Giáo án Khối 4 - Tuần 22 - Năm học 2010-2011 - Hà Ngọc Khanh

Giáo án Khối 4 - Tuần 22 - Năm học 2010-2011 - Hà Ngọc Khanh

Địa lí (Tiết 22 )

 HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN Ở ĐBNB (tiếp theo)

I / Mục Tiêu : Sau bài học HS có khả năng:

+ Biết đồng bằng Nam Bộ là vùng công nghiệp phát triển mạnh nhất nước ta

+ Trình bày được mối quan hệ giửa đặc điểm về tự nhiên của đồng bằng với những đặc điểm về hoạt động sản xuất của người dân đồng bằng nam bộ

+ Trình bày được những hoạt động đặc trưng của chợ nổi- nét độc đáo ĐBS Cửu Long .

+ Tôn trọng những nét văn hoá đặc trưng của người dân đồng bằng Nam Bộ .

II/ Các Hoạt Động dạy –học

 

doc 47 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 21/01/2022 Lượt xem 192Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 22 - Năm học 2010-2011 - Hà Ngọc Khanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 24 tháng 1 năm 2011
TUẦN 22
Chào cờ - Hoạt động tập thể
Văn nghệ ca ngợi quê hương đất nước, ca ngợi Đảng, Bác Hồ
	I.Mục tiêu :
- HS tham gia chào cờ lắng nghe nhận xét về các hoạt động trong tuần qua của các lớp và kế hoạch tuần tới.
- HS giới thiệu các bài thơ, bài hát ca ngợi quê hương đất nước, ca ngợi Đảng, Bác Hồ.
	II.Chuẩn bị : Chuẩn bị nội dung sinh hoạt
	III. các hoạt động:
	Hoạt động 1 : Chào cờ
HS tham gia chào cờ như thường lệ.
	Hoạt động 2: Hoạt động tập thể
Văn nghệ ca ngợi quê hương đất nước, ca ngợi Đảng, Bác Hồ
 1. Giới thiệu về các bài thơ, bài hát mà em biết cĩ chủ đề như đã nêu trên.
- HS trao đổi nhĩm đơi, rồi nêu.
- GV nhận xét và tổ chức cho HS hát vài bài.
 2. Sinh hoạt hát ca ngợi quê hương đất nước, ca ngợi Đảng, Bác Hồ.
 VD: Em là mầm non của Đảng
 Hồ bình cho bé
 ..
**********************
Địa lí (Tiết 22 ) 
 HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN Ở ĐBNB (tiếp theo) 
I / Mục Tiêu : Sau bài học HS có khả năng: 
+ Biết đồng bằng Nam Bộ là vùng công nghiệp phát triển mạnh nhất nước ta 
+ Trình bày được mối quan hệ giửa đặc điểm về tự nhiên của đồng bằng với những đặc điểm về hoạt động sản xuất của người dân đồng bằng nam bộ 
+ Trình bày được những hoạt động đặc trưng của chợ nổi- nét độc đáo ĐBS Cửu Long .
+ Tôn trọng những nét văn hoá đặc trưng của người dân đồng bằng Nam Bộ . 
II/ Các Hoạt Động dạy –học 
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
 1 / Ổn Định . 
 2/ Bài cũ : Gọi HS nêu bài học tiết trước.
GV nhận xét cho điểm, 
 3. Bài mới : Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Nam Bộ (T T)
HĐ1 : Vùng Công Nghiệp Phát Triển Mạnh Nhất Nước Ta. 
-Yêu cầu đọc tìm hiểu SGK , thu thập thông tin để biết đôi nét về vùng công nghiệp này .
- Nhận xét , tổng hợp các ý kiến của HS. 
 Kết luận : Nhờ có nguồn nguyên liệu và lao động, lại được đầu tư xây dựng nhiều nhà máy nên đồng bằng Nam Bộ đã trở thành 
Hoạt Động 2 : Chợ Nổi Tiếng Trên Sông. 
-Yêu cầu HS nhắc lại phương tiện giao thông đi lại chủ yếu của người dân Nam Bộ 
H / Vậy các hoạt động sinh hoạt như mua bán , trao đổi  của người dân thường diễn ra ở đâu ? 
GV giới thiệu : Chợ Nổi – Một nét văn hoá đăc trưng của người dân ĐBNB.
(GV kết hợp vừa giới thiệu bằng lời , vừa cho HS quan sát tranh ảnh ) 
-Yêu cầu thảo luận cặp đôi, mô tả về hoạt động mua bán , trao đổi ở chợ nổi trên sông của người dân. 
Nhận xét câu trả lời của HS. 
Kết luận: Chợ Nổi trên sông là một nét văn hoá độc đáo của ĐBNB, cần được tôn trọng và giữ gìn. 
-Rút ra ghi nhớ .
4 / Củng cố Dặn dò :
-Về nhà xem trước bài sau .
- Hát.
HS dưới lớp nhận xét , bổ sung. 
HS nhắc lại tựa bài 
-Tiến hành đọc SGK để tìm hiểu các nét cơ bản .
-3-4 HS trình bày lại các nội dung kiến thức đươc đọc .
HS dưới lớp lắng nghe,nhận xét bổ sung . 
HS nêu Xuồng Ghe .
HS nêu Trên các con sông.
-Lắng nghe quan sát .
-3-4 HS trình bày trước lớp . Chẳng hạn , chợ nổi thường họp ở nhửng đoạn sông thuận tiện cho việc gặp gỡûcủa xuồng ghe từ nhiều nơi đổ về 
-HS dưới lớp lắng nghe ,bổ sung. 
-HS trả lời 
 Kĩ thuật ( Tiết 22 ) TRỒNG CÂY RAU, HOA ( T1 )
I / Mục tiêu:
 -HS biết cách chọn cây con rau , hoa khi đem trồng.
 - Biết được kĩ thuật trồng cây rau , hoa .
II / Đồ dùng dạy- học:
 - Một số loại cây cây con rau, hoa để trồng.
 III / Hoạt động dạy- học:
 Hoạt động giáo viên
 Hoạt động học sinh
 1 / Ổn định :
 2 / Kiểm tra bài cũ: 
 Kiểm tra dụng cụ học tập.
 3/ Dạy bài mới:
 a) Giới thiệu bài: Trồng cây rau và hoa, nêu mục tiêu bài học.
 b)Hướng dẫn cách làm:
 * Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu quy trình kỹ thuật trồng cây con.
 -GV HDHS đọc nội dung trong SGK và hỏi :
? Tại sao phải chọn cây khỏe, không cong queo, gầy yếu, sâu bệnh, đứt rễ, gãy ngọn?
? Cần chuẩn bị đất trồng cây con như thế nào?
 -GV nhận xét, giải thích: Cũng như gieo hạt, muốn trồng rau, hoa đạt kết quả cần phải tiến hành chọn cây giống và chuẩn bị đất. Cây con đem trồng mập, khỏe không bị sâu,bệnh thì sau khi trồng cây mau bén rễ và phát triển tốt.
- Cho HS quan sát một số loại cây mang đến lớp , yêu cầu HS chọn ra những cây giống tốt .
 -GV hướng dẫn HS quan sát hình trong SGK để nêu các bước trồng cây con và trả lời câu hỏi 
 + Tại sao phải xác định vị trí cây trồng ?
 + Tại sao phải đào hốc để trồng ?
 + Tại sao phải ấn chặt đất và tưới nhẹ nước quanh gốc cây sau khi trồng ?
 -Cho HS nhắc lại cách trồng cây con.
 3/ Nhận xét- dặn dò:
 -Nhận xét tinh thần thái độ học tập của HS. 
 -HS chuẩn bị các vật liệu, dụng cụ học tiếtsau.
-Chuẩn bị đồ dùng học tập.
-HS đọc nội dung bài SGK.
- HS đ bài cũ.
-HS trả lời. 
-HS lắng nghe.
- HS thực hiện .
-HS quan sát và trả lời.
-2 HS nhắc lại.
-HS cả lớp.
 Ngày soạn 23/1/2010. Ngày dạy 26/1/2010 
Thể dục (BÀI 43 ) NHẢY DÂY KIỂU CHỤM HAI CHÂN
 TRÒ CHƠI : “ĐI QUA CẦU ”
I. Mục tiêu : 
 -Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm hai chân. YC thực hiện động tác cơ bản đúng. 
 -Học trò chơi: “Đi qua cầu” YC biết cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ động. 
II. Đặc điểm – phương tiện :
Địa điểm: Trên sân trường. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện.
Phương tiện: Chuẩn bị còi, hai em một dây nhảy và dụng cụ sân chơi cho trò chơi “Đi qua cầu”. 
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
 Nội dung
Phương pháp tổ chức
 1 . Phần mở đầu: ( 6- 7 p ) 
 -Tập hợp lớp, ổn định: Điểm danh sĩ số.
 -GV phổ biến nội dung: Nêu mục tiêu - yêu cầu giờ học. 
 -HS tập bài thể dục phát triển chung.
 -Khởi động: 
 -Trò chơi: “Bịt mắt bắt dê”.
2. Phần cơ bản:( 20 – 22 P )
 a) Bài tập rèn luyện tư thế cơ bản: 
 * Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm hai chân 
 -GV chia lớp thành các tổ tập luyện theo khu vực đã quy định.
 Thi xem tổ nào, bạn nào nhảy được nhiều lần nhất.
 -Cả lớp nhảy dây theo nhịp hô. Em nào có số lần nhảy nhiều nhất được biểu dương. 
 b) Trò chơi : “Đi qua cầu”
 -GV tập hợp HS theo đội hình chơi. 
 -Nêu tên trò chơi. 
 -GV phổ biến cách chơi. 
 -GV cho HS tập trước 1 số lần đi trên mặt đất, sau đó đứng và đi trên cầu để làm quen và tập giữ thăng bằng rồi tổ chức cho tập thử đi trên cầu theo tổ.
 -GV tổ chức cho HS chơi chính thức. Tổ nào thực hiện đúng nhất, tổ đó thắng.
 Lưu ý: GV nhắc nhở các nhóm giúp đỡ nhau trong luyện tập, tránh để xảy ra chấn thương.
 3. Phần kết thúc ( 4- 5 p )
 -Chạy nhẹ nhàng, sau đó đứng tại chỗ tập một số động tác hồi tĩnh thả lỏng tay chân kết hợp hít thở sâu. 
 -GV cùng học sinh hệ thống bài học.
 -GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học.
 -GVø giao bài tập về nhà ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân. 
-Lớp trưởng tập hợp lớp báo cáo.
 ====
 ====
 ====
 5GV
5GV
-HS đứng theo đội hình 4 hàng ngang.
 ====
 ====
 ====
 5GV
 * HS đứng tại chỗ, chụm hai chân bật nhảy. 
-Học sinh 4 tổ chia thành 4 nhóm ở vị trí khác nhau để luyện tập.
-HS trong lớp thành 1 – 4 hàng dọc thẳng hướng vào đầu cầu.
-Đội hình hồi tĩnh và kết thúc.
 ====
 ====
 ====
 5GV
 Ngày soạn 25/1/2010. Ngày dạy 29/1/2010 
 Thể dục ( BÀI 44 ) NHẢY DÂY 
 TRÒ CHƠI : “ĐI QUA CẦU ”
I. Mục tiêu :
 - Nhảy dây cá nhân kiểu chậm hai chân. Y/ C thực hiện tương đối chính xác. 
 -Trò chơi: “Đi qua cầu” Y/ C nắm được cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ động. 
II. Đặc điểm – phương tiện :
Địa điểm : Trên sân trường . Vệ sinh nơi tập. đảm bảo an toàn tập luyện. 
Phương tiện : Chuẩn bị bàn ghế, hai em một dây nhảy và sân được kẻ sẵn khu vực kiểm tra. 
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
Nội dung
Phương pháp tổ chức
 1 . Phần mở đầu: ( 6-7 p )
 -Tập hợp lớp, ổn định: Điểm danh sĩ số.
 -GV phổ biến nội dung: Nêu mục tiêu - yêu cầu giờ kiểm tra. 
 -HS tập bài thể dục phát triển chung.
 -Khởi động: Chạy chậm theo hàng dọc trên địa hình tự nhiên quanh sân tập. 
 -Trò chơi: “Kết bạn”.
 2. Phần cơ bản:( 20 – 22 P )
 a) Bài tập rèn luyện tư thế cơ bản:
 * Kiểm tra nhảy dây kiểu chụm hai chân 
 -Cả lớp đứng theo đội hình kiểm tra, mỗi lần kiểm tra khoảng 2em thực hiện đồng loạt một lượt nhảy. Những em chờ kiểm tra, phải đứng trong hàng, không đi lại.
 Cách đánh giá: Đánh giá dựa trên mức độ thực hiện kỹ thuật và thành tích đạt được của từng HS theo mức sau : 
 Hoàn thành tốt: Nhảy cơ bản đúng động tác cơ bản liên tục từ 6 lần trở lên , có ý thức kỉ luật tốt 
 Hoàn thành: Nhảy cơ bản đúng động tác được liên tục từ 3 – 5 lần. 
 Chưa hoàn thành: Nhảy sai động tác hoặc chỉ nhảy được dưới 2 lần, chưa có ý thức cố gắng trong tập luyện. 
 b) Trò chơi : “Đi qua cầu”
 -GV tập hợp HS theo đội hình chơi. 
 -Nêu tên trò chơi.
 -GV nhắc lại quy tắc chơi để HS nắm vững cách chơi. 
 3. Phần kết thúc( 4- 5 P ) 
 -HS chạy chậm thả lỏng tích cực, hít thở sâu. 
 -GV nhận xét phần kiểm tra và biểu dương những em đạt thành tích tốt, nhắc nhở những em cần phải tiếp tục tập luyện thêm. 
 -GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học và giao bài tập về nhà.
-Lớp trưởng tập hợp lớp báo cáo.
 ====
 ====
 ====
 5GV
5GV
-HS đứng theo đội hình 4 hàng ngang.
 ====
 ====
 ====
 5GV
 * HS đứng tại chỗ, chụm hai chân bật nhảy. 
 * Hình 52 trang 109.
-HS trong lớp chia thành 4 đội đều nhau. 
-Đội hình hồi tĩnh và kết thúc.
 ====
 ====
 ====
 5GV
Ngày soạn: 23/01/2011
Ngày dạy: 24/01/2011
Tập đọc (tiết 4 ... ách tiến hành một số công việc chăm sóc cây rau , hoa .
	2. Kĩ năng: Làm được một số công việc chăm sóc rau , hoa : tưới nước , làm cỏ , vun xới 
	3. Thái độ: Có ý thức chăm sóc , bảo vệ cây rau , hoa .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Vườn đã trồng rau , hoa bài trước .
	- Dầm xới hoặc cuốc .
	- Bình tưới nước .
	- Rổ đựng cỏ .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát . 
 2. Bài cũ : (3’) Trồng rau , hoa trong chậu (tt) .
	- Nêu lại ghi nhớ bài học trước .
 3. Bài mới : (27’) Chăm sóc rau , hoa .
 a) Giới thiệu bài : 
	Sau khi gieo trồng , cây rau hoa phải được chăm sóc như : tỉa cây , tưới nước , làm cỏ , vun xới  Chăm sóc tốt để tạo điều kiện cho cây đủ chất dinh dưỡng , ánh sáng , nhiệt độ cần thiết để phát triển . Bài học hôm nay , chúng ta sẽ tìm hiểu về các công việc chăm sóc cây .
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS tìm hiểu mục đích , cách tiến hành và thao tác kĩ thuật chăm sóc cây .
MT : Giúp HS nắm mục đích , cách tiến hành và thao tác kĩ thuật chăm sóc cây .
PP : Trực quan , giảng giải , đàm thoại .
- Gợi ý HS nhớ lại nội dung đã học ở bài 16 để nêu các điều kiện ngoại cảnh của cây rau , hoa . Từ đó , nêu lên các biện pháp chăm sóc cây rau , hoa .
- Đặt câu hỏi để HS nêu cách tưới nước cho cây rau , hoa .
- Nhận xét , giải thích tại sao phải tưới nước lúc trời râm mát . ( Để nước đỡ bay hơi )
- Làm mẫu cách tưới nước và lưu ý HS phải tưới đều , không để nước đọng thành vũng trên luống .
Hoạt động lớp .
- Trả lời câu hỏi trong SGK . ( Thiếu nước , cây bị khô héo và có thể bị chết )
- Nêu mục đích của việc tưới nước . ( Cung cấp nước giúp hạt nảy mầm , hòa tan các chất dinh dưỡng trong đất cho cây hút và giúp cây sinh trưởng , phát triển thuận lợi )
- Vài em làm lại thao tác tưới nước .
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS tìm hiểu mục đích , cách tiến hành và thao tác kĩ thuật chăm sóc cây (tt) .
MT : Giúp HS nắm mục đích , cách tiến hành và thao tác kĩ thuật chăm sóc cây .
PP : Trực quan , giảng giải , đàm thoại .
- Hỏi : Thế nào là tỉa cây ? 
- Vậy tỉa cây nhằm mục đích gì ?
- Hướng dẫn cách tỉa cây và lưu ý HS chỉ nhổ tỉa những cây cong queo , già yếu , bị sâu bệnh .
- Tiếp tục gợi ý để HS quan sát và nêu tên những cây thường mọc trên các luống trồng rau hoa .
- Gợi ý để HS trả lời : Cỏ dại có hại gì đối với cây rau , hoa ?
- Nhận xét và kết luận : Trên luống trồng rau , hoa thường có cỏ dại . Chúng hút tranh nước , chất dinh dưỡng của cây và che lấp ánh sáng làm cây phát triển kém . Vì vậy , phải thường xuyên làm cỏ cho rau , hoa .
- Đặt các câu hỏi liên hệ thực tế để HS nêu cách làm cỏ .
- Nhận xét và hướng dẫn cách nhổ cỏ và làm cỏ bằng dầm xới và lưu ý HS :
+ Cỏ thường có thân ngầm và rễ ăn sâu vào đất . Vì vậy , khi làm cỏ nên dùng dầm xới đào sâu xuống để loại bỏ hết thân ngầm và rễ cỏ .
+ Nhổ nhẹ nhàng để tránh làm bật gốc cây khi cỏ mọc sát gốc .
+ Cỏ làm xong phải để được để gọn vào một chỗ để đem đổ hoặc phơi khô rồi đốt . Không vứt cỏ bừa bãi trên mặt luống .
- Hướng dẫn HS quan sát và nêu những biểu hiện của đất ở trên luống hoặc trong chậu cây .
- Gợi ý HS nêu các nguyên nhân làm cho đất bị khô , không tơi xốp .
- Gợi ý để HS nêu tác dụng của vun gốc . ( Giữ cho cây không đổ , rễ cây phát triển mạnh )
- Nhận xét và kết luận về mục đích của việc vun , xới đất .
- Hướng dẫn HS quan sát hình 3 SGK và đặt câu hỏi để HS nêu dụng cụ vun , xới đất và cách xới đất .
- Làm mẫu cách vun xới bằng dầm xới , cuốc và nhắc HS chú ý :
+ Không làm gẫy cây hoặc làm cây bị sây sát .
+ Kết hợp xới đất với vun gốc . Xới nhẹ trên mặt đất và vun đất vào gốc nhưng không vun quá cao làm lấp thân cây .
Hoạt động lớp .
- Nhổ loại bỏ bớt một số cây trên luống để đảm bảo khoảng cách cho những cây còn lại sinh trưởng , phát triển .
- Giúp cho cây đủ ánh sáng , chất dinh dưỡng .
- Quan sát hình 2 SGK và nêu nhận xét về khoảng cách và sự phát triển của cây cà rốt .
- Hút tranh nước , chất dinh dưỡng trong đất .
 4. Củng cố : (3’)
	- Nêu ghi nhớ SGK .
	- Giáo dục HS ham thích trồng cây .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét sự chuẩn bị , tinh thần học tập của HS .
	- Dặn HS về nhà học thuộc ghi nhớ .
Kĩ thuật (tiết 44)
CHĂM SÓC RAU , HOA (tt)
I. MỤC TIÊU :
	1. Kiến thức: Biết được mục đích , tác dụng , cách tiến hành một số công việc chăm sóc cây rau , hoa .
	2. Kĩ năng: Làm được một số công việc chăm sóc rau , hoa : tưới nước , làm cỏ , vun xới 
	3. Thái độ: Có ý thức chăm sóc , bảo vệ cây rau , hoa .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Vườn đã trồng rau , hoa bài trước .
	- Dầm xới hoặc cuốc .
	- Bình tưới nước .
	- Rổ đựng cỏ .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát . 
 2. Bài cũ : (3’) Chăm sóc rau , hoa .
	- Nêu lại ghi nhớ bài học trước .
 3. Bài mới : (27’) Chăm sóc rau , hoa (tt) .
 a) Giới thiệu bài : 
	Sau khi gieo trồng , cây rau hoa phải được chăm sóc như : tỉa cây , tưới nước , làm cỏ , vun xới  Chăm sóc tốt để tạo điều kiện cho cây đủ chất dinh dưỡng , ánh sáng , nhiệt độ cần thiết để phát triển . Bài học hôm nay , chúng ta sẽ thực hành công việc chăm sóc cây .
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : HS thực hành chănm sóc rau , hoa .
MT : Giúp HS thực hành được việc chăm sóc rau , hoa .
PP : Trực quan , giảng giải , thực hành .
- Tổ chức cho HS làm 1 , 2 công việc chăm sóc cây đã hướng dẫn ở tiết trước .
- Kiểm tra sự chuẩn bị dụng cụ lao động của HS .
- Phân công vị trí và giao nhiệm vụ thực hành cho HS .
- Quan sát , uốn nắn những sai sót của HS và nhắc nhở đảm bảo an toàn lao động .
Hoạt động lớp .
- Nhắc lại tên các công việc chăm sóc ; mục đích và cách tiến hành các công việc chăm sóc cây rau , hoa .
- Thực hành chăm sóc cây rau , hoa .
- Thu dọn dụng cụ , cỏ dại và vệ sinh dụng cụ lao động , chân tay sau khi hoàn thành công việc .
Hoạt động 2 : Đánh giá kết quả học tập .
MT : Giúp HS tự đánh giá kết quả học tập của mình và các bạn .
PP : Trực quan , giảng giải , đàm thoại .
- Gợi ý HS tự đánh giá công việc thực hành theo các tiêu chuẩn sau :
+ Chuẩn bị dụng cụ thực hành đầy đủ .
+ Thực hiện đúng thao tác kĩ thuật .
+ Chấp hành đúng về an toàn lao động và có ý thức hoàn thành công việc được giao , đảm bảo thời gian quy định .
- Nhận xét , đánh giá kết quả học tập của HS .
Hoạt động lớp .
 4. Củng cố : (3’)
	- Nêu lại ghi nhớ SGK .
	- Giáo dục HS ham thích trồng cây .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét sự chuẩn bị , tinh thần học tập của HS .
	- Dặn HS về nhà đọc trước bài Bón phân cho rau , hoa .
Thứ sáu ngày 13 tháng 2 năm 2009 
 TUẦN 22
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ-SINH HOẠT 
 VĂN NGHỆ CA NGỢI QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC, CA NGỢI ĐẢNG VÀ BÁC HỒ.
I Mục tiêu:
- Sinh hoạt tập thể đọc thơ, hát một số bài hát ca ngợi quê hương đất nước, ca ngợi Đảng và Bác Hồ.
- Sinh hoạt cuối tuần để HS nhận xét, đánh giá việc thực hiện kế hoạch trong tuần và nắm bắt kế hoạch tuần tới.
- GD HS :Lịng kính yêu Bác Hồ, Tự hào về Đảng ta.
II Chuuẩn bị : Nội dung sinh hoạt.
III Các hoạt động
* Hoạt động 1 : Hoạt động tập thể
a) Kể tên một số bài hát ca ngợi quê hương đất nước, ca ngợi Đảng và Bác Hồ ?
-HS kể một số bài hát ca ngợi quê hương đất nước, ca ngợi Đảng và Bác Hồ
- GV nhận xét chốt ý: VD: Tây Nguyên xanh, Em là mùa xuân của đảng, Như cĩ Bác Hồ. Đêm qua em mơ gặp Bác Hồ. Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng,....
b) Hát một số bài hát vừa kể: Hát tập thể .
c ) Đọc thơ về chủ đề trên: HS xung phong đọc cá nhân
* Nhận xét tuyên dương
Hoạt động 2 : Sinh hoạt - Nhận xét tuần
1. HS tự nhận xét : Tổ trưởng, lớp trưởng
2. GV nhận xét kết luận
* Ưu điểm : Chuyên cần đã cĩ tiến bộ hơn tuần trước.
 - Vệ sinh lớp học tương đối sạch
 - Vệ sinh cá nhân đảm bảo
 - Trong học tập tích cực phát biểu
* Tồn tại: Đi học muộn
 Tham gia học buổi chiều ít
 Trực nhật chưa lau bàn ghế
3.Triển khai : Duy trì tốt sĩ số
 Chỉnh đốn thời gian học
 Chọn tiết mục, chọn đội văn nghệ
Hoạt động tập thể - Sinh hoạt ( Tuần 23 )
Tìm hiểu các trò chơi dân gian – Nhận xét tuần
I . Mục tiêu :
- HS biết thêm một số trò chơi dân gian thường tổ chức vào dịp tết cổ truyền ở một số địa phương .
- Nhận xét đánh giá hoạt động tuần và nắm bắt kế hoạch thời gian tới .
II . Chuẩn bị : Nội dung sinh hoạt .
III . Các hoạt động dạy học :
	Hoạt động 1 : Sinh hoạt tập thể 
 Tìm hiểu các trò chơi dân gian 
- GV nêu một số trò chơi dân gian ( tên trò chơi , cách chơi ) ở một số địa phương khác như : đánh đu , cờ người , đua thuyền , ném còn .
	Hoạt động 2 : Sinh hoạt – Nhận xét tuần 
1 . HS nhận xét đánh giá các hoạt động :
Lớp trưởng , tổ trưởng nhận xét đánh giá .
2 . GV nhận xét chung và triển khai :
a. Nhận xét :
 Ưu điểm : HS đi học tương đối đều .
 Vệ sinh lớp học sạch sẽ .
 Tham gia thể dục đều đặn , sinh hoạt 15 phút đầu giờ nghiêm túc
 Tồn tại : Một số em đi học chưa đúng giờ .
 Ngồi trong lớp còn nói chuyện ( Mạch , Lải )
b. Triển khai :
Kể từ ngày thứ hai ( 28 tháng 1 đến ngày 2 tháng 2 ) HS được nghỉ mùa một tuần .
Tiếp sau đó các em được nghỉ tết 1 tuần : Ngày 11 tháng 2 tức ngày 5 tháng 1 âm lịch các em đi học bình thường .
Ngày đầu tiên đến trường sau thời gian nghỉ các em đến sớm hơn để lao động .
************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_4_tuan_22_nam_hoc_2010_2011_ha_ngoc_khanh.doc