chữ số nào ? 
-GV: 10 triệu còn gọi là 1 chục triệu. 
-Gọi HS viết số 10 chục triệu. 
-GV:10 chục triệu còn gọi là 100 triệu.
-H: 1 trăm triệu có mấy chữ số, đó là những chữ số nào ? 
-GV giới thiệu: Hàng triệu, hàng chục triệu, hàng trăm triệu tạo thành lớp triệu.
-GV kết hợp điền tên hàng lớp triệu vào bảng phụ (đã chuẩn bị).
-H: Lớp triệu gồm mấy hàng, đó là những hàng nào ? 
-H: Kể tên các hàng, lớp đã học.
c/ Luyện tập : (15’) 
Bài 1: Các số tròn triệu từ 1 000 000 đến 10 000 000.
H: Hãy đếm thêm 1 triệu từ 1 triệu đến 10 triệu ?
-YC viết các số từ 1 triệu đến 10 trịêu
- Gọi HS đọc các số vừa viết. 
Bài 2: Các số tròn chục triệu từ 
10 000 000 đến 100 000 000.
-H: Hãy đếm thêm một chục triệu từ 1 chục triệu đến 10 chục triệu.
-H: 1 chục triệu còn gọi là gì ?
-H: 2 chục triệu còn gọi là gì ?
-YC HS viết các số từ 10 triệu đến 100 triệu. 
- GV chỉ bảng cho HS đọc lại các số trên. 
Bài 3: - YC HS đọc và viết số theo YC
- YC HS đọc và nêu số chữ số 0 có trong mỗi số đó.
Bài 4:- YC HS đọc đề bài.
-YC HS viết số: Ba trăm mười hai triệu ? 
- YC HS nêu các chứ số ở các hàng của số 312 000 000.
- YC HS tự làm tiếp các phần còn lại.
4/ Củng cố dặn dò: (5’) 
-H: Số 100 000 000 có mấy chữ số, đó là những chữ số nào ? 
-H: Lớp triệu gồm những hàng nào ? 
- Về nhà chuẩn bị bài: “Triệu và lớp triệu” (tt).
- GV nhận xét tiết học .
- 2 HS lên bảng làm bài. Lớp làm vào nháp rồi nhận xét bài làm trên bảng.
- Hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn, hàng chục nghìn, hàng trăm nghìn.
- Lớp đơn vị, lớp nghìn.
- 1 HS lên bảng viết số, lớp viết vào nháp: 100; 1 000; 10 000; 100 000; 1 000 000.
-1 triệu bằng 10 trăm nghìn.
- ... có bảy chữ số, trong đó có một chữ số 1 và sáu chữ số 0 đứng bên phải số 1.
- 1 HS lên bảng viết, lớp viết nháp.
-10 000 000 = 1 chục triệu. 
- Số 10 triệu có 8 chữ số, trong đó có một chữ số 1 và 7 chữ số 0 đứng bên phải số 1.
- 1 HS lên bảng viết, lớp viết nháp.
- 100 000 000 = 10 chục triệu
- 1 trăm triệu có 9 chữ số, đó là một chữ số 1 và 8 chữ số 0 đứng bên phải số 1.
- gồm 3 hàng là hàng triệu, hàng chục triệu, hàng trăm triệu.
-HS thi đua kể tên các hàng và lớp đã học.
-HS xung phong đếm.
-1 HS lên bảng viết, lớp viết vào vở:
1 000 000; 2 000 000; 10 000 000.
-HS đọc theo tay chỉ của GV.
- HS đếm: 1 chục triệu, 20 chục triệu, ..... ..... 10 chục triệu.
- Là 10 triệu
- Là 20 triệu.
-1 HS lên bảng viết, lớp viết vào vở: 
10 000 000 ; 20 000 000; .. ; 100 000 000.
-HS đọc lại các số vừa viết.
- 2 HS lên bảng viết, mỗi en viết 1 cột.
 15 000 50 000
350 7 000 000
 600 36 000 000
 1 300 900 000 000
- 2 HS đọc và nêu: VD: Chỉ vào số 50 000 và đọc năm mươi nghìn có 4 chữ số 0 ... 
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm theo.
- 1 HS lên bảng viết: 312 000 000.
-1 Hs nêu, lớp theo dõi nhận xét.
- HS dùng bút chì điền vào bảng, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra.
- HS nêu.
- Hàng tiệu, hàng chục triệu, hàng trăm triệu.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết 4: DẤU HAI CHẤM
I. Mục tiêu: - Giúp HS: 
- Hiểu tác dụng của dấu hai chấm trong câu: báo hiệu bộ phận đứng sau nó là lời nói của một nhân vật hoặc là lời giải thích cho bộ phận đứng trước nó.
- Nhận biết tác dụng của dấu hai chấm; bước đầu biết dùng dấu hai chấm khiviết văn.
- Giáo dục HS yêu môn học.
II. Phương tiện : - Bảng phụ viết nội dung cần ghi nhớ 
III. Các hoạt động dạy - học : 
Họat động dạy
Họat động học
1.Khởi động :
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Gọi HS lên bảng TLCH Bài tập 1,và 4 SGK / 17.
- GV nhận xét cho điểm.
3. Dạy học bài mới: (25’)
a/. Giới thiệu bài: (2’) 
b/. Phần nhận xét: (8’)
- Gọi HS đọc nối tiếp YC bài tập 1 (phần nhận xét).
- YC HS đọc từng câu văn, thơ, nhận xét về tác dụng của dấu hai chấm trong các câu đó. 
-H: Ví dụ a dấu hai chấm có tác dụng gì ? Nó dùng hối hợp với dấu nào?
-H: Ví dụ b dấu hai chấm có tác dụng gì? Nó dùng phối hợp với dấu câu nào ?
-H: Ví dụ c dấu hai chấm có tác dụng gì?
-H: Vậy dấu hai chấm có tác dụng gì? 
-H: Dấu hai chấm thường phối hợp với những dấu khác khi nào ?
- Nhận xét rút ra ghi nhớ, ghi bảng.
3. Luyện tập: (15’)
Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 1
- YC HS trao đổi cặp đôi và trả lời câu hỏi:
-H: Ở VD a dấu hai chấm thứ nhất có tác dụng gì ?
-H: Ở VD a dấu hai chấm thứ hai có tác dụng gì ?
-H: Ở VD b dấu hai chấm có tác dụng gì ?
- Gv nhận xét câu trả lời của HS.
Bài 2:
- Gọi HS đọc YC bài tập.
-GV nhắc: Để báo hiệu lời nói của nhân vật, có thể dùng dấu 2 chấm phối hợp với dấu ngoặc kép, hoặc dấu gạch đầu dòng (nếu là lời đối thoại).
- Trường hợp cần giải thích thì chỉ dùng dấu hai chấm.
-H: Khi dấu hai chấm dùng để dẫn lời nhân vật có thể phối hợp với dấu nào ?
-H: Khi dùng để giải thích thì sao ?
-Yêu cầu HS viết một đọan văn. 
- Gọi HS đọc đọan văn trước lớp. 
- GV nhận xét cho điểm.
-H: Đoạn văn trên dâu hai chấm có tác dụng gì ? 
4. Củng cố dặn dò: (5’)
-H: Dấu hai chấm có tác dụng gì ?
- Về học thuộc ghi nhớ bài. Mang từ điển để chuẩn bị học bài: “Từ đơn và từ phức”.
- Nhận xét giờ học. 
- 2 HS lên bảng thực hiện theo YC.
- Lớp nhận xét.
- 3 HS nối tiếp nhau đọc, mỗi em đọc 1 ý. Lớp đọc thầm theo.
- Dấu hai chấm báo hiệu phần sau là lời nói của Bác Hồ. Nó dùng phới hợp với dấu ngoặc kép.
- Dấu hai chấm báo hiệu câu sau là lời nói của Dế Mèn. Nó được dùng phối hợp với dấu gạch đầu dòng. 
- Dấu hai chấm báo hiệu bộ phận câu đứng sau là lời giải thích rõ những điều lạ mà bà già nhận thấy khi về nhà như: sân đã quét sạch, đàn lợn đã được ăn, cơm nước đã nấu tinh tươm, vườn rau sạch cỏ. 
- Dấu hai chấm dùng để báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời của nhân vật nói hay là lời giải thích cho bộ phận đứng trước 
- Khi để dùng báo hiệu lời nói của nhân vật, dấu hai chấm được dùng phối hợp với dấu ngoặc kép hay dấu gạch đầu dòng .
- 2 HS đọc ghi nhớ.
- 2 HS đọc nối tiếp nhau đọc YC BT 1. 
- HS trao đổi nhóm đôi và TLCH:
* Dấu hai chấm thứ nhất (phối hợp với dấu gạch đầu dòng) có tác dụng báo hiệu câu đứng sau là lời nói của nhân vật “tôi”.
* Dấu hai chấm thứ hai (phối hợp với dấu ngoặc kép) báo hiệu phần sau là câu hỏi của cô giáo.
* Dấu hai chấm có tác dụng giải thích cho những bộ phận đứng trước. Phần đi sau làm rõ những cảnh tuyệt đẹp của đất nước hiện ra những cảnh gì .
- 1 HS đọc YC bài tập, lớp đọc thầm theo.
- Dùng phối hợp với dấu ngoặc kép hoặc khi xuống dòng phối hợp với gấu gạch đầu dòng.
- Nó không cần phối hợp với dấu nào cả.
- HS tự viết bài.
- 3 HS đọc đoạn viết của mình, lớp nhận xét bổ sung. 
Ví dụ: Một hôm bà vẫn đi làm như mọi khi. Nhưng giữa đường bà quay về, nấp sau cánh cửa. Bà bỗng thấy một chuyện kì lạ: từ trong chum một nàng tiên bước ra. Bà rón rén lại gần chum nước và đập vỡ vỏ ốc ra. Thấy động một nàng tiên giật mình quay lại chui vào nhưng vỏ ốc đã vỡ tan. Bà già ôm lấy nàng và nói:
 - Con hãy ở lại đây với mẹ. 
+ Dấu hai chấm thứ nhất dùng để giải thích những điều kỳ lạ mà bà già thấy trong nhà mình. 
+ Dấu chấm thứ hai dùng để giới thiệu lời nói của bà lão với nàng tiên Ốc.
- HS nêu ghi nhớ.
- Lắng nghe, ghi nhớ.
	 I Đánh giá tuần 1
1 / Ưu điểm :
- Các em đều ngoan ngỗn, lễ phép với thầy cơ, đồn kết với bạn bè.
Biết giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, lớp học gọn gàng, sạch. Thực hiện tốt nề nếp ra vào lớp, đi học đúng giờ.
- Mua sắm đầy đủ sách vở và đồ dùng học tập, cĩ bao bọc và dán nhãn, ghi tên rõ ràng.
Học bài, làm bài đầy đủ khi đến lớp. Chuẩn bị đồ dùng học tập khá tốt, trong lớp chú ý nghe giảng, hăng say phát biểu xây dựng bài 
- Chữ viết rõ ràng, trình bày sạch đẹp : 
 2/ Tồn tại : 
- Trong giờ học cịn nĩi chuyện, chưa chú ý học tập :Lộc , Hiếu , Mỹ
- Chuẩn bị ĐDHT chưa tốt : Hồng
- Chưa làm bài tập khi đến lớp : Nam , Tây , Hiếu ,Lộc , Phúc
- Viết chữ xấu, lỗi chính tả nhiều, trình bày vở viết chưa sạch đẹp : Tây , Hiếu , Lộc , Nam 
 II / Phương hướng tuần 3:
Duy trì tốt các nề nếp sinh hoạt, học tập.
Chuẩn bị tốt sách, vở, ĐDHT,học bài, làm bài đầy đủ khi đến lớp.
Một số em rèn chữ viết, rèn đọc thêm ở nhà: Tây , Phúc , Lộc , Hiếu ,Mỹ .
 - Đầu giờ học các em tự kiểm tra bài , chữa bài trên bảng cho các bạn nhận xét .
 III/Cơng tác khác :
- Lao động dọn vệ sinh lớp học , vệ sinh sân trường sạch sẽ .
- Đĩng các khoản đĩng gĩp theo qui định .

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_4_tuan_2_nam_hoc_2011_2012_2_cot_chuan_kien_thu.doc