Giáo án Khối 4 - Tuần 22 - Năm học 2010-2011 (Bản hay)

Giáo án Khối 4 - Tuần 22 - Năm học 2010-2011 (Bản hay)

I. Mục tiêu:

1. Đọc thành tiếng:

· Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng các phương ngữ.

 mật ong già hạn ,khẳng khi , thẳng đuột , chiều quằn , chiều lượn , tím ngắt

· Đọc trôi chảy được toàn bài , ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, đọc rõ và hấn giọng ở các từ gợi tả , gợi cảm .

· Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng tả rõ ràng , chậm rãi.

2. Đọc - hiểu:

 - Hiểu nội dung bài: Bài văn miêu tả hình dáng không đẹp , mùi thơm , vị ngọt đặc biệt của giống trái quý hiếm có giá trị đặc sắc đó là Sầu Riêng loài cây đặc trưng của miền Nam nước ta

· Hiểu nghĩa các từ ngữ : mật ong già hạn , hao hao giống , lác đác , đam mê

II. Đồ dùng dạy học:

· Bảng phụ ghi nội dung các đoạn cần luyện đọc .

III. Hoạt động trên lớp

 

doc 42 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 494Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 22 - Năm học 2010-2011 (Bản hay)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thứ hai ngày 7 tháng 2 năm 2011
MÔN TẬP ĐỌC
BÀI: SẦU RIÊNG
TIẾT 43
I. Mục tiêu: 
Đọc thành tiếng:
Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng các phương ngữ.
 mật ong già hạn ,khẳng khi , thẳng đuột , chiều quằn , chiều lượn , tím ngắt 
Đọc trôi chảy được toàn bài , ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, đọc rõ và hấn giọng ở các từ gợi tả , gợi cảm . 
Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng tả rõ ràng , chậm rãi.
Đọc - hiểu:
 - Hiểu nội dung bài: Bài văn miêu tả hình dáng không đẹp , mùi thơm , vị ngọt đặc biệt của giống trái quý hiếm có giá trị đặc sắc đó là Sầu Riêng loài cây đặc trưng của miền Nam nước ta
Hiểu nghĩa các từ ngữ : mật ong già hạn , hao hao giống , lác đác , đam mê 
II. Đồ dùng dạy học: 
Bảng phụ ghi nội dung các đoạn cần luyện đọc .
III. Hoạt động trên lớp
TL
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
5
1
30
3
1. Kiểm tra bài cũ:
-Gọi 3 HS lên bảng tiếp nối nhau đọc thuộc lòng bài " Bè xuôi Sông La " và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
-Gọi 1 HS đọc toàn bài.
-Nhận xét và cho điểm HS
2.Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
- GV treo tranh minh hoạ vẽ chủ điểm và hỏi : 
- Tranh vẽ gì ?
+ Bài học mở đầu cho chủ điểm này là bài Cây sầu riêng 
B.HƯỚNG DẪN LUYỆN ĐỌC VÀ TÌM HIỂU BÀI:
 * Luyện đọc:
-GV đọc mẫu, chú ý cách đọc:
-Gọi 3 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài (3 lượt HS đọc).
- GV sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS (nếu có)
-Gọi HS đọc phần chú giải.
 -Gọi HS đọc cả bài.
 * Tìm hiểu bài:
-Yêu cầu HS đọc đoạn 1, trao đổi và trả lời câu hỏi.
- Sầu riêng là đặc sản của vùng nào ?
- Yêu cầu HS đọc thầm toàn bài , trao đổi thảo luận trong bàn trả lời câu hỏi :
- Dựa vào bài văn tìm những nét miêu tả những nét đặc sắc của hoa sầu riêng ?
- Em hiểu " hao hao giống " là gì ? 
- Lác đác là như thế nào ? 
+Đoạn 1 cho em biết điều gì?
-Ghi ý chính đoạn 1.
-Yêu cầu HS đọc đoạn 2 trao đổi và trả lời câu hỏi.
- Tìm những chi tiết miêu tả quả sầu riêng ?
-Em hiểu “ mật ong già hạn “là loại mật ong như thế nào ?
+ " vị ngọt đam mê " là gì ?
+ Nội dung đoạn 2 cho biết điều gì ?
-Ghi bảng ý chính đoạn 2 .
-Yêu cầu HS đọc đoạn 3 trao đổi và trả lời câu hỏi.
-Tìm những chi tiết miêu tả về cái dáng không đẹp của cây sầu riêng ù ? Tác giả tả như thế nhằm mục đích gì ?
+ Tìm những câu văn thể hiện tình cảm của tác giả đối với cây sầu riêng ?
-Tóm tắt nội dung bài ( miêu tả vẻ không đẹp của thân cành và mùi thơm đặc biệt của Sầu Riêng ) 
-Nhận xét tổng hợp các ý kiến HS .
-Ghi nội dung chính của bài. 
* ĐỌC DIỄN CẢM:
-Yêu cầu 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài. 
- HS cả lớp theo dõi để tìm ra cách đọc hay.
-Treo bảng phụ ghi đoạn văn cần luyện đọc.
-Yêu cầu HS luyện đọc.
-Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm đoạn văn.
+ Sầu riêng đến lạ kì .
-Nhận xét về giọng đọc và cho điểm HS .
-Tổ chức cho HS thi đọc toàn bài.
-Nhận xét và cho điểm học sinh.
3. Củng cố – dặn dò:
-Hỏi: Câu truyện giúp em hiểu điều gì?
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà học bài.
Ba em lên bảng đọc và trả lời nội dung bài .
- Tranh vẽ cảnh sông núi , nhà cửa , chùa chiền , cánh đồng , dòng sông , biển cả ,... của đất nuớc .
 -Lớp lắng nghe . 
-3 HS nối tiếp nhau đọc theo trình tự.
+Đoạn 1: Từ đầu đến kì lạ . 
+ Đoạn 2: tiếp theo đến ...tháng 5 ta 
+ Đoạn 3 : Đoạn còn lại . 
- 1 HS đọc thành tiếng .
- 1 HS đọc thành tiếng , lớp đọc thầm bài .
- 1 HS đọc thành tiếng , lớp đọc thầm . 
- Tiếp nối phát biểu : 
- Sầu riêng là loại cây trái đặc sản của Miền Nam nước ta .
- Lớp đọc thầm cả bài , từng bàn thảo luận và trả lời :
+ Hoa : 
- Trổ vào dạo cuối năm , mùi thơm ngát như hương cau , hương bưởi ; đậu thành từng chùm , màu trắng ngà , cánh hoa nhỏ như vảy cá , hao hao giống cánh sen con , lác đác vài nhuỵ li ti giữa mỗi cánh hoa .
- Hao hao giống có nghĩa là gần giống - giống như - gần giống như , ...
- Lác đác là nhuỵ thưa thớt , lâu lâu mới có một nhuỵ .
+ Miêu tả vẻ đẹp của hoa sầu riêng .
-2 HS đọc thành tiếng.
- 1 HS đọc thành tiếng , lớp đọc thầm bài .
+ Quả : 
-Lủng lẳng duới cành, trông như những tổ kiến , mùi thơm đậm , bay rất xa lâu tan trong không khí , còn hàng chục mét mới tới nơi để sầu riêng nhưng đã ngửi thấy mùi thơm ngào ngạt ; thơm cái mùi thơm của mít chín hoà quyện với hương bưởi , béo cái béo của trừng gà ; ngọt cái ngọt của mật ong già hạn ; vị ngọt đến đam mê .
-" mật ong già hạn " có nghĩa là mật ong để lâu ngày nên có vị rất ngọt .
- " vị ngọt đam mê " là ý nói ngọt làm mê lòng người ...
+ Miêu tả hương vị của quả sầu riêng .
-2 HS đọc thành tiếng.
- 1 HS đọc thành tiếng , lớp đọc thầm bài .
+ Dáng cây :
- Thân nó khẳng khiu , cao vút , cành ngang thẳng đuột , thiếu cái dáng nghêng , dáng cong , chiều quằn chiều lượn của cây xoài cây nhãn , lá nhỏ xanh vàng hơi khép lại tưởng như lá héo .
+Tác giả tả như thế nhằm làm nổi bật ý ngon và đặc biệt của quả sầu riêng . 
+ Tiếp nối nhau phát biểu :
- Sầu riêng loại trái quý , trái hiếm của Miền Nam 
- Hương vị quyến rũ đến lạ kì .
- Đứng ngắm cây sầu riêng tôi cứ nghĩ mãi về cái dáng cây kì lạ này ...
- Vậy mà khi tái chín hương vị ngạt ngào , vị ngọt đến đam mê ,...
- Lắng nghe .
- Tiếp nối phát biểu :
_ Lắng nghe và nhắc lại nội dung .
- 3 HS tiếp nối đọc 3 đoạn .
-Rèn đọc từ, cụm từ ,câu khó theo hướng dẫn của giáo viên .
-HS luyện đọc theo cặp.
-3 đến 5 HS thi đọc diễn cảm.
-3 HS thi đọc toàn bài.
- HS cả lớp .
..
MÔN ĐẠO ĐỨC
BÀI: LỊCH SỰ VỚI MỌI NGƯỜI ( T2)
TIẾT 22
I.Mục tiêu:
 Học xong bài này, HS có khả năng:
 -Hiểu:
 +Thế nào là lịch sự với mọi người.
 +Vì sao cần phải lịch sự với mọi người.
 -Biết cư xử lịch sự với những người chung quanh
 -Có thái độ:
 +Tự trọng, tôn trọng người khác, tôn trọng nếp sống văn minh.
 +Đồng tình với những người biết cư xử lịch sự và không đồng tình với những người cư xử bất lịch sự. 
II.Đồ dùng dạy học:
 -SGK đạo đức 4
III.Hoạt động trên lớp:
TL
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
15
15
3
*Hoạt động 1: Bày tỏ ý kiến (Bài tập 2- SGK/33)
 -GV lần lượt nêu từng ý kiến của bài tập 2.
 - Trong những ý kiến sau, em đồng ý với ý kiến nào?
a/. Chỉ cần lịch sự với ngưòi lớn tuổi.
b/. Phép lịch sự chỉ phù hợp khi ở thành phố, thị xã.
c/. Phép lịch sự giúp cho mọi người gần gũi với nhau hơn.
d/. Mọi người đều phải cư xử lịch sự, không phân biệt già- trẻ, nam- nữ.
đ/. Lịch sự với bạn bè, người thân là không cần thiết.
 -GV đề nghị HS giải thích về lí do lựa chọn của mình.
 -GV kết luận:
 +Các ý kiến c, d là đúng.
 +Các ý kiến a, b, đ là sai.
*Hoạt động 2: Đóng vai (Bài tập 4- SGK/33)
 -GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận, chuẩn bị đóng vai tình huống a, bài tập 4.
 ï Tiến sang nhà Linh, hai bạn cùng chơi đồ chơi thật vui vẻ. Chẳng may, Tiến lỡ tay làm hỏng đồ chơi của Linh. Theo em, hai bạn cần làm gì khi đó?
 -GV nhận xét chung.
 ơ Kết luận chung :
 -GV đọc câu ca dao sau và giải thích ý nghĩa:
Lời nói không mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau
4.Củng cố - Dặn dò:
 -Thực hiện cư xử lịch sự với mọi người xung quanh trong cuộc sống hàng ngày.
 -Về xem lại bài và áp dụng những gì đã học vào thực tế.
 -Chuẩn bị bài tiết sau.
-HS biểu lộ thái độ theo cách quy ước ở hoạt động 3, tiết 1- bài 3.
-HS giải thích sự lựa chọn của mình.
-Cả lớp lắng nghe.
-Các nhóm HS chuẩn bị cho đóng vai.
-Một nhóm HS lên đóng vai; Các nhóm khác có thể lên đóng vai nếu có cách giải quyết khác.
-Lớp nhận xét, đánh giá các cách giải quyết.
-HS lắng nghe.
-HS cả lớp thực hiện.
.
MÔN THỂ DỤC
BÀI: NHẢY DÂY KIỂU CHỤM HAI CHÂN
TRÒ CHƠI : “ĐI QUA CẦU ”
TIẾT 43
I. Mục tiêu : 
 -Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm hai chân. Yêu cầu thực hiện động tác cơ bản đúng. 
 -Học trò chơi: “Đi qua cầu” Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ động. 
II. Đặc điểm – phương tiện :
Địa điểm: Trên sân trường. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện.
Phương tiện: Chuẩn bị còi, hai em một dây nhảy và dụng cụ sân chơi cho trò chơi “Đi qua cầu”. 
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
TL
Nội dung
Phương pháp tổ chức
6
22
7
1 . Phần mở đầu: 
 -Tập hợp lớp, ổn định: Điểm danh sĩ số.
 -GV phổ biến nội dung: Nêu mục tiêu - yêu cầu giờ học. 
 -HS tập bài thể dục phát triển chung.
 -Khởi động: Chạy chậm theo hàng dọc trên địa hình tự nhiên quanh sân tập. 
 -Trò chơi: “Bịt mắt bắt dê”.
2. Phần cơ bản:
 a) Bài tập rèn luyện tư thế cơ bản: 
 * Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm hai chân 
 -GV cho HS khởi động lại các khớp, ôn cách so dây, chao dây, quay dây và chụm hai chân bật nhảy qua dây nhẹ nhàng theo nhịp quay dây. 
 -GV chia lớp thành các tổ tập luyện theo khu vực đã quy định. Các tổ trưởng dùng lời và tiếng vỗ tay điều khiển nhịp cho tổ của mình nhảy. Riêng mỗi tổ khi tập luyện có thể chia thành từng đôi tập hoặc cho luân phiên từng nhóm thay nhau tập và đếm số lần, GV phát hiện và sửa chữa động tác sai cho HS. Kết thúc nội dung xem tổ nào, bạn nào nhảy được nhiều lần nhất.
 -Cả lớp nhảy dây theo nhịp h ... yêu cầu đề bài .
- Gọi 1 HS đọc : tả một bộ phận của một loài cây mà em yêu thích . 
+ Em chọn bộ phận nào của cây ( lá , thân , cành hay gốc cây ) để tả ?
+ Treo tranh ảnh về một số loại cây ăn quả lên bảng như ( mít , xoài , mãng cầu , cam , chanh , bưởi , dừa , chuối ,...) 
- Hướng dẫn học sinh thực hiện yêu cầu .
- GV giúp HS những HS gặp khó khăn . 
+ Gọi HS lần lượt đọc kết quả bài làm .
+ Hướng dẫn HS nhận xét và bổ sung nếu có 
+ GV nhận xét , ghi điểm một số HS viết bài tốt .
* Củng cố – dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà viết lại bài văn miêu tả về một bộ phận của 1 loại cho hoàn chỉnh .
- Đọc nhiều lần hai bài văn tham khảo Bàng thay lá và Cây tre và nhận xét cach tả của tác giả trong mỗi đoạn văn .
-Dặn HS chuẩn bị bài sau quan sát một loài hoa hoặc thứ quả mà em thích để viét được một đoạn văn miêu tả về các loại này .
-2 HS trả lời câu hỏi . 
- Lắng nghe .
- 2 HS đọc thành tiếng lớp đọc thầm bài .
+ lắng nghe GV để nắm được cách làm bài .
+ 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi và sửa cho nhau 
-Tiếp nối nhau phát biểu .
a/ Đoạn tả lá bàng của tác giả Đoàn Giỏi :
- Tả rất sinh động thay đổi màu sắc của lá bàng theo thưòi gian bốn mùa : Xuân - Hạ - Thu - Đông .
b/ Đoạn tả cây sồi của tác giả Lép Tôn - x tôi 
- Tả sự thay đổi của cây sồi già từ mùa đông sang mùa xuân ( mùa đông cây sồi nứt nẻ , đầy sẹo . Sang xuân cây sồi toả rộng thành vòm lá xum xuê , bừng dậy một sức sống bất ngờ )
- Hình ảnh so sánh : Nó như một con quái vật già nua , cau có và khinh khủng đứng giữa đám bạch dương tươi cười .
Hình ảnh nhân hoá đã làm cho cây sồi như có tâm hồn của người :
- Mùa đông cây sồi già cau có và khinh khủng , vẻ ngờ vực , buồn rầu . Xuân đến , nó say sưa , ngây ngất , khẽ đung đưa trong nắng chiều . 
- 1 HS đọc thành tiếng .
- Quan sát :
- 1 HS đọc thành tiếng lớp đọc thầm bài .
+ Phát biểu theo ý tự chọn :
- Em chọn tả thân cây chuối .
- Em chọn tả gốc cây phượng già ở sân trường em .
- Em chọn tả lá cây bàng ở sân trường .
- Em chọn tả cành cây sầu riêng ở vườn ngoại em .
+ 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi và sửa cho nhau 
_ HS tự suy nghĩ để hoàn thành yêu cầu vào vở hoặc vào giấy nháp .
+ Tiếp nối nhau đọc kết quả bài làm .
- HS ở lớp lắng nghe nhận xét và bổ sung nếu có .
- Về nhà thực hiện theo lời dặn của giáo viên 
.........................................................................................................................
MÔN ĐỊA LÍ
BÀI: HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN
Ở ĐỒNG BẰNGNAM BỘ (TT)
TIẾT 22
I.Mục tiêu :
 -Đồng bằng Nam Bộ là nơi có sản xuất công nghiệp phát triển mạnh nhất của đất nước .
 -Nêu một số dẫn chứng cho đặc điểm trên và nguyên nhân của nó .
 -Chợ nổi trên sông là một nét độc đáo của miền Tây Nam Bộ .
 -Khai thác kiến thức từ tranh, ảnh, bảng thống kê ,bản đồ 
II.Chuẩn bị :
 -BĐ công ngiệp VN.
 -Tranh, ảnh về sản xuất công nghiệp, chợ nổi trên sông ở ĐB Nam Bộ 
III.Hoạt động trên lớp :
TL
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
5
1
15
15
3
1.KTBC : 
 -Hãy nêu những thuận lợi để ĐB Nam Bộ trở thành vùng sản xuất lúa gạo, trái cây và thủy sản lớn nhất nước ta .
 -Cho VD chứng minh .
 GV nhận xét, ghi điểm.
2.Bài mới :
 a.Giới thiệu bài: Ghi tựa
 b.Phát triển bài : 
3.Vùng công nghiệp phát triển mạnh nhất nước ta:
 *Hoạt động nhóm:
 -GV yêu cầu HS dựa vào SGK, BĐ công nghiệp VN, tranh, ảnh và vốn kiến thức của mình thảo luận theo gợi ý sau:
 +Nguyên nhân nào làm cho ĐB Nam Bộ có công nghiệp phát triển mạnh?
 +Nêu dẫn chứng thể hiện ĐB Nam Bộ có công nghiệp phát triển mạnh nhất nước ta.
 +Kể tên các ngành công nghiệp nổi tiếng của ĐB Nam Bộ .
 -GV giúp HS hòan thiện câu trả lời .
 4/.Chợ nổi trên sông:
 *Hoạt động nhóm: 
 GV cho HS dựa vào SGK, tranh, ảnh và chuẩn bị cho cuộc thi kể chuyện về chợ nổi trên sông ở ĐB Nam Bộ theo gợi ý :
 +Mô tả về chợ nổi trên sông (chợ họp ở đâu? Người dân đến chợ bằng phương tiện gì? Hàng hóa bán ở chợ gồm những gì? Loại hàng nào có nhiều hơn ?)
 +Kể tên các chợ nổi tiếng ở ĐB Nam Bộ. 
 GV tổ chức cho HS thi kể chuyện (mô tả)về chợ nổi ở ĐB Nam Bộ.
 GV nhận xét phần thi kể chuyện của HS các nhóm .
 3.Củng cố - Dặn dò : 
 -GV cho HS đọc bài trong khung .
 -Nêu dẫn chứng cho thấy ĐB NB có công nghiệp phát triển nhất nước ta .
 -Mô tả chợ nổi trên sông ở ĐBNB .
 -Nhận xét tiết học.
 -Chuẩn bị bài tiết sau: “Thành phố HCM”.
-HS trả lời .
-HS khác nhận xét, bổ sung.
-HS thảo luận theo nhóm. Đại diện nhóm trình bày kết quả của nhóm mình .
 +Nhờ có nguồn nguyên liệu và lao động, lại được đầu tư xây dựng nhiều nhà máy .
 +Hằng năm .. cả nước . 
 +Khai thác dầu khí, SX điện, hóa chất, phân bón, cao su, chế biến lương thực thực phẩm, dệt, may mặc .
-HS nhóm khác nhận xét, bổ sung .
-HS chuẩn bị thi kể chuyện.
-Đại diện nhóm mô tả .
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-3 HS đọc bài .
-HS trả lời câu hỏi .
-HS cả lớp.
............................................................................................................................
MÔN TOÁN
BÀI: LUYỆN TẬP
TIẾT 110
A/ Mục tiêu : 
- Giúp HS : 
Củng cố về so sánh hai phân số :
 -Hai phân số cùng mẫu số .
 - Hai phân số khác mẫu số .
Biết so sánh hai phân số cùng tử số .
B/ Chuẩn bị : 
- Tranh minh hoạ tiết học trước .
- Phiếu bài tập .
C/ Lên lớp :	
TL
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
5
1
30
5
1. Kiểm tra bài cũ:
-Gọi 2 HSlên bảng chữa bài tập số 3 .
+ Gọi 2 HS trả lời quy tắc về so sánh hai phân số khác mẫu số .
-Nhận xét bài làm ghi điểm học sinh .
-Nhận xét đánh giá phần bài cũ .
 2.Bài mới: 
 a) GIỚI THIỆU BÀI:
 b) LUYỆN TẬP :
Bài 1 :
+ Gọi 1 em nêu ví dụ a và b .
+ Hướng dẫn HS cả lớp làm mẫu một bài về cách thực hiện ở mỗi phép tính .
-Yêu cầu HS tự làm bài vào vở. 
-Gọi hai em lên bảng sửa bài.
+ Yêu cầu HS nêu giải thích cách so sánh .
-Yêu cầu em khác nhận xét bài bạn.
-Giáo viên nhận xét ghi điểm học sinh .
Bài 2 :
- Gọi 1 HS đọc đề bài .
- Ghi bảng so sánh : và 
- Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm để tìm ra các cách so sánh .
- Gọi HS đọc kết quả và giải thích cách so sánh .
+ Các phép tính còn lại yêu cầu HS suy nghĩ và tự tực hiện vào vở .
+ Gọi HS chữa bài trên bảng .
-Gọi em khác nhận xét bài bạn
-Giáo viên nhận ghi điểm từng học sinh .
Bài 3 :
+ Gọi HS đọc ví dụ trong SGK.
- Hướng dẫn HS cách so sánh hai phân số có tử số bằng nhau .
- Gọi ý để HS rút nhận xét về so sánh hai tử số bằng nhau .
- GV ghi bảng nhận xét , gọi HS nhắc lại . 
 -Yêu cầu lớp tự suy nghĩ làm vào vở các phép tính còn lại . 
-Gọi HS đọc bài làm .
-Gọi em khác nhận xét bài bạn
 -Giáo viên nhận xét bài làm học sinh .
Bài 4 :
+ Gọi HS đọc đề bài .
+ Muốn sắp xếp đúng các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn ta phải làm gì ? 
-Yêu cầu lớp tự suy nghĩ làm vào vở. 
+ Hướng dẫn HS cần trình bày và giải thích rõ ràng trước khi xếp .
-Gọi 1 HS lên bảng xếp các phân số theo thứ tự đề bài yêu cầu .
-Gọi em khác nhận xét bài bạn
 -Giáo viên nhận xét ghi điểm học sinh 
d) Củng cố - Dặn dò:
-Muốn so sánh 2 phân số có t bằng nhau ta làm như thế nào ?
-Nhận xét đánh giá tiết học .
Dặn về nhà học bài và làm bài.
+ 1 HS nêu kết quả :
+ 2 HS đứng tại chỗ nêu miệng .
+ HS nhận xét bài bạn .
-Lắng nghe .
-Một em nêu đề bài .
+ Lắng nghe GV hướng dẫn .
-Lớp làm vào vở .
-Hai học sinh làm bài trên bảng
-Học sinh khác nhận xét bài bạn.
-Một em đọc thành tiếng .
 +HS thảo luận rồi tự làm vào vở. 
-Tiếp nối nhau phát biểu và giải thích cách so sánh .
 - So sánh : và 
+ Cách 1 :
- Quy đồng 2 phân số :
 = ; =
- Ta có : ( 49 < 64 ) nên < 
+ Cách 2 :
- Ta có : > 1 ( vì tử số lớn hơn mẫu số ) mà 
 Vậy : .
-Nhận xét bài bạn .
+ 1 HS đọc thành tiếng , lớp đọc thầm .
- Lắng nghe GV hướng dẫn .
+ Tiếp nối phát biểu .
+ Hai phân số có tử số bằng nhau ,phân số nào có mẫu số bé hơn thì lớn hơn hay ngược lại phân số nào có mẫu số lớn hơn thì bé hơn .
+ Đọc chữa bài : so sánh và 
- Ta có : > ( vì 2 phân số có tử số đều bằng 4 ; mẫu số 5 bé hơn mẫu số 7 ( hay ) mẫu số 7 lớn hơn mẫu số 5 )
- so sánh và 
- Ta có : > ( vì 2 phân số có tử số đều bằng 7 ; mẫu số 15 bé hơn mẫu số 17 ( hay ) mẫu số 17 lớn hơn mẫu số 15 )
- so sánh và 
- Ta có : < ( vì hai phân số có tử số đều bằng 11 ; mẫu số 12 bé hơn mẫu số 18 ( hay ) mẫu số 18 lớn hơn mẫu số 12 )
+ HS nhận xét bài bạn .
- 1HS đọc đề , lớp đọc thầm .
+ Ta phải qui đồng mẫu số các phân số đưa về cùng mẫu số sau đó so sánh các phân số để tìm ra phân số bé nhất và lớn nhất rồi xếp theo thứ tự . 
+ HS thực hiện vào vở.
+ 1 HS lên bảng xếp :
-Qui đồng mẫu số các phân số : 
+ Vì 12 đều chia hết cho các số 3, 6 , 4 .
( 12 : 3 = 4 ; 12 : 6 = 2 ; 12 : 4 = 3 )nên chọn 12 làm MSC bé nhất : 
+ Ta có : 
Tức là : 
- Vậy các phân số : viết theo thứ tự từ bé đến lớn là : .
+ HS nhận xét bài bạn .
-2HS nhắc lại. 
-Về nhà học bài và làm lại các bài tập còn lại.
- Chuẩn bị tốt cho bài học sau .
Tổ trưởng kí, duyệt
BGH kí, duyệt

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an 4 tuan 22(3).doc