Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 9 (Bản đẹp 2 cột)

Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 9 (Bản đẹp 2 cột)

I. Mục tiêu:

-Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật trong đoạn đối thoại .

-Hiểu nội dung : Cương mơ ước trở thành thợ rèn để kiếm sống nên đã thuyết phục mẹ để mẹ thấy nghề nghiệp nào cũng đáng quý (trả lời được các câu hỏi trong SGK)

II. Đồ dùng dạy học

-Tranh như SGK - Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn càn luyện đọc

 

doc 14 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 25/01/2022 Lượt xem 244Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 9 (Bản đẹp 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 9
Tập đọc 	THƯA CHUYỆN VỚI MẸ 
Mục tiêu:
-Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật trong đoạn đối thoại .
-Hiểu nội dung : Cương mơ ước trở thành thợ rèn để kiếm sống nên đã thuyết phục mẹ để mẹ thấy nghề nghiệp nào cũng đáng quý (trả lời được các câu hỏi trong SGK)
II. Đồ dùng dạy học
-Tranh như SGK - Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn càn luyện đọc
III.Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của GV
Hoạt đông của HS
A. Bài cũ:
-Y/c hs đọc bài Đôi giày ba ta màu xanh & TLCH trong SGK –Nêu nội dung bài
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài
-Y/c hs quan sát tranh minh họa SGK nêu nội dung tranh Giới thiệu bài 
2. Luyện đọc:
-Gọi 1 hs đọc mẫu
+Lần3: hs đọc nối tiếp
-Luyện đọc theo nhóm
-Cho hs đọc toàn bài
-Giáo viên đọc mẫu
3. Tìm hiểu bài
-Đoạn 1: Y/c hs đọc thầm TLCH:
+Cương xin mẹ đi học nghề gì?
+Cương học nghề thợ rèn để làm gì?
+Thế nào là kiếm sống?
-Đoạn 2: Y/c hs đọc thầm TLCH:
+Mẹ Cương phản ứng như thế nào khi em trình bày ước mơ của mình?
+Mẹ Cương nêu lí do phản đối như thế nào?
+Cương thuyết phục mẹ bằng cách nào?
-Y/c hs đọc thầm toàn bài cho biết từ thưa 
có nghĩa là gì?
- Hãy nêu nhận xét cách trò chuyện của mẹ con Cương.
4. Luỵên đọc diễn cảm
-Cho hs đọc nối tiếp 
-Đọc mẫu
-Y/c hs đọc theo nhóm
-Thi đọc trước lớp
GV nhận xét
5.Củng cố -Dặn dò
Nhận xét giờ học
-Dặn hs học bài- CBB: Điều ước của vua Mi-đát
-3 hs trình bày.
.
- HS đọc nối tiếp - Luỵên đọc từ khó.
- hs đọc nối tiếp - hs đọc chú giải trong SGK
-Vài hs đọc câu văn dài
-Nghề thợ rèn
-Cương thương mẹ vất vả, muốn học một nghề kiếm sống, đỡ đần cho mẹ.
-Là tìm cách làm việc để nuôi mình
-Bà ngạc nhiên và phản đối
-Mẹ cho là Cương bị ai xui, nhà Cương thuộc .thể diện của gia đình.
-Cương nghèn nghẹn nắm lấy tay mẹ tha thiết bị coi thường
-Trình bày với người trên về một vấn đề nào đó với cung cách lễ phép, ngoan ngoãn
-Đúng thứ bậc trên dưới trong gia đình. Cương xưng hô với mẹ lễ phép, kính trọng. Mẹ Cương rất dịu dàng với con
Bổ sung 
Luyện từ và câu 	 MỞ RỘNG VỐN TỪ: ƯỚC MƠ
I. Mục tiêu:
-Biết thêm một số từ ngữ về chủ điểm Trên đôi cánh ước mơ ; bước đầu tìm được một số từ cùng nghĩa với từ ước mơ bắt đầu bằng tiếng ước ,bằng tiếng mơ (BT1,2); ghép đựơc từ ngữ sau từ ước mơ và nhận biết được sự đánh giá của từ ngữ đó (BT3) ;nêu được ví dụ minh hoạ về một loại ước mơ (BT4) ; hiểu được ý nghĩa hai thành ngữ thuộc chủ điểm (Bt5a,c)
II. Đồ dùng dạy học.
-Các tấm nhựa để hs hoạt động nhóm
III. Các hoạt động dạy- học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Bài cũ:
-Y/c hs đọc phần ghi nhớ và cho ví dụ về sử dụng dâu ngoặc đơn trong trương hợp 
+Dùng để dẫn lời nói trực tiếp
+Dùng để đánh dấu từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt
B. Bài mới
1.Giới thiệu bài:
-Nêu mục tiêu- Ghi đề bài lên bảng
2. HD bài tập
Bài1:
-Bài tập yêu câu ta làm gì?
-Y/c hs đọc thầm bài tập đọc Trung thu độc lập tìm từ đồng nghĩa với từ ước mơ
-Y/c hs giải thích các từ vừa tìm được
Bài 2:
-Gọi hs đọc yêu cầu bài
-Phát bảng nhựa cho hs hoạt động nhóm4
Nhận xét, chốt lại ý đúng
Bài3:
-Gọi hs nêu y/c bài
-Y/c hs đọc thầm nội dung bài, chọn từ ngữ xếp vào 3 nhóm
-Cho 3 hs lên bảng làm, lớp làm vào vở
Bài 4:
-Bài tập y/c ta làm gì?
-Cho hs làm việc nhóm đôi tham khảo gợi ý1 bài Kể chuyện đã nghe đã đọc (Trang 81) để tìm ví dụ về những ước mơ
-Y/c hs nêu ví dụ về một loại ước mơ
Bài 5:(a,c)
-Gọi hs nêu y/c bài
-Cho hs trao đổi nhóm đôi
-Gọi đại diện nhóm lên giải thích
-Cho hs nhận xét
3. Củng cố- Dặn dò
-Nhận xét giờ học
-Dặn hs học thuộc các thành ngữ trong bài tập 4, CBB: Động từ
-3hs trình bày
-Đọc lại đề
-Ghi lại những từ cùng nghĩa với từ ước mơ trong bài tập đọc Trung thu độc lập.
-Từ cùng nghĩa với ước mơ là: mơ tưởng, mong ước
+Mơ tưởng: Mong mỏi và tưởng tượng điều mình mong mỏi sẽ đạt được trong tương lai.
+Mong ước: Mong muốn thiết tha điều tôt đẹp trong tương lai.
-Tìm từ cùng nghĩa với ước mơ.
a/ Bắt đâu bằng tiếng ước: ước mơ, ước muốn, ước ao, ước mong, ước vọng.
b/Bắt đầu bằng tiếng mơ: mơ ước, mơ tưởng, mơ mộng.
-Ghép thêm vào sau từ ước mơ những từ thể hiện sự đánh giá.
+Đánh giá cao:ước mơ đẹp đẽ, ước mơ cao cả, ước mơ lớn, ước mơ chính đáng
+Đánh giá không cao: Ước mơ nho nhỏ
+Đánh giá thấp: Ước mơ viễn vông, ước mơ kì quặc, ước mơ dại dột.
-Nêu ví dụ minh họa về mỗi loại ước mơ trên.
+Ước mơ đánh giá cao : ước mơ học giỏi, trở thành bác sĩ / kĩ sư /bác học 
+Ước mơ đánh giá không cao: Ước muốn có truyện đọc / có xe đạp / có đồ chơi / có đôi giày mới / có cặp mới..
+Ước mơ đánh giá thấp:
. Ước mơ viễn vông của chàng Rít trong chuyện Ba điều ước.
.+Câu được ước thấy: Đạt được điêu mình mơ ước.
+Ước của trái mùa: Muốn những điều trái với lẽ thường
Bổ sung 
Chính tả (Nghe- viết ) 	 THỢ RÈN
I.Mục đích yêu cầu :
--Nghe viết đúng bài chính tả ; trình bày đúng các khổ thơ và dòng thơ 7 chũ 
-Làm đúng bài tập 2b
II. Đồ dùng dạy học :
Bảng phụ viết nội dung bài tập 2b
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Bài cũ :
-Đọc cho hs viết: Điện thoại, yên ổn, khiêng vác
 B. Bài mới :
 1.Gthiệu bài :
-Nêu mục đích , yêu cầu của tiết dạy.
-Ghi đề bài lên bảng
2.Hướng dẫn học sinh nghe - viết :
-Gv đọc mẫu bài chính tả
-Gv đọc mẫu phát âm rõ ràng , tạo điều kiện cho hs chú ý đến những hiện tượng chính tả cần viết ,hs viết đúng .
-Hỏi:Bài thơ cho biết điều gì?
-Cho hs viết từ khó: quai búa, trăm nghề, bóng nhẩy
-Gv nhắc hs ghi tên bài vào giữa dòng , chữ đầu nhớ viết hoa , viết lùi vào 1 ô li . Chú ý ngồi viết đúng tư thế .Gấp sgk.lại
-Gv đọc từng câu hoạt từng bộ phận ngắn trong câu cho hs viết . 
 - Gv đọc lại toàn bài chính tả .
- Gv chấm từ 7-10 bài .
- Gv chấm chữa bài viết mẫu trên bảng .
- Gv nêu nhận xét chung .
3 .Hướng dẫn hoc sinh làm bài tạp chính tả .
- Gv nêu yêu cầu của bài tập 2b .
- Gv treo bảng phụ viết viết nội dung bài 2b 
-Y/c hs điền vào chỗ trống tiến có vần uôn 
( hay uông)
-Gv nhận xét kết quả bài làm trên bảng. 
Chốt lại lời đúng 
4 . Củng cố , dặn dò 
 gv nhận xét tiết học 
Về nhà viết lại các chữ viết sai 
-2hs viết bảng, lớp viết bảng con
- Đọc lại đề
-Hs theo dõi trong sgk .
Sự vất vả và niềm vui trong lao động của người thợ rèn
-1hs viết bảng, lớp viết bảng con
-hs cần chú ý nghe.
-hs gấp sách .
-Viết bài vào vở1 hs lên bảng viết mẫu .
-hs soát lại bài .
-Từng cặp đổi vở soát lỗi cho nhau .Tự sửa những chữ viết sai vào sổ tay Tiếng Việt .
-Điền vào chỗ trống: uôn / uông
Tiếng cần điền theo thứ tự là: uống, nguồn, muống, xuống, uốn, chuông.
Hs nhận xét bài bạn .
-Hs sửa theo lời giải đúng .
Bổ sung 
TẬP ĐỌC	ĐIỀU ƯỚC CỦA VUA MI- ĐÁT
I.Mục tiêu : 
-Bước đầu biết đọc diễn cảm phân biệt lời các nhân vật (lời xin,khẩn cầu của vua Mi-đát ,lời phán bảo oai vệ của thần Đi-ô-ni-dốt).
-Hiểu ý nghĩa : Những ước muốn tham lam không mang lại hạnh phúc cho con người (trả lời được các câu hỏi trong SGK) 
II. Đồ dùng dạy học
-Tranh minh họa bài tập đọc như SGK
III.Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của GV
Hoạt đông của HS
A. Bài cũ:
-Y/c hs đọc bài Thưa chuyện với mẹ, trả lời các câu hỏi trong SGK . Nêu ý nghĩa bài học
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài
2. Luyện đọc:
-Gọi 1 hs đọc mẫu
+Lần1- Rút từ khó: Đi-ô-ni-dốt, Pác-tôn, 
+Lần2-Giải thích từ: phép mầu, quả nhiên
+Lần3: hs đọc nối tiếp
-Luyện đọc theo nhóm
-Cho hs đọc toàn bài
-Giáo viên đọc mẫu
3. Tìm hiểu bài
-Đoạn 1: Y/c hs đọc thầm TLCH:
+Thần Đ-ô-ni-dốt cho vua Mi-đát cái gì?
+Vua Mi-đát xin điều gì?
+Thoạt đầu điều ước được thực hiện tốt đẹp như thế nào?
 -Đoạn 2: Y/c hs đọc thầm TLCH:
+Tại sao nhà vua phải xin thần Đi-ô-ni-dốt lấy lại điều ước?
+Thế nào là khủng khiếp
Đoạn 3: Y/c hs đọc thầm TLCH:
+Vua Mi-đát có được điều gì khi nhúng mình vào dòng nước trên sông Pác-tôn
+Vua Mi-đát hiểu ra điều gì?
-Gọi hs đọc toàn bài
-Ý nghĩa của bàilà gì?
4. Luỵên đọc diễn cảm
-Cho hs đọc nối tiếp đoạn.
-Đọc mẫu
-Y/c hs đọc theo nhóm
-Thi đọc trước lớp
GV nhận xét
5.Củng cố -Dặn dò
-Dặn hs học bài- CBB: Ôn bài chuẩn bị kiểm tra giữa kì I
- 3hs trình bày.
- 3hs đọc nối tiếp - hs đọc chú giải trong SGK
-Vài hs đọc câu căn dài
-3HS đọc nối tiếp.
- 2hs đọc toàn bài.
-Lắng nghe gv đọc mẫu.
-1điều ước
-Xin thần làm cho mọi vậtmình chạm vào đều biến thành vàng.
-Vua bẻ thử một cành sồi.là người sung sướng nhất trên đời.
-Vì nhà vua nhận ra sự khủng khiếp của điêu ước: Vua không thể ăn uống bất cứ thứ gì?
-Hoảng sợ, sợ đến mức tột độ
-Ông đã mất đi phép mầu và rửa sạch lòng tham.
-Hạnh phúc không thể xây dựng bằng ước muốn tham lam
-1hs đọc
-Những điều ước tham lam không mang lại hạnh phúc cho con người
-hs đọc nối tiế
-Theo dõi GV đọc mẫu
-Cho nhóm, cá nhân lên đọc thi
Bổ sung 
KỂ CHUYỆN:
KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA 
I.Mục tiêu:
-Chọn được một câu chuyện về ước mơ đẹp của mình hoặc bạn bè mngười thân .
-Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện để kể lại rõ ý ; biết trao đổi về ý nghĩa câu chuỵện .
II.Chuẩn bị :
-Một số mẫu chuyện về ước mơ đẹp 
III.Các hoạt động dạy học :
 Hoạt động dạy
 Hoạt động học
1.Kiểm tra bài cũ:
HS kể lại các câu chuyện nói về ước mơ đẹp hay ước mơ viễn vông phi lí 
Lớp nhận xét ,gv nhận xét 
2.Bài mới :
2.1Giới thiệu bài : Nêu yêu cầu và ghi đề lên bảng 
2.3 Hướng dẫn hs hiểu yêu cầu của bài 
Một hs đọc đề bài trong SGK , tìm những từ ngữ quan trọng ,gạch dưới những từ đó 
2.4 Gợi ý kể chuyện 
a. HS hiểu các hướng xây dựng câu chuyện :
-Nguyên nhân làm nảy sinh những ước mơ đẹp .
-Những cố gắng để đạt ước mơ 
-Những khó khăn đã vượt qua ,ước mơ đã đạt được .
b.Đặt tên cho câu chuyện 
Một hs đọc gợi ý 3 
2.4 Thực hành kể chuỵện :
+Kể chyện theo cặp 
-+Thi kể chuyện trước lớp 
-Nội dung kể: (có phù hợp với đề bài không ?)
-Cách kể(có mạch lạc rõ ràng không)
 -Cách dùng từ, đặt câu,giọngkể
Cả lớp bình chọn bạn kể hay nhất
3.Củng cố dặn dò :
Nhận xét tiết học 
Về nhà tìm hiểu thêm nhiều câu chuyện khác để lần sau kể
HS lên kể chuyện 
HSlắng nghe 
+Kể chuyện về một ước mơ đẹp của em hay của bạn bè, người thân 
- Một ước mơ nho nhỏ, Mơ ước như bố, Trở thành nhà thiết kế thời trang, trở thành nhà tạo mẫu ...
Hs thi nhau kể chuyện 
Bổ sung 
TẬP LÀM VĂN 	 LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN
I.Mục tiêu:
-Dựa vào trích đoạn kịch Yết Kiêu và gợi ý trong SGK ,bước đầu kể lại được câu chuyện theo trình tự không gian .
II.Đồ dùng dạy học:
-Tranh minh hoạ trong sách giáo khoa
-Ý chính 3 đoạn văn viết sẵn lên bảng
III.Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A.Bài cũ:
-Gọi học sinh kể lại chuyện Ở vương quốc Tương Lai theo trình tự không gian và thời gian
-Nêu sự khác nhau giữa hai cách kể chuyện theo không gian và thời gian
-Giáo viên nhận xét , cho điểm
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài
2.Hướng dẫn làm bài tập.
-Bài 1: 
Câu hỏi:
- Cảnh 1 có những nhân vật nào?
-Cảnh 2 có những nhân vật nào?
-Yết Kiêu xin cha điều gì?
-Yết Kiêu là người như thế nào?
-Cha Yết Kiêu có điều gì đáng quý?
-Những sự việc trong 2 cảnh của vở kịch được diễn ra theo trình tự nào?
Bài 2: 
-Yêu cầu học sinh đọc nôi dung
Hỏi: Câu chuyện Yết Kiêu kể như gợi ý trong sách giáo khoa là kể theo trình tự nào?
Hỏi: Muốn giữ lại những lời thoại quan trọng ta phải làm như thế nào?
Câu hỏi: Theo em nên giữ lại những lời thoại nào khi kể chuyện này?
-Gọi học sinh giỏi chuyển mẫu văn bản kịch sang lời kể chuyện
-Giáo viên chuyển mẫu 1 câu đoạn 2.
VD: Văn bản kịch: 
Nhà vua : Trẫm cho nhà ngươi 1 loại binh khí.
Chuyển thành lời kể:
-Nhà vua rất hài lòng trước quyết tâm diệt giặc của Yết Kiêu bèn bảo: “Trẫm cho nhà ngươi nhận lấy 1 đoạn binh khí”
-Tổ chức cho học sinh phát triển câu chuyện 
-Yêu cầu học sinh thảo luận
-Tổ chức học sinh thi kể trước lớp.Gọi học sinh kể từng đoạn truyện.
-Nhận xét và cho điểm học sinh
-Gọi học sinh kể toàn chuyện
3.Củng cố, dặn dò
-Nhận xét về tiết học
-Về nhà kể lại câu chuyện
-CBB:Luyện tập trao đổi ý kiến với người thân
-Hai học sinh kể
-Học sinh nêu nhận xét
-Học sinh quan sát tranh
-Người cha và Yết Kiêu
-Yết Kiêu và nhà vua
-Đi đánh giặc
-Có lòng căm thù giặc sâu sắc, quyết chí đánh giặc
-Tuy tuổi già, sống cô đơn tàn tật nhung có lòng yêu nước , gạp hoàn cảnh gia đình để động viên con đi đánh giặc
-Theo trình tự thời gian
-Theo trình tự không gian
Đặt lời thoại sau dấu hai chấm , trong dấu ngoặc kép
+Con đi giết giặc đây ,cha ạ!
+Cha ơi! Nước mất.......
+Để thần dùi thủng.....dưới nước
+Vì căm..............học lấy.
VD: +Thấy giặc Nguyên hống hách đem quân sang cướp nước ta, Yết Kiêu rất căm giận và chàng quyếr định xin cha đi đánh giặc.
+Chàng Yết Kiêu làm nghề đánh cá và nổi tiếng có tài bơi lặn rất căm thù giặc ,quyết chí lên kinh đô Thăng Long yết kiến vua Trần Nhân Tông xin nhà vua cho đi đánh giặc .Nhà vua rất mừng bảo chàng nhận một loại binh khí mà chàng ưa thích .Yết Kiêu chỉ xin vua một chiếc dùi sắt .Nhà vua ngạc nhiên không hiểu chàng xin dùi để làm gì .Chàng bèn tâu “Để thần dùi thủng chiến thuyền của giặc ,vì thần có thể lặn hàng giờ dưới nước “ .Nhà vua khâm phục chàng trai có tài năng phi thường ,hỏi ai là người dạy chàng .Chàng kính cẩn tâu đó là cha ông chàng ,Vua lại gặng hỏi ai đã dạy ông chàng .Chàng đáp :”Vì căm thù giặc và noi gương người xưa mà ông của thần tự học lấy .
.....
-Ghi nội dung chính và thực hành kể chuyện trong nhóm
Bổ sung 
Luyện từ và câu 	 ĐỘNG TỪ 
I. Mục tiêu:
-Hiểu thế nào là động từ(từ chỉ hoạt động trạng thái của sự vật :người ,sự vật ,hiện tượng ).
-Nhận biết được động từ trong câu hoặc thể hiện qua trang vẽ (BT mục III)
II. Đồ dùng dạy học
-Bảng phụ ghi đoạn văn: Thần Đi-ô-ni-dốt mỉn cười.hơn thế nữa.
-Bảng nhựa cho hs
III. Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của GV
Hoạt động của hs
A. Bài cũ:
-Treo bảng phu đã ghi sẵn đoạn văn ,Y/c hs 
gạch 1 gạch dưới danh từ chung chỉ người và
vật, gạch 2 gạch dưới danh từ riêng chỉ người
-Nhận xét- Ghi điểm
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài:
-Ghi đề bài lên bảng
2. Phần nhận xét
Bài1:
-Gọi hs đọc nội dung bài 1
Bài2:
- Gọi hs đọc nội dung bài 1
-Cho hs hoạt động theo cặp, tìm các từ chỉ hoạt 
động của anh chiến sĩ hoạt của thiếu nhi, chỉ
 trạng thái của sự vật.
-Nhận xét, chốt lại ý đúng
Hỏi: Những từ em vừa tìm được chỉ gì?
-Những từ chỉ hoạt động, trạng thái của người
và vật ta gọi là danh từ.
-Vậy danh từ là gì?
3. Phần ghi nhớ
-Gọi hs đọc phần ghi nhớ SGK
-Gọi hs nêu ví dụ về động từ chỉ hoạt động , 
động từ chỉ trạng thái
 4. Luyện tập
Bài1:
- Gọi hs đọc y/ c bài
-Cho 2 hs làm bài trên tấm nhựa, cả lớp viết 
nhanh ra vở nháp.
-Y/c hs 2hs làm bảng nhựa trình bày,
-Gọi 1vài hs dưới lớp trình bày
-Nhận xét
Bài2:
-Bài tập y/c ta làm gì?
-Cho hs gạch vào SGK, 1hs lên bảng làm
-Nhận xét ,chốt lại ý đúng:
Bài3:
-Y/c hs đọc đề bài
-Treo tranh và gọi hs lên bảng chỉ vào tranh để
 mô tả trò chơi
-Tổ chức cho hs thi diễn kịch câm
Nêu nguyên tắc chơi: Mỗi nhóm 4 hs , mỗi lần
2nhóm lên diễn nhóm 1 biểu diễn, nhóm 2 nói
tên hđộng, trạng thái. Nhóm nào có hđộng 
kịch đẹp mắt, tự nhiên, rõ ràng sẽ thắng cuộc
5. Củng cố- Dặn dò
-Thế nào là động từ
- Nhận xét giờ học
-Dặn hs học bài-Ôn tập tự tuần 1 đến tuần 8
để chuẩn bị bài thi 
-DT chung: Thần, vua, cành, sồi, vàng, quả
táo, đời
-DT riêng: Đ-ô-ni-dốt, Mi-đát
-Đọc đề bài
-2hs đọc, lớp đọc thầm.
-1hs đọc
-Hoạt động nhóm đôi
- Đại diện nhóm lên trình bày:
+Của anh chiến sĩ: nhìn, nghĩ
+Của thiêu nhi: thấy
+Của dòng thác: đổ
+Của lá cờ: bay
-Chỉ hoạt động, trạng thái của người và vật
-Vài hs trả lời
-Vài hs trả lời
-Viết tên các hoạt động em làm hàng ngày 
ở nhà,gạch dưới động trong các cụm từ chỉ
 hành động ấy
Tập thể dục ,đánh răng ,rửa mặt ,quét nhà ,nấu cơm
cơm ,rửa chén ,đọc truyện ,xem ti vi
Quét lớp ,tưới cây,rập múa, tập nghi thức, đọc sách , 
Sách, ....
-Cả lớp làm bài
-1 số hs lên trình bày
-Nhận xét bài bạn
-Gạch dưới động từ trong các đoạn văn 
-Làm bài - Động từ trong các đoạn văn là:
a/ đến, yết kiến, cho, nhận, làm, dùi, có thể, lặn
b/mỉm cười, ưng thuận,thử, bẻ, biến thành,
 ngắt ,thành, tưởng, có
-Nhận xét bài trên bảng
-Nói tên các hoạt động , trạng thái được thể 
hiện bằng cử chỉ, hđộng không lời.
-2hs mô tả.
-Các nhóm lên thi diễn kịch câm
Ví dụ : cúi ,ngủ, tập thể dục,múa ,hát,chạy ,cười.....
Bổ sung 
TẬP LÀM VĂN	LUYỆN TẬP TRAO ĐỔI Ý KIẾN VỚI NGƯỜI THÂN
I.Mục tiêu:
-Xác định được mục đích trao đổi ,vai trong trao đổi ; lâp được dàn ý rõ nội dung của bài trao đổi để đạt mục đích .
-Bước đầu biết đóng vai trao đổi và dùng lời lẽ ,cử chỉ thích hợp nhằm đạt mục đích thuyết phục .
II.Đồ dùng học tập:
-Bảng lớp viết sẵn đề bài
III.Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A.Bài cũ:
-Gọi học sinh kể câu chuyện Yết Kiêu đã được chuyển thể từ kịch
-Nhận xét, cho điểm học sinh
B.Bài mới:
1.Giới thiệu:
- Đưa ra tình huống: Ti vi đang có phim hoạt hình rất hay nhung anh em lại giục em đi học bài.Khi đó em sẽ làm gì?
Tiết học hôm nay mình sẽ thi xem ai là người ứng sử khéo léo nhất để đạt được mục đích trao đổi.
2.Hướng dẫn làm bài:
a.Tìm hiểu bài:
-Gọi học sinh đọc đề trên bảng.
-Giáo viên đọc lại , phân tích, dùng phấn gạch những từ ngữ: Nguyện vọng, môn năng khiếu, trao đổi, anh ( chị ) ủng hộ, cùng bạn đóng vai
-Học sinh đọc gợi ý, học sinh trao đổi và tra lời câu hỏi
- Nội dung cần trao đổi là gì?
-Đối tương trao ở đây đổi là ai?
-Mục đích trao đổi là để làm gì
-Hình thức thực hiện cuộc trao đổi nay như thế nào?
-Em chọn ngành nào để trao đổi với anh chị?
b.Trao đổi trong nhóm:
-Yêu cầu học sinh thảo luận 1 học sinh đóng vai anh (chi) của bạn và tiến hành tao đổi, 2 học sinh còn lại sẽ theo dõi hành động cử chỉ, lắng nghe lời nói để nhận xét, góp ý cho bạn
c.Trao đổi trước lớp
Tổ chức nhóm đôi nhận xét theo các tiêu chí sau:
+Nội dung trao đổi của bạn có đúng đề bài yêu cầu không?
+Cuộc trao đổi có đạt mục đích mong muốn chưa?
+Lời lẽ của hai bạn có phù hợp và có sức thuyết phục chưa?
+Bạn đã thể hiện tài khéo léo của mình chưa?
-Bình chọn cặp khéo léo nhất
3.Củng cố, dặn dò
Câu hỏi:Khi trao đổi với người thân học sinh cần chú ý điều gì?
Nhận xét tiết học
Về nhà viết lại cuộc trao đổi vào vở
-3Học sinh lên bảng kể chuyện
-Trao đổi để trả lời câu hỏi tình huống.
-Lắng nghe
-Thảo luận nhóm 2
-Trao đổi về nguyện vọng muốn học thêm môn năng khiếu của em.
-Em trao đổi với anh chị của em
-Làm cho anh chị hiểu rõ nguyện vọng của em, giải đáp những khó khăn thắc mắc của anh (chị) đặt ra để hiểu và ủng hộ em thực hiện nguyện vọng ấy.
-Em và bạn trao đổi, bạn đóng vai anh( chị) của em.
VD: em muốn đi học vẽ vào sáng thứ 7 và chủ nhật
Em muốn đi học võ ở câu lạc bộ võ thuật
-Học sinh hoạt động nhóm đôi
Em gái: Anh ơi,trường em có dạy lớp võ thuật .Em muốn đi học ,anh giúp đỡ em nhé !
Anh trai: Con gái gì mà đi học võ thuật ,sao em không đi học múa ,anh không giúp đỡ em đâu .
Em gái: Anh không nhìn thấy trên ti vi có mấy chị cũng học võ thuật và đi thi quốc tế đó sao .Với lại học võ thuật cũng rèn luyện sức khoẻ mà anh .
Anh trai : Nhưng thời gian đâu em học văn hoá ở trường ?
Em gái : Anh đừng lo, em chỉ học vào sáng thứ bảy thôi , ngày chủ nhật em sẽ học bài .
Anh trai : Thôi được ,anh sẽ giúp đỡ em nhưng không biết ý kiến bố mẹ ra sao ?
Em gái : Vì vậy em mớì nhờ anh giúp đỡ .
Anh trai: Anh sẽ cố gắng .
Em gái :Em cảm ơn anh .
Học sinh thảo luận.
Bình chọn cặp khéo léo nhất
Bổ sung 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tieng_viet_lop_4_tuan_9_ban_dep_2_cot.doc