Giáo án Khối 4 - Tuần 23 - Năm học 2011-2012 (Bản đẹp chuẩn kiến thức kĩ năng)

Giáo án Khối 4 - Tuần 23 - Năm học 2011-2012 (Bản đẹp chuẩn kiến thức kĩ năng)

Kể chuyện ( Tiết 23 ) : KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE ĐÃ HỌC

I/ Mục tiêu:

- Dựa vào gợi ý trong SGK, chọn và kể lại được câu chuyện (đoạn truyện) đã nghe, đã đọc ca ngợi cái đẹp hay phản ánh cuộc đấu tranh giữa cái đẹp và cái xấu, cái thiện và cái ác.

- Hiểu nội dung chính của câu chuyện (đoạn truyện) đã kể.Nghe bạn kể chuyện, nhận xét đúng lời kể của bạn.

* GD đạo đức Hồ Chí Minh:

- Baùc Hoà yeâu nöôùc vaø saün saøng vöôït qua moïi khoù khaên, thöû thaùch ñeå goùp söùc mang laïi cho ñaát nöôùc

II/ Đồ dùng dạy học:

-Một số truyện thuộc đề tài của bài KC: Truyện cổ tích, ngụ ngôn, truyện tranh truyện cười. Có thể tìm các truyện này ở các sách báo dành cho thiếu nhi, ở sách truyện đọc lớp 4 (nếu có)

III/ Các hoạt động dạy và học chủ yếu:

 

doc 32 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 21/01/2022 Lượt xem 266Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 23 - Năm học 2011-2012 (Bản đẹp chuẩn kiến thức kĩ năng)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG
HỌC KỲ II 	 Từ ngày 13/02/2012 
Đến ngày 17/02/2012	
TUẦN 23: 
Thứ
Buổi
Tiết
Môn
Tiết
Tên bài dạy
Ghi chú
Hai
13/02
Sáng
01
Chào cờ
02
Thể dục
23
Giáo viên bộ môn
03
Tập đọc
45
Hoa học trò
04
Toán
201
Luyện tập chung
Chiều
01
Chính tả
23
N-V: Chợ Tết
02
Toán (TC)
62
03
Tiếng Việt (TC)
62
Ba
14/02
Sáng
01
Toán
202
Luyện tập chung
02
LTVC
45
Dấu gạch ngang
03
Anh văn
45
Giáo viên bộ môn
04
Kể chuyện
23
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
TTHCM
Chiều
01
Khoa học
45
Ánh sáng
02
Đạo đức
23
Giữ gìn các công trình công cộng
KNS - BVMT
03
Mĩ thuật
23
Giáo viên bộ môn.
Tư
15/02
Sáng
01
Toán
203
Phép cộng phân số
02
Tập đọc
46
Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
KNS
03
TLV
45
Luyện tập miêu tả các bộ phận của cây cối
04
Lịch sử
23
Văn học và khoa học thời Hậu Lê
Chiều
01
Toán (TC)
63
Dạy PH
02
Tiếng Việt (TC)
63
Dạy PH
03
Tiếng Việt (TC)
 64
Năm
16/02
Sáng
01
LTVC
 46
MRVT: Cái đẹp 
02
Địa lí
 23
Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Nam bộ( tt)
03
Toán
204
Phép cộng phân số( tiếp theo)
04
Kĩ thuật
23
Trồng cây rau hoa
Chiều
01
Thể dục
46
Giáo viên bộ môn
Giáo viên bộ môn
Giáo viên bộ môn
02
Anh văn
46
03
Âm nhạc
23
Sáu
17/02
 Sáng
01
TLV
46
Đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối
20
Toán
 205
Luyện tập.
03
Khoa học
46
Bóng tối
04
SHTT
23
Nhận xét tuần qua.
Chiều
01
Tin học
 45
Giáo viên bộ môn
02
Tin học
 46
Giáo viên bộ môn
Toán (TC)
64
 Tập đọc (Tiết 45) : HOA HỌC TRÒ 
 Xuân Diệu
I/ Mục tiêu:
- Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm.
- Hiểu nội dung: Tả vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng, loài hoa gắn với những kỉ niệm và niềm vui của tuổi học trò. (trả lời được các câu hỏi trong SGK)
II/ Đồ dùng dạy học:
Tranh minh hoạ bài đọc hoặc ảnh về cây hoa phượng (nếu có)
III/ Hoạt động dạy học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 3 HS đọc thuộc lòng bài Chợ Tết và trả lời trong SGK
- Nhận xét cho điểm HS
1. Bài mới
2.1 Giới thiệu bài: 
- HS quan sát tranh minh hoạ Hỏi:
+ Bức tranh vẽ cảnh gì?
- GV giới thiệu bài
2.2 Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài: 
a. Luyện đọc 
- Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài ( 3 lượt HS đọc). GV sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS 
- Y/c HS tìm nghĩa các từ khó được giới thiệu ở phần chú giải 
- Y/c HS đọc bài theo cặp
- Gọi 2 HS đọc toàn bài 
- GV đọc mẫu. Chú ý giọng đọc
b. Tìm hiểu bài :
- Yêu cầu HS đọc thầm và trả lời câu hỏi: 
+ Tại sao tác giả lại gọi hoa phượng là “Hoa học trò”
+ Vẻ đẹp của hoa phượng có gì đặc biệt?
+ Màu hoa phượng đổi ntn theo thời gian?
- GV y/c HS nói lên cảm nhận khi đọc bài văn
c. Đọc diễn cảm
- Y/c 3 HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn. GV hướng dẫn các em đọc diễn cảm bài văn (theo gợi ý ở mục 2a)
- GV tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm từng đoạn 
- Gọi 1 HS đọc lại cả bài
3. Củng cố dặn dò 
- Nhận xét tiết học
- Y/c HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn, học nghệ thuật miêu tả hoa phượng tinh tế của tác giả ; tìm tranh, ảnh đẹp, những bài hát hay về hoa phượng
- Dặn HS HTL bài thơ Chợ Tết 
- 3 HS lên bảng nối tiếp nhau đọc thuộc lòng và trả lời câu hỏi
- Nhận xét 
+ Các bạn HS đang nói chuyện với nhau về những cành phượng đỏ rực hồng
- Lắng nghe
- HS đọc bài tiếp nối theo trình tự:
- 1 HS đọc thành tiếng phần chú giải
- 2 HS ngồi cùng bàn đọc nối tiếp từng đoạn 
- 2 HS đọc toàn bài 
- Theo dõi GV đọc mẫu 
- Đọc thầm và trả lời câu hỏi 
+ Vì phượng là loài cây rất gần gũi, quen thuộc với học trò. Phượng thường trồng trên các sân trường và nở vào mùa thi của học trò. Thấy phượng học trò nghĩ đến kì thi và những ngày nghỉ hè
+ Hoa phượng đỏ rực, đẹp không phải là một đoá và cả loạt. Màu sắc như cả ngàn con con bướm thắm đậu khít nhau 
+ Hoa phượng gợi cảm giác buồn lại vừa vui 
+ Hoa phuợng nở nhanh đến bất ngờ 
+ Lúc đầu màu hoa phượng là màu đỏ còn non. Có mưa hoa phượng càng tươi dịu. Dần dần số hoa tăng, màu cũng đậm dần, rồi hoà với mặt trời chói lọi, màu phượng rực lên
- Cảm nhận được số lượng hoa phượng rất lớn. Và vẻ đẹp đặc sắc của hoa phuợng 
- 3 HS nối tiếp đọc 
- 3 đến 5 HS thi đọc diễn cảm một đoạn, cả lớp theo dõi và bình chọn bạn đọc hay nhất 
- 1 HS đọc lại 
Chính tả (Tiết 23) : CHỢ TẾT
I/ Mục tiêu:
- Nhớ, viết đúng bài chính tả; trình bày đúng đoạn thơ trích.
- Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt âm đầu, vần dễ lẫn (BT2).
II/ Đồ dùng dạy - học: 
- Một vài tờ phiếu viết sẵn nội dung BT2a (hoặc 2b)
III/ Hoạt động dạy - học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 3 HS lên bảng đọc và viết các từ khó, dễ lẫn của tiết chính tả trước 
- Nhận xét 
2. Bài mới 
2.1 Giới thiệu bài: 
- Nêu mục tiêu bài học
2.2 Hướng dẫn viết chính tả 
- Y/c HS đọc đoạn thơ 
- Y/c HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viét chính tả 
- Viết chính tả 
- Viết, chấm, chữa bài 
2.3 Hướng dẫn làm bài tập
- Gọi HS đọc y/c bài tập 
- Y/c HS tự làm bài 
- Gọi HS nhận xét chữa bài 
- Nhận xét kết luận lời giải đúng 
- Y/c HS đọc lại mẫu truyện, trao đổi và trả lời câu hỏi: Truyện đáng cười ở điểm nào?
- GV kết luận
3. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học 
- Y/c HS ghi nhớ những từ đã luyện tập để không viết sai chính tả, và kể lại chuyện vui Một ngày và một năm cho người thân 
- 1 HS đọc cho 2 HS lên bảng viết 
- Lắng nghe
- 2 HS đọc thành tiếng đoạn văn trong SGK 
- HS đọc và viết các từ sau: ôm ấp, viền, mép, lon xon, khom, yếm thắm, nép đầu, ngộ nghĩnh  
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp 
- 2 HS làm trên bảng lớp. HS dưới lớp viết bằng bút chì vào SGK
- Nhận xét, chữa bài 
- Nhận xét chữa bài
- 2 HS đọc thành tiếng, 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, tiếp nối nhau trả lời câu hỏi 
+ Người hoạ sĩ trẻ ngây thơ không hiểu rằng Men-xen là một hoạ sĩ nổi tiếng, ông dành nhiều tâm huyết, thời gian cho mỗi bức tranh nên ông được mọi người hâm mộ và tranh ảnh của ông được bán chạy 
Luyện từ và câu ( Tiết 45 ) : DẤU GẠCH NGANG
I/ Mục tiêu:
-Nắm được tác dụng của dấu gạch ngang (nội dung ghi nhớ)
- Nhận biết và nêu được tác dụng của dấu gạch ngang trong bài văn ( BT1, mục III); viết được đoạn văn có dùng dấu gạch ngang để đánh dấu lời đối thoại và đánh dấu phần chú thích (BT2). 
II/ Đồ dùng dạy học: 
-Một tờ phiếu viết lời giải BT1 (phần luyện tập)
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi 2 HS lên bảng y/c mỗi HS đặt 1 câu có sử dụng các từ ngữ thuộc chủ điểm Cái đẹp. 
- 1 HS làm lại BT2, 3
- 1 HS đọc thuộc 3 thành ngữ trong BT4
- Nhận xét cho điểm HS 
2. Bài mới:
2.1 Giới thiệu bài: - Nêu mục tiêu
2.2 Phần nhận xét:
Bài 1:
- 1 HS đọc nội dung BT1 
- Y/c HS tìm những câu văn có chứa dấu gạch ngang
- Nhận xét kết luận lời giải đúng 
Bài 2:- Y/c HS đọc y/c của bài
- GV gắn tờ phiếu viết lời giải BT1.
2.3 Phần ghi nhớ:
- Y/c HS đọc nội dung phần ghi nhớ 
2.4 Luyện tập:
Bài 1:- Gọi HS đọc y/c của bài. 
- Y/c HS tự làm bài 
- Gọi HS phát biểu
- Dán phiếu HS làm lên bảng. Gọi HS nhận xét 
- Nhận xét kết luận lời giải đúng 
Bài 2:- Gọi HS đọc yêu cầu BT
+ Trong đoạn văn em viết, dấu gạch ngang được sử dụng có tác dụng gì?
- Y/c HS tự làm bài. GV chú ý phát giấy cho 3 HS với trình độ khác nhau để chữa bài 
- Y/c 3 HS đã làm bài vào giấy khổ to dán bài lên bảng 
3. Củng cố dặn dò:- Nhận xét tiết học. Y/c HS ghi nhớ nội dung bài học
- Dặn những HS làm BT2 chưa đạt về nhà sửa bài, viết lại vào vở 
- 2 HS lên bảng làm theo y/c 
- Lắng nghe 
- 1 HS đọc thành tiếng. 
- HS phát biểu 
- 3 – 4 HS đọc nội dung phần ghi nhớ trong SGK
- 2 HS đọc 
- 1 HS khá làm bài vào giấy khổ to. HS cả lớp làm miệng 
- HS tiếp nối nhau phát biểu 
- 2 HS đọc thành tiếng y/c trong SGK 
+ Đánh dấu các câu đối thoại
+ Đánh dấu phần ghi chú 
- HS thực hành viết đoạn văn 
- HS lên bảng thực hiện y/c 
Kể chuyện ( Tiết 23 ) : KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE ĐÃ HỌC 
I/ Mục tiêu:
- Dựa vào gợi ý trong SGK, chọn và kể lại được câu chuyện (đoạn truyện) đã nghe, đã đọc ca ngợi cái đẹp hay phản ánh cuộc đấu tranh giữa cái đẹp và cái xấu, cái thiện và cái ác.
- Hiểu nội dung chính của câu chuyện (đoạn truyện) đã kể.Nghe bạn kể chuyện, nhận xét đúng lời kể của bạn.
* GD đạo đức Hồ Chí Minh:
- Baùc Hoà yeâu nöôùc vaø saün saøng vöôït qua moïi khoù khaên, thöû thaùch ñeå goùp söùc mang laïi cho ñaát nöôùc 
II/ Đồ dùng dạy học:
-Một số truyện thuộc đề tài của bài KC: Truyện cổ tích, ngụ ngôn, truyện tranh truyện cười. Có thể tìm các truyện này ở các sách báo dành cho thiếu nhi, ở sách truyện đọc lớp 4 (nếu có)
III/ Các hoạt động dạy và học chủ yếu:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
1.Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS kể lại chuyện Con vịt xấu xí, 1 HS nói ý nghĩa câu chuyện
- Gọi HS nhận xét nội dung truyện 
- Nhận xét cho điểm HS
2. Bài mới
2.1 Giới thiệu bài:- Nêu mục tiêu của bài 
2.2 Hướng dẫn HS kể chuyện:
a) Hướng dẫn HS hiểu y/c của BT 
- Y/c HS đọc y/c của bài tập. Dùng phấn gạch dưới các từ: được nghe, được đọc, ca ngợi cái đẹp, cuộc đấu tranh, đẹp xấu, thiện, ác
- Gọi HS nối nối nhau đọc phần gợi ý 
- GV hướng dẫn HS quan sát tranh minh hoạ: Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn, Cây tre trăm đốt trong SGK
- Y/c HS tiếp nối nhau giới thiệu tên câu chuyện của mình, nhân vật trong truyện
b) HS thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
Kể chuyện trong nhóm 
- Chia HS thành nhóm nhỏ mỗi nhóm gồm 4 HS 
- GV đi giúp đỡ từng nhóm. Y/c HS chú ý lắng nghe bạn kể và cho điểm từng bạn trong nhóm
Thi kể trước lớp 
- GV tổ chức cho HS thi kể trước lớp 
- GV tổ chức cho HS bình chọn: HS có câu chuyện hay nhất, HS kể chuyện hấp dẫn nhất
3. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe
- Bài sau: KC được chứng kiến hoặc tham gia 
- 2 HS lên bảng thực hiện y/c 
- Lắng nghe
- 2 HS đọc thành tiếng đề bài 
- 2 HS nối tiếp nhau đọc từng mục của phần gợi ý 
- 4 HS ngồi bàn trên dưới cùng kể chuyện trao đổi, nhận xét 
- HS thi kể, cả lớp theo dõi để hỏi lại bạn, tạo không khí sôi nổi, hào hứng 
- HS cả lớp tham gia bình chọn 
- HS thi kể, HS khác lắng nghe để hỏi lại bạn 
- Gọi bạn khác nhận xét
Tập đọc ( Tiết 46) : KHÚC HÁT RU NHỮNG EM BÉ LỚN TRÊN LƯNG MẸ
I/ Mục tiêu:
- Biết đọc diễn cảm một đoạn thơ trong bài với giọng nhẹ nhàng, có cảm xúc.
- Hiểu nội dung: Ca ... rình công cộng.
Có ý thức bảo vệ, giữ gìn các công trình công cộng ở địa phương.
* Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
Kĩ năng xác định giá trị văn hóa tinh thần của những nơi công cộng .
Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin về các hoạt động giữ gìn các công trình công cộng ở địa phương.
II/ Đồ dùng dạy học:
Phiếu điều tra (theo mẫu BT4)
Mỗi HS có ba tấm bìa màu: xanh, đỏ, trắng 
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
Kiểm tra bài cũ:
Bài mới: Giới thiệu bài: nêu mục tiêu bài học
* HĐ1:Thảo luận nhóm (tình huống trang 34, SGK)
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ thảo luận cho các nhóm HS 
- Y/c các nhóm lên trình bày 
GV kết luận: Nhà văn hoá là một công trình công cộng, là nơi sinh hoạt văn hoá chung của nhân dân, được xây dựng bởi nhiều công sức, tiền của. Vì vậy, Thắng cần phải khuyên Hùng nên giữ gìn, không được vẽ bậy trên đó 
* HĐ2: Làm việc nhóm đôi (BT1, SGK)
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận bài tập 1
- Y/c các nhóm lên trình bày 
- GV nhận xét đánh giá cách giải quyết của HS
Kết luận: 
+ Tranh 1: sai
+ Tranh 2. đúng
+ Tranh 3: sai
+ Tranh 4: đúng 
* HĐ3: Xử lí tình huống (BT2, SGK)
- GV y/c các nhóm thảo luận, xử lí tình huống
- Thảo luận theo từng nội dung. Y/c các nhóm lên trình bày kết quả 
Kết luận: 
a) Cần báo cho người lớn hoặc những người có trách nhiệm về việc này
b) Cần phân tích lợi ích của biển báo giao thông, giúp các bạn nhỏ thấy rõ tác hại của hành động ném đá vào biển báo giao thông và khuyên ngăn họ
- Gọi 1 – 2 HS đọc phần ghi nhớ trong SGK
3. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà chuẩn bị tiết sau
- Lắng nghe
- Nhóm thảo luận 
- Nhóm cử đại diện lên trình bày kết quả làm việc
- Lắng nghe 
- Thảo luận nhóm BT1
- Nhóm cử đại diện lên trình bày kết quả làm việc, bổ sung tranh luận ý kiến trước lớp 
- Lắng nghe
- Các nhóm thảo luận
- Nhóm cử đại diện nêu ý kiến thảo luận
- Lắng nghe
- 1 – 2 HS đọc 
Khoa học (Tiết 45) :	 ÁNH SÁNG 
I/ Mục tiêu:
Nêu được ví dụ về các vật tự phát sáng và các vật được chiếu sáng:
+ Vật tự phát sáng: Mặt Trời, ngọn lửa,
+ Vật được chiếu sáng: Mặt Trăng, bàn ghế,
Nêu được một số vật cho ánh sáng truyền qua và một số vật không cho ánh sáng truyền qua. 
Nhận biết được ta chỉ nhìn thấy vật khi có ánh sáng từ vật truyền tới mắt. 
* CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:
Kĩ năng trình bày về các việc nên ,không nên làm để bảo vệ đôi mắt.
Kĩ năng bình luận về các quan điểm khác nhau liên quan tới việc sử dụng ánh sáng .
II/ Đồ dùng dạy học:
Chuẩn bị theo nhóm: Hộp kín (có thể dùng tờ giấy báo ; cuộn lại theo chiều dài để tạo thành hộp kín – chú ý miệng ống không quá rộng và ống không quá ngắn để khi chưa bật ánh đèn trong ống thì đáy ống tối) ; tấm kính nhựa trrong ; tấm kinhs mờ ; tấm ván 
III/ Hoạt động dạy học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
1. Kiểm tra bài cũ 
- Gọi 2 HS lên bảng y/c trả lời câu hỏi về nội dung bài trước
- Nhận xét cho điểm HS 
2. Bài mới:
Giới thiệu bài: nêu mục tiêu
HĐ1: Tìm hiểu các vật tự phát ra ánh sang và các vật được chiếu sáng
* Mục tiêu: 
- Phân biệt được các vật tự phát sang và các vật được chiếu sáng 
* Các tiến hành: 
- Tổ chức cho HS thảo luận cặp đôi 
- Cho HS quan sát hình1, 2 trang 90 SGK, trao đổi và viết tên những vật được chiếu sang 
- Gọi HS trình bày. Y/c HS các nhóm khác theo dõi để bổ sung những ý kiến không trùng lặp 
- GV kết luận: 
HĐ2: Ánh sang truyền theo đường thẳng 
* Mục tiêu: 
- Nêu ví dụ hoặc làm thí nghiệm để chứng tỏ ánh sáng truyền theo đường thẳng 
* Cách tiến hành
- Làm thí nghiệm
+ Cho 3 đến 4 HS đứng trước lớp ở các vị trí khác nhau. GV hoặc 1 HS hướng đèn tới 1 trong các HS đó (chưa bật)
+ GV y/c HS dự đoán ánh sáng sẽ đi tới đâu
+ GV y/c HS có thể đưa ra cách giải thích của mình
- GV y/c HS đọc thí nghiệm 1 trang 90 SGK
+ Hỏi: Dự đoán xem ánh sáng qua khe có hình gì?
- Y/c HS làm thí nghiệm
- Gọi HS trình bày kết quả 
* Kết luận: Ánh sáng truyền theo đường thẳng 
HĐ3: Tìm hiểu sự truyền ánh sang qua các vật 
* Mục tiêu: Làm thí nghiệm để xác định các vật cho ánh sang truyền qua hoặc không truyền qua 
* Cách tiến hành:
- Tổ chức cho HS làm thí nghiệm trang 91 SGK theo nhóm 
- GV đi hướng dẫn các nhóm gặp khó khăn
- Đại diện các nhóm lên trình bày, Y/c các nhóm khác bổ sung ý kiến 
- Nhận xét 
HĐ4: Tìm hiểu mắt nhìn thấy vật khi nào 
* Mục tiêu: Nêu ví dụ hoặc làm thí nghiệm để chứng tỏ lmắt chỉ nhìn thấy mọtt vật khi có ánh sáng từ vật đó đi tới mắt
* Cách tiến hành:
- Hỏi: mắt ta nhìn thấy vật khi nào?
- Gọi HS đọc thí nghiệm 3 trang 91, y/c HS suy nghĩ và dự đoán xem kết quả thí nghiệm ntn?
- Gọi HS trình bày dự đoán của mình 
- Y/c 4 HS lên bảng làm thí nghiệm 
- Hỏi: Mắt ta có thể nhìn thấy vật khi nào?
GV kết luận: Mắt ta có thể nhìn thấy vật khi có ánh sang từ vật đó truyền vào mắt 
3. Củng cố dặn dò 
- GV nhận xét tiết học 
- Dặn HS về nhà học thuộc bài và chuẩn bị bài sau
- 2 HS lên bảng trả lời 
- lắng nghe
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, quan sát và viết ra giấy 
- Lắng nghe làm theo hướng dẫn của GV
- HS đọc to trước lớp 
- Một số HS trả lời 
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm
- 4 HS ngồi 2 bàn ttrên dưới tạo thành một nhóm 
- Trình bày kết quả thí nghiệm
. Vật đó tự phát sang
. Có ánh sang chiếu vào vật
. - 1 HS đọc thành tiếng 
- 2 HS trình bày 
- 2 HS tiến hành làm thí nghiệm và trả lời các câu hỏi theo kết quả thí nghiệm
Khoa học (Tiết 46) : BÓNG TỐI
I/ Mục tiêu: 
- Nêu được bóng tối ở phía sau vật cản sáng khi vật này chiếu tới ánh sáng.
- Nhận biết được khi vị trí của vật cản sáng thay đổi thì bóng của vật thay đổi.
II/ Đồ dùng dạy học:Chuẩn bị chung: đèn bàn 
Chuẩn bị theo nhóm : đèn pin tờ giấy to hoặc tấm vải ; kéo, bìa, một số tranh tre (gỗ) nhỏ (để gắn các miến bìa đã cắt làm “phim hoạt hình”) một số vật chẳng hạn ô tô đồ chơi, hộp  (để dung tạo bong trên bàn)
III/ Hoạt động dạy học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS lên bảng kiểm tra các câu hỏi về nội dung bài trước 
- Nhận xét câu trả lời của HS
2. Bài mới: Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu
HĐ1 : Tìm hiểu về bóng tối 
* Mục tiêu: 
- Nêu được bóng tối xuất hiện phía sau vật cản sang khi được chiếu sáng
- Dự đoán được vị trí hình dạng bóng tối trong một số trường hợp đơn giản 
* Cách tiến hành:
- Y/c HS đọc thí nghiệm trang 93 SGK
- Tổ chức cho HS dự đoán 
- GV ghi bảng phần HS dự đoán để đối chiếu kết quả sau khi làm thí nghiệm
- Gọi HS trình bày kết quả thí nghiệm
- Y/c HS so sánh dự đoán ban đầu và kết quả thí nghiệm
- Gọi HS trình bày
+ Hỏi: Ánh sang có truyền qua quyển sách hay vỏ hộp được không?+ Khi nào bóng tối xuất hiện?
- Kết luận: Khi gặp vật cản sáng, ánh sáng không truyền qua được nên phía sau vật có một vùng không nhận được ánh sáng 
- GV có thể cho HS làm thí nghiệm chiếu ánh đèn vào chiếc bút bi được dựng thẳng trên mặt bìa 
- GV đi hướng dẫn các nhóm 
- Các nhóm trình bày kết quả thí nghiệm
+ Bóng của vật thay đổi khi nào?
+ Làm thế nào để bóng của vật to hơn?
- Kết luận:Do ánh sáng truyền qua đường thẳng nên bóng của vật phụ thuộc vào vật chiếu sáng hay vị trí của vật chiếu sáng
HĐ2: Trò chơi hoạt hình
* Mục tiêu: Củng cố vận dụng kiến thức đã học về bóng tối
* Cách tiến hành:
- Chơi trò chơi xem bóng đoán vật
- Chia lớp thành 2 đội 
- Sử dụng tất cả những đồ chơi mà HS chuẩn bị 
- Di chuyển HS sang một nửa phía của lớp 
- Mỗi đội cử 2 HS làm trọng tài ghi điểm 
- GV căng tấm vải trắng lên phía bảng, sau đó đứng ở phía dưới HS dung đèn chiếu chiếu lên các đồ chơi. HS nhìn bong, giơ cờ báo hiệu đoán tên vật. Nhóm vào phất cờ trước, đuợc quyền trả lời.
- tổng kết trò chơi
3. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học 
- Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết và chuẩn bị bài sau
+ 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi cô nêu
- Lắng nghe
- HS đọc 
+ Bóng tối xuất khiện ở đâu
+ Bóng tối có hình dạng ntn
- 2 nhóm lên trình bày kết quả thí nghiệm
- 2 HS trình bày kết quả thí nghiệm 
+ Không 
+ Khi vật cản sáng được chiếu sáng
- Tiến hành làm thí nghiệm trong nhóm với 3 vị trí của đèn pin: phía trên, bên phải, bên trái chiếc bút bi
+ Khi vị trí của vật chiếu sáng đối với vật đó thay đổi 
+ Ta nên đặt vật gần với vật chiếu sáng 
- Lắng nghe
Địa lý (Tiết 23) :	HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN Ở 
 ĐỒNG BẰNG NAM BỘ ( tt)
I/ Mục tiêu: 
- Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở đồng bằng Nam Bộ:
+ Sản xuất công nghiệp phát triển mạnh nhất trong cả nước.
+ Những ngành công nghiệp nổi tiếng là khai thác dầu khí, chế biến lương thực, thực phẩm, dệt may.
* Học sinh khá, giỏi: Giải thích được vì sao đồng bằng Nam Bộ là nơi có ngành công nghiệp phát triển mạnh nhất trong cả nước: do có nguồn nhiên liệu và lao động dồi dào, được đầu tư phát triển.
II/ Đồ dùng dạy học:Bản đồ nông nghiệp Việt Nam 
- Tranh, ảnh về sản xuất nông nghiệp, chợ nổi ở đồng bằng Nam Bộ (do HS và GV sưu tầm)
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
1. Kiểm tra bài cũ: 
- GV y/c 2 HS lên bảng, trả lời câu hỏi của bài 19
- Nhận xét 
2. Bài mới: 
HĐ1: Vùng công nghiệp phát triển mạnh nhất nước ta 
* Cho HS làm việc theo nhóm 
- Các nhóm dựa vào SGK, tranh, ảnh, bản đồ Việt Nam và vốn hiểu biết của bản thân, trả lời các câu hỏi:
+ Nguyên nhân nào làm cho đồng bằng Nam Bộ có công nghiệp phát triển mạnh ?
+ Nêu dẫn chứng thể hiện đồng bằng Nam Bộ có công nghiệp phát triển mạnh nhất nước ta 
+ Kể tên các ngành công nghiệp nổi tiếng của đồng bằng Nam bộ?
- Y/c HS các nhóm trình bày kết quả 
- Nhận xét câu trả lời của HS 
HĐ2: Chợ nổi trên sông
* Làm việc theo nhóm
- HS các nhóm dựa vào SGK, tranh, ảnh và vốn hiểu biết của bản thân chuẩn bị cho cuộc thi kể chuyện về chợ nổi trên sông ở đồng bằng Nam Bộ thảo luận theo gợi ý:
+ Mô tả chợ nổi trên sông 
+ Kể tên các chợ nổi nổi tiếng của đồng bằng Nam Bộ?
- GV tổ chức cho HS thi kể chuyện (mô tả) về chợ nổi ở đồng bằng Nam Bộ 
3. Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét, dặn dò HS về nhà chuẩn bị bài sau
- Dựa vào SGK và vốn hiểu biết của mình trả lời câu hỏi
- Đại diện 2 nhóm lên trình bày trên bảng 
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung 
- HS dựa vào SGK, tranh, ảnh và vốn hiểu biết của bản thân trả lời câu hỏi
+ Họp ở những đoạn sông thuận tiện,
+ Bằng xuồng ghe
+ Mãng cầu, sầu riêng, chôm chôm 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_4_tuan_23_nam_hoc_2011_2012_ban_dep_chuan_kien.doc