Giáo án Khối 4 - Tuần 21 - Nguyễn Thị Hồng Thắm

Giáo án Khối 4 - Tuần 21 - Nguyễn Thị Hồng Thắm

I.Mục tiêu:

-Bước đầu HS nhận biết về rút gọn p/s và p/s tối giản

---Biết cách rút gọn p/s

-HS say mê học tập

II.Đồ dùng :Bảng phụ

III.Hoạy động dạy học

A.KTBC (5):HS chữa bài 3 (112)

B.Bài mới (35)

1.GT bài(1)

2.Bài giảng(31)

 

doc 30 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 274Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 21 - Nguyễn Thị Hồng Thắm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 21
Sáng : Thứ hai ngày 29 tháng 1 năm 1007
Tiết 1: Toán
 Rút gọn phân số
I.Mục tiêu:
-Bước đầu HS nhận biết về rút gọn p/s và p/s tối giản
---Biết cách rút gọn p/s
-HS say mê học tập
II.Đồ dùng :Bảng phụ
III.Hoạy động dạy học
A.KTBC (5’):HS chữa bài 3 (112)
B.Bài mới (35’)
1.GT bài(1’)
2.Bài giảng(31’)
a. Thế nào là rút gọn phân số ?
- GV nêu vấn đề như phần a (SGK)
- áp dụng t/c cơ bản của PS, tìm 1 PS bằng PS nhưng có TS và MS bé hơn TS và MS của PS ?
- So sánh 2 PS và ?
Ta nói rằng PS đã được rút gọn thành PS .
- Nêu nhận xét ?
b. Cách rút gọn PS:
* VD1: Rút gọn p/s .
- GV gợi ý: 
+ Xét xem cả TS và MS cùng chia hết cho STN nào ?
+ Thực hiện chia cả TS và MS cho STN đó.
- Nhận xét TS và MS của PS ?
GV giới thiệu: là PS tối giản.
- Nêu quá trình rút gọn?
* VD2: Rút gọn p/s .
- GV HD như VD1.
* Vậy khi rút gọn PS ta làm tn ?
3. Thực hành: (17')
Bài 1: (114) 
- GV nhắc HS chú ý trường hợp MS chia hết cho TS.
- GVNX
Bài 2: (114)
- Phân số nào là tối giản ? Vì sao ?
-Rút gọn các p/s chưa tối giản?
- GV chấm bài, NX.
Bài 3: (114)
- GV y/c HS đổi vở KT.
- HS nhắc lại.
- HS thực hành:
 = = .
- HS nêu: = .
-Vài HS nhắc lại.
- HS nêu như SGK.
- HS làm nháp, 1 HS lên bảng.
- HS nêu: 3 và 4 không cùng chia hết cho 1 STN nào lớn hơn 1.
- HS nêu.
- HS tiến hành như VD1.
- HS nêu.
- HS nêu y/c.
- HS tự làm vào vở, 1 số HS chữa.
-NX
- HS nêu y/c.
- HS nêu.
- HS làm vào vở.
- HS tự làm.HS chữa bài
3. Củng cố, dặn dò: (3')
- Nhắc lại các bước rút gọn p/s. NX giờ học.
- Nhắc HS hoàn chỉnh các BT.
Tiết 3: Đạo đức
Bài 10: Lịch sự với mọi người. (tiết 1)
I. Mục tiêu:
- HS hiểu thế nào là lịch sự với mọi người, vì sao phải lịch sự với mọi người.
- HS biết cư xử với mọi người xung quanh.
- Có thái độ tự tôn trọng, tôn trọng người khác, tôn trọng nếp sống văn minh, có thái độ đồng tình với những người biết cư xử lịch sự và không đồng tình với những người cư xử bất lịch sự.
II . Đồ dùng dạy- học: 
- Mỗi HS ba tấm bìa màu: xanh, đỏ, trắng.
- Đồ dùng để chơi đóng vai.
III. Hoạt động dạy - học:
A. KTBC: (4') - Vì sao cần kính trọng và biết ơn người LĐ ?
 - Em đã làm gì để thể hiện lòng kính trọng và biết ơn người LĐ ?
B. Dạy bài mới: (31')
1. Giới thiệu bài: (1') 
2. Bài giảng: (27')
a. HĐ 1: Thảo luận lớp "Chuyện ở tiệm may" (trang 31, SGK)
 - GV kể chuyện , một học sinh đọc lại truyện 
- GV kết luận: 
b. HĐ 2: Thảo luận theo cặp đôi (BT1 ) 
- GV chia nhóm.
Lưu ý: Bỏ ý a, thay tình huống d.
- GV kết luận : 
 c. HĐ 3:Thảo luận nhóm (BT 3)
- GV chia nhóm , giao nhiệm vụ cho nhóm thảo luận.
Lưu ý: Bỏ từ "phép", thay từ "để nêu" bằng từ "tìm".
 - GV nhận xét , đánh giá , đưa ra kết luận. 
- HS thảo luận hai câu hỏi trong sách giáo khoa .
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận .
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- Các nhóm thảo luận .
- Đại diện từng nhóm báo cáo kết quả. Cả 
lớp trao đổi , tranh luận.
- Các nhóm thảo luận đưa ra các biểu hiện của phép lịch sự và phân loại chúng.
- Đại diện các nhóm lên trình bày. Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
 3. Củng cố, dặn dò: (3') - HS đọc lại phần ghi nhớ trong SGK
- GV nhận xét tiết học.
- Thực hiện nội dung vừa học vào cuộc sống và chuẩn bị bài sau.
Tiết 4: Tập đọc
Anh hùng lao động trần đại nghĩa.
I. Mục tiêu:
 - HS đọc trôi chảy lưu loát toàn bài, đọc rõ ràng các từ chỉ thời gian, biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể rõ ràng, chậm rãi.
- Hiểu các TN mới và ND: Ca ngợi anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa có những cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp quốc phòng
- GD HS có ý thức học tốt, noi gương anh hùng LĐ Trần Đại Nghĩa.
II. Đồ dùng dạy - học: Bảng phụ chép đoạn cần luyện đọc 
III. Hoạt động dạy- học:
A. KTBC: (5')
 - Đọc bài "Trống đồng Đông Sơn " (2 em)
 - TLCH cuối bài trong SGK.
B. Bài mới: (34')
1. Giới thiệu bài: (1') 
2. HD HS luyện đọc và THB: (30')
a, Luyện đọc:(10')
- Bài chia làm mấy đoạn ?
- GV kết hợp giúp HS sửa sai, hướng dẫn nghỉ hơi đúng.
- GV đọc mẫu toàn bài.
b, Tìm hiểu bài:(10')
- GV hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi trong SGK
- Nêu nội dung bài ?
c, Hướng dẫn HS đọc diễn cảm:(10')
- Bài này cần đọc với giọng thế nào ?
- GV hướng dẫn đọc đoạn "Năm 1946 giặc." 
- GV NX.
3. Củng cố, dặn dò: (3')
- NX giờ học.
- VN luyện đọc bài và chuẩn bị bài sau.
- HS đọc lướt bài.
- HS nêu.
- HS tiếp nối nhau đọc 4 đoạn (2 lượt)
- HS luyện đọc theo cặp.
- 1 HS đọc cả bài.
- HS lần lượt trả lời.
- HS nêu.
- 4 HS nối tiếp đọc 4 đoạn.
- HS nêu.
- HS luyện đọc theo cặp.
- Thi đọc diễn cảm. 
- Lớp NX bình chọn.
 _____________________________________
Chiều 
Tiết 1	 Chính tả ( nhớ - viết)
Chuyện cổ tích về loài người.
I. Mục đích yêu cầu:
- Rèn kỹ năng viết đúng, đẹp cho HS; chú ý phân biệt r/d/gi.
- HS nhớ viết đúng chính tả, trình bày đúng 4 khổ thơ trong bài"Chuyện cổ tích về loài người" 
- HS có ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
II. Đồ dùng dạy- học: Bảng phụ chép bài 2a, bài 3.
III. Hoạt động dạy- học:
A. Kiểm tra bài cũ:(5').
 - 1 HS đọc cho 2 HS lên bảng viết các TN bắt đầu bằng ch/tr.
 - Lớp viết nháp. NX.
B. Bài mới :(35')
1. Giới thiệu bài:(1')
2. Hướng dẫn chính tả:(7')
- Vì sao sau khi sinh ra trẻ em cần có ngay bố và mẹ ? 
- Tìm những tiếng có âm đầu là r, d hoặc gi ?
- Nêu cách trình bày bài ?
3. HS viết chính tả(nhớ- viết)( 14')
4. Chấm- chữa bài: (5')
- GV chấm 1 số bài, NX, chữa lỗi phổ biến. 
5. Hướng dẫn HS làm bài tập (5')
Bài 2a. GV treo bảng phụ.
Bài 3
6. Củng cố, dặn dò:(3')
- Nhắc HS lưu ý tiếng có âm đầu r/d/gi.
- NX giờ học. VN ôn bài, CB bài sau.
- 1 HS đọc 4 khổ thơ đầu - Lớp theo dõi.
- 1HS đọc thuộc 4 khổ thơ.
- HS nêu.
- HS tìm và nêu.
- HS tập viết TN khó.
- HS nêu.
- HS tự nhớ lại và viết bài.
- HS tự soát lỗi, sửa.
- HS đọc thầm yêu cầu, làm vào bài VBT.
- 1 HS chữa bài. Lớp NX.
- 1 HS đọc lại bài đã điền.
- HS tự làm vào vở bài tập, 1số HS chữa
Tiết 2 Luyện Toán
Luyên tập: Phân số bằng nhau, rút gọn phân số.
I. Mục tiêu:
- Củng cố về phân số bằng nhau, cách rút gọn PS.
- Rèn kĩ năng tìm PS bằng nhau, rút gọn PS.
- HS có tính cẩn thận, KH.
II. Đồ dùng dạy- học: 
III. Hoạt động dạy - học: 
A. KTBC: (4') - Nêu t/c cơ bản của PS ?
 - Nêu cách rút gọn PS ?
B. Bài mới: (34')
1. Giới thiệu bài: (1')
2. Hướng dẫn HS luyện tập: (30')
Bài 1: Tìm các PS bằng nhau trong các PS sau:
; ; ; ; ; ; .
- GV NX, chốt k/q đúng.
Bài 2: Trong các PS sau, khoanh vào các PS bằng :
 ; ; ; .
- GV NX, đámh giá.
Bài 3: Hãy viết 3 PS bằng PS .
- GV y/c HS đổi vở KT bài của nhau.
Bài 4: Rút gọn các PS sau:
 ; ; .
- GV chấm bài, NX chung.
- HS nêu y/c.
- HS tự làm vào vở. 
- 1 HS chữa, lớp NX.
- HS nêu y/c.
- HS tự làm.
- 1 HS chữa.
- HS tự làm vào vở.
- 2 HS ngồi cạnh nhau đổi vở KT.
- HS làm vào vở.
- 1 số HS chữa.
3. Củng cố, dặn dò: (3')
- NX giờ học.
- Dặn HS ôn bài.
Tiết 3 Luyên Tiếng Việt
Luyện tập làm văn: Miêu tả đồ vật.
Đề bài: Hãy tả quyển SGK Tiếng Việt 4 mà em đang dùng cho bạn biết và nói lên những cảm nghĩ của mình.
I. Mục tiêu:
- Củng cố cho HS về cách làm bài văn miêu tả đồ vật.
- HS viết được 1 bài văn miêu tả đồ vật có đủ 3 phần: MB, TB, KB.
- HS có ý thức học bộ môn.
II. Đồ dùng dạy- học:
III. Hoạt động dạy- học:
A. KTBC: (4') - Nêu những điểm cần chú ý khi làm bài văn miêu tả đồ vật?
B. Bài mới: (35')
1. Giới thiệu bài: (1')
2. Hướng dẫn HS luyện tập: (31')
a. Hướng dẫn HS hiểu y/c của đề: (10')
- GV chép đề bài lên bảng.
- Đề bài y/c tả đồ vật nào? Của ai? Tả cho ai biết?
- GV hướng dẫn HS lập nhanh dàn ý.
+ MB cần làm gì?
+ Thân bài cần tả những gì?
+ KB cần nêu gì?
b. HS viết bài: (21')
- GV theo dõi nhắc nhở.
- HS đọc đề.
- HS nêu.
- Giới thiệu quyển SGK TV4.
+ Tả bao quát: - Hình dáng.
 - Màu sắc, hàng chữ.
+ Tả chi tiết: Bìa, vài trang nổi bật.độ dày
+ Công dụng: giúp em học tập, 
- Nêu cảm nghĩ.
- HS lập nhanh dàn ý.
- HS viết bài vào vở.
3. Củng cố, dặn dò: (3')
- NX giờ học.
- Nhắc HS ôn bài và hoàn chỉnh bài viết.
 Thứ ba, ngày 30 tháng 1 năm 2007.
Sáng
Tiết 1 Toán
 Luyện tập.
I. Mục tiêu:
- HS nắm vững cách rút gọn PS, phân số bằng nhau.
- Rèn kĩ năng rút gọn PS, nhận biết PS bằng nhau.
- HS say mê học toán.
II. Đồ dùng dạy - học: 
III. Hoạt động dạy- học:
A. KTBC: (5')
 - 1 HS chữa lại bài 1.
 - Nêu các bước rút gọn PS ?
B. Bài mới: (34')
1. Giới thiệu bài: (1')
2. Hướng dẫn HS luyện tập: (30')
Bài 1: (114)
- Nêy cách rút gọn PS ?
- GV nhắc HS chú ý trường hợp MS chia hết cho TS.
-GVNX, chốt kq
Bài 2: (114)
- GV y/c HS giải thích.
Bài 3: (114) 
- GV NX, chốt kq đúng.
Bài 4: (114) GV nêu y/c và viết đề bài lên bảng và HD HS đọc.
Gợi ý: + Xem tích ở trên và ở dưới gạch ngang có thừa số nào giống nhau.
 + Chia nhẩm tích ở trên và ở dưới cho các thừa số giống nhau đó.
- GV HD HS trình bày 1 phần.
- GV chấm bài, NX.
- HS nêu y/c.
- HS nêu.
- HS tự làm, 1 vài HS chữa.
- Lớp NX.
- HS nêu y/c.
- HS trao đổi nhóm đôi, nêu cách tìm.
- HS làm vào vở, 1 HS chữa.
- HS tự làm.
- 1 HS đọc kq.
- HS đọc.
- HS tự làm các phần còn lại.
- 2 HS chữa, lớp NX.
3. Củng cố, dặn dò: (3')
- Nhắc lại cách rút gọn PS ?
- NX giờ học. VN ôn lại cách rút gọn PS.
Tiết 2 Khoa học
Âm thanh
I. Mục tiêu:
- Sau bài học, HS nhận biết được những âm thanh xung quanh, thực hiện được các cách khác nhau để làm cho vật phát ra âm thanh.
- Nêu VD và làm thí nghiệm đơn giản c/m về sự liên hệ giữa rung động và sự phát ra âm thanh.
- HS say mê tìm hiểu KH.
II. Đồ dùng dạy - học: ống bơ, vài hòn sỏi, trống nhỏ, kéo.
III. Hoạt động dạy- học:
A. KTBC: (5') - Nêu cách bảo vệ bầu không khí trong sạch ?
 - Gia đình và bản thân em đã làm gì để bảo vệ bầu kk trong sạch ?
B. Bài mới: (34')
1. Giới thiệu bài: (1')
2. Bài giảng: (30')
a. HĐ 1: Tìm hiểu các âm thanh xung quanh.
*MT: Nhận biết được những âm thanh xung quanh.
* CTH:
- Nêu các âm thanh mà em biết ?
- Những âm thanh nào do con người tạo ra?
- Âm thanh nào nghe vào sáng sớm, ban ngày, buổi tối?
* KL: GV KL.
- Tiếng xe cộ, tiếng nói, 
- HS nêu.
- HS nêu.
b. HĐ 2: Thực hành các cách phát ra âm thanh.
* MT: HS biết và thực hiện được các cách khác nhau để làm cho vật phát ra âm thanh.
*CTH:
B1: Làm việc theo nhóm bàn.
B2: Làm việc cả lớp.
- Làm cách nào để phát ra âm thanh ?
* KL: GV KL.
 ... âu kể Ai thế nào?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
- HS đọc - lấy ví dụ - nhận xét - đánh giá. 
- HS làm bài cá nhân vào vở.
- HS chữa bài trên bảng phụ - lớp nhận xét 
- HS nêu y/c.
- HS làm bài vào vở.
- 1 số HS đọc bài làm của mình - Lớp NX.
-1 số HS nối tiếp nhau đọc bài của mình
- NX
_____________________________________________________________________
 Thứ sáu, ngày 02 tháng 02 năm 2007.
Sáng
Tiết 1: Toán
Luyện tập.
I. Mục tiêu:
- Củng cố và rèn kĩ năng quy đồng mẫu số 2 phân số.
- Bước đầu làm quen với quy đồng mẫu số ba phân số (trường hợp đơn giản).
- Giáo dục HS say mê học toán.
II. Đồ dùng dạy- học: Bảng phụ
III. Hoạt động dạy - học:
A. KTBC: (4') HS lam lai BT 3.
B. Bài mới: (34')
1. Giới thiệu bài: (1')
2. HD HS luyện tập: (30')
Bài 1: (117)Yêu cầu HS làm bài
- GV chữa bài.
- Nhắc lại các bước quy đồng mẫu số 2 phân số.
Bài 2, 4: (117)
- Yêu cầu HS làm bài
- GV chữa bài
VD: a) và .
Ta có: = = 
Giữ nguyên .
- Vậy khi quy đồng mẫu số và 2 ta được 2 phân số là và .
Bài 3: (117)
- Yêu cầu HS quan sát mẫu rồi làm bài
- GV chữa bài
Bài 5: (118)
- Cách tiến hành tương tự bài 3.
- GV chữa
- Nhắc lại cách rút gọn phân số.
3. Củng cố, dặn dò: (3')
-Nhắc lại ND bài
- Nhận xét giờ học, dặn dò bài sau.
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS làm bài. 3 HS chữa bài.
- NX, chữa.
-2HS nêu
- 2 HS làm bảng.
- HS lớp làm vào vở.
- HS nhận xét bài làm trên bảng của bạn.
- HS nêu y/c.
- HS quan sát mẫu.
- 2 HS chữa bài
- HS nêu.
- HS lớp làm vở.
- HS nêu kết quả và cách làm.
-2HS nêu
Tiết 2: Địa lí
 Hoạt động Sản xuất của người dân ở đồng bằng Nam bộ
I. Mục tiêu:
- Trình bày được những đặc điểm cơ bản về hoạt động sản xuất của người dân ở ĐBNB: trồng lúa nước và nuôi - đánh bắt thuỷ sản.
- Trình bày được mối quan hệ giữa đặc điểm về đất đai, sông ngòi với những đặc điểm về hoạt động sản xuất của người dân đồng bằng Nam Bộ kể trên.Trình bày được qui trình xuất khẩu gạo và nêu được một số sản vật nổi tiếng của địa phương.
- Tôn trọng những nét văn hoá đặc trưng của người dân đồng bằng Nam Bộ.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Sưu tầm một số tranh ảnh, hình vẽ về nhà ở, trang phục, lễ hội của người dân Nam Bộ.
III. Hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ: (4'):Đọc tóm tắt bài trước
 - GV kết luận - cho điểm.
B. Bài mới: (34')
1. Giới thiệu bài: (1')
2. Bài giảng: (30')
*Hoạt động 1: Vựa lúa, vựa trái cây lớn nhất cả nước
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm theo câu hỏi:
+ Dựa vào những đặc điểm về tự nhiên của đồng bằng Nam Bộ, hãy nêu lên những đặc điểm về hoạt động sản xuất nông nghiệp và các sản phẩm của người dân nơi đây ?
- GV nhận xét - kết luận 
- Yêu cầu các nhóm đọc tài liệu SGK và thể hiện qui trình thu hoạch và chế biến gạo xuất khẩu.
- Nhận xét phần trình bày của HS. 
- GV kết luận.
- HS tiến hành thảo luận và trả lời câu hỏi.
+ Đại diện nhóm HS trình bày, HS lớp nhận xét - bổ sung.
- HS lắng nghe.
- HS nhóm thảo luận - đại diện 2 nhóm trình bày bằng sơ đồ trên bảng lớp.
- HS các nhóm bổ sung - nhận xét 
- Chú ý lắng nghe.
* Hoạt động 2: Nơi sản xuất nhiều thuỷ sản nhất cả nước.
- Yêu cầu 1 HS nhắc lại đặc điểm về mạng lưới sông ngòi kênh rạch của đồng bằng Nam Bộ.
+Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi để trả lời câu hỏi: Đặc điểm của mạng lưới sông ngòi có ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động sản xuất của người dân ĐBNB ?
- GV kết luận
- Trả lời: ... dày đặc, chằng chịt ...
- HS trả lời - nhận xét - bổ sung.
*Hoạt động 3: Thi kể tên các sản vật của đồng bằng Nam Bộ
- GV chia lớp thành 2 dãy, tổ chức thi tiếp sức với nội dung: kể tên các sản vật đặc trưng của đồng bằng Nam Bộ trong thời gian 3 phút.
- Sau 3 phút, dãy nào nêu (viết) được nhiều tên sản vật đúng hơn, dãy đó sẽ chiến thắng.
- GV tổ chức cho HS chơi
- GV yêu cầu HS giải thích: Tại sao đồng bằng Nam Bộ lại có được những sản vật đặc trưng như vậy ?
- GV tổng kết cuộc chơi, khen ngợi dãy HS thắng cuộc.
3. Củng cố, dặn dò: (3')
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài sau.
____________________________________________
Tiết 3: Tập làm văn
Cấu tạo bài văn miêu tả cây cối
I. Mục tiêu:
- Hiểu được cấu tạo bài văn miêu tả cây cối gồm 3 phần mở bài, thân bài, kết bài.
- Lập được dàn ý miêu tả một cây ăn quả quen thuộc theo 1 trong 2 cách:
	+ Tả lần lượt từng bộ phận của cây.
	+ Tả lần lượt từng thời kì phát triển của cây.
- HS có ý thức bảo vệ cây cối.
II. Đồ dùng dạy - học:
Tranh ảnh về một số cây ăn quả: vải, sầu riêng ...
III. Hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ: (5')
- Thu bài của một số HS phải về nhà viết lại
B. Bài mới: (34')
1. Giới thiệu bài:(1')
2. Hướng dẫn HS hình thành KT: (12')
a. Nhận xét:
Bài 1:
- Gọi HS đọc đoạn văn và trao đổi tìm nội dung của từng đoạn.
- Gọi HS phát biểu. GV ghi nhanh lên bảng ý kiến của HS 
- GV nhận xét - kết luận 
Bài 2:
- Yêu cầu HS đọc đề bài trong SGK 
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn văn "Mai tứ quý" xác định đoạn, nội dung của từng đoạn
- Gọi HS phát biểu.
- GV kết luận. 
- Hỏi: 
+Bài văn miêu tả bãi ngô theo trình tự nào ?
+Bài văn miêu tả cây mai tứ quý theo trình tự nào ?
- GV kết luận 
Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài
- Yêu cầu HS trao đổi và rút ra nhận xét về cấu tạo của bài văn miêu tả cây cối: Bài văn gồm mấy phần ? Mỗi phần có nhiệm vụ gì ?
- Nhận xét - kết luận lời giải đúng
- 1 HS đọc tành tiếng. Cả lớp đọc thầm, 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận tìm nội dung của từng đoạn
- 3 HS tiếp nối nhau trình bày. Mỗi HS tìm nội dung một đoạn.
- 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm.
- Đọc thầm - trao đổi nhóm đôi.
- Một số HS phát biểu.
- Lắng nghe.
- HS so sánh 2 bài văn trả lời 
- 1 HS đọc to, HS lớp đọc thầm
- HS trao đổi - trả lời. 
- HS phát biểu, HS khác NX, bổ sung.
Bài văn miêu tả cây cối thường gồm có 3 phần:
- Mở bài: Tả hoặc giới thiệu bao quát về cây định tả.
- Thân bài: Tả từng bộ phận của cây hoặc tả từng thời kì phát triển của cây.
- Kết bài: Nêu ích lợi của cây, tình cảm của người tả cây hoặc ấn tượng đặc biệt về cây của người tả.
b. Ghi nhớ:
- HS đọc phần ghi nhớ
3. Luyện tập: (18')
Bài 1.
- Gọi HS đọc yêu cầu , suy nghĩ và xác định trình tự miêu tả trong bài qua từng đoạn văn.
- Gọi HS trình bày, nhận xét , bổ sung.
Bài 2:
- Cho HS quan sát cây vải, cây sầu riêng 
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài
- Yêu cầu HS quan sát tranh, lập dàn ý miêu tả theo bố cục của bài văn miêu tả cây cối
- Gọi HS trình bày dàn ý của mình (dán giấy lên bảng)
3. Củng cố - dặn dò: (3')
- 2-3 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm để thuộc phần ghi nhớ ngay tại lớp.
- HS đọc bài, xác định trình tự miêu tả.
- Trình bày - bổ sung.
- HS quan sát.
- HS đọc, xác định yêu cầu của bài.
- HS lập dàn ý.
- HS trình bày - nhận xét - bổ sung.
 - Nhận xét tiết học
 Dặn HS về nhà lập dàn ý hoàn chỉnh bài văn miêu tả cây cối. 
 ___________________________________
Tiết 4: Sinh hoạt lớp.
 ___________________________________________
Chiều:
Tiết 1: Kĩ thuật
Chăm sóc rau, hoa (Tiết 1)
I. Mục tiêu:
- Biết được mục đích, tác dụng, cách tiến hành một số công việc chăm sóc cây rau hoa.
- Làm được một số công việc chăm sóc rau hoa, tưới nước, làm cỏ, vun xới đất.
- Có ý thức chăm sóc, bảo vệ rau hoa.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Dầm xới hoặc cuốc, bình tưới nước, rổ đựng cỏ.
III. Hoạt động dạy – học:
A. Kiểm tra bài cũ: (4')
Nêu cách trồng rau, hoa trong chậu?
GV và HS NX và đánh giá.
B. Bài mới: (31')
1. Giới thiệu bài: (1')
2. Bài giảng: ((27)
 a. Hướng dẫn HS tìm hiểu mục đích, cách tiến hành và thao tác kĩ thuật chăm sóc cây.
*Tưới nước:
- ở gia đình em thường tưới nước cho rau, hoa vào lúc nào ? Tưới bằng dụng cụ gì ? Trong hình 1, người ta tưới nước cho rau, hoa bằng cách nào ?
+ GV giải thích tại sao phải tưới nước lúc trời râm mát.
* Tỉa cây:
+ Thế nào là tỉa cây? Tỉa cây nhằm mục đích gì?
+ Cho HS quan sát hình 2 SGK rồi nêu nhận xét về khoảng cách và sự phát triển của cây cà rốt ở hình 2a, 2b.
+ GV hướng dẫn HS tỉa cây: chỉ tỉa những cây cong, cây yếu, cây bị sâu bệnh.
* Làm cỏ:
+ ở gia đình em thường làm cỏ cho rau, hoa bằng cách nào ? Tại sao phải diệt cỏ vào ngày nắng ?
+ GV nhận xét và hướng dẫn cho HS cách nhổ cỏ và làm cỏ bằng dầm xới.
* Vun xới đất cho rau, hoa:
+ GV cho HS quan sát hình 3 SGK và đặt câu hỏi để HS nêu dụng cụ vun xới đất và cách xới đất.
 + GV làm mẫu cách vun, xới bằng dầm xới, cuốc và nhắc nhở HS chú ý không làm gãy cây hoặc làm cây bị xây sát.
- Vài HS nêu.
- HS q/sát hình 1 và nêu.
- Nhổ bớt 1 số cây, 
- HS q/sát và nêu NX.
- Vài HS nêu.
- HS q/sát hình 3.
+ HS q/sát.
3. Củng cố - dặn dò: (3')
Nhận xét tiết học
Dặn HS chuẩn bị bài tiếp.
 ________________________________________
Tiết 2: Luyện Toán
Luyện tập: Quy đồng mẫu số các phân số .
I. Mục tiêu:
- Củng cố cách quy đồng mẫu số các phân số, củng cố về phân số bằng nhau.
- Rèn kĩ năng quy đồng MS các phân số.
- Giáo dục HS say mê học toán.
II. Đồ dùng dạy- học: Bảng phụ
III. Hoạt động dạy - học:
A. KTBC: (5') - Nêu cách quy đồng MS 2 P/S ?
 - Quy đồng MS 2p/s và ?
B. Bài mới: (34')
Bài 1: 
( Bài 212 trang 43 -BT PT toán 4 tập )
GV yêu cầu HS đọc và làm bài.
GVNX
?Nhắc lại cách quy đồng mẫu số các phân số.
Bài 2: (Bài 214 trang 43- BT PT toán 4).
-GV treo bảng phụ
-GV chữa bài.
Bài 3: (Bài 211 tr 43- BTPT toán 4 )
- GV viết bài mẫu lên bảng.
- GV chấm bài, NX.
-HS nêu y/c
- 2 HS chữa bài
- HS lớp làm vở
-2HS nêu
- HS nêu cách làm
- HS nhắc lại cách quy đồng mẫu số.
-3HS chữa bài
- HS nêu y/c.
- HS đọc y/c.
- HS làm bài .2HS chữa bài
-NX
3. Củng cố, dặn dò: (3')
- GV tóm tắt ND luyện tập.
- NX giờ học. Dặn HS VN ôn bài.
Tiết 3: Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Văn nghệ ca ngợi quê hương đất nước, 
ca ngợi Đảng và Bác Hồ.
I. Mục tiêu:
- Xây dựng cho HS tình yêu quê hương đất nước qua những bài hát.
- Thêm yêu kính Bác Hồ, biết ơn Đảng.
- Xây dựng , bồi dưỡng lòng tự hào dân tộc.
II. Chuẩn bị: Một số tiết mục văn nghệ ca ngợi quê hương, đất nước, Bác Hồ.
III. Hoạt động dạy- học:
Hoạt động 1:
Tổ chức hát tập thể bài “ Em yêu hòa bình”
Hoạt động 2
Hát cá nhân hoặc theo nhóm các bài hát về Bác, về quê hương, đất nước.
Hoạt động 3
Kể chuyện hoặc đọc thơ về Bác Hồ.
Củng cố dặn dò:
Nhận xét giờ học:Khen gợi các HS tích cực tham gia
Chuẩn bị bài sau.
_______________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_4_tuan_21_nguyen_thi_hong_tham.doc