Giáo án Khối 4 - Tuần 20 - Lương Cao Sơn

Giáo án Khối 4 - Tuần 20 - Lương Cao Sơn

Bài: BỐN ANH TÀI ( Tiếp Theo)

I. Mục tiêu:

- Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài, biết đọc diễn cảm bài văn, chuyển giọng linh hoạt phù hợp với diễn biến của câu chuyện.

- Hiểu các từ ngữ mới: núc nác, núng thế.

- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: ca ngợi sức khoẻ, tài năng, tinh thần đoàn kết, hiệp lực chiến đấu quy phục yêu tinh, cứu dân bản của bốn anh em Cẩu Khây.

II. Đồ dùng dạy học:

- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK

- Bảng phụ viết những câu, đoạn văn cần hướng dẫn H/S luyện đọc.

III. Các hoạt động dạy học:

 

doc 31 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 208Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 20 - Lương Cao Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Tiểu Học Quang Trung LỊCH BÁO GIẢNG TUẦN 20
Lớp 4	 -----& * & -----
Giáo viên: Lương Cao Sơn	 Năm học 2007 – 2008
Tuần lễ thứ 20
Thứ / ngày
Tiết
Môn
Bài dạy
Thứ hai
20
39
20
96
20
Hoạt động tập thể
Tập đọc
Chính tả
Toán
Đạo Đức 
Bốn anh tài ( tiếp theo)
( nghe-viết) Cha đẻ của chiếc lốp xe đạp
Phân số
Kính trọng biết ơn người lao động(T2)
Thứ ba
97
39
39
39
20
220
Toán
Luyện từ và câu
Khoa học
Thể dục
Mỹ thuật
Phân số và phép chia số tự nhiên
Luyện tập về câu kể Ai làm gì?
Không khí bị ô nhiễm
Đi chuyển hướng phải, trái: trò chơi “thăng bằng”
Vẽ tranh: Đề tài Ngày hội quê em
Thứ tư
98
40
20
39
39
Toán
Tập đọc
Lịch sử
Tập làm văn
Kỹ thuật
Phân số và phép chia số tự nhiên (TT)
Trống đồng Đông Sơn
Chiến thắng Chi Lăng
Miêu tả đồ vật (kiểm tra viết)
Trồng cây rau, hoa
Thứ năm 
99
40
40
40
20
Toán
Luyện từ và câu
Khoa học
Thể dục
Âm Nhạc 
Luyện tập 
Mở rộng vốn từ sức khoẻ
Bảo vệ bầu không khí trong sạch
Đi chuyển hướng phải, trái: trò chơi “lăn bóng”
Ông tập bài hát Chúc mừng: TĐN số 5
Thứ sáu
100
20
20
40
40
Toán
Kể chuyện
Địa Lý
Tập làm văn
Kỹ thuật
Phân số bằng nhau 
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
Đồng bằng Nam Bộ
Luyện tập Giới thiệu địa phương
Trồng cây rau, hoa ( tiết 2)
 Thứ hai, ngày 23 tháng 01 năm 2007
TUẦN 20
Môn : Tập đọc - Tiết 39
Bài: BỐN ANH TÀI ( Tiếp Theo)
I. Mục tiêu:
- Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài, biết đọc diễn cảm bài văn, chuyển giọng linh hoạt phù hợp với diễn biến của câu chuyện.
- Hiểu các từ ngữ mới: núc nác, núng thế.
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: ca ngợi sức khoẻ, tài năng, tinh thần đoàn kết, hiệp lực chiến đấu quy phục yêu tinh, cứu dân bản của bốn anh em Cẩu Khây.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK
- Bảng phụ viết những câu, đoạn văn cần hướng dẫn H/S luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy học:
Giáo viên
Học sinh
. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ:
Gọi học sinh đọc thuộc lòng bài thơ: chuyện cổ tích về loài người, trả lời câu hỏi SGK.
Giáo viên nhận xét – Ghi điểm.
* Giới thiệu bài
- Cho học sinh xem tranh minh hoạ SGK miêu tả cuộc chiến đấu quyết liệt của 4 anh em Cẩu Khây với yêu tinh.
- Ghi đầu bài:
. Hoạt động 2: Khám phá kiến thức:
 * Hướng dẫn luyện đọc: 
- Đọc từng đoạn.
- Kết hợp sửa lỗi đọc, giúp học sinh hiểu các từ mới được giải nghĩa: núc nác, núng thế.
- Đọc theo cặp.
- Gọi học sinh đọc lại bài. Nhận xét cách đọc .
- Giáo viên đọc diễn cảm cả bài.
* Hướng dẫn tìm hiểu bài:
- Yêu cầu H/S đọc đoạn 1, trả lời câu hỏi:
+ Tới nơi yêu tinh ở, anh em Cẩu Khây gặp ai và đã được giúp đỡ như thế nào?
- Yêu cầu học sinh đọc đoạn còn lại, trả lời câu hỏi:
+ Yêu tinh có phép thuật gì đặc biệt?
- Thuật lại cuộc chiến đấu của 4 anh em chống yêu tinh.
+ Vì sao anh em Cẩu Khây chiến thắng được yêu tinh?
- Ý nghĩa câu chuyện này là gì?
Kết luận: Câu chuyện ca ngợi sức khoẻ, tài năng, tinh thần đoàn kết, hiệp lực chiến đấu quy phục yêu tinh, cứu dân bản của 4 anh em Cẩu Khây.
Hướng dẫn đọc diễn cảm:
- Yêu cầu học sinh đọc bài, GV hướng dẫn h/s đọc giọng phù hợp với diễn biến của câu chuyện
- Thi đọc diễn cảm một đoạn: “Cẩu Khây . . . tối sầm lại” 
 . Họat động 3 : Củng cố, dăn dò
- Nhận xét tiết học.
-Về nhà tiếp tục luyện tập, thuật lại câu chuyện cho người thân nghe. Chuẩn bị bài sau.
- 2 học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi
- Quan sát, lắng nghe
- Học sinh nhắc lại
- H/S nối tiếp nhau đọc 2 đoạn của bài ( 3 lượt)
Đoạn 1: 6 dòng đầu
Đoạn 2: còn lại
- Đọc theo cặp ( 2 phút)
- 2 học sinh đọc cả bài
- Học sinh theo dõi
- Một học sinh đọc to, cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi:
+ Cả lớp thảo luận và thống nhất câu trả lời đúng.
- Nối tiếp nhau thuật lại.
- Cá nhân trả lời.
- Nhắc lại 
 - 2 học sinh nối tiếp nhau đọc 2 đoạn.
Nhận xét giọng đọc, bình chọn bạn đọc hay .
Môn : Chính tả - Tiết: 20
 Nghe – Viết : CHA ĐẺ CỦA CHIẾC LỐP XE ĐẠP.
I. Mục tiêu:
- Nghe và viết đúng chính tả,trình bày đúng bài : Cha đẻ của chiếc lốp xe đạp.	
- Phân biệt tiếng có âm, vần dễ lẫn. Ch/ tr, uốt/ uốc.
II. Chuẩn bị: 
- Một số tờ phiếu viết nội dung bài tập:
- Tranh minh hoạ 2 truyện ở bài tập.
III. Hoạt động dạy học:
Giáo viên
Học sinh
. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
- Đọc các từ: sinh sản, sắp xếp, thân thiết, nhiệt tình. Yêu cầu HS viết .
- Giáo viên nhận xét chung, ghi điểm.
 *Giới thiệu bài. Nêu mục tiêu tiết học .
. Hoạt động 2: Bài mới: 
* Hướng dẫn học sinh nghe – viết.
- Giáo viên đọc toàn bài chính tả:’’Cha đẻ của chiếc lốp xe đạp”
+ Những tên riêng nước ngoài viết như thế nào?
- Giáo viên hướng dẫn học sinh viết các từ dễ viết sai:(Đân - lớp, nước Anh, nẹp sắt, rất xóc, cao su, suýt ngã, lốp, săm )
- Giáo viên nhắcHS : Chú ý cách trình bày.
+Yêu cầu học sinh gấp sách giáo khoa 
- Đọc chính tả. 
 - Đọc lại toàn bài chính tả một lượt. 
- Yêu cầu mở SGK sửa từng câu.
- Chấm 7 - 10 bài, nhận xét.
- Nhận xét chung bài viết của học sinh.
. Hoạt động 3: Luyện tập
 * Bài 2: Nêu yêu cầu bài tập.
- Chọn cho học sinh làm phần b.
Giáo viên dán 3 -4 tờ phiếu lên bảng.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
 * Bài 3b: Nêu yêu cầu bài tập
- Quan sát tranh minh hoa làm bài tập .
Giáo viên chốt ý đúng.
Gọi đọc lại truyện, nói về tính khôi hài của truỵên. 
. Hoạt động 4: Dặn dò.
- Nhận xét tiết học: tuyên dương học sinh viết tốt 
 - Yêu cầu nhớ 2 truyện để kể lại cho người thân nghe.
- 2 Học sinh viết bảng lớp.
- Cả lớp viết bảng con 
- Lớp nhận xét 
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh theo dõi sách giáo khoa 
- Đọc thầm lại đoạn văn
- Học sinh nêu.
- 2 học sinh viết bảng lớp.
- Cả lớp viết bảng con.
- Học sinh viết bài.
- Học sinh soát lại bài.
- Từng cặp đổi vở soát lỗi cho nhau, , tự sửa lỗi sai bên lề 
- Một học sinh đọc yêu cầu bài tập, lớp đọc thầm. 
- Học sinh làm bài vào vở.
- Thi điền nhanh trên phiếu. 
- Nhận xét, bổ sung .
- Học sinh nêu. Lớp đọc thầm.
- Quan sát tranh.
- Học sinh thi tiếp sức trên phiếu ghi sẵn nội dung.
- Nhận xét, bổ sung .
- 2 học sinh thực hiện.
 Môn: Toán - Tiết thứ: 96
 Bài: Phân số.
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Bước đầu phân biệt về phân số.
- Biết đọc, viết phân số.
II. Chuẩn bị: Các mô hình hoặc hình vẽ sách giáo khoa. 
III. Các hoạt động day học:
Giáo viên
Học sinh
. Hoạt động 1: Khởi động 
- Gọi học sinh lên bảng.
- Aùp dụng công thức tính chu vi hình chữ nhật để tính: a, a = 6cm; b =5cm
 b, a = 10dm; b =6dm
* Nhận xét, ghi điểm:
* Giới thiệu bài : Phân số.
. Hoạt động 2: Khám phá
- Hướng dẫn HS quan sát hình tròn SGK.
+ Hình tròn được chia làm mấy phần?
+ Mấy phần đã được tô màu?
-Nêu: Chia hình tròn thành 6 phần bằng nhau, tô màu 5 phần sáu hình tròn. Cách viết (viết số 5 gạch ngang viết số 6 dưới gạch ngang và thẳng cột với số 5 ).
 Phân số có tử số là 5, mẫu số là 6.
+ Trong phân số trên tử số trên viết ở đâu? Mẫu số viết ở đâu? 
- Giáo viên cho học sinh thực hiện tương tự với các phân số ; ; .
Giáo viên chốt lại:
. Hoạt động 3: Thực hành.
Bài 1: Nêu yêu cầu bài tập:
Giáo viên nhận xét chung.
Bài 2: Nêu yêu cầu bài tập, tự làm bài .
- Nhận xét chung, nhắc lại cách viết phân số .
Bài 3: Nêu yêu cầu bài tập:
- Nhận xét chung.
Bài 4: Đọc yêu cầu bài tập.
- Cho chơi trò chơi : nêu yêu cầu chơi.
- Gọi học sinh A đọc phân số thứ nhất. Nếu đọc đúng thì học sinh A chỉ định học sinh B đọc tiếp. Cứ thế tiếp theo cho đến hết 5 phân số.
Nếu học sinh A đọc sai thì giáo viên sửa (hoặc cho học sinh khác sửa). Học sinh A đọc lại rồi mới chỉ định học sinh B đọc tiếp.
- Trò chơi cứ tiếp tục như vậy. 
. Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò.
- Nhận xét tiết học.
- Về học, làm bài tập trong vở bài tập và chuẩn bị bài sau. 
 - Hai học sinh lên bảng thực hiện.
- Lớp nhận xét:
- Học sinh lắng nghe.
- Quan sát ,trả lời câu hỏi .
- Chia thành 6 phần.
- 5 phần
- Học sinh đọc cá nhân.
- Học sinh nhắc lại (3-4 học sinh)
- Học sinh thực hiện yêu cầu.
- Học sinh nêu nhận xét như SGK.
- Học sinh làm việc theo nhóm 4 trên phiếu.
- Trình bày kết quả của nhóm
- Nhận xét, bổ sung ( nếu cần)
- 1 H/s nêu, cả lớp theo dõi
- Dùng chì điển kết quả vào SGK. 
- Nêu miệng kết quả.
- Nhận xét, bổ sung.
- 1 H/s nêu, cả lớp theo dõi.
- Học sinh làm vở
- Một học sinh làm bảng lớp.
- Nhận xét, sửa bài 
- Học sinh chia làm 2 đội (đội A và đội B)
 - Thực hiện yêu cầu của giáo viên.
Môn: Đạo đức - Tiết thứ:20
Bài: KÍNH TRỌNG BIẾT ƠN NGƯỜI LAO ĐỘNG (T2).
I. Mục tiêu: Thực hiện như T1
II. Chuẩn bị: Như T1
III. Các hoạt động dạy học:
Giáo viên
Học sinh
. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.
+ Tại sao phải kính trọng biết ơn người lao động ?
+ Nhờ đâu ta có được của cải và vật chất?
- Giáo viên nhận xét cho điểm học sinh.
+ Giới thiệu bài:
. Hoạt động 2 : Thực hành.
 * Bày tỏ ý kiến:
- Yêu cầu thảo luận, nhận xét, giải thích về các ý kiến, nhận định sau:
a, Với mọi người lao động chúng ta đều phải chào hỏi lễ phép. 
b, Giữ gìn sách vở, đồ dùng và đồ chơi.
c, Những người lao động chân tay không cần phải tôn trọng như những người lao động kha ... chuyện mà em đã được nghe hoặc được đọc về một người có tài.
* Lưu ý HS : Chọn đúng một câu chuyện em đã đọc hoặc đã nghe về người có tài năng.
- Những nhân vật có tài được nêu làm ví dụ trong sách là nhưng nhân vật đã biết qua các bài học trong SGK. Nếu không tìm được câu chuyện ngoài SGK em có thể chọn kể về một trong những nhân vật đó. . . 
* Thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa.
- Gọi một HS đọc lại dàn ý bài kể chuyện. 
Chú ý: cần kể có đầu , có cuối với truyện dài chỉ kể 1 – 2 đoạn.
- Yêu cầu HS nhận xét theo tiêu chuẩn đã nêu.
III. Hoạt động 3 : Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà kể lại cho người thân nghe. Chuẩn bị nội dung cho tiết kể chuyện tuần 21.
- 2 HS kể, mỗi em kể một đoạn.
- HS lắng nghe.
- HS giới thiệu nhanh những chuyện các em mang đến lớp.
- 1 HS đọc đề bài gợi ý 1,2.
- HS nghe, ghi nhớ.
- HS nối tiếp nhau giới thiệu tên câu chuyện của mình. Nói rõ câu chuyện kể về ai
- Một HS đọc.
- HS kể trong nhóm đôi, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- Thi kể chuyện trước lớp.( nhóm, cá nhân)
- Nhận xét bạn kể, bình chọn bạn kể hay, hấp dẫn, nội dung câu chuyện hay nhất.
 Môn: Địa lý - Tiết 20
 Bài: ĐỒNG BẰNG NAM BỘ.
I. Mục tiêu: Sau khi học bài, H/s có khả năng:
- Chỉ được vị trí đồng bằng Nam bộ và hệ thống kêng rạch chính trên bản đồ Việt Nam.
- Trình bày những đặc điểm cơ bản về điều kiện tự nhiên của đồng bằng Nam bộ.
- Rèn khả năng đọc, phân tích bản đồ.
II. Chuẩn bị:
- Bản đồ địa lý tự nhiên Việt nam.
- Lược đồ tự nhiên đồng bằng nam bộ.
III. Hoạt động dạy học:
Giáo viên
Học sinh
I. Hoạt động 1: KTBC:
- Hải Phòng có những đặc điểm gì để trở thành một trung tâm du lịch ?
- Cửa biển Bạch đằng ở Hải Phòng gắn với sự kiện lịch sử gì ?
- Gv nhận xét, ghi điểm.
* Giới thiệu bài: Sử dụng lược đồ để giải thích.
II. Hoạt động 2: Tìm hiểu:
* Đồng bằng lớn nhất của nước ta.
- Yêu cầu quan sát lược đồ địa lý tự nhiên Việt Nam.
+ Đồng bằng Nam bộ do những sông nào bồi đắp nên ?
+ Em có nhận xét gì về diện tích đồng bằng Nam bộ ? ( So sánh với diện tích đồng bằng Bắc bộ).
+ Kể tên một số vùng trũng do ngập nước thuộc đồng bằng nam bộ ?
+ Nêu các loại đất có ở đồng bằng Nam bộ ?
- Nhận xét chung.
*Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt ?
- Yêu cầu đọc SGK, thảo luận nhóm.
- Quan sát hình 2: trả lời câu hỏi.
+ Nêu tên một số sông lớn, kênh rạch ở đồng bằng Nam bộ ?
+ Hãy nêu nhận xét về mạng lưới sông, kênh rạch đó:
+ Từ những đặc điểm về sông ngòi, kênh rạch như vậy, em có thể cho biết đặc điểm đất đai của đồng bằng Nam bộ?
- Nhận xét chung.
- GV kết luận như SGK:
III. Hoạt động 3 : Củng cố, dặn dò:
- Nhắc lại kiến thức vừa học.
- Nhận xét tiết học.
- Về học bài và chuẩn bị bài sau.
- 2 H/s thực hiện yêu cầu.
- Lớp nhận xét.
- Quan sát, lắng nghe.
- Quan sát. Thảo luận cặp đôi.
- Trình bày kết quả thảo luận.
- Nhận xét, bổ sung.
- Tiến hành thảo luận nhóm 4.
- Quan sát hình 2 SGK.
- Đại diện nhóm trình bày kết hợp chỉ trên lược đồ.
- Lớp quan sát, lắng nghe, nhận xét.
- Trả lời cá nhân.
- Nhận xét, bổ sung.
- Nghe, ghi nhớ.
- 2 H/s.
 Môn: Tập Làm Văn – Tiết 40
Bài: LUYỆN TẬP - GIỚI THIỆU ĐỊA PHƯƠNG.
I. Mục tiêu: HS nắm được cách giới thiệu về địa phương qua bài văn mẫu: Nét mới ở Vĩnh Sơn.
- Bước đầu biết quan sát và trình bày được những đổi mới nơi các em sinh sống.
-Có ý thức đối với công việc xây dựng quê hương.
II. Chuẩn bị: 	
- Tranh minh hoạ.
- Bảng phụ viết dàn ý bài giới thiệu.
III. Hoạt động dạy học:
Giáo viên
Học sinh
I.Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.
- Gọi HS đọc bài làm ở tiết trước.
- GV nhận xét chung, ghi điểm.
* Giới thiệu bài:
 II . Họat động 2 : Hướng dẫn luyện tập.
Bài tập 1: Đọc yêu cầu bài tập.
- Giúp HS nắm dàn ý bài giới thiệu.
- Dùng bảng phụ, dán tờ giấy to viết sẵn dàn ý:
Bài tập 2: Nêu yêu cầu bài tập .
- Xác định yêu cầu của đề bài.
- Phân tích đề, nắm vững yêu cầu, tìm được nội dung cho bài giới thiệu.
- Nhắc HS chú ý những điểm sau.
+ Các em phải nhận ra những đổi mới của làng xóm, phố phường . . . 
+ Em chọn trong những đổi mới ấy một hoạt động em thích nhất.
+ Nếu không tìm thấy những đổi mới, em có thể giới thiệu hiện trạng của địa phương và mơ ước đổi mới của mình.
III. Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò.
- GV nhận xét tiết học .
- Về viết lại vào vở bài giới thiệu của em.
- Chuẩn bị bài sau: “ Trả bài văn miêu tả đồ vật”.
- 2 H/s đọc.
- H/s lắng nghe.
- Theo dõi SGK.
- H/s làm bài cá nhân, đọc thầm bài: “ Nét mới ở Vĩnh Sơn”. Suy nghĩ, trả lời câu hỏi.
- 1 H/s nhìn bảng đọc.
- H/s nối tiếp nhau nói nội dung các em chọn giới thiệu.
- Thực hành giới thiệu về những đổi mới của địa phương.
- Thực hành giới thiệu trong nhóm.
- Thi giới thiệu trước lớp.
- Bình chọn người giới thiệu về địa phương mình tự nhiên, chân thực, hấp dẫn nhất . . . 
 Môn: Kỹ thuật – Tiết 40
Bài : TRỒNG CÂY RAU, HOA ( T2)
I. Mục tiêu: Như tiết 1
II. Chuẩn bị: Như tiết 1
III. Hoạt động dạy học:
Giáo viên
Học sinh
I. Hoạt động 1: KTBC:
- Nêu cách chuẩn bị đất trồng cây con ?
- Nêu các bước trồng cây con ?
- GV nhận xét chung, ghi điểm.
* Giới thiệu bài:
II. Hoạt động 2: Thực hành trồng cây con.
- Yêu cầu H/s nhắc lại các bước thực hiện quy trình kỹ thuật trồng cây con ?
- GV nhận xét, hệ thống các bước trồng cây con.
+ Xác định vị trí trồng.
+ Đào hốc trồng cây theo vị trí đã xác định hoặc trồng trên bầu đất; . . . 
+ Đặt cây vào hốc và vun đất, ấn chặt đất quanh gốc cây.
+ Tưới nhẹ nước quanh gốc cây.
- GV hướng dẫn kỹ những điểm cần lưu ý trong SGK.
- GV kiểm tra sự chuẩn bị vật liệu, dụng cụ thực hành của H/s.
- Phân chia nhóm, giao nhiệm vụ, nơi làm việc của từng nhóm.
* GV lưu ý:
- Khi trồng phải để cây thẳng đứng, rễ không được cong ngước lên phía trên, không làm vỡ bầu.
- Tránh đổ nước nhiều hoặc đổ mạnh.
- Rửa sạch các công cụ và vệ sinh tay chân sạch khi thực hiện xong.
III. Hoạt động 3: Đánh giá kết quả thực hiện.
GV gợi ý theo các tiêu chuẩn:
- Chuẩn bị vật liệu, dụng cụ đầy đủ.
- Trồng đúng khoảng cách quy định. Cây trên luống cách đều và thẳng hàng. Cây con đứng thẳng, vững, không bị trồi rễ lên trên.
- Thực hành đúng thời gian quy định.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập.
- Nhận xét, dặn dò:
+ Nhận xét chung tiết học.
+ Chuẩn bị vật liệu, dụng cụ cho bài sau.
- 2 H/s thực hiện yêu cầu.
- Lớp nhận xét.
- H/s nghe.
- 2-3 H/s nhắc lại.
- Nghe, ghi nhớ. 
- Phân chia nhóm, nơi làm việc của từng nhóm. 
- Thực hành trồng cây trên bầu đất theo hướng dẫn của GV.
- Chú ý. 
- Trưng bày sản phẩm.
- Tự đánh giá.
- Trả lời câu hỏi cuối bài SGK.
 Môn: Âm nhạc – Tiết 20
Bài: Ôn tập bài hát – Chúc mừng: Tập đọc nhạc số 5
I. Mục tiêu: Học sinh ôn tập, trình bày bài Chúc mừng theo hình thức đơn ca, song ca, tam ca. Trình bày bài hát kết hợp gõ đệm hoặc vận động theo nhạc.
- Đọc đúng giai điệu, ghép lời bài tập đọc nhạc số 5 – Hoa bé ngoan; tập đọc nhạc diễn cảm.
II. Chuẩn bị: 
Nhạc cụ quen dùng.
Tranh ảnh minh hoạ bài Chúc mừng. Động tác phụ hoạ.
III. Các hoạt động dạy học:
Giáo viên
Học sinh
I. Hoạt động 1: KTBC:
- Gọi một tốp 6 H/s lên thực hiện bài hát “ Chúc mừng” kết hợp vỗ theo nhịp.
- GV nhận xét chung.
II. Hoạt động 2: Bài mới: 
* Giới thiệu bài:
III. Hoạt động 3: Ôân bài hát: “ Chúc mừng”
- GV đàn từng câu trong bài hát chúc mừng.
- GV đàn 4 nốt đầu của mỗi câu hát không theo thứ tự trong bài.
- Yêu cầu tập hát kết hợp đệm gõ với 2 âm sắc.
- GV chỉ định các tổ thực hiện.
GV hướng dẫn vận động theo nhạc bài “ Chúc mừng”.
- GV chỉ định trình bày hát kết hợp vận động theo nhạc.
- GV đàn lại một lần.
IV. Hoạt động 4: Tập đọc nhạc: Hoa bé ngoan
* Giới thiệu bài tập đọc nhạc:
- GIỚI THIỆU BÀI tập đọc nhạc:
GV treo bản nhạc bài tập đọc nhạc số 5, 
- Nói tên các nốt nhạc có trong bài ?
GV chỉ vào từng nốt nhạc trong bài
+ Tập tiết tấu:
Ghi bảng tiết tấu.
GV chỉ bảng.
Gõ tiết tấu trên.
GV chỉ định H/s gõ.
+ Đọc cao độ:
Nói tên nnốt nhạc theo thứ tự từ thấp lên cao ?
+ Tập đọc nhạc từng câu.
GV hướng dẫn.
+ Ghép lời bài tập đọc nhạc.
+ Đọc nhạc, hát lời, gõ đệm.
GV bắt nhịp.
V. Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò:
- Bắt nhịp bài hát “ Chúc mừng” và bài tập đọc nhạc số 5.
- Nhận xét chung tiết học.
- Về tập lại và chuẩn bị bài.
- H/s thực hiện yêu cầu của giáo viên.
- H/s lắng nghe.
- Nhận biết và hát đồng thanh.
- Nghe, nhận biết, đọc nhạc và hát cả câu đó.
- Thực hiện yêu cầu.
- Tổ 1-2 trình bày kết hợp gõ đệm.
- H/s thực hiện.
- Tổ 3 – 4 thực hiện yêu cầu.
- Cả lớp thực hiện yêu cầu.
- Theo dõi.
- Quan sát, xác định tên nốt nhạc trong bài.
- H/s trả lời . . . 
- cả lớp nói tên nốt.
- Quan sát.
- Nói tên hình nốt.
- Nghe, thực hiện lại.
- 1 – 2 em gõ, cả lớp gõ tập thể.
- H/s nêu . . .
- Luyện tập cao độ.
- H/s nghe nhạc.
- H/s đọc từng câu.
- Đọc nhạc cả bài.
- H/s ghép lời: 1 dãy hát lời ca, 1 dãy đọc nột nhạc.
- Đổi ngược lại.
- Thực hiện theo yêu cầu.
- Tổ, nhóm, cá nhân thực hiện.
H/s thực hiện 2 yêu cầu trên.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_4_tuan_20_luong_cao_son.doc