Tập đọc (Tiết 45)
HOA HỌC TRÒ
I MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
- Cảm nhận được vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng qua ngòi bút miêu tả rất tài tình của tác giả ; ý nghỉa của hoa phượng – hoa học trò đối với những học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường.
+ Đọc trôi chảy toàn bài.
- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng tả ngạc nhiên phù hợp với phát hiện của tác giả về vẻ đẹp đặc biệt của hoa phượng , sự thay đổi bất ngờ của màu hoa theo thời gian.
- Bồi dưỡng tình cảm yêu quãng đời học sinh qua những kỉ niệm đẹp về hoa phượng.
II ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
- Các tranh , ảnh về hoa phượng, sân trường có hoa phượng.
III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1 – Khởi động
2 – Bài cũ : Chợ Tết
- Kiểm tra 2,3 HS đọc thuộc lòng và trả lời câu hỏi.
TUẦN 23 01/2/2010 CC TĐ T KH ĐĐ 45 111 45 23 Hoa học trò Luyện tập chung Ánh sáng Giữ gìn các công trình công cộng (T 1) 02/2/2010 TD TĐ CT T KT 45 46 23 112 23 Bật xa – TC: Con sâu đo Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ Nhớ-viết: Chợ tết Luyện tập chung Trồng cây rau hoa 03/2/2010 KC T LTC LS MT 23 113 45 23 23 Kể chuyện đã nghe-đã đọc Luyện tập chung Dấu gạch ngang Văn học và khoa học thới hậu Lê Tập nặn tạo dáng:Tập năn dáng ngườio đơn giản 04/2/2010 LTC TLV T ĐL AN 46 45 114 23 23 MRVT: Cái đẹp Luyện tập miêu ytả các bộ phận của cây cối Phép cộng phân số Thành phố Hồ Chí Minh Học hát: Chim sáo 05/2/2010 TD TLV T KH SHL 46 46 115 46 23 Bật xa, tập phối hợp chạy,nhảy -TC:Con sâu đo Đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối Phép cộng phân số (TT) Bóng tối Sinh hoạt lớp Ngày dạy:01/02/2010 Tập đọc (Tiết 45) HOA HỌC TRÒ I MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU - Cảm nhận được vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng qua ngòi bút miêu tả rất tài tình của tác giả ; ý nghỉa của hoa phượng – hoa học trò đối với những học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường. + Đọc trôi chảy toàn bài. - Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng tả ngạc nhiên phù hợp với phát hiện của tác giả về vẻ đẹp đặc biệt của hoa phượng , sự thay đổi bất ngờ của màu hoa theo thời gian. - Bồi dưỡng tình cảm yêu quãng đời học sinh qua những kỉ niệm đẹp về hoa phượng. II ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. - Các tranh , ảnh về hoa phượng, sân trường có hoa phượng. III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 1 – Khởi động 2 – Bài cũ : Chợ Tết - Kiểm tra 2,3 HS đọc thuộc lòng và trả lời câu hỏi. 3 – Bài mới Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh a – Hoạt động 1 : Giới thiệu bài - Hôm nay các em sẽ được học một bài văn tả vẻ đẹp của một loài hoa thường được trồng trên sân các trường học, gắn với kỉ niệm của nhiều HS về mái trường. Nhà thơ Xuân Diệu đã gọi tên loài hoa đó bằng một cái tên rất đặc biệt – hoa học trò. Hoa học trò chính là hoa phượng. Các em hãy cùng đọc, cùng tìm hiểu bài văn để thấy vẻ đẹp đặc biệt của hoa phượng dưới ngòi bút miêu tả rất tài tình của tác giả. b – Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS luyện đọc - GV nghe và nhận xét và sửa lỗi luyện đọc cho HS. - Đọc diễn cảm cả bài. c – Hoạt động 3 : Tìm hiểu bài - Tại sao tác giả lại gọi hoa phượng là hoa học trò ? - Vẻ đẹp của hoa phượng có gì đạc biệt ? - Màu hoa phượng thay đổi như thế nào theo thời gian ? - Nêu cảm nhận của em khi đọc bài văn ? d – Hoạt động 4 : Đọc diễn cảm - GV đọc diễn cảm toàn bài với giọng tả ngạc nhiên phù hợp với phát hiện của tác giả về vẻ đẹp đặc biệt của hoa phượng , sự thay đổi bất ngờ của màu hoa theo thời gian. - Quan sát tranh minh hoạ chủ điểm – ảnh động Thiên Cung ở Vịnh Hạ Long. - HS khá giỏi đọc toàn bài . - 3 HS nối tiếp nhau đọc trơn từng đoạn. - 1,2 HS đọc cả bài . - HS đọc thầm phần chú giải từ mới. - HS đọc thầm – thảo luận nhóm trả lời câu hỏi . - Vì phượng là loài cây rất gần gũi, quen thuộc với học trò. Phượng thường được trồng trên các sân trường và nở vào mùa thi của học trò. Thấy màu hoa phượng học trò nghĩ đến kì thi và những ngày nghỉ hè. Hoa phượng gắn với kỉ niệm của nhiều học trò về mái trường . + Hoa phượng đỏ rực, đẹp không phải ở một đoá màcả loạt, cả một vùng, cả một góc trời ; màu sắc như cả ngàn con bướm thắm đậu khít nhau. + Hoa phượng gợi cảm giác vừa buồn lại vừa vui ; buồn vì báo hiệu sáp kết thúc năm học, sáp xa mái trường ; vui vì báo hiệu được nghỉ hè. + Hoa phượng nở nhanh đến bất ngờ , màu phượng mạnh mẽ làm làm khắp thành phố rực lên như đến Tết nhà nhà dán câu đối đỏ. - Lúc đầu , hoa phượng có màu đỏ nhạt . Găïp mưa, hoa càng tươi. Dần dần số hoa sẽ tăng, màu hoa sẽ đỏ đậm dần theo thời gian. + Hoa phượng có vẻ đẹp rất độc đáo dưới ngòi bút miêu tả tài tình của tác giả. + Hoa phượng là loài hoa rất gần gũi, thân thiết với học trò. + Nhờ bài văn, em mới hiểu vẻ đẹp lộng lẫy, đặc sác của hoa phượng. - HS luyện đọc diễn cảm. - Đại diện nhóm thi đọc diễn cảm. 4 – Củng cố – Dặn dò - GV nhận xét tiết học, biểu dương HS học tốt. - Chuẩn bị : Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ. _________________###_____________ TOÁN (Tiết 111) LUYỆN TẬP CHUNG I - MỤC TIÊU :Giúp HS củng cố về : So sánh hai phân số . Tính chất cơ bản của phân số . II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Khởi động Kiểm tra bài cũ: HS sửa bài tập ở nhà. Nhận xét phần sửa bài. Bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HS Giới thiệu: Luyện tập chung. Bài 1: Điền dấu vào chỗ trống Khi học sinh làm bài GV hỏi để ôn lại cách so sánh hai phân số cùng mẫu số hoặc cùng tử số, hoặc so sánh phân số với 1. Bài 2: HS tự làm bài và chữa bài. Bài 3: Viết các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn HS làm phần a rồi chữa bài Bài 4: Tính HS làm rồi chữa bài Ở phần b) sau khi biến đổi được tích ở trên và tích ở gạch dưới gạch ngang bằng nhau nên kết quả bằng 1. HS làm bài và sửa bài. HS làm bài và sửa bài HS làm bài và sửa bài HS làm bài và sửa bài Củng cố – dặn dò Nhận xét tiết học ___________________###________________ KHOA HỌC (Tiết 45) ÁNH SÁNG I-MỤC TIÊU:Sau bài này học sinh biết: -Phân biệt được các vật tự phát sáng và các vật được chiếu sáng. -Làm thí nghiệm để xác định các vật cho ánh sáng truyền qua hoặc không truyền qua. -Nêu ví dụ hoặc làm thí nghiệm chứng tỏ ánh sáng truyền theo đường thẳng. -Nêu ví dụ hoặc làm thí nghiệm chứng tỏ mắt chỉ nhìn thấy một vật khi có ánh sáng từ vật đó truyền tới mắt. II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: -Chuẩn bị theo nhóm: hộp kín ( có thể bằng giấy cuộn lại); tấm kính; nhựa trong; kính mờ; tấm gỗ III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU: Khởi động: Bài cũ: -Tiếng ồn có tác hại như thế nào? -Có những biện pháp nào chống tiếng ồn? Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Giới thiệu: “Aùnh sáng” Phát triển: Hoạt động 1:Tìm hiểu các vật tự phát ra ánh sáng và các vật được chiếu sáng -Cho hs thảo luận nhóm. -Nhận xét bổ sung. Hoạt động 2: Tìm hiểu về đường truyền của ánh sáng -Trò chơi “Dự đoán đường truyền của ánh sáng”, Gv hướng đèn vào một hs chưa bật đèn. Yêu cầu hs đoán ánh sáng sẽ đi tới đâu. -Yêu cầu hs làm thí nghiệm trang 90 SGK và dự đoán đường truyền ánh sáng qua khe. Hoạt động 3:Tìm hiểu sự truyền ánh sáng qua các vật -Yêu cầu hs tiến hành thí nghiệm trang 91 SGK theo nhóm. -Người ta đã ứng dụng kiến thức này vào việc gì? Hoạt động 4:Tìm hiểu mắt nhìn thấy vật khi nào? -Mắt ta nhìn thấy vật khi nào? -Cho hs tiến hành thí nghiệm như trang 91 SGK. -Em tìm những VD về điều kiện nhìn thấy của mắt. Kết luận: Ta chỉ nhìn thấy vật khi có ánh sáng từ vật truyền đến mắt. -Thảo luận, dựa vào hình 1 và 2 trangb 90 SGk và kinh nghiệm bản thân: +Hình 1:ban ngày *Vật tự phát sáng:Mặt trời *Vật được chiếu sáng: Gương, bàn ghế +Hình 2:Ban đêm *Vật tự phát sáng:ngọn đèn điện (khi có dòng điện chạy qua) *Vật được chiếu sáng: Mặt trăng sáng là do mặt trời chiếu, cái gương, bàn ghế -Dự đoán hướng ánh sáng. -Các nhóm làm thí nghiệm. Rút ra nhận xét ánh sáng truyền theo đường thẳng. -Tiến hành thí nghiệm và ghi lại kết quả vào bảng: Các vật cho gần nư toàn bộ ánh sáng đi qua Các vật chỉ cho một phần ánh sáng đi qua Các vật không cho ánh sáng đi qua -Các nhóm tiến hành thí nghiệm và đưa ra kết luận như SGK. -Nêu VD Củng cố:Tại sao ta nhìn thấy một vật? Dặn dò: Chuẩn bị bài sau, nhận xét tiết học. __________________###______________ ĐẠO ĐỨC(Tiết 23) GIỮ GÌN CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG (T1 ) I - Mục tiêu - Yêu cầu: Giúp HS hiểu - các công trình công cộng là tài sản chung của xã hội . - Mọi người đều có trách nhiệm bảo vệ , giữ gìn . - Những việc cần làm để giữ gìn công trình công cộng . - HS có những hành vi , việc làm tích cực nhằm bảo vệ, giữ gìn những công trình công cộng . - Biết tôn trọng , giữ gìn và bảo vệ các công trình công cộng . II - Đồ dùng học tập GV : - SGK HS : - SGK III – Các hoạt động dạy học 1- Khởi động : 2 – Kiểm tra bài cũ : : Lịch sự với mọi người - Như thế nào là lịch sự ? - Người biết cư xử lịch sự được mọi người nhìn nhận, đánh giá như thế nào ? 3 - Dạy bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH a - Hoạt động 1 : Giới thiệu bài - GV giới thiệu , ghi bảng. b - Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm ( Tình tuống trang 34 SGK ) - Chia nhóm và giao nhiệm vụ thảo luận cho các nhóm . - > GV rút ra kết luận ngắn gọn : Nhà văn hoá xã là một công trình công cộng, là nơi sinh hoạt văn hoá chung của nhân dân, được xây dựng bởi nhiều công sức , tiền của. Vì vậy, Thắng cần phải khuyên HuØng nên giữ gìn, không được vẽ bậy lên đó. c - Hoạt động 3 : Làm việc theo nhóm đôi ( Bài tập 1 , SGK ) - Giao nhiệm vụ cho các cặp HS thảo luận BT 1. - GV kết luận ngắn gọn về từng tranh : + Tranh I : Sai + Tranh 2 : Đúng + Tranh 3 : Sai + Tranh 4 : Đúng d - Hoạt động 4 : Xử lí tính huống ( Bài tập 2 , SGK ) - Yêu cầu ca ... ẫn HS làm bài tập * Bài 1,2 : - Treo bảng phụ ghi sẵn nội dung Bài tập 1. + Ý 1 : + Phẩm chất quý hơn về vẻ đẹp bên ngoài : Tốt gỗ hơn tốt nước sơn. Cái nết đánh chết cái đẹp. + Hình thức thường thống nhất với nội dung : Người thanh nói tiếng cũng thanh Chuông kêu khẽ đánh bên thành cũng kêu. Trông mặt mà bắt hình dong Con lợn có béo cỗ lòng mới ngon. + Ý 2 : VD về 1 số hoàn cảnh sử dụng các câu tục ngữ trên. Bài 3, 4 : Phát giấy khổ to cho HS trao đổi nhóm. BT 3 : Các từ ngữ miêu tả mức độ cao của cái đẹp : tuyệt vời , tuyệt diệu, tuyệt trần , mê hồn, mê li, vô cùng , không tả xiết, như tiên , dễ sợ . . . ( tìm các từ ngữ có thể đi kèm với cái đẹp ) BT 4 : + Phong cảnh nơi đây đẹp tuyệt vời ( tuyệt đẹp, đẹp tuyệt trần, đẹp tuyệt diệu, đẹp mê hồn, đẹp mê li, đẹp vô cùng, đẹp không tả xiết, đẹp dễ sợ . . . ) + Bức tranh đẹp mê hồn ( tuyệt trần , vô cùng, không bút nào tả xiết . . . ) - 2 HS đọc yêu cầu bài. - Cả lớp đọc thầm. - HS trao đổi nhóm. - Đại diện nhóm trình bày. Cả lớp nhận xét. - 4 HS nối tiếp nhau nói hoàn cảnh sử dụng 4 câu tục ngữ. - 1 HS đọc yêu cầu của bài tập. Cả lớp đọc thầm yêu cầu của bài , suy nghĩ trả lời câu hỏi. - Viết lại các từ ngữ miêu tả mức độ cao của cái đẹp. Sau đó đặt câu với các từ đó. - Đại diện nhóm đọc nhanh kết quả. - Cả lớp và GV nhận xét, tính điểm thi đua. 4 – Củng cố, dặn dò - Nhận xét tiết học, khen HS tốt. - Chuẩn bị : câu kể ai là gì . Ngày dạy :22/02/08 ______________###_____________ THỂ DỤC(Tiết 46) BẬT XA VÀ TẬP PHỐI HỢP CHẠY NHẢY TRÒ CHƠI “CON SÂU ĐO” I-MUC TIÊU: -Ôn bật xa và học phối hợp chạy nhảy. Yêu cầu thực hiện động tác cơ bản đúng. -Trò chơi “Con sâu đo”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia trò chơi tương đối chủ động. II-ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN: -Địa điểm: sân trường sạch sẽ. -Phương tiện: còi. III-NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HĐ CỦA HỌC SINH 1. Phần mở đầu: 6 – 10 phút. -Giáo viên phổ biến nội dung, yêu cầu bài học, chấn chỉnh trang phục tập luyện. -Chạy trên địa bàn tự nhiên -Trò chơi: Kéo cưa xe lừa. 2. Phần cơ bản: 18 – 22 phút. a. Bài tập RLTTCB -Ôn bật xa. Trước khi tập, GV nên cho HS khởi động kĩ lại các khớp, tập bật nhảy nhẹ nhàng một số lần, sau đó nhắc lại yêu cầu và cách thực hiện bài tập. -GV chia tổ tập luyện. GV quan sát, nhận xét, sửa chữa sai sót cho HS. -GV cho thi đua giữa các tổ một lần xem tổ nào có người bật xa nhất sẽ được khen thưởng. Khi bật xong, -GV nhắc các em thả lỏng tích cực. -Thi bật nhảy từng đôi một, tổ nào có nhiều người bật xa hơn được biểu dương. -Học phối hợp chạy, nhảy. -GV hướng dẫn cách tập luyện phối hợp, giải thích ngắn gọn các động tác và làm mẫu, sau đó cho HS tập thử một số lần để nắm được cách thực hiện bài tập. -Cho HS tập theo đội hình hàng dọc, em đứng đầu hàng thực hiện xong, đi ra khỏi cát, em tiếp theo mới được xuất phát. b. Trò chơi vận động: Con sâu đo. -GV cho HS tập hợp, giải thích luật chơi, rồi cho HS làm mẫu cách chơi. Tiếp theo cho cả lớp cùng chơi. GV quan sát, nhận xét biểu dương HS hoàn thành vai chơi của mình. 3. Phần kết thúc: 4 – 6 phút. -Giậm chân tại chỗ, đếm to theo nhịp hoặc đi thường theo nhịp 2-4 hàng dọc. -GV củng cố, hệ thống bài. -GV nhận xét, đánh giá tiết học. HS tập hợp thành 4 hàng. HS chơi trò chơi. HS thực hành Nhóm trưởng điều khiển. HS chơi. HS thực hiện. TẬP LÀM VĂN (Tiết 46) ĐOẠN VĂN TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI . I -MỤC ĐÍCH ,YÊU CẦU : 1. Nắm được đặc điểm nội dung và hình thức của đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối . Nhận biết và bước đầu biết cách xây dựng các đoạn văn tả cây cối . Có ý thức bảo vệ cây xanh . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 1. Khởi động: 2. Bài cũ: 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Giới thiệu: Hoạt động 1: Hướng dẫn phần nhận xét. Bài tập 1,2,3. Cả lớp và GV nhận xét chốt lại lời giải đúng: Bài cây gạo có 3 đoạn: Đoạn 1: Thời kì ra hoa. Đoạn 2: Lúc hết mùa hoa. Đoạn 3: Thời kì ra quả. Hoạt động 2: Ghi nhớ GV nhắc HS học thuộc lòng ghi nhớ. Hoạt động 3: Phần luyện tập Bài tập 1: HS và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng: Có 4 đoạn Đoạn 1: Tả bao quát thân cây, cành cây, lá cây, lá cây trám đen. Đoạn 2: Hai loại trám đen: trám đen tẻ và trám đen nếp. Đoạn 3: Ích lợi của quả trám đen. Đoạn 4: Tình cảm của người tả với cây trám đen. Bài tập 2: GV gợi ý: Trước hết, các em cần xác định sẽ viết về cây gì. Sau đó, suy nghĩ về những lợi ích mà cây đó mang đến cho con người. GV nhận xét, chấm một số bài. HS đọc yêu cầu bài tập. HS cả lớp đọc thầm bài Cây gạo, làm việc cá nhân hoặc trao đổi cùng bạn bên cạnh, lần lượt thực hiện cùng lúc các BT 2,3. HS phát biểu ý kiến Vài HS đọc nội dung cần ghi nhớ. HS đọc yêu cầu bài tập. Cả lớp đọc thầm bài Cây tre trăm đốt, trao đổi nhóm, xác định các đoạn và nội dung chính của từng đoạn. HS phát biểu ý kiến. HS đọc yêu cầu bài tập. HS viết đoạn văn. Một vài HS khá, giỏi đọc đoạn viết. 4. Củng cố – dặn dò: Nhận xét tiết học. _________________###______________ TOÁN (Tiết 115) PHÉP CỘNG PHÂN SỐ (TT ) I - MỤC TIÊU :Giúp HS: Nhận biết phép cộng hai phân số khác mẫu số . Biết cộng hai phân số khác mẫu số . II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Khởi động Kiểm tra bài cũ: HS sửa bài tập ở nhà. Nhận xét phần sửa bài. Bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HS Giới thiệu: Phép cộng phân số (tt) Hoạt động 1: Cộng hai phân số khác mẫu số -HS đọc ví dụ -Để tính số giấy hai bạn đã lấy, ta làm tính gì? GV ghi: + = ? -Làm cách nào để cộng được hai phân số này. -Đây là phép cộng hai phân số khác mẫu số nên phải quy đồng mẫu số hai phân số đó, rồi thực hiện hai phân số cùng mẫu số. -GV cho HS quy đồng mẫu số rồi cộng hai phân số. GV ghút lại: Muốn cộng hai phân số khác mẫu số ta làm như sau: -Quy đồng mẫu số hai phân số -Cộng hai phân số đã quy đồng mẫu số. Hoạt động 2: Thực hành. Bài 1: Tính HS tính . HS phát biểu cách cộng hai phân số khác mẫu số. Bài 2: Tính theo mẫu Nhận xét: Mẫu số của phân số này chia hết cho mẫu số của phân số kia nên ta chỉ quy đồng một phân số. Bài 3: HS đọc đề toán, nêu tóm tắt đề toán. HS nêu cách làm và kết quả. Tính cộng HS nhận xét HS tính. HS tính và phát biểu. HS tính theo mẫu. HS giải và chữa bài. Củng cố – dặn dò - HS nêu cách cộng 2 PS khác mẫu số - Nhận xét tiết học ________________###______________ HÁT (Tiết: 23) HỌC HÁT : CHIM SÁO I. MỤC TIÊU : HS hát kết hợp động tác múa phụ họa bài hát Chim Sáo Tập đọc và nghe thang âm : Đô_ Rê _ Mi _ Son _ La Đô_ Rê _ Mi _ Son II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : -Giáo viên:Nhạc cụ ; Tập 1 vài động tác phụ họa cho bài hát . -Học sinh :SGK ; Vở chép nhạc . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1.Phần mở đầu: Giới thiệu nội dung tiết học. 2. Phần hoạt động : Nội dung 1: Dạy hát bài Chim sáo. Hoạt động 1: Dạy hát. Giới thiệu bài: GV sử dụng tranh, ảnh, bản đồ, chỉ cho HS biết vị trí vùng đồng bằng Nam Bộ, nơi có đồng bào Khơ-me sinh sống và giới thiệu bài như SGK. Bài Chim sáo có 2 lời ca, mỗi lời có 3 câu hát. Lời thứ nhất: Câu hát 1: Trong rừng cây xanh sáo đùa sáo bay. Câu hát 2: Trong rừng cây xanh sáo đùa sáo bay. Câu hát 3: Ngọt thơm đom boong ơi đàn chim vui bầy, la là la la. Lời thứ hai chia tương tự như lời thứ nhất. GV giải thích cho HS Đom boong: quả đa. Những chỗ có nốt hoa mĩ phải luyến nhanh ; chỗ luyến hai nốt móc đơn phải hát mềm mại. Những chỗ cuối câu hát, trường độ ngân và nghỉ hai phách rưỡi (nốt trắng và lặng đơn ), GV đếm 2-3 để HS thực hiện đúng. Hoạt động 2: Củng cố bài hát. -GV yêu cầu một HS hát lời một và một HS hát lời hai bài Chim sáo. -GV chỉ định nhóm gồm 3-4 HS lên trình bày bài hát trước lớp. Nội dung 2: Bài đọc thêm Tiếng sáo của người tù. GV dành ít thời gian hỏi HS cảm nhận sau khi đọc bài Tiếng sáo của người tù. (Khâm phục người chiến sĩ Cách mạng, trong hoàn cảnh cực kì khó khăn vẫn lạc quan yêu đời và hoạt động âm nhạc, luôn tin tưởng vào ngày mai tươi sáng.) 3. Phần kết thúc: -GV yêu cầu từng tổ trình bày bài hát chim sáo. -Nhắc các em học thuộc lời ca và tập vận động phụ hoạ. HS hát từng câu theo giáo viên. HS hát. Các nhóm trình bày. Từng tổ trình bày. SINH HOẠT LỚP 1. Các tổ trưởng báo cáo các hoạt động của tổ mình trong tuần qua về mặt : Học tập,lao động, đạo đức, Tác phong 2.Ý kiến của HS. 3.Gíao viên tổng kết: HT: KTB còn nhiều: Thắng,Tú,Phước,Phượng,Thoa. VS:Tốt ĐĐ: Tốt Tác phong :Tốt Tuyên dương:Đăng,Phương,N.Đào, T.Linh,ù,Thịnh ,Đàộ, Duyên, Vy,Thảo Vy,H.Kông, Đào, Huệ. 4.Phương hướng:. Khắc phục tình tranïg KTB-KLB, tích cực phát biểu ý kiến sau Tết. Kèm HS yếu:Phước,Tú,Phụng,Phượng(vào giờ chơi) Rèn chữ viết cho HS (Phúc, Thắng, Tú). Thực hiện truy bài đầu giờ. Chăm sóc lại cây xanh phòng học. Cấm HS đi học sớm bu phòng ( buổi chiều) .Tổng vệ sinh lại lớp học, sân trường.
Tài liệu đính kèm: