Giáo án Khối 4 - Tuần 22 đến 29 - Nguyễn Thị Thúy

Giáo án Khối 4 - Tuần 22 đến 29 - Nguyễn Thị Thúy

I/ Mục tiêu bài dạy:

-Kiến thức: Giúp học sinh nắm vững các kiến thức khi các thành phần của phép nhân, chia thay đổi

 -Kỹ năng : Giải thành thạo dạng toán này

-Thái độ: Có thái độ tốt khi học tập.

II/ Đồ dùng :

1-Giáo viên: Bài soạn, bảng nhóm

2-Học sinh: Vở

III/Các hoạt động dạy học

1-Kiểm tra bài cũ(3'): - HS làm bảng: Thực hiện một phép chia cho số có ba chữ số.

2-Bài mới:Giới thiệu bài học(1)

2.1- Luyện tập(29-30')

- Học sinh làm bài tập dưới sự hướng dẫn của GV( BDT4- T19).

Bài tập 1: Số A chia cho 21 dư 7. Hỏi A phải thay đổi thế nào để khi chia cho 21 ta được phép chia không còn dư và thương giảm đi 3 đơn vị.

Bài tập 2: A chia cho 45 dư 17. Hỏi A chia cho 15 thì thương và số dư thay đổi như thế nào?

Bài tập 3: Tìm số bị chia của một phép chia, biết rằng số chia là 23, thương là 137 và số dư là số dư lớn nhất có thể có được.

3-Củng cố-dặn dò(2')

-Giáo viên nhắc lại các kiến thức cần ghi nhớ.

 

doc 143 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 12/02/2022 Lượt xem 246Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 22 đến 29 - Nguyễn Thị Thúy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần22
 Thứ hai ngày 5 tháng 2 năm 2007
 Môn: Tập đọc
Tiết43: sầu riêng.
 Lớp dạy:4E
 GV giảng: Nguyễn Thị Thuý
I/ Mục tiêu bài dạỵ
- Học sinh đọc đúng các câu, đoạn trong bài và biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chậm rãi.
 - Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài.
- Hiểu nội dung: Giá trị và vẻ đặc sắc của cây sầu riêng.
II/ Đồ dùng :
1-Giáo viên: Bài soạn, tranh minh hoạ bài đọc, bảng phụ ghi câu đoạn văn luyện đọc.
2-Học sinh: Đọc trước bài
III/Các hoạt động dạy học
1-Kiểm tra bài cũ(3'): Học sinh đọc bài Bè xuôi sông La, trả lời một số câu hỏi của bài.
2-Bài mới:Giới thiệu bài học(1')
2.1- Hướng dẫn học sinh luyện đọc( 10-12’).
- Giáo viên yêu cầu học sinh chia đoạn . HS đọc nối tiếp 3 đoạn của bài – 2,3 lượt.
 Giáo viên kết hợp cho học sinh xem tranh minh hoạ , luyện đọc từ khó, sửa lỗi về cách đọc và giải nghĩa một số từ khó trong SGK.
- Học sinh nêu cách đọc một số câu văn khó.
- Học sinh luyện đọc theo cặp.
- Giáo viên đọc cả bài
2.2- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài ( 10-12’)
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thầm bài sau đó giáo viên đặt câu hỏi đàm thoại cùng học sinh để tìm hiểu nội dung của bài.
- Giáo viên yêu cầu HS thảo luận nhóm câu hỏi 3 SGK.
- Đại diện các nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét và bổ sung cho câu trả lời của nhóm bạn.
2.3- Hướng dẫn học sinh luyện đọc diễn cảm ( 10-12’)
- Giáo viên mời 3 học sinh nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài. GV hướng dẫn học sinh tìm đúng giọng đọc của bài
- Học sinh cả lớp luyện đọc một đoạn tiêu biểu trong bài.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh thi đọc diễn cảm một đoạn trong bài.
 3-Củng cố-dặn dò(2'): HS nêu nội dung, dặn HS về đọc bài. 
 .
 Thứ hai ngày 5 tháng 2 năm 2007
 Môn: Toán
Tiết 106: luyện tập chung.
 Lớp dạy:4E
 GV giảng: Nguyễn Thị Thuý
I/ Mục tiêu bài dạy:
-Kiến thức: Giúp học sinh củng cố khái niệm ban đầu về phân số, rút gọn phân số và quy đồng mẫy số các phân số.
 - Học sinh biết cách rút gọn phân số, quy đồng mẫu số các phân số.
-Thái độ: Học sinh có ý thức học tập bộ môn.
II/ Đồ dùng :
1-Giáo viên: Bài soạn, bảng nhóm.
2-Học sinh: vở, bút dạ.
III/Các hoạt động dạy học
1-Kiểm tra bài cũ(3'):- Học sinh trả lời về phân số bằng nhau.
2-Bài mới:Giới thiệu bài học(1')
2.1- Hoạt động 1: Luyện tập( 32-34’)
- Giáo viên yêu cầu học sinh tự làm các bài tập và chữa bài.
Bài tập 1: Học sinh làm bài cá nhân ra vở dưới sự hướng dẫn của GV rút gọn các phân số đã cho. Hai em làm bài trên bảng, GV và cả lớp cùng chữa bài.
Bài tập 2: Học sinh chỉ ra các phân số bằng phân số 2/9
Bài tập 3: HS làm bài ra vở quyđồng mẫu số các phân số. Một em làm bài trên bảng phụ. 
- Giáo viên và cả lớp chữa bài.
Bài tập 4: Học sinh làm bài và nêu miệng nhóm có 2/3 số ngôi sao đã tô màu.
3- Củng cố dặn dò(2')
- Giáo viên nhận xét tiết học.
 .....................................................................................
 Thứ hai ngày 5 tháng 2 năm 2007
 Môn: Luyện từ và câu
Tiết43: chủ ngữ trong câu kể ai thế nào ?
 Lớp dạy:4E
 GV giảng: Nguyễn Thị Thuý
I/ Mục tiêu bài dạy:
-Kiến thức: Học sinh nắm được ý nghĩa và cấu tạo của chủ ngữ trong câu kể Ai thế nào?. Xác đinh được bộ phận chủ ngữ của câu. Viết được đoạn văn có dùng các câu kể Ai thế nào?
 -Kỹ năng : Tìm được câu kể Ai thế nào trong đoạn văn và xác định CN.
-Thái độ: Có thái độ tốt khi học.
II/ Đồ dùng :
1-Giáo viên: Bài soạn, bảng nhóm. 
2-Học sinh: vở, bút dạ.
III/Các hoạt động dạy học
1-Kiểm tra bài cũ(3'): - Học sinh lấy VD về câu kể Ai thế nào?
2-Bài mới:Giới thiệu bài học(1')
2.1-Hoạt động 1: Phần nhận xét(12-14’)
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đoạn văn, dùng bút gạch chân dưới các câu kể Ai thế nào trong đoạn văn. Xác định CN trong các câu kể Ai thế nào?
- Học sinh thảo luận nhóm CN trong các câu biểu thị nội dung gì và do những từ ngữ nào tạo thành.
- Giáo viên gọi đại diện các nhóm nêu kết quả. GV và cả lớp chốt lại lời giải đúng.
- Học sinh rút ra ghi nhớ.
2.2- Hoạt động 2( 18-20’) : Luyện tập
Bài tâp1: Học sinh đọc yêu cầu của bài và làm bài ra vở,chỉ ra các câu kể Ai thế nào? trong đoạn văn, xác định CN trong các câu vừa tìm được.
Bài tập 2: Học sinh làm bài cá nhân , mỗi học sinh tự viết một đoạn văn về một loại trái cây mà em thích, trong lời kể có sử dụng một số câu kể Ai thế nào?. Học sinh làm xong tự đổi bài kiểm tra bài của nhau.
- Giáo viên gọi học sinh đọc bài, cả lớp cùng chữa bài.
3-Củng cố-dặn dò(1')
- Học sinh nhắc lại nội dung bài.Dặn HS về nhà học bài.
 Thứ hai ngày 5 tháng 2 năm 2007
 Môn:Toán ( Ôn)
Tên bài : tăng giảm các thành phần của phép nhân, chia.
 Lớp dạy:4E
 GV giảng: Nguyễn Thị Thuý
I/ Mục tiêu bài dạy:
-Kiến thức: Giúp học sinh nắm vững các kiến thức khi các thành phần của phép nhân, chia thay đổi
 -Kỹ năng : Giải thành thạo dạng toán này
-Thái độ: Có thái độ tốt khi học tập.
II/ Đồ dùng :
1-Giáo viên: Bài soạn, bảng nhóm
2-Học sinh: Vở
III/Các hoạt động dạy học
1-Kiểm tra bài cũ(3'): - HS làm bảng: Thực hiện một phép chia cho số có ba chữ số.
2-Bài mới:Giới thiệu bài học(1)
2.1- Luyện tập(29-30')
- Học sinh làm bài tập dưới sự hướng dẫn của GV( BDT4- T19).
Bài tập 1: Số A chia cho 21 dư 7. Hỏi A phải thay đổi thế nào để khi chia cho 21 ta được phép chia không còn dư và thương giảm đi 3 đơn vị.
Bài tập 2: A chia cho 45 dư 17. Hỏi A chia cho 15 thì thương và số dư thay đổi như thế nào?
Bài tập 3: Tìm số bị chia của một phép chia, biết rằng số chia là 23, thương là 137 và số dư là số dư lớn nhất có thể có được.
3-Củng cố-dặn dò(2')
-Giáo viên nhắc lại các kiến thức cần ghi nhớ.
 Thứ hai ngày 5 tháng 2 năm 2007
 Môn: Tiếng việt ( Ôn )
Tên bài: chủ ngữ trong câu kể ai thế nào ?
 Lớp dạy:4E
 GV giảng: Nguyễn Thị Thuý
I/ Mục tiêu bài dạy:
-Kiến thức: Học sinh tìm và xác định được chủ ngữ, vị ngữ trong câu kể Ai thế nào ?
 -Kỹ năng:Học sinh có kĩ năng trình bày bài xác định bộ phận của câu
-Thái độ:Có ý thức học tập bộ môn.
II/ Đồ dùng :
1-Giáo viên: Bài soạn.
2-Học sinh: vở.
III/Các hoạt động dạy học
1-Kiểm tra bài cũ(3'): HS 2 em nêu ghi nhớ của bài câu kể Ai thế nào?
2-Bài mới:Giới thiệu bài học(1')
2.1-Hoạt động 1(32-34’)
Học sinh làm bài dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
Bài tập 1: Tìm những câu kể Ai thế nào ? trong đoạn văn và chỉ ra bộ phận CN,VN trong các câu đó.
 Tay mẹ không trắng đâu.Bàn tay mẹ rám nắng, các ngón tay gầy gầy, xương xương.Hai bàn tay xoa vào má cứ ram ráp nhưng không hiểu sao Bình rất thích.Hàng ngày, đôi bàn tay của mẹ phải làm biết bao nhiêu là việc.
- Chủ ngữ trong các câu kể Ai thế nào trong đoạn văn của bài tập 1 biểu thị nội dung gì?
Bài tập 2: Đặt 5 câu kể Ai thế nào? sau đó tự xác định CN, VN.
Bài tập 3: Viết một đoạn văn ngắn tả cảnh vật hoặc đồ vật, loài cây mà em yêu thích. Trong đoạn văn có sử dụng câu kể Ai thế nào?. Gạch dưới các câu kể Ai thế nào? trong đoạn văn. Tìm CN trong các câu kể Ai thế nào? trong đoạn văn.
3-Củng cố-dặn dò(2')
- Học sinh nhắc lại nội dung bài, dặn HS về học bài.
 Thứ ba ngày 6 tháng 2 năm 2007
 Môn: Tập đọc
Tiết 42: chợ tết .
 Lớp dạy:4E
 GV giảng: Nguyễn Thị Thuý
I/ Mục tiêu bài dạy 
- Học sinh đọc lưu loát bài thơ, biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng kể chậm, dịu dàng, trìu mến phù hợp với việc diễn tả bức tranh giàu màu sắc, vui vẻ, hạnh phúc của một phiên chợ Tết vùng trung du.
- Học sinh hiểu các từ khó trong bài.
- Học sinh hiểu nội dung : Bức tranh chợ Tết miền trung du giàu màu sắc và vô cùng sinh động đã nói về cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc của những người dân quê.
II/ Đồ dùng :
1-Giáo viên: Bài soạn, bảng phụ viết đoạn thơ cần luyện đọc.
2-Học sinh: Đọc trước bài.
III/Các hoạt động dạy học
1-Kiểm tra bài cũ(3'): -Hai, ba học sinh đọc bài Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa và trả lời câu hỏi SGK.
2-Bài mới:Giới thiệu bài học(1)
2.1- Hướng dẫn học sinh luyện đọc ( 10-12’)
- Giáo viên yêu cầu 4 học sinh đọc nối tiếp 4 khổ thơ của bài từ 2-3 lượt. GV kết hợp sửa lỗi phát âm, cách đọc cho HS; nhắc học sinh ngắt nhịp đúng, tìm đúng giọmg đọc của bài thơ.
- Học sinh luyện đọc theo nhóm.
- Giáo viên đọc diễn cảm cả bài thơ.
2.2- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài (10-12’)
- Học sinh đọc thầm bài thơ và trả lời các câu hỏi trong SGK. GV gọi học sinh trả lời. Tổ chức cho học sinh thảo luận câu hỏi 4 SGK.
2.3- Hướng dẫn học sinh luyện đọc diễn cảm (10-12’).
- Học sinh tiếp nối nhau đọc bài thơ.GV kết hợp hướng dẫn để học sinh tìm đúng giọng đọc của bài, thể hiện diễn cảm.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh luyện đọc diễn cảm khổ thơ 2 và khổ thơ 3
- Tổ chức cho học sinh thi đọc diễn cảm.
- Học sinh nhẩm học thuộc lòng bài thơ. Học sinh thi học thuộc lòng.
3-Củng cố-dặn dò(2'): Giáo viên nhận xét. Dặn học sinh về đọc bài.
 .............................................................................
 Thứ ba ngày 6 tháng 2 năm 2007
Môn: Toán
Tiết 107: so sánh hai phân số cùng mẫu số.
Lớp dạy:4E
 GV giảng: Nguyễn Thị Thuý
I/ Mục tiêu bài dạy:
-Kiến thức: Học sinh biết so sánh hai phân số có cùng mẫu số.
- Kĩ năng: Học sinh nhận biết một phân số lớn hơn 1 hoặc bé hơn 1.
- Thái độ: Bồi dưỡng năng lực học toán.
II/ Đồ dùng dạy học: 
1- Giáo viên: Bảng nhóm
2- Học sinh: bút dạ, vở.
III/ Các hoạt động dạy học:
1- Kiểm tra (3-5’): Học sinh chữa bài tập 2 giờ trước.
2- Bài mới: Giới thiệu bài học( 1’)
2.1- Hoạt động 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh so sánh hai phân số có cùng mẫu số. ( 12-34’)
- Giáo viên yêu cầu học sinh chuẩn bị hai băng giấy bằng nhau. Yêu cầu các em chia băng giấy thành 5 phần bằng nhau, tô màu một băng giấy2/5, một băng giấy 3/5, yêu cầu học sinh so sánh số phần đã tô màu của hai băng giấy.
- Giáo viên vẽ đoạn thẳng, sau đó chia đoạn thẳng thành các phần bằng nhau, yêu cầu học sinh so sánh các đoạn thẳng.
- Học sinh nêu cách so sánh và rút ra quy tắc.
2.2- Hoạt động 2: Thực hành( 18-20’)
- Học sinh làm bài tập dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
Bài tập 1: Học sinh làm bài cá nhân sau đó GV cho học sinh chữa bài .
Bài tập 2: HS làm bài ra vở. Giáo viên hướng dẫn học sinh nếu học sinh lúng túng.
Bài tập 3: Học sinh tự giải bài toán vào vở rồi trình bày bài giải ra vở. GV tổ chức cho học sinh chơi trò đố vui.
3- Củng cố – dặn dò( 1-2’):
- Giáo viện nhận xét giờ, biểu dương những em học tốt. 
 ...........................................................................
 Thứ ba ngày 6 tháng 2 năm 2007 
 Môn: Tập làm văn
Tiết 43: ...  2007
Môn: Địa lí
Tiết 29: thành phố huế.
Lớp dạy:4E
GV giảng: Nguyễn Thị Thuý
I/ Mục tiêu bài dạy:
-Kiến thức: Học sinh chỉ được vị trí của thành phố Huế trên bản đồ. Giải thích được vì sao Huế được gọi là cố đô và ở Huế du lịch lại phát triển. 
 -Kỹ năng : Dựa vào lược đồ, tranh ảnh để tìm ra kiến thức.
-Thái độ:Tự hào về thành phố Huế.
II/ Đồ dùng :
1-Giáo viên: Bài soạn, bản đồ hành chính, tự nhiên VN, phô tô lược đồ trống trong SGK.
2-Học sinh: 
III/Các hoạt động dạy học
1-Kiểm tra bài cũ(3'): - Nêu hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng duyên hải miền Trung.
2-Bài mới:Giới thiệu bài học(1')
2.1-Hoạt động 1(8-10’)
- Học sinh tìm trên bản đồ thành phố Huế và nói vị trí của thành phố Huế
- Học sinh thảo luận nhóm đôi và nói cho nhau nghe về thiên nhiên và các công trình kiến trúc cổ ở thành phố Huế.
- Giáo viên và cả lớp chốt lại ý đúng.
2.2- Hoạt động 2( 12-14’)
- Học sinh thảo luận nhóm giải thích tại sao Huế trở thành thành phố du lịch?
- Giáo viên gọi học sinh trình bày kết quả trước lớp 
- Giáo viên tổ chức cho học sinh thi làm hướng dẫn viên du lịch để giới thiệu về thành phố Huế mà em đã học qua tranh ảnh.
3-Củng cố-dặn dò(2')
- Giáo viên nhận xét giờ học, yêu cầu HS học bài.
 Thứ năm ngày 6 tháng 4 năm 2007
Môn: Luyện từ và câu
Tiết 58: giữ phép lịch sự khi bày tỏ yêu cầu, đề nghị.
Lớp dạy:4E
GV giảng: Nguyễn Thị Thuý
I/ Mục tiêu bài dạy:
-Kiến thức: Giúp học sinh hiểu thế nào là yêu cầu đề nghị lịch sự. Biết nói lời yêu cầu, đề nghị lịch sự; biết dùng các từ ngữ phù hợp với các tình huống khác nhau để đảm bảo tính lịch sự của lời yêu cầu đề nghị.
 -Kỹ năng : Biết đặt câu thể hiện tính lịch sự khi yêu cầu, đề nghị.
-Thái độ:Bồi dưỡng thói quen sử dụng đúng câu.
II/ Đồ dùng :
1-Giáo viên: Bài soạn, bảng nhóm.
2-Học sinh: bút dạ, từ điển.
III/Các hoạt động dạy học
1-Kiểm tra bài cũ(3'): -HS 
2-Bài mới:Giới thiệu bài học(1')
2.1- Hoạt ssộng 1( 12-14’): Phần nhận xét
- Học sinh đọc đoạn văn, tìm các câu yêu cầu, đề nghị trong mẩu chuyện.
- Học sinh nhận xét về các câu nêu yêu cầu, đề nghị của hai bạn Hùng và Hoa.
- Học sinh trả lời câu hỏi: Thế nào là lịch sự khi yêu cầu, đề nghị.
- Học sinh rút ra ghi nhớ.
2.2- Hoạt động 2 (18-20’): Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
 Bài tập 1,2:Học sinh đọc yêu cầu của bài, đọc các câu khiến sao cho đúng ngữ điệu và lựa chọn cách nói lịch sự
- Giáo viên gọi đại diện HS trả lời.
Bài tập 3: Học sinh đọc các câu khiến và giải thích vì sao các câu ấy giữ hoặc không giữ được phép lịch sự.
- Giáo viên gọi học sinh nêu kết quả làm bài.
Bài 3 : Học sinh đặt các câu khiến phù hợp với các tình huống
3-Củng cố-dặn dò(2')
- Giáo viên nhận xét giờ học, yêu cầu HS về nhà tự đặt câu.
 Thứ năm ngày 8 tháng 3 năm 2007
Môn: Tiếng Việt ( ôn )
Tên bài: cảm thụ bài: bài thơ về tiểu đội xe không kính
Lớp dạy:4E
 GV giảng: Nguyễn Thị Thuý
I/ Mục tiêu bài dạy:
-Kiến thức: Học sinh viết được một đoạn văn ngắn theo cách hiểu của các em về bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính.
- Kỹ năng: Viết được một đoạn văn đúng ngữ pháp.
- Thái độ: Bồi dưỡng cho các em kiến thức tiếng Việt.
II/ Đồ dùng :
1-Giáo viên: Bài soạn
2-Học sinh: vở
III/Các hoạt động dạy học
1-Kiểm tra bài cũ(3'): -HS trả lời một số câu hỏi về bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính.
2-Bài mới:Giới thiệu bài học(1')
2.1-Hoạt động 1(32-34’): Luyện tập.
- Học sinh đọc thầm bài thơ.
- Giáo viên yêu cầu học sinh nói về những cách hiểu của các em về bài thơ mình đã được học.
- Học sinh viết bài vào vở đề bài sau
Đề bài : Hãy viết những cảm nhận của em về bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính.
- Giáo viên thu bài làm của học sinh về chấm điểm
3-Củng cố-dặn dò(2'): GV nhận xét giờ học.
 .................................................................
 Thứ năm ngày 8 tháng 3 năm 2007
 Môn: Toán ( TT)
Tên bài: cộng , trừ phân số .
 Lớp dạy:4E
 GV giảng: Nguyễn Thị Thuý
I/ Mục tiêu bài dạy:
-Kiến thức: Học sinh củng cố cách cộng, trừ hai phân số 
 -Kỹ năng : Học sinh có kĩ năng tính toán nhanh, cộng, trừ thành thạo.
-Thái độ: Giáo dục các em ham thích môn học.
II/ Đồ dùng :
1-Giáo viên: Bài soạn, bảng nhóm.
2-Học sinh: Vở, bút dạ.
III/Các hoạt động dạy học
1-Kiểm tra bài cũ(3'): -Học sinh nhắc lại cách cộng, trừ hai phân số cùng mẫu số, khác mẫu số.
2-Bài mới:Giới thiệu bài học(1')
2.1-Hoạt động 1(32-34'): Luyện tập
- Học sinh làm bài dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
Bài 1:Tính
5/3+ 2/3; 3/13+ 5/26; 9/5+2/5; 12/7+5/7
Bài tập 2: Tính 
3+2/3+3/6; 2/10+4+2/5; 2+3+4/9
 Bài tập 3: Tính
8/24- 7/12+ 3/6 ; 9- 12/45
3-Củng cố-dặn dò(2')
- Giáo viên nhận xét giờ học. Biểu dương những em làm bài tốt.
 .
 Thứ năm ngày 8 tháng 3 năm 2007
 Môn: Kĩ thuật ( Ôn )
Tiết bài: thực hành trồng và chăm sóc cây hoa trong chậu .
 Lớp dạy:4E
 GV giảng: Nguyễn Thị Thuý
I/ Mục tiêu bài dạy:
-Kiến thức: Học sinh biết trồng và chăm sóc cây hoa trong chậu.
 -Kỹ năng : Học sinh thực hiện được các thao tác trồng và chăm sóc hoa trong chậu.
-Thái độ: Có ý thức làm việc cẩn thận , ngăn nắp.
II/ Đồ dùng :
1-Giáo viên: Bài soạn, cây hoa, chậu
2-Học sinh: cây hoa, chậu
III/Các hoạt động dạy học
1-Kiểm tra bài cũ(3'): - Kiểm tra phần chuẩn bị của học sinh.
2-Bài mới:Giới thiệu bài học(1')
2.1-Hoạt động 1(32-34'): Học sinh thực hành các thao tác kĩ thuật.
- Giáo viên yêu cầu các em nêu các bước trồng cây hoa và chăm sóc cây hoa trong chậu.
- Học sinh thực hành trồng hoa và chăm sóc cây hoa trong chậu. GV chỉ dẫn và hướng dẫn em còn lúng túng.
- Giáo viên nhắc nhở các em phải tưới nước hàng ngày. 
3-Củng cố-dặn dò(1'):GV nhận xét giờ thực hành . Dặn HS chuẩn bị đồ dùng cho bài sau.
 Thứ sáu ngày 9 tháng 3 năm 2007
Môn: Toán
Tiết 125: Luyện tập
Lớp dạy:4E
GV giảng: Nguyễn Thị Thuý
I/ Mục tiêu bài dạy:
-Kiến thức: Học sinh củng cố và rèn kĩ năng chia hai phân số.
 -Kỹ năng : Học sinh có kĩ năng chia hai phân số, giải bài toán.
-Thái độ:Yêu thích môn học .
II/ Đồ dùng :
1-Giáo viên: Bài soạn, bảng nhóm.
2-Học sinh: bút dạ.
III/Các hoạt động dạy học
1-Kiểm tra bài cũ(3'): -HS nhắc lại cách chia hai phân số.
2-Bài mới:Giới thiệu bài học(1')
2.1-Hoạt động 1(32-34'): Thực hành 
- -Học sinh làm các bài tập trong SGK dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
Bài 1: Học sinh làm bài ra vở, chia các phân số. Hai em làm bài trên bảng.
Giáo viên gọi học sinh nêu kết quả, HS khác nhận xét.
Bài tập 2: Giáo viên nhắc học sinh các quy tắc tìm x trong phân số tương tự như đối với số tự nhiên.
- Học sinh làm bài ra vở, hai em làm bài trên bảng nhóm. GV và cả lớp cùng chữa bài.
Bài tập 3: Học sinh tự thực hiện nhân phân số. Hai em làm bài trên bảng. GV gọi học sinh chữa bài.
Bài 4: HS đọc bài toán và tự giải bài toán ra vở. GV hướng dẫn những em còn lúng túng. Hai HS làm bài trên bảng, cả lớp cùng chữa bài.
3-Củng cố-dặn dò(2')
- Giáo viên nhận xét giờ học, biểu dương em học tốt.
 Thứ sáu ngày 9 tháng 3 năm 2007
Môn: Tập làm văn
Tiết 50: luyện tập xây dựng mở bài trong bài văn miêu tả cây cối.
Lớp dạy:4E
 GV giảng: Nguyễn Thị Thuý
I/ Mục tiêu bài dạy:
-Kiến thức: Học sinh nắm được hai cách mở bài trong bài văn miêu tả cây cối
- Kỹ năng: HS biết viết mở bài trong bài văn tả cây cối.
- Thái độ: Bồi dưỡng cho các em lòng ham thích học tập, có trách nhiệm bảo vệ các loài cây.
II/ Đồ dùng :
1-Giáo viên: Bài soạn, bảng nhóm.
2-Học sinh: bút dạ, vở.
III/Các hoạt động dạy học
1-Kiểm tra bài cũ(3'): -HS đọc đoạn văn tả một loài cây hay thứ quả mà em yêu thích.
2-Bài mới:Giới thiệu bài học(1')
2.1- Hoạt động 1( 32-34’): Luyện tập
- Học sinh làm bài tập dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
Bài tập1: Học sinh đọc yêu cầu của bài làm bài cá nhân hoặc trao đổi cùng bạn để tìm ra sự khác nhau trong hai cách mở bài của hai đoạn văn tả cây hồng nhung
- Giáo viên gọi một số em trả lời
Bài tập2: Học sinh tự viết một mở bài gián tiếp cho bài văn miêu tả một trong ba cây mà đề bài đã gợi ý.
- Học sinh thực hành viết bài.
- Giáo viên gọi HS đọc bài và nhận xét phần viết của các em.
Bài tập 3,4: Học sinh đọc bài và làm bài ra vở, viết một mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp về một cái cây mà em quan sát được.
- Giáo viên gọi HS đọc bài viết.
3-Củng cố-dặn dò(2'): GV nhận xét giờ học, dặn HS về tự chữa bài.
 .
 Thứ sáu ngày 9 tháng 3 năm 2007
 Môn:Mĩ thuật ( ôn )
Tên bài: vẽ tranh đề tài trường em.
 Lớp dạy:4E
 GV giảng: Nguyễn Thị Thuý
I/ Mục tiêu bài dạy:
-Kiến thức: Học sinh vẽ được một bức tranh có chủ đè về trường em.
 -Kỹ năng : Rèn trí tưởng tượng và thẩm mĩ cho học sinh.
-Thái độ: Yêu thích những sản phẩm của mình .
II/ Đồ dùng :
1-Giáo viên: Bài soạn, các bức vẽ của học sinh lớp trước	
2-Học sinh: giấy vẽ, màu.
III/Các hoạt động dạy học
1-Kiểm tra bài cũ(3'): -Kiểm tra phần chuẩn bị của học sinh.
2-Bài mới:Giới thiệu bài học(1')
2.1-Hoạt động 1(28-30’) : Học sinh hoàn thiện bài vẽ tranh đề tài 
- Giáo viên yêu cầu học sinh lấy bài vẽ mà các em đã làm giờ trước ra. GV hướng dẫn các em tự hoàn thiện bài vẽ của mình.
- Học sinh thực hành vẽ bài . GV hướng dẫn em còn lúng túng.
- Giáo viên tổ chức cho các em trưng bày sản phẩm của mình.
- Giáo viên và cả lớp đánh giá về các sản phẩm mà các em tạo ra.
3-Củng cố- dặn dò: 
- Giáo viên nhận xét giờ học. Dặn học sinh chuẩn bị đồ dùng cho giờ sau.
 ....................................................................................
 Thứ sáu ngày 9 tháng 3 năm 2007
Môn : Giáo dục tập thể
Tên bài: hội thảo theo chủ đề: tiến bước lên đoàn 
Lớp dạy: 4E
Giáo viên giảng : Nguyễn Thị Thuý
I- Yêu cầu:
- Học sinh hội thảo theo chủ đề: Tiến bước lên Đoàn
- Rèn cho học sinh bạo dạn, tự tin trước tập thể khi tham gia hội thảo
- Giáo dục các em ý thức phấn đấu vươn lên
II- Nội dung: 20’
Giáo viên nêu nội dung của giờ hội thảo
 Giáo viên yêu cầu lớp trưởng duy trì buổi hội thảo theo chủ đề Tiến bước lên Đoàn
Lớpatrưởng tổ chức cho các bạn thảo luận và nói về những hiểu biết của mình về tổ chức Đoàn cũng như ý thức phấn đấu vươn lên để trở thành Đoàn viên của các em.
Giáo viên tổng kết các ý kiến của các em và nói thêm về tổ chức Đoàn.
Giáo viên nhận xét đánh giá buổi sinh hoạt.
III- Tổng kết
Giáo viên biểu dương các nhóm, cá nhân có các ý kiến hay.
............................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_4_tuan_22_den_29_nguyen_thi_thuy.doc