Giáo án Lớp 4 - Tuần 16 - Năm học 2011-2012 (Chuẩn kiến thức kĩ năng)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 16 - Năm học 2011-2012 (Chuẩn kiến thức kĩ năng)

I.Mục tiêu:

 - Thực hiện được phép chia cho số có hai chữ số.

 - Giải bài toán có lời văn. Bài 1 (dòng 1, 2), bài 2

 - Học tập nghiêm túc, nhiệt tình.

II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ

III.Các hoạt động dạy học:

1.Kiểm tra: Kiểm tra và chữa bài tập về nhà.

2.Bài mới: GV giới thiệu bài và nêu MĐYC tiết học.

 

doc 16 trang Người đăng huybui42 Ngày đăng 18/01/2022 Lượt xem 325Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 16 - Năm học 2011-2012 (Chuẩn kiến thức kĩ năng)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 16 
Thứ tư ngày 7/12/2011
Kĩ thuật Thầy Long dạy
__________________________________________________
 Tập đọc Tiết 31
 Kéo co SGK/ 155 
 Thời gian dự kiến: 35 phút
I. Mục tiêu: Đọc trôi chảy rành mạch.
- Có giọng đọc phù hợp với nội dung câu, bài.Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn diễn tả trò chơi kéo co sôi nổi trong bài.- Hiểu ND: Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc ta cần được gìn giữ, phát huy (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
 	- HS yêu thích và tham gia những trò chơi truyền thống của dân tộc
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ, tranh trong SGK
III. Các hoạt động dạy học:
1Bài cũ: - GV gọi 3 học sinh đọc bài Tuổi Ngựa, trả lời câu hỏi về nội dung bài trong SGK. - Nhận xét 
2. Bài mới :Giới thiệu bài – ghi bảng
 HĐ2: Luyện đọc: 
- HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài: 3 lượt.
+ Đoạn 1: Năm dòng đầu.
+ Đoạn 2: Bốn dòng tiếp theo.	
+ Đoạn 3: Sáu dòng còn lại.
- GV kết hợp đọc từ khó: Hữu Trốp, ganh đua, khuyến khích, ... giải nghĩa từ: “Giáp”
- Học sinh luyện đọc theo cặp. 1 – 2 học sinh đọc cả bài. GV Đọc mẫu.
HĐ3: Tìm hiểu bài.
- Cả lớp đọc đoạn 1 trả lời câu 1 SGK (Kéo co phải có 2 đội, thường thì số người của 2 đội phải bằng nhau, ....)
 - 1 HS đọc thầm đoạn 2, trả lời câu hỏi 2 SGK
 (Cuộc thi kéo co ở Làng Hữu Trốp rất đặc biệt so với cách thi thông thường. Đó là cuộc thi giữa bên nam và bên nữ,)
 - HS đọc thầm đoạn còn lại, trả lời câu hỏi 3 SGK (Đó là cuộc thi giữa trai tráng 2 giáp trong làng....)
 - GV hỏi câu hỏi 4 SGK – HS phát biểu. (Đấu vật, múa võ, đá cầu, đu bay, thổi cơm thi, ...) - Cả lớp, GV nhận xét GV rút nội dung bài học.
HĐ.4: Hướng dẫn đọc diễn cảm.
 - 3 HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn của bài văn. 
 - GV hướng dẫn HS cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm 1đoạn “Hội làng Hữu Trốp... người xem hội. (bảng phụ) - Tiến hành như các tiết trước.
3.Củng cố:- Ý nghĩa của bài văn này nói gì?Liên hệ giáo dục.
4. Dặn dò: Chuẩn bị bài: Trong quán ăn “Ba cá bống”. Nhận xét tiết học.
IV. Phần bổ sung: ......
 Toán Tiết 76
 Luyện tập
 SGK/84 TGDK: 35 phút
I.Mục tiêu:
 - Thực hiện được phép chia cho số có hai chữ số.
 - Giải bài toán có lời văn. Bài 1 (dòng 1, 2), bài 2
 - Học tập nghiêm túc, nhiệt tình.
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ
III.Các hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra: Kiểm tra và chữa bài tập về nhà.
2.Bài mới: GV giới thiệu bài và nêu MĐYC tiết học. 
Hoạt động 1: HD học sinh làm bài tập
Bài 1:Đặt tính rồi tính
- HS đọc yêu cầu
- HS thực hiện bảng con
- GV kiểm tra cách đặt tính và kết quả.
- Sửa sai cho HS nếu có
Bài 2: Giải toán
-1 HS đọc đề, lớp đọc thầm. 
- GV hướng dẫn HS tóm tắt đề:
	25 viên ghạch : 1 m2
	1 050 viên gạch : m2 ?
- HS suy nghĩ, nêu các bước giải
- HS làm vào vở ô li, 1 em làm bảng phụ
- GV chấm chữa bài, nhận xét và chốt đáp án đúng:
	 Bài giải:
 Số mét vuông nền nhà lát được là:
 1 050 : 25 = 42 (m2)
 Đáp số: 42 m2
 Lưu ý HS cách trình bày lời giải, phép tính và đáp số đúng quy định của một bài toán giải
3 Củng cố: Nêu các bước thực hiện phép chia cho số có hai chữ số
 Nêu cách thực hiện lượt chia thứ nhất
4.Dặn dò: Về nhà học bài, chuẩn bị bài “thương có chữ số 0”
IV.Phần bổ sung: ..
________________________________________________
Anh văn : Cô Hà dạy 
________________________________________________
Buổi chiều 
Thể dục : Thầy Hải dạy
______________________________________________
 Địa lí: Tiết 16
 Thủ đô Hà Nội
 SGK/109 - TGDK: 35 phút 
I Mục tiêu: 
- Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Hà Nội:
+ Thành phố lớn ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ.
+ Hà Nội là trung tâm chính trị, văn hóa, khoa học và kinh tế lớn của đất nước.
- Chỉ được thủ đô Hà Nội trên bản đồ (lược đồ).
*Học sinh khá, giỏi:
Dựa vào các hình 3, 4 trong SGK so sánh những điểm khác nhau giữa khu phố cổ và khu phố mới (về nhà cửa, đường phố,).
II. Đồ dùng dạy học: -GV: Bản đồ hành chính VN, tranh ảnh về Hà Nội .
III. Các hoạt động dạy học: 
1Bài cũ: Kể tên một số nghề thủ công ở đồng bằng Bắc Bộ? Miêu tả cảnh chợ phiên?
2Bài mới: Thủ đô Hà Nội 
* Hoạt động 1: Hà Nội - thành phố lớn ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ 
Mục tiêu: HS hiểu được đặc điểm của Hà Nội 
Cách tiến hành: HS quan sát bản đồ hành chính, giao thông VN kết hợp lược đồ SGK để trả lời câu hỏi: 
 + Chỉ vị trí Hà Nội trên bản đồ, Hà Nội giáp những tỉnh nào?
 + Từ Hà Nội có thể đi tới các tỉnh khác bằng các loại đường giao thông nào?
 - HS trình bày, nhận xét, bổ sung. GV chốt ý đúng: 
 + Hà Nội giáp các tỉnh: Thái Nguyên Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hà Tây và Hưng Yên Từ Hà Nội có thể đi tới các tỉnh khác bằng đường bộ, đường thủy, đường hàng không
* Hoạt động 2: Thành phố cổ đang ngày càng phát triển
Mục tiêu: HS biết Hà Nội là thành phố cổ
Cách tiến hành: Các nhóm dựa vào vốn hiểu biết của mình, SGk, tranh ảnh, thảo luận 
 + Hà Nội còn có những tên gọi nào khác ? Đến nay Hà Nội được bao nhiêu tuổi ?
 + Khu phố cổ có đặc điểm gì ? Khu phố mới có đặc điểm gì ?
 - HS khá dựa và ảnh so sánh những điểm khác nhau giữa khu phố cổ và khu phố mới
 - GV nhận xét, chốt ý : Hà Nội đã từng có các tên: Đại La, Thăng Long, Đông Đô, Đông Quan  Năm 1010 có tên là Thăng Long. Giới thiệu khu phố cổ và khu phố mới ở Hà Nội
* Hoạt động 3: Hà Nội - trung tâm chính trị, văn hóa, khoa học và kinh tế lớn của cả nước 
Mục tiêu: HS hiểu vì sao Hà Nội là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị và khoa học
Cách tiến hành: HS đọc kênh chữ, thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi 2 SGK
 - Các nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung. GV chốt ý đúng:
 + Vì Hà Nội là nơi tập trung các cơ quan lãnh đạo cao nhất của nước ta
 + Hà Nội còn tập trung nhà máy, thương mại, đường giao thông, chợ, siêu thị, ngân hàng, bưu điện, viện nghiên cứu, trường Đại học, viện bảo tàngDo vậy Hà Nội là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học của cả nước.
 - HS nêu bài học
3. Củng cố: Nêu đặc điểm của Hà Nội. Vì sao Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và khoa học
4.Dặn dò: Về nhà học bài, chuẩn bị bài “Ôn tập. Nhận xét tiết học
IV. Phần bổ sung: .......
____________________________________________________
Tiếng Việt ( bổ sung ) Tiết 16 
Rèn đọc các bài tập đọc tuần 15 , 16 đã đọc 
Thời gian dự kiến 35 phút 
I.Mục tiêu: Đọc trôi chảy rành mạch 
- HS có giọng đọc phù hợp với nội dung câu, bài. Biết đọc với giọng vui, hồn nhiên; bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài.
- Hiểu ND: Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều đem lại cho lứa tuổi nhỏ (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
	- Giáo dục học sinh lòng yêu quê hương đất nước, yêu cảnh đẹp quê hương, yêu cánh diều tuổi thơ.
II.Đồ dùng dạy học : Tranh minh họa bài tập đọc.	
III.Hoạt động dạy và học :
1.Bài cũ: Gọi 2 HS lên bảng đọc bài và TLCH:	
	- Đất Nung đã làm gì khi thấy 2 người bột bị nạn?
	- Nêu ý nghĩa của câu chuyện ? 
	- GV nhận xét, ghi điểm. Nhận xét bài cũ.
2.Bài mới: Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Luyện đọc
	-Gọi HS đọc nối tiếp 2 đoạn (3 lượt) 
	+ Lượt 1: Đọc - Sửa sai lỗi phát âm 
+ Lượt 2: Đọc - Giải nghĩa từ SGK
	+ Lượt 3: Đọc nối tiếp 2 đoạn, sửa sai trực tiếp 
	- Hướng dẫn HS luyện đọc theo cặp 
	- Gọi học sinh đọc toàn bài 
	- Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài 
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
GV hướng dẫn các em đọc bài và TLCH trong Sgk.
	+ Câu 1: (Cánh diều mềm mại như cánh bướm.vi vu trầm bổng)
	+ câu 2: (Nhìn lên bầu trời đêm huyền ảo, đẹp như một tấm thảmkhát vọng)
	+ Câu 3: (Cánh diều khơi gợi những ước mơ đẹp cho tuổi thơ)
Rút nội dung bài (như mục I): 3 HS đọc
Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm 
- Gọi 2 học sinh lần lượt đọc 2 đoạn
- GV chốt ý về cách đọc, giọng đọc và hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm đoạn 2. 
- Luyện đọc diễn cảm theo cặp.
- Tổ chức thi đọc diễn cảm trước lớp.
- Nhận xét giọng đọc của bạn, tuyên dương.
* Hoạt động 4: Luyện đọc Bài tuổi ngựa.
- 1 HS khá đọc bài
- HS đọc nối tiếp đoạn 3 lượt
 	+ GV rèn đọc
 	+ Giải nghĩa từ mới SGK
 	+ Nhận xét chung cách đọc bài của HS
- HS đọc bài nhóm đôi, đọc trước lớp, HS, GV nhận xét, tuyên dương
- GV đọc mẫu
* Hoạt động 5: Tìm hiểu bài
- HS đọc lướt từng đoạn để trả lời các câu hỏi 1,2,3,4 SGK
- HS nhận xét, bổ sung
- GV chốt ý đúng:
 + Bạn nhỏ tuổi Ngựa, mẹ bảo tuổi ấy không chịu ở yên một chỗ, là tuổi thích đi
 + Ngựa con rong chơi miền trung du, cao nguyên, rừng đại ngàn
 + Màu sắc hoa mơ, hương thơm hoa huệ, cánh đồng tràn ngập hoa dại
 + Tuổi con là tuổi đi nhưng mẹ đừng buồn, dù đi cách núi rừng, cách sông biển con cũng nhớ đường tìm về với mẹ
 - HS nêu nội dung bài
* Hoạt động 6 : Luyện đọc diễn cảm - HTL đoạn thơ (8 dòng đầu)
- GV đính bảng phụ - đọc mẫu
- HS nhẩm thuộc đoạn thơ rồi thi đọc
- HS, GV nhận xét, tuyên dương, khuyến khích
3 Củng cố: Nêu nội dung bài. Bồi dưỡng HS lòng kính yêu, luôn nhớ về mẹ dù ở đâu, làm gì . 4.Dặn dò: Về nhà học thuộc đoạn thơ, xem bài sau. Nhận xét tiết học
__________________________________________________________________
Thứ năm ngày 8/12/2011 Thầy Hấn dạy 
_______________________________________
Thứ sáu ngày 9/12/2011
 Luyện từ và câu Tiết 31
MỞ RỘNG VỐN TỪ: ĐỒ CHƠI – TRÒ CHƠI (TT)
SGK/ 157 TGDK: 40 phút
I.Mục tiêu:
- Biết dựa vào mục đích, tác dụng để phân loại một số trò chơi quen thuộc (BT1); tìm được một vài thành ngữ, tục ngữ có nghĩa cho trước liên quan đến chủ điểm (BT2); bước đầu biết sử dụng một vài thành ngữ, tục ngữ ở BT2 trong tình huống cụ thể (BT3).
- Giáo dục HS ý thức lựa chọn những trò chơi bổ ích, phù hợp với lứa tuổi.
II.Chuẩn bị: Bảng phụ, phiếu bài tập.
III.Các hoạt động dạy và học:
1.Bài cũ: Giữ phép lịch sự khi đặt câu hỏi.
- Để giữ phép lịch sự khi đặt câu hỏi ta cần làm gì?
 GV nhận xét chung
2.Bài mới: GV giới thiệu bài và nêu MĐYC tiết học. 
Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
Bài 1: Sắp xếp tên trò chơi vào các nhóm thích hợp.
- Yêu cầu HS đọc tên các trò chơi, các nhóm trò chơi.
- Yêu cầu HS thực hiện và trình bày trên bảng theo nhóm.
Theo dõi, kết luận:
Trò chơi rèn luyện sức mạnh
Kéo co, vật
Trò chơi rèn luyện sự khéo léo
Nhảy dây, lò cò, đá cầu
Trò chơi rèn luyện trí tuệ
Ô ăn quan, cờ tướng, xếp hình.
- Yêu cầu HS giới thiệu về cách thức chơi một số trò chơi mà em biết 
Bài 2: Tìm nghĩa của câu tục ngữ, thành ngữ
- Yêu cầu HS suy nghĩ cá nhân, làm vào phiếu 
Theo dõi, kết luận:
 Thành ngữ, tục ngữ
Nghĩa
Chơi với lửa
Ở chọn nơi, chơi chọn bạn
Chơi di ... ảng 3 đến 5 câu kể theo 1 trong 4 đề bài đã nêu
- HS tiếp nối nhau trình bày - Cả lớp nhận xét, bổ sung - GV nhận xét chốt câu đúng.
3. Củng cố: Thế nào là câu kể ? 
4. Dặn dò: Chuẩn bị bài Câu kể - Ai làm gì ?
 - Giáo viên nhận xét tiết học. 
IV.Phần bổ sung: ...............................
____________________________________________________
Buổi chiều 
	 	Mĩ thuật Tiết 16
Xé dán con vật
SGK/38 TGDK: 35 phút
I. Mục tiêu: 
-Tập tạo dáng một con vật hoặc ô tô đơn giản.
-Bồi dưỡng HS ý thức hoàn thành sản phẩm. 
II. Đồ dùng dạy học: - GV: Hình gợi ý, đồ chơi: ô tô
 - GV,HS: Các vật liệu, dụng cụ cần thiết cho bài tạo dáng bằng vỏ hộp giấy 
III. Hoạt động dạy và học:
1.Bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
2.Bài mới: Tập nặn tạo dáng con vật hoặc ô tô
*Hoạt động 1: Quan sát nhận xét 
- GV giới thiệu một số sản phẩm tạo dáng bằng vỏ hộp giấy và gợi ý để HS biết :
 Tên của hình tạo dáng, các bộ phận của chúng, nguyên liệu để làm .
- GV nêu tóm tắt : 
 	+ Các loại vỏ hôp, nút chai, bìa cứng  với nhiều hình dán, kích có, màu sắc khác nhau, có thể sử dụng để tạo thành nhiều đồ chơi đẹp theo ý thích 
 	+ Muốn tạo dáng một con vật hoặc một đồ vật, cần phải nắm được hình dáng, các bộ phận của chúng để tìm vỏ đồ hộp cho phù hợp . 
*Hoạt động 2: Cách tạo dáng 
- Yêu cầu HS chọn hình để tạo dáng .
- HS suy nghĩ để tìm các bộ phận chính của hình sao cho rõ đặc điểm và sinh động.
- Chọn hình dáng và màu sắc vỏ hộp để làm các bộ phận cho phù hợp. Có thể cắt bớt hoặc sửa đổi hình vỏ hộp rồi ghép cho tương xứng với hình dáng các bộ phận chính 
- Tìm và làm thêm các chi tiết cho hình sinh động hơn.
- Dính các bộ phận bằng keo, hồ, băng dính  để hoàn chỉnh hình.
*Hoạt động 3: Thực hành
- GV gợi ý cho các nhóm:
 	+ Chọn con vật, đồ vật để tạo dáng 
 	+ HS thảo luận, tìm hình dáng chung và các bộ phận của sản phẩm 
 	+ Chọn vật liệu 
 	+ Nhóm trưởng phân công mỗi thành viên trong nhóm làm một bộ phận. Ghép dính các bộ phận.
- Các nhóm thực hành.GV quan sát, theo dõi, giúp HS yếu, chậm .
*Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá 
- Các nhóm trưng bày sản phẩm. GV gợi ý cho HS nhận xét:
 	+ Hình dáng chung .
 	+ Các bộ phận, chi tiết , + Màu sắc .
Lớp tóm tắt, khen ngợi các nhóm có sản phẩm đẹp 
4 Dặn dò: GV chấm bài, nhận xét . Giáo dục HS ham thích tư duy sáng tạo
IV Phần bổ sung: .
______________________________________________________
 Toán: ( BS ) Tiết 16
Luyện tập chia cho số có 3 chữ số
TGDK: 35 phút
I.Mục tiêu: Tiếp tục giúp HS: 
- Biết chia cho số có ba chữ số.
 - Tính cẩn thận, chính xác.
II.ĐDDH: Bảng phụ - HS làm bài tập
III.Các hoạt động dạy - học :
Hoạt động : Hướng dẫn HS làm bài tập VBT/90.
Bài 1 : Đặt tính rồi tính 
- GV đính bài tập - HS nêu cách chia - Lớp bổ sung.
- GV hướng dẫn cách chia, cách nhẩm tìm thương.
- Học sinh làm bài – 4 HS làm bảng - GV theo dõi, chấm bài, giúp HS yếu làm bài. 
- Cả lớp nhận xét, sửa sai - GV nhận xét, chốt đáp án đúng: 29, 18 ( dư 1)
460 ( dư 9), 359 ( dư 7 )
Bài 3: 1 HS đọc đề toán – Gv hướng dẫn cách làm bài
 - 1 HS làm bảng lớp – Nhận xét sửa sai
 Bài giải:
 Trung bình mỗi hộ quyên góp được số tiền là:
 11 700 000 : 150 = 78 000 ( đồng )
 Đáp số: 78 000 đồng
 - Theo dõi chấm chữa bài cho hS
*Dặn dò: Xem lại bài- Xem bài tiếp theo.
 -Nhận xét tiết học
_____________________________________________
Thứ ba ngày 13/12/2011
 Lịch sử: Tiết 16
Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên
SGK/40 - TGDK: 30 phút
I Mục tiêu:
Nêu được một số sự kiện tiêu biểu về ba lần chiến thắng quân xâm lược Mông-Nguyên, thể hiện:
- Quyết tâm chống giặc của quân dân nhà Trần: tập trung vào các sự kiện như Hội nghị Diên Hồng, Hịch tướng sĩ, việc chiến sĩ thích vào tay hai chữ "Sát Thát" và chuyện Trần Quốc Toản bóp nát trái cam.
- Tài thao lược của các tướng sĩ mà tiêu biểu là Trần Hưng Đạo *thể hiện ở việc khi giặc mạnh, quân ta chủ động rút khỏi kinh thành, khi chúng suy yếu thì quân ta tiến công quyết liệt và giành được thắng lợi; hoặc quân ta dùng kế cắm cọc gỗ tiêu diệt địch trên sông Bạch Đằng).
II Đồ dùng dạy học: - GV, HS: tranh SGK
III Các hoạt động dạy học:
1 Bài cũ: Nhà Trần có biện pháp gì, thu được kết quả như thế nào trong việc đắp đê?
2 Bài mới: Giới thiệu bài
*Hoạt động 1: Ý chí quyết tâm tiêu diệt giặc Nguyên của nhà Trần
Mục tiêu: HS thấy được ý chí quyết tâm tiêu diệt giặc Nguyên của nhà Trần
Cách tiến hành:
- HS đọc kênh chữ và quan sát tranh SGK để trả lời câu hỏi 1 và miêu tả hình ảnh ở tranh
- HS thảo luận nhóm đôi, trình bày, nhận xét, bổ sung. GV chốt ý đúng:
 + Trần Thủ Độ khảng khái trả lời: “Đầu thầnđừng lo”
 + Điện Diên Hồng vang lên tiếng hô đồng thanh của các bô lão: “Đánh !”
 + Các chiến sĩ tự mình thích vào cánh tay hai chữ: “Sát Thát”
*Hoạt động 2: Sự bày kế đánh giặc của nhà Trần
Mục tiêu: HS thấy được sự mưu trí của nhà Trần trong việc chống quân Nguyên
Cách tiến hành: 
- HS đọc kênh chữ SGK để trả lời câu hỏi 2
- HS trình bày, nhận xét, bổ sung. GV chốt ý đúng:
Việc quân dân nhà Trần ba lần rút khỏi Thăng Long là đúng vì lúc đầu thế của giặc mạnh hơn ta, ta rút để kéo dài thời gian, giặc sẽ yếu lần đi vì xa hậu phương; vũ khí, lương thực của ta sẽ ngày càng nhiều.
- HS nêu bài học
3 Củng cố: Việc làm nào thể hiện ý chí quyết tâm chống quân Mông - Nguyên của nhà Trần?
Dặn dò: Về nhà học bài. Chuẩn bị bài sau
Nhận xét tiết học
IVBổ sung:
....
______________________________________________
 Tập làm văn: Tiết 32
Luyện tập miêu tả đồ vật
 SGK/162 - TGDK: 35 phút
I. Mục tiêu: 
- Dựa vào dàn ý đã lập, viết được một bài văn miêu tả đồ chơi em thích đủ 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài
- HS trình bày bài sạch sẽ
I. Đồ dùng dạy học: - Dàn ý bài văn tả đồ chơi của mỗi em 
III. Các hoạt động dạy học: 
1.Bài cũ : Luyện tập giới thiệu địa phương .
	 1 em đọc bài giới thiệu trò chơi hoặc lễ hội ở quê em 
2.Bài mới : Luyện tập miêu tả đồ vật .
* Hoạt động 1: Hướng dẫn HS chuẩn bị viết bài -VBT/118
 	Đề bài : Tả một đồ chơi mà em thích .
- 1 em đọc đề bài .
- 4 em tiếp nối nhau đọc 4 gợi ý SGK. Cả lớp đọc thầm
- GV yêu cầu HS đọc 4 gợi ý ( sgk) : 
- Đọc lại dàn ý đã chuẩn bị tuần trước 
-Chọn cách mở bài .
-Viết từng đoạn thân bài. Chú ý có câu mở đoạn .
-Chọn cách kết bài .
- HS mở vở, đọc thầm dàn ý bài văn tả đồ chơi mình đã chuẩn bị tuần trước .
- Vài em khá đọc lại dàn ý của mình .
- 1 em trình bày mẫu cách mở bài trực tiếp, 1 em khác trình bày mẫu cách mở bài gián tiếp 
- 1 em trình bày mẫu cách kết bài không mở rộng, 1 em trình bày mẫu cách kết bài mở rộng .
- GV nhận xét, chốt ý 
* Hoạt động 2: HS viết bài
- GV nhắc nhở HS cách làm bài. Cả lớp làm bài vào vở .
- GV quan sát, nhắc nhở, giúp HS yếu . 
3. Củng cố- Dặn dò : GV thu bài cả lớp, nhận xét tiết học, nhắc những em nào chưa hài lòng với bài viết của mình, có thể về nhà viết lại bài, nộp cho GV trong tiết học tới .
 	-Chuẩn bị bài : Đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật .
IV. Phần bổ sung: ..
________________________________________________
 Toán: Tiết: 80
Chia cho số có ba chữ số (TT)
SGK/87 -TGDK: 35 phút
I. Mục tiêu:
- HS biết thực hiện phép chia số có năm chữ số cho số có ba chữ số (chia hết, chia có dư) Bài 1
- Làm được BT1
- HS trình bày bài sạch sẽ
II. Đồ dùng dạy học: - GV: Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ: 2 HS làm bài 1b/87. HV nhận xét, ghi điểm
2. Bài mới: Giới thiệu bài
* Hoạt động 1: Hướng dẫn HS cách chia
a Trường hơp chia hết
	41535 : 195 = ?
+ Đặt tính
+ Thực hiện từ trái sang phải 
- HS thực hiện vào giấy nháp, 1 HS xung phong lên bảng thực hiện
- GV thực hiên và hướng dẫn HS:
 41535 195
 0253 213
 0585
 000
b Trường hợp chia có dư
	80 120 : 245 = ?
 Tiến hành tương tự như trường hợp a
* Hoạt động 2: Thực hành SGK/88
Bài 1: Đặt tính rồi tính
	62321 : 307	81350 : 187
- 1 HS làm vở ô li, 2 em làm bảng phụ
- GV chấm , chữa bài, rèn kĩ năng chia cho HS
3 Củng cố: Về nhà học thật thuộc bảng cửu chương, xem bài “Luyện tập”
 Nhận xét tiết học
IV. Phần bổ sung: .
_________________________________________
Khoa học Tiết : 32
Không khí gồm những thành phần nào ?
(SGK trang : 66 - Thời gian dự kiến : 35 phút)
I.Mục tiêu :
- Quan sát và làm thí nghiệm để phát hiện ra một số thành phần của không khí: khí ni-tơ, khí ô-xi, khí các-bô-níc.
 - Nêu được thành phần chính của không khí gồm khí ni-tơ và khí ô-xi. Ngoài ra, còn có khí các-bô-níc, hơi nước, bụi, vi khuẩn,
II.ĐDDH : GV : hình SGK. HS : Đồ dùng làm thí nghiệm theo nhóm :lọ thuỷ tinh, vật liệu dùng để kê lọ, nến.
III.Các hoạt động dạy - học :
1.Bài cũ : Kiểm tra 2 HS : Không khí có những tính chất gì ? 
GV nhận xét, tuyên dương. Nhận xét bài cũ.	
2.Bài mới : Giới thiệu bài
Hoạt động 1 : Xác thành phần chính của không khí.
* Mục tiêu : Làm thí nghiệm xác định hai thành phần chính của không khí là khí ô-xi duy trì sự cháy và khí ni-tơ không duy trì sự cháy.
* Cách tiến hành : GV chia lớp thành 4 nhóm.
- Nhóm trưởng báo cáo về việc chuẩn bị các đồ dùng làm thí nghiệm của nhóm. 
- GV giao nhiệm vụ yêu cầu HS đọc mục thực hành SGK/66 để biết cách làm.
- GV làm thí nghiệm - Cả lớp quan sát.
- HS làm thí nghiệm (thời gian 5 phút), rút ra nhận xét ghi vào phiếu.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả và giải thích về các hiện tượng xảy ra qua thí nghiệm. 
- Cả lớp nhận xét - Bổ sung.
* Kết luận : Không khí gồm hai thành phần chính là khí ô-xi duy trì sự cháy và khí ni –tơ. Không duy trì sự cháy.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu một số thành phần khác của không khí.
* Mục tiêu : Làm thí nghiệm để chứng minh trong không khí còn có những thành phần khác.
* Cách tiến hành : Tổ chức và hướng dẫn
- HS quan sát hình 3a SGK và cho biết sau vài ngày lọ nước vôi còn trong nữa không ? 
- HS phát biểu - lớp bổ sung - GV nhận xét, chốt ý - Gọi 1 HS đọc mục bạn cần biết/67
- Yêu cầu HS nêu các ví dụ chứng tỏ trong không khí có hơi nước.
- HS quan sát hình 4, 5 SGK và kể thêm những thành phần khác có trong không khí ?
- Không khí gồm có những thành phần nào?
* Kết luận : Trong không khí, ngoài khí ô-xi, ni-tơ còn có những thành phần khác như bụi, khí độc, vi khuẩn...
3.Củng cố : Trong không khí gồm những thành phần chính nào ?
4.Dặn dò : Chuẩn bị bài Ôn tập và kiểm tra HKI. Nhận xét tiết học.
IV.Phần bổ sung: ..................
______________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_16_nam_hoc_2011_2012_chuan_kien_thuc_ki_n.doc