Giáo án Khối 4 - Tuần 23 - Năm học 2011-2012 (Soạn theo chương trình giảm tải)

Giáo án Khối 4 - Tuần 23 - Năm học 2011-2012 (Soạn theo chương trình giảm tải)

Tiết 45: HOA HỌC TRÒ

I. Mục tiêu:

- Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm.

- Hiểu các từ ngữ khó trong bài: ( chú giải).

- Hiểu ND: Tả vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng, loài hoa gắn với những kỉ niệm và niềm vui của tuổi học trò (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

 - Cảm nhận được vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng qua ngòi bút miêu tả của Xuân Diệu.

II. Đồ dùng dạy học:

- Tranh minh hoạ cây phượng(sưu tầm)

III. Hoạt động dạy học:

A. Kiểm tra:

- Đọc thuộc lòng bài thơ Chợ Tết? - 2 học sinh đọc và trả lời câu hỏi.

 

doc 20 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 22/01/2022 Lượt xem 226Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 23 - Năm học 2011-2012 (Soạn theo chương trình giảm tải)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 23:
 Thứ hai ngày 6 tháng 2 năm 2012
BUỔI 1:
Chào cờ:
TẬP TRUNG TOÀN TRƯỜNG
__________________________________
Tập đọc:
Tiết 45: HOA HỌC TRÒ
I. Mục tiêu:
- Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm.
- Hiểu các từ ngữ khó trong bài: ( chú giải).
- Hiểu ND: Tả vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng, loài hoa gắn với những kỉ niệm và niềm vui của tuổi học trò (trả lời được các câu hỏi trong SGK). 
 - Cảm nhận được vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng qua ngòi bút miêu tả của Xuân Diệu.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ cây phượng(sưu tầm)
III. Hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra:
- Đọc thuộc lòng bài thơ Chợ Tết? 
- 2 học sinh đọc và trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét chung, ghi điểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài.
2. Luyện đọc:
- Đọc toàn bài.
- Chia đoạn yêu cầu đọc.
- 3 đoạn (mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn).
+ Lần 1: Đọc kết hợp sửa phát âm.
- 3 h/s đọc
+ Đọc kết hợp giải nghĩa từ:
- 3 h/s khác.
- Luyện đọc theo cặp.
- Từng cặp đọc bài.
- Đọc toàn bài.
- 1 h/s đọc.
- GVnhận xét đọc, đọc mẫu bài.
- HS nghe.
3. Tìm hiểu bài:
- Tìm từ ngữ cho biết hoa phượng nở rất nhiều?
- Cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực, người ta chỉ nghĩ đến cây, đến hàng, đến những tán lớn xoè ra như muôn ngàn con bướm thắm đậu khít nhau.
- Đỏ rực là màu đỏ như thế nào?
- đỏ thắm, màu đỏ rất tươi và sáng.
- Tác giả sử dụng biện pháp gì trong đoạn văn trên?
- ...so sánh, giúp ta cảm nhận hoa phượng nở rất nhiều, rất đẹp.
- Ý đoạn 1?
- Ý 1: Số lượng hoa phượng rất lớn.
- Tại sao tác giả lại gọi hoa phượng là "hoa học trò"?
- Vì phượng là loài cây rất gần gũi với tuổi học trò. Phượng được trồng nhiều ở sân trường, hoa phượng thường nở vào mùa hè, mùa thi của tuổi học trò, hoa phượng gắn liền với những buồn vui của tuổi học trò.
- Hoa phượng nở gợi cho mỗi học trò cảm giác gì? Vì sao?
- Cảm giác vừa buồn lại vừa vui. Buồn vì xa trường, xa bạn bè thầy cô, ... Vui vì báo hiệu được nghỉ hè, hứa hẹn những ngày hè lí thú.
- Hoa phượng còn gì đặc biệt làm ta náo nức?
- Hoa phượng nở nhanh đến bất ngờ, màu phượng mạnh mẽ làm khắp thành phố rực lên như tết đến nhà nhà dán câu đối đỏ.
- Tác giả dùng giác quan nào để cảm nhận được lá phượng?
- Thị giác, vị giác, xúc giác...
- Màu hoa phượng thay đổi như thế nào theo thời gian?
- Bình minh hoa phượng là màu đỏ còn non, có mưa hoa càng tươi dịu. Dần dần số hoa tăng màu cũng đậm dần, rồi hoà với mặt trời chói lọi, màu phượng rực lên.
- Em cảm nhận điều gì qua đoạn 2, 3?
- Ý 2: Vẻ đẹp đặc sắc của hoa phượng.
- Đọc toàn bài em cảm nhận được điều gì?
- HS nối tiếp nhau nêu cảm nhận.
- GV chốt ý chính ghi bảng
- HS nêu nội dung.
4. Đọc diễn cảm:
- Đọc nối tiếp cả bài.
- 3 h/s đọc.
- Đọc bài với giọng như thế nào?
- Giọng nhẹ nhàng, suy tư, nhấn giọng: cả một loạt; cả một vùng....
- Luyện đọc diễn cảm Đ1.
+ GV đọc mẫu đoạn 1.
- Tổ chức thi đọc.
- HS nêu cách đọc hay đoạn 1.
- Luyện đọc theo cặp.
- Thi đọc.
- Cá nhân, nhóm.
- GV cùng h/s bình chọn h/s đọc hay.
C. Củng cố dặn dò:
 - Em nhận xét gì về hoa phượng ở trường em?
- Nhận xét chung giờ học, dặn h/s chuẩn bị bài sau.
___________________________________
Toán:
Tiết 111: LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu: 	
- Biết so sánh hai phân số.
- Biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9 trong một số trường hợp đơn giản. (Kết hợp ba bài LTC trang 123, 124 thành hai bài LTC)
Bài 1 (ở đầu tr123), bài 2 (ở đầu tr123), bài 1a, c (ở cuối tr123) (a chỉ cần tìm một chữ số).
II. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra:
- Cách so sánh hai phân số?
- Nhận xét.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn học sinh luyện tập:
Bài 1(ở đầu tr123)*: 
- Tổ chức cho h/s làm bài.
- Theo dõi nhắc nhở.
- Nhận xét, chữa bài.
Bài 2(ở đầu tr123): Viết phân số >,< 1 từ hai số tự nhiên 3 và 5.
- HD h/s làm bài.
- Chữa bài, nhận xét.
Bài 3**: 
- Viết các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn ta cần làm thế nào?
- Yêu cầu h/s viết.
- Nhận xét.
Bài 1a, c (ở cuối tr123): 
- Nêu dấu hiệu chia hết cho 2; 5; 3; 9?
- Yêu cầu h/s làm bài.
- Chữa bài, nhận xét.
C. Củng cố dặn dò:
- Nêu cách so sánh hai phân số?
- Dặn h/s học bài, chuẩn bị bài sau.
- HS nêu.
- HS nêu yêu cầu.
- HS làm bài.
 < ; < ; = ; 
 > ; < 1; 1 < .
- HS nêu yêu cầu.
- HS viết phân số:
+ Phân số bé hơn 1 là: .
+ Phân số lớn hơn 1 là: .
- HS nêu yêu cầu.
- HS nêu cách làm.
- HS làm bài.
a, ; ; . b, ; ; .
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS nêu ý kiến.
- HS làm bài.
 a. 75 5 ,.. c. 75 7 
___________________________________
Đạo đức:
 Tiết 23: GIỮ GÌN CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG (TIẾT 1)
I. Mục tiêu:	
- Biết được vì sao phải bảo vệ, giữ gìn các công trình công cộng.
- Nêu được một số việc cần làm để bảo vệ các công trình công cộng.
- Có ý thức bảo vệ, giữ gìn các công trình công cộng ở địa phương.( Biết nhắc các bạn cần bảo vệ, giữ gìn các công trình công cộng.)
II. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- Em đã lịch sự với mọi người chưa? 
- 2 h/s trả lời.
- GV nhận xét chung, đánh giá.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài mới. 
2. Hoạt động 1: Thảo luận nhóm tình huống trang 34-sgk.
* Mục tiêu: Biết khuyên bạn nên giữ gìn các công trình công cộng.
* Cách tiến hành: 
- Tổ chức cho h/s thảo luận nhóm 4.
- Nhóm 4 thảo luận tình huống.
- Trình bày kết quả?
- Đại diện các nhóm trình bày, lớp nhận xét trao đổi, bổ sung.
* Kết luận: Nhà văn hoá xã là một công trình công cộng, là nơi sinh hoạt văn hoá chung của nhân dân, được xây dựng bởi nhiều công sức, tiền của. Vì vậy Thắng cần phải khuyên Hùng nên giữ gìn không được vẽ bậy nên đó.
3. Hoạt động 2: Bài tập 1, sgk/35.
* Mục tiêu: Nhận biết được hành vi và việc làm đúng qua các tranh.
* Cách tiến hành:
Gọi h/s nêu yêu cầu.
- Đọc yêu cầu bài.
- Tổ chức h/s trao đổi theo cặp.
- Từng cặp trao đổi theo yêu cầu bài.
- Yêu cầu trình bày? 
* Kết luận: Tranh 2,4: Đúng; Tranh 1,3 : Sai.
4. Hoạt động 3: Xử lý tình huống bài tập 2/36.
* Mục tiêu: HS biết cách xử lý tình huống hợp lý.
* Cách tiến hành: 
- Từng nhóm trình bày, lớp trao đổi, tranh luận.
- Tổ chức cho h/s trao đổi thảo luận theo nhóm 4;
- N4 h/s thảo luận .
- Trình bày?
- Đại diện từng nhóm trình bày, bổ sung, tranh luận ý kiến trước lớp.
- GV kết luận từng tình huống: a. Cần báo cho người lớn hoặc những người có trách nhiệm về việc này.
b. Cần phân tích lợi ích của biển báo giao thông, giúp các bạn nhỏ thấy rõ tác hại của hành động ném đất đá vào biển báo giao thông và khuyên ngăn họ.
5. Hoạt động tiếp nối: 
* Các công trình công cộng như: công viên, vườn hoa, rừng cây, hồ chứa nước, đập ngăn nước, kênh đào, đường ống dẫn nước, đường ống dẫn dầu,... là các công trình công cộng có liên quan trực tiếp đến môi trường và chất lượng cuộc sống của người dân. Vì vậy chúng ta cần phải bảo vệ giữ gìn bằng những việc làm phù hợp với khả năng của bản thân. 
- Chuẩn bị bài tập 4: Điều tra về các công trình công cộng. 
- HS theo dõi.
- HS đọc ghi nhớ bài.
________________________________________________
BUỔI 2: 
Thể dục:
 ( Thầy Đăng soạn giảng)
___________________________________ 
Kĩ thuật:
Tiết 23: TRỒNG CÂY RAU, HOA TRONG CHẬU( TIẾP)
I. Mục tiêu:	
- Biết cách chọn cây rau, hoa để trồng.
- Biết cách trồng cây rau, hoa trên luống và cách trồng cây rau, hoa trong chậu.
- Trồng được cây rau, hoa trên luống hoặc trong chậu.
II. Đồ dùng dạy học:
- Mẫu: Một chậu cây rau, hoa.
- Vật liệu, dụng cụ:
+ Cây rau, hoa trồng được trong chậu.
+ Đất cho vào chậu và một ít phân vi sinh hoặc phân chuồng đã ủ hoai mục.
+ Đầm xới, bình tưới nước.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra:
- Nêu quy trình kĩ thuật trồng cây trong chậu?
- Kiểm tra sự chuẩn bị của h/s.
2. Hướng dẫn thực hành:
a) Học sinh thực hành trồng cây rau, hoa trong chậu:
- GV nêu yêu cầu thực hành:
+ Trồng cây vào chậu đã chuẩn bị.
+ Chú ý trồng cây vào giữa chậu và trồng đúng kĩ thuật để cây không bị nghiêng ngả.
- GV theo dõi nhắc nhở.
b) Đánh giá kết quả học tập:
- Tổ chức cho h/s trưng bày sản phẩm.
- Gợi ý để h/s nhận xét đánh giá kết quả thực hành.
- GV nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò:
- Chăm sóc cây rau, hoa đã trồng.
- Chuẩn bị bài sau.
- HS nêu.
- HS chú ý yêu cầu thực hành.
- HS thực hành trồng cây rau, hoa trong chậu.
- HS trưng bày sản phẩm thực hành.
- HS tự nhận xét đánh giá sả phẩm của mình và của bạn.
____________________________________________________________________
Thứ ba ngày 7 tháng 2 năm 2012
BUỔI 1:
Toán:
Tiết 112: LUYỆN TẬP CHUNG 
I. Mục tiêu:
- Biết tính chất cơ bản của phân số, phân số bằng nhau, so sánh phân số.
- Bài 2 (ở cuối tr123), bài 3 (tr124), bài 2 (c, d) (tr125) 
II. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra: 
- Nêu dấu hiệu chia hết cho 2,3,5,9.
B. Bài mới :
1.Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn luyện tập:
Bài 2(ở cuối tr123),: Củng cố tính chất cơ bản của phân số.
- Để viết được phân số chỉ số h/s trai so với h/s cả lớp ta cần tìm gì trước?
- Tổ chức cho h/s làm bài.
- Nhận xét.
Bài 3(124): Nêu yêu cầu.
- Yêu cầu rút gọn các phân số đã cho.
- Nhận xét, chữa bài.
Bài 4**: Củng cố về cách rút gọn và quy đồng mẫu số.
- Để xếp được các p/s ta cần làm gì?
- Yêu cầu h/s làm bài.
- Nhận xét, chữa bài.
Bài 2(125-c,d)
- Yêu cầu h/s làm bài.
- GV theo dõi nhắc nhở.
- Nhận xét chữa bài.
- Nhận xét, chữa bài.
C. Củng cố, dặn dò:
- Nhắc lại cách quy đồng ; rút gọn phân số?
- Nhận xét tiết học, ôn bài chuẩn bị bài sau.
- HS nêu yêu cầu.
- HS làm bài:
+ Số h/s cả lớp học đó là:
 14 + 17 = 31 ( học sinh)
+ Phân số chỉ số phần h/s trai trong số h/s cả lớp là: .
+ Phân số chỉ số phần h/s gái trong số h/s cả lớp đó là: .
- HS nêu yêu cầu.
- HS làm bài: rút gọn các phân số đã cho, có: = ; = ; ...
Các phân số bằng p/s là: ; .
- HS nêu yêu cầu.
- HS quy đồng mẫu số các phân số.
- Sắp xếp theo thứ tự từ lớn đến bé: 
; ; 
 - HS nêu yêu cầu.
- HS làm bài.
__________________________________
Luyện từ và câu:
Tiết 45: DẤU GẠCH NGANG
Mục tiêu:
- Nắm được tác dụng của dấu gạch ngang (ND Ghi nhớ).
- Nhận biết và nêu được tác dụng của dấu gạch ngang trong bài văn (BT1, mục III); viết được đoạn văn có dùng dấu gạch ngang để đánh dấu lời đối thoại và đánh dấu phần chú thích (BT2).
-** HS khá, giỏi viết được đoạn văn ít nhất 5 câu, đúng yêu cầu của BT2 (mục III).
II. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu, bút dạ.
III. Các hoạt động dạy họ ... ớc: do có nguồn nguyên liệu và lao động dồi dào, được đầu tư phát triển.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bản đồ Hành chính, bản đồ giao thông VN, bản đồ thành phố HCM.
- Tranh ảnh về thành phố Hồ Chí Minh.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra:
- Kể tên các ngành công nghiệp ở đồng bằng Nam Bộ?
- Nhận xét, cho điểm.
B. Dạy bài mới:
1. Thành phố lớn nhất cả nước.
* Hoạt động 1: Làm việc cả lớp.
- HD h/s thao tác chỉ bản đồ.
- GV giới thiệu sơ đồ TPHCM.
* Hoạt động 2: Làm việc nhóm.
Bước 1:Gợi ý h/s thảo luận.
- Thành phố nằm bên sông nào ?
- Thành phố đã có bao nhiêu tuổi ?
- Thành phố được mang tên Bác từ năm
nào ?
Bước 2: Yêu cầu h/s thảo luận.
+ Chỉ vị trí và mô tả vị trí Thành phố Hồ Chí Minh trên bản đồ.
+ Quan sát bảng số liệu sgk, nhận xét về diện tích và dân số ở TH HCM, so sánh với thành phố Hà Nội.
2. Trung tâm kinh tế, văn hoá, khoa học lớn.
* Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm
- GV tổ chức cho h/s các nhóm trao đổi theo nội dung phiếu.
- GV tới các nhóm gợi ý.
- Yêu cầu trao đổi thảo luận.
- GV nhận xét kết luận.
C. Củng cố dặn dò:
- Nêu dẫn chứng chứng tỏ TP HCm là trung tâm kinh tế khoa học lớn?
- Nhận xét tiết học. Dặn h/s chuẩn bị bài sau: Thành phố Cần Thơ.
- HS nêu ý kiến.
- HS lên bảng chỉ vị trí Thành phố Hồ Chí Minh trên bản đồ VN.
- HS dựa vào tranh, ảnh, bản đồ, thảo luận nhóm theo gợi ý.
- Các nhóm trao đổi trước lớp.
- Thực hiện chỉ vị trí TP HCM, nhận xét về diện tích và dân số.
- HS dựa vào tranh, ảnh, bản đồ và hiểu biết của cá nhân :
+ Kể về các ngành công nghiệp ở TP HCM. 
+ Nêu dẫn chứng chứng tỏ TP HCM là trung tâm kinh tế lớn của cả nước.
+ Kể tên một số trường đại học, khu vui chơi, giải trí ở TP HCM.
- Các nhóm trao đổi trước lớp.
* Đọc bài học.
___________________________________________
BUỔI 2: 
Toán:
Tiết 46: LUYỆN TẬP: PHÉP CỘNG HAI PHÂN SỐ 
I. Mục tiêu :	
Củng cố cho h/s về :
- Cộng hai phân số có cùng mẫu số- phân số khác mẫu số, tính chất giao hoán của phép cộng phân số.
- Biết cộng hai phân số cùng mẫu, khác mẫu số.
II. Đồ dùng dạy học : 
III. Các hoạt động dạy học :
A. Kiểm tra bài cũ :
- Nêu quy tắc cộng hai phân số cùng mẫu số và khác mẫu số ?
- Nhận xét đánh giá.
B. Bài mới :
1. Giới thiệu bài :
2. Luyện tập:
 Bài 1 : Tính ( Bài 1-35 và bài 1-36 VBT)
- Gọi h/s nêu yêu cầu bài.
- Gọi h/s nêu cách cộng.
- Yêu cầu h/s làm bài.
Bài 2 ( BT2-35) Viết tiếp vào chỗ trống.
  ; 
- Gọi h/s nêu yêu cầu, cách làm bài.
- Gọi h/s lên bảng làm bài.
- Nhận xét đánh giá.
Bài 3(BT3-37)
- Yêu cầu h/s tự làm bài.
- GV theo dõi nhắc nhở.
- Nhận xét chữa bài.
Bài 4** (BT4-37): 
- Gọi h/s đọc bài, nêu cách làm bài.
- HD làm bài : Bài toán cho biết gì, hỏi gì ?
- Nhận xét đánh giá.
C. Củng cố dặn dò :
- Nêu cách cộng 2 p/s cùng mẫu số, khác mẫu số?
- Nhận xét giờ học, dặn h/s ôn bài, chuẩn bị bài tiết sau.
- HS đọc quy tắc.
- Nêu yêu cầu.
- Nêu cách tính.
- HS làm bài.
a. 
b. 
 ...
- HS nêu yêu cầu bài.
- HS làm bài.
 ; 
- Nêu yêu cầu.
- HS làm bài.
KQ : = ; =
- Đọc yêu cầu bài 4-VBT-37.
- Nêu cách làm bài.
- HS làm bài.
Bài giải :
Sau một ngày đêm ốc leo lên được :
(m)
130cm
 Đáp số : m ; 130cm
_____________________________________
Anh văn:
( Cô Chinh soạn giảng) 
_____________________________________
Tiếng Việt:
Tiết 23: LUYỆN TẬP: - TẢ CÁC BỘ PHẬN CỦA CÂY CỐI
 - MRVT: CÁI ĐẸP
I. Mục tiêu:
Củng cố cho h/s:
- Miêu tả một bộ phận của cây cối. Viết được một đoạn văn miêu tả hoa hoặc quả.
- Hệ thống hoá vốn từ, nắm nghĩa các từ miêu tả mức độ của cái đẹp, biết đặt câu với các từ đó.
II. Đồ dùng dạy học :
III. Các hoạt động dạy học.
A. Kiểm tra:
- Gọi h/s đọc các câu tục ngữ về Cái đẹp đã học.
- Nhận xét cho điểm.
B. Dạy bài mới :
1. Giới thiệu bài :
2. Hướng dẫn HS làm bài tập :
Bài 2(VBT-32): Ghi lại một số trường hợp em cho là dùng được các câu tục ngữ bài 1.
- Yêu cầu h/s dựa vào hiểu biết hoặc qua sách báo để viết lại các trường hợp sử dụng các câu tực ngữ.
- HD nhận xét bài làm của h/s ở vở và bảng phụ.
Bài 3(VBT-32) :
- Yêu cầu h/s làm bài VBT.
- Gọi h/s làm bài bảng lớp, miệng.
- GV cùng lớp nhận xét.
Bài 2(VBT-30+31): 
Viết một đoạn văn miêu tả một loài hoa hoặc một thứ quả mà em ưa thích.
- Gọi h/s nêu loài hoa mình thích.
- Em dự định miêu tả thế nào ?
- Yêu cầu h/s làm bài.
- Gọi h/s đọc bài nhận xét bài bảng phụ và bài đọc của bạn.
- GV nhận xét đánh giá.
* Đọc cho h/s nghe một đoạn văn tham khảo.
C. Củng cố dặn dò :
- Nhận xét tiết học, biểu dương h/s làm bài tốt.
- Yêu cầu h/s về nhà hoàn thành đoạn văn, chuẩn bị bài sau.
- HS đọc các câu tục ngữ bài 1.
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- Đọc các câu tục ngữ.
- HS làm bài cá nhân, 3 h/s làm bài bảng phụ.
- HS đọc bài làm ở vở. Lớp nhận xét.
- HS nêu yêu cầu.
- HS làm bài bảng lớp, bảng phụ.
- Đọc kết quả nhận xét.
Các từ : tuyệt vời, tuyệt diệu, tuyệt trần, mê hồn, kinh hồn, mê li, vô cùng, không tả xiết, khôn tả, như tiên, không tả được....
VD: Đêm hội thật tuyệt diệu.
Buổi biểu diễn của đoàn xiếc tật mê li.
....
- HS đọc đề bài.
- HS phát biểu ý kiến.
- Hs làm bài vào VBT, 2 h/s làm bài bảng phụ.
- Đọc bài viết.
- Nhận xét bbài.
____________________________________________________________________ 
Thứ sáu ngày 10 tháng 2 năm 2012
Toán:
Tiết 115: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu :	
- Rút gọn được phân số.
- Thực hiện được phép cộng hai phân số.( Bài 1, bài 2 (a, b), bài 3 (a, b)) (tr128)
II. Các hoạt động dạy học:
A .Kiểm tra bài cũ :
- Nêu cách cộng hai p/s cùng mẫu, khác mẫu ?
- Nhận xét đánh giá.
B. Bài mới :
1. Giới thiệu bài :
2. Hướng dẫn luyện tập.
Bài 1 *: 
- GV ghi bảng : Tính 
 và 
- HD làm bài.
- Yêu cầu h/s làm bài.
- Nhận xét chữa bài.
Bài 2 *: Củng cố về cộng 2 p/s khác mẫu số
- HD h/s làm bài.
- Theo dõi gợi ý h/s yếu. 
- Nhận xét bài.
Bài 3 : Củng cố cách rút gọn phân số.
- HD tương tự bài tập 2.
- Nhận xét chữa bài.
Bài 4**: Áp dụng cách cộng p/s vào giải toán.
- HD tóm tắt và giải bài tập.
- Bài toán cho biết gì ? Hỏi gì ?
- Yêu cầu h/s làm bài.
- Nhận xét chữa bài.
C. Củng cố dặn dò :
- Muốn cộng hai phân số cùng mẫu (khác mẫu)ta làm thế nào?
- Nhận xét tiết học. Dặn h/s chuẩn bị bài sau.
- HS đọc quy tắc.
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- 2 h/s nêu quy tắc cộng 2 phân số cùng mẫu và khác mẫu số.
- Các phép tính khác, h/s làm việc cá nhân.
- HS nêu yêu cầu bài.
- 3 h/s lên bảng thực hiện, lớp nháp.
a, 
b, 
c, 
- HS nêu đầu bài.
- HS làm bài.
a. ....
- HS đọc đầu bài.
- Nêu cách thực hiện rồi làm bài.
Tóm tắt.
Đội viên tập hát : số đội viên của 
Đội viên đá bóng : Chi đội ?
Bài giải.
 Số đội viên của cả Chi đội :
 ( Đội viên)
 Đáp số : 29/35 đội viên.
______________________________________
Chính tả:
Tiết 23: CHỢ TẾT 
I. Mục tiêu:
- Nhớ-viết đúng bài CT; trình bày đúng đoạn thơ trích.
- Làm đúng BT CT phân biệt âm đầu, vần dễ lẫn (BT2).
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ chép bài 2.
III. Các hoạt động dạy học:
 A. Kiểm tra:
- Yêu cầu viết các từ: nức nở, lá trúc,..
- Nhận xét chữa lỗi.
 B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn nhớ viết:
- Tổ chức cho h/s ôn lại đoạn viết.
- Người đi chợ tết có điểm gì chung?
- Yêu cầu viết từ khó.
- GV lưu ý h/s cách trình bày thể thơ 8 chữ.
- Tổ chức cho h/s nhớ – viết bài.
- Theo dõi nhắc nhở h/s yếu, cho h/s T chép theo sách.
- GV thu một số bài, chấm, nhận xét.
3. Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
Mẩu chuyện: Một ngày và một năm.
- Tổ chức cho h/s làm bài.
- Chữa bài, nhận xét.
C. Củng cố dặn dò:
- Kể lại mẩu chuyện vui: Một ngày và một năm.
- Chuẩn bị bài sau.
- HS viết bảng.
- HS đọc thuộc lòng đoạn thơ.
- HS nêu ý kiến.
- HS viết từ khó vào bảng lớp, bảng con.
- HS lưu ý cách trình bày bài thơ: HS mở SGK quan sát đoạn thơ ghi nhớ.
- HS nhớ – viết bài.
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS làm bài: sỹ, Đức, sung sướng, sao, bức, bức.
______________________________________
Khoa học:
Tiết 46: BÓNG TỐI
I. Mục tiêu:
- Nêu được bóng tối ở phía sau vật cản sáng khi vật này được chiếu sáng.
- Nhận biết được khi vị trí của vật cản sáng thay đổi thì bóng của vật thay đổi.
II. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động:
- HD h/s quan sát H1 sgk.
- Yêu cầu h/s dự đoán xem bóng trên tường khi chiếu đèn pin.
- HS quan sát H1 sgk, dựa vào kinh nghiệm để biết : Mặt trời chiếu từ phía bên phải của hình vẽ.
- HS nêu ý kiến.
2. Hoạt động 1:Tìm hiểu về bóng tối.
* Mục tiêu : Nêu được bóng tối xuất hiện phía sau vật sáng khi được chiếu sáng. *Cách tiến hành :
+ Bước 1 : HS thực hiện thí nghiệm 1 sgk
+ Bước 2 : làm việc theo nhóm, trả lời câu hỏi sgk.
+ Bước 3: Ghi lại kết quả trên bảng lớp:
- Bóng tối xuất hiện ở đâu, khi nào ?
- Điều gì sẽ xảy ra khi đưa vật đến gần vật chiếu sáng ? Bóng của vật sẽ thay đổi như thế nào ?
3. Hoạt động 2 : Trò chơi hoạt hình.
* Mục tiêu : Củng cố vận dụng kiến thức đã học về bóng tối.
* Cách tiến hành :
HD h/s chơi trò chơi ô Xem bóng đoán vật.
- Chiếu bóng lên tường, y/c h/s chỉ lên tường và đoán xem là con vật gì ?
- GV nhận xét .
4. Củng cố dặn dò:
- Bóng tối xuất hiện khi nào ?
- Nhận xét tiết học. Dặn h/s học thuộc mục : Bạn cần biết và chuẩn bị bài sau.
- HS làm thí nghiệm sau :
+ Chiếu đèn pin, kiểm tra bóng trên tường.
- HS làm việc cá nhân sau đó trình bày dự đoán của mình.
- HS dựa vào gợi ý và câu hỏi sgk, làm việc nhóm.
- Bóng tối xuất hiện phía sau vật cản sáng khi vật này được chiếu sáng.
- HS chơi trò chơi : Đoán vật
_____________________________________
Sinh hoạt:
SƠ KẾT TUẦN 23
I. Mục tiêu:
 - Học sinh biết nhận ra những ưu điểm, tồn tại về mọi hoạt động trong tuần 23.
 - Biết phát huy những ưu điểm và khắc phục những tồn tại còn mắc phải. 
 - Vui chơi, múa hát tập thể.
II. Các hoạt động:
 1. Sinh hoạt lớp: 
 - Học sinh tự nêu các ưu điểm và nhược điểm tuần học 23. 
 - Nêu ý kiến về phương hướng phấn đấu tuần học 24.
* GV nhận xét rút kinh nghiệm các ưu và nhược điểm của học sinh trong tuần 23.
* GV bổ sung cho phương hướng tuần 24: 
- Tiếp tục phát huy ưu điểm ở tuần 23 đã đạt được, khắc phục tồn tại cố gắng học tập tốt ở tuần 24.
- Tiếp tục thực hiện tự học và giúp đỡ lẫn nhau trong học tập.
- Thi đua học tập choà mừng ngày thánh lập Đảng CSVN 3/2.
 2. Hoạt động tập thể:
- Tổ chức cho h/s múa hát các bài hát đã học. 
- GV theo dõi nhắc nhở các em tham gia múa hát tích cực.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_4_tuan_23_nam_hoc_2011_2012_soan_theo_chuong_tr.doc