Giáo án Khối 4 - Tuần 23 - Năm học 2011-2012 (Bản tổng hợp 2 cột)

Giáo án Khối 4 - Tuần 23 - Năm học 2011-2012 (Bản tổng hợp 2 cột)

Tiết 3: TẬP ĐỌC.

BÀI 45: HOA HỌC TRÒ

I. Mục tiêu :

- Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc diễn cảm bài văn giọng nhẹ nhàng, suy tư.

- Nêu được nghĩa các từ ngữ khó trong bài: phượng, phần tử, vô tâm, tin thắm

- Nêu nội dung: Hoa phượng là loài hoa đẹp nhất của tuổi học trò, gần gũi và thân thiết nhất với học trò.

- Cảm nhận được vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng qua ngòi bút miêu tả của Xuân Diệu.

II. Đồ dùng dạy học.

 - Tranh minh hoạ bài đọc.

III. Hoạt động dạy học.

Hoạt động 1: Khởi động

 - Kiểm tra bài cũ:

+ Đọc thuộc lòng bài thơ Chợ Tết?

+ Nêu ý chính của bài?

+ Người các ấp đi chợ Tết trong khung cảnh đẹp như thế nào?

- 2, 3 Học sinh đọc và trả lời câu hỏi.

- Lớp nhận xét, bổ sung.

 

doc 27 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 12/02/2022 Lượt xem 362Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 23 - Năm học 2011-2012 (Bản tổng hợp 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 23
 Thứ hai ngày 6 tháng 2 năm 2012
Tiết 1: Chào cờ
________________________________ 
 Tiết 2: Toán
$111: Luyện tập chung
I – Mục tiêu
- So sánh được hai phân số có cùng mẫu số và khác mẫu số.
- Vận dụng tính chất cơ bản của phân số để làm bài tập.
- Làm được các bài tập có liên quan.
II- Đồ dùng dạy học
- Bảng lớp, bảng phụ
III- Các hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Khởi động
 - Kiểm tra bài cũ: Nêu cách so sánh hai phân số có cùng tử số, lấy ví dụ. 1HS lên bảng lớp làm vào nháp.
Giới thiệu bài
Hoạt động 2: 
Bài 1: So sánh được hai phân số có cùng tử số, cùng mẫu số, so sánh phân số với 1.
- GV chữa
- 2HS phân tích bài
- Làm bài cá nhân.
- 3HS lên bảng chữa bài
Hoạt động 3: Bài 2: Với hai số tự nhiên 3 và 5 viết được các PS bé hơn 1 và lớn hơn 1.
- Gv chốt kết quả.
- 1HS nêu yêu cầu
- 2HS lên bảng, lớp làm vào nháp đọc kết quả.
- HS nhận xét, chữa bài trên bảng
a. ; b. 
Hoạt động 4: Bài 3: Viết các PS theo thứ tự từ bé đến lớn.
-HS nêu yêu cầu bài
- HS làm vào vở, 2HS làm bảng nhóm chữa. 
a. 
b. Rút gọn được: 
- GV chấm một số bài, nhận xét
- -> 
Hoạt động 4: Bài 4: Tính
- Học sinh tự làm bài
a. 
b. 
Và = 
- Nhận xét, chữa
Hoạt động 5 : Củng cố- dặn dò
- NX chung tiết học
- Ôn và làm lại bài. Chuẩn bị bài sau.
 _________________________________
 Tiết 3: Tập đọc.
Bài 45: Hoa học trò
I. Mục tiêu :
- Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc diễn cảm bài văn giọng nhẹ nhàng, suy tư.
- Nêu được nghĩa các từ ngữ khó trong bài: phượng, phần tử, vô tâm, tin thắm 
- Nêu nội dung: Hoa phượng là loài hoa đẹp nhất của tuổi học trò, gần gũi và thân thiết nhất với học trò.
- Cảm nhận được vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng qua ngòi bút miêu tả của Xuân Diệu.
II. Đồ dùng dạy học.
	- Tranh minh hoạ bài đọc.
III. Hoạt động dạy học.
Hoạt động 1: Khởi động
 - Kiểm tra bài cũ:
+ Đọc thuộc lòng bài thơ Chợ Tết? 
+ Nêu ý chính của bài?
+ Người các ấp đi chợ Tết trong khung cảnh đẹp như thế nào?
- 2, 3 Học sinh đọc và trả lời câu hỏi.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Gv nx chung, ghi điểm.
 - Giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Đọc đúng
- Đọc toàn bài:
- 1 HS khá.
- Chia đoạn:
- 3 đoạn (mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn).
- Đọc nối tiếp: 2 lần.
- 3 HS / 1 lần.
+ Lần 1: Đọc kết hợp sửa phát âm.
- 3 HS đọc
+ Đọc kết hợp giải nghĩa từ:
- 3 HS khác.
- Luyện đọc theo cặp:
- Từng cặp đọc bài.
- Đọc toàn bài:
- 1 HS đọc.
- Gv nx đọc đúng và đọc mẫu bài.
- HS nghe.
Hoạt động 3: Đọc hiểu
- Đọc thầm đoạn 1:
- Cả lớp đọc:
 + Tìm từ ngữ cho biết hoa phượng nở rất nhiều?
-  cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực, người ta chỉ nghĩ đến cây, đến hàng, đến những tán lớn xoè ra như muôn ngàn con bướm thắm đậu khít nhau.
 * “Đỏ rực” là màu đỏ như thế nào?
- đỏ thắm, màu đỏ rất tươi và sáng.
 + Tác giả sử dụng biện pháp gì trong đoạn văn trên?
-...so sánh, giúp ta cảm nhận hoa phượng nở rất nhiều, rất đẹp.
- ý đoạn 1?
- ý 1: Số lượng hoa phượng rất lớn.
- Đọc lướt Đ2,3 và trả lời:
 +Tại sao tg lại gọi hoa phượng là "hoa học trò"?
-...vì phượng là loài cây rất gần gũi với tuổi học trò. Phượng được trồng nhiều ở sân trường, hoa phượng thường nở vào mùa hè, mùa thi của tuổi học trò, hoa phượng gắn liền với những buồn vui của tuổi học trò.
 +Hoa phượng nở gợi cho mỗi học trò cảm giác gì? Vì sao?
- Cảm giác vừa buồn lại vừa vui. Buồn vì xa trường, xa bạn bè thầy cô,... Vui vì báo hiệu được nghỉ hè, hứa hẹn những ngày hè lí thú.
 +Hoa phượng còn gì đặc biệt làm ta náo nức?
- Hoa phượng nở nhanh đến bất ngờ, màu phượng mạnh mẽ làm khắp thành phố rực lên như tết đến nhà nhà dán câu đối đỏ.
 +Tác giả dùng giác quan nào để cảm nhận được lá phượng?
-...thị giác, vị giác, xúc giác...
+ Màu hoa phượng thay đổi như thế nào theo thời gian?
- Bình minh hoa phượng là màu đỏ còn non, có mưa hoa càng tươi dịu. Dần dần số hoa tăng màu cũng đậm dần, rồi hoà với mặt trời chói lọi, màu phượng rực lên.
 +Em cảm nhận điều gì qua Đ2,3?
- ý 2: Vẻ đẹp đặc sắc của hoa phượng.
 +Đọc toàn bài em cảm nhận được điều gì?
- HS nối tiếp nhau nêu cảm nhận
- Gv chốt ý chính ghi bảng
 ND: Hoa phượng có vẻ đẹp rất độc đáo dưới ngòi bút miêu tả tài tình của tác giả...
Hoạt động 4: Đọc diễn cảm.
- Đọc nối tiếp cả bài:
- 3 HS đọc.
 Đọc bài với giọng như thế nào cho hay?
- Giọng nhẹ nhàng, suy tư, nhấn giọng: cả một loạt; cả một vùng; cả một góc trời; muôn ngàn con bướm thắm; xanh um; mát rượi; ngon lành; xếp lại; e ấp; xoè ra; phơi phới; tin thắm; ngạc nhiên; bất ngờ; chói lọi; kêu vang; rực lên,...
- Luyện đọc diễn cảm Đ1:
+ Gv đọc mẫu:
- HS nêu cách đọc hay đoạn
- Luyện đọc theo cặp.
- Thi đọc:
- Cá nhân, nhóm.
- Gv cùng hs nx bình chọn bạn đọc hay.
Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò:
	+ Em có cảm giác như thế nào khi nhìn thấy hoa phượng?
	- Nx tiết học. Vn đọc bài và học cách quan sát, miêu tả hoa, lá phượng của tác giả. CB bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ.
 Tiết 4 : Chính tả ( Nhớ – viết )
 $23: Chợ tết
I – Mục tiêu
- Nhớ, viết lại chính xác, trình bày đúng 11 dòng đầu bài thơ: Chợ tết.
- Làm đúng bài tập tìm tiếng thích hợp có âm đầu hoặc vần dễ lẫn (s/x hoặc uc/ưt) điền vào các ô trống.
II- Đồ dùng dạy học: 
- Bảng lớp, bảng phụ.
III- Các hoạt động dạy học
Hoạt động 1- 
 - KT bài cũ:
- Viết tiếng bắt đầu bằng l/n hoặc có vần ut/uc.
- Viết vào nháp. 1HS lên bảng viết
- Nhận xét, bổ sung
 - Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Nhớ viết chính tả
- Đọc thuộc lòng 11 dòng thơ đầu bài thơ: Chợ tết.
- Nêu cách trình bày bài thơ
- Nêu những từ dễ viết sai?
- Nêu yêu cầu của bài.
- 2, 3 học sinh đọc thuộc.lớp đọc thầm
- Thể thơ 8 chữ; chữ đầu dòng thơ viết hoa.
- HS nêu
- HS viết những chữ khó hay viết sai vào nháp, 1HS lên bảng viết.
Hoạt động 3: Viết bài
- Nhớ lại 11 dòng thơ, tự viết bài vào vở.
- Đổi bài KT lỗi của bạn.
-- Chấm 7, 10 bài, nhận xét sửa lỗi chính tả
Hoạt động 4 : Làm bài tập
Điền vào ô trống (s/x và ưc/ut)
- Nêu yêu cầu của bài
- Đọc thầm truyện vui: Một ngày và 1 năm.
- Tiếp sức, điền vào ô trống
- Đọc hoàn thành câu chuyện
- Nêu nội dung bài?
GV: NX đánh giá
- HS làm bài
- Hoạ sĩ, nước Đức, sung sướng, không hiểu sao, bức tranh.
- 1HS đọc đoạn văn đã hoàn thành 
- HS nêu
Hoạt động 5 - Củng cố, dặn dò.
- NX chung tiết học.
- Ôn, luyện viết lại bài
- Chuẩn bị bài sau.
 Tiết : Đạo đức
 &23:Giữ gìn các công trình công cộng 
 ( Dạy vào buổi 2 )
I. Mục tiêu:
 - Hs Nêu được các công trình công cộng là tài sản chung của xã hội. Mọi người đều có trách nhiệm giữ gìn.
 - Nêu được hững việc cần làm để giữ gìn các công trình công cộng.
 - Tôn trọng giữ gìn và bảo vệ các công trình công cộng. Có trách nhiệm bảo vệ các công trình công cộng.
II. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1:
 - Kiểm tra bài cũ:
 + Nêu những biểu hiện của người lịch sự với mọi người? Cho ví dụ minh hoạ?
- 2 Hs trả lời, lớp nx, trao đổi.
- Gv nx chung, đánh giá.
 - Giới thiệu bài mới.
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm tình huống ( Biết khuyên bạn nên giữ gìn các công trình công cộng.)
	* Cách tiến hành: 
- Tổ chức cho HS thảo luận N4
- N4 thảo luận tình huống.
- Trình bày:
- Đại diện các nhóm trình bày, lớp nx trao đổi, bổ sung.
- Gv nx chung, kết luận:
	* Kết luận: Nhà văn hoá xã là một công trình công cộng, là nơi sinh hoạt văn hoá chung của nhân dân, được xây dựng bởi nhiều công sức, tiền của. Vì vậy Thắng cần phải khuyên Hùng nên giữ gìn không được vẽ bậy nên đó.
 Hoạt động 3: Bài tập 1, sgk/35: Nhận biết được hành vi và việc làm đúng qua các tranh.
	* Cách tiến hành:
- Đọc yêu cầu bài.
- Tổ chức HS trao đổi theo cặp:
- Từng cặp trao đổi theo yêu cầu bài.
- Trình bày:
- Từng nhóm trình bày, lớp trao đổi, tranh luận.
	* Kết luận: Tranh 2,4: Đúng; Tranh 1,3 : Sai.
Hoạt động 4: Xử lý tình huống bài tập 2/ : HS biết cách xử lý tình huống hợp lý.
	* Cách tiến hành: 
- Tổ chức cho HS trao đổi thảo luận theo nhóm 4;
- N4 HS thảo luận.
- Trình bày:
- Đại diện từng nhóm trình bày, bổ sung, tranh luận ý kiến trước lớp.
- Kết luận từng tình huống:
a. Cần báo cho người lớn hoặc những người có trách nhiệm về việc này.
b. Cần phân tích lợi ích của biển báo giao thông, giúp các bạn nhỏ thấy rõ tác hại của hành động ném đất đá vào biển báo giao thông và khuyên ngăn họ.
- HS đọc ghi nhớ bài.
Hoạt động 5 : Củng cố dặn dò:
 - Chuẩn bị bài tập 4: Điều tra về các công trình công cộng có kẻ thêm cột về lợi ích của công trình công cộng.
_________________________________
 Thứ ba ngày 7 tháng 2 năm 2012
Tiết 1: Toán
$112 : Luyện tập chung
I – Mục tiêu
- HS ôn tập, làm được thành thạo các dạng bài:
+ Dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9, đọc, viết PS, T/C cơ bản của PS, rút gọn PS, quy đồng MS 2 PS, so sánh các PS.
+ Một số đặc điểm của HCN, HBH.
II- Đồ dùng dạy học: 
- Bảng lớp, bảng phụ.
III- Các hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Khởi động
 - Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở bài tập của học sinh
Giới thiệu bài mới
Hoạt động 2: Bài 1: Tìm chữ số thích hợp diền vào ô trống:
- GV chốt kết quả
- Nêu yêu cầu bài
- Làm bài cá nhân: đọc kết quả, 1HS chữa trên bảng
- Lớp nhận xét
a- 752, 754, 756, 758
b- 750 chia hết cho 3.
c- 756 chia hết cho 2 và 3.
Hoạt động 3: Bài 2: Viết được các PS
- Tìm tổng số HS của lớp.
- Viết PS biểu thị
- Tự làm bài, 2HS lên bảng làm
- Nhận xét.chốt kết quả
Số HS của cả lớp là: 14 + 17 = 31 (HS)
a) b)
Hoạt động 4: Bài 3: Tìm được PS = 5 
- Nêu cách làm? 9
- Nêu yêu cầu, và cách làm
- Rút gọn rồi kết luận
- Làm bài cá nhân.
 [ 
- PS là 
Hoạt động 5 : Bài 4: Viết được các PS theo thứ tự từ lớn đến bé.
- Nêu các bước làm bài?
- Gv nhận xét, chữa
- Nêu yêu cầu bài
- B1: Rút gọn các phân số.
- B2: Quy đồng mẫu số các phân số đã được rút gọn.
 - B3 sắp xếp.KL 3phân số ban đầu
- Làm bài cá nhân:
 + Rút gọn được các PS; 
 + Quy đồng MS các PS ; 
BT5: HsTL đúng các CH:( HS K -G )
b- Đo độ dài các cạnh
- HS làm bài cá nhân
- ta có: AB = 4cm DA = 3cm
 CD =4cm BC = 3cm
- Tứ giác ABCD có từng cặp cạnh đối diện bằng nhau.
c- Tính diên tích HBH ABCD
[ơ[ơ
- DT của HBH ABCD là
4 ´ 2 = 8 (cm2)
Hoạt động 6. Củng cố, dặn dò:
- NX chung tiết học.
- Ôn và làm lại bài.
- Chuẩn bị bài sau.
 _________________________________
ơ
 Tiết 2: Luyện từ và câu
$45: Dấu gạch ngang
I – Mục tiêu
- Nêu được tác dụng của dấu gạch ngang.
- Sử dụng được dấu gạch ngang trong khi viết.
II- Đồ dùng dạy học
- Bảng lớp, bảng ...  nx bổ sung, trao đổi.
 + Tìm các dẫn chứng thể hiện TPHCM là trung tâm kinh tế lớn cả nước?
 + Tìm các dẫn chứng thể hiện TPHCM là trung tâm khoa học lớn ?
 + Tìm các dẫn chứng thể hiện TPHCM là trung tâm văn hoá lớn ?
- Các ngành công nghiệp của tp: điện luyện kim, cơ khí, điện tử, hoá chất, sản xuất vật liệu xây dựng, dệt may,..
- Các chợ siêu thị: Chợ Bến Thành, siêu thị Metro, Makro, chợ bà Chiểu, chợ Tân Bình...
- Cảng Sai Gòn, sân bay Tân Sơn Nhất là các đầu mối giao thông.
- Có các trường ĐH lớn: ĐH Quốc Gia TPHCM; ĐH kĩ thuật, ĐH kinh tế, ĐH Y dược,...
- Viện nghiên cứu các bệnh nhiệt đới...
- Bảo tàng chứng tích chiến tranh; khu lưu niệm Bác Hồ; Bảo tàng Tôn Đức Thắng.
- Có nhà hát lớn thành phố.
- Có khu công viên nước Đầm Sen, khu du lịch Suối Tiên...
	* Kết luận: Gv chốt lại các ý trên.
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò:
	- Nx tiết học. Vn học bài và cb bài 24 
 Tiết 4: Mĩ thuật
$3: Tập nặn tạo dáng :Tập nặn dáng người đơn giản
 ( Giáo viên mĩ thuật dạy )
 Tiết : Kĩ thuật
 $23: Bón phân cho rau, hoa.
(Dạy vào buổi 2 )
I/ Mục tiêu:
- HS nêu được mục đích của việc bón phân cho rau, hoa.
- Biết cách bón phân cho rau, hoa.
- Có ý thức tiết kiệm phân bón, đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường. 
II/ Đồ dùng dạy học : 
	- Tranh ảnh minh hoạ. 
	- Phân bón N.P.K, phân hữu cơ, phân vi sinh.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động 1: Khởi động
 - Kỉêm tra bài cũ: 
 - Giới thiệu bài:
 Hoạt động 2: : HD học sinh tìm hiểu về mục đích của việc bón phân cho rau, hoa.
+ Cây trồng lấy chất dinh dưỡng ở đâu? 
+ Tại sao phải bón phân vào đất ?
+ Cho biết về tác dụng của việc bón phân cho rau, hoa?
- GV kết luận : Bón phân để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây. Mỗi loại cây, mỗi thời kì của cây cần một loại phân bón và lượng phân bón khác nhau. 
Hoạt động 3: : Kĩ thuật bón phân : 
+ Nêu tên các loai phân bón thường dùng để bón cây?
- Cho HS quan sát hình 2 và cho biết tranh vẽ gì ? 
- GV hướng dẫn cách bón phân cho cây. 
- Lấy ở trong đất
- Cây lấy chất dinh dưỡng trong đất. Bù lại phần thiếu hụt đó.
- Bón phân để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây rau, hoa.
- Phân bón N.P.K, phân hữu cơ, phân vi sinh.
- H2a : Bón phân vào gốc, hàng cây.
- H2b : Tưới nước phân vào gốc cây.
- HS đọc phần ghi nhớ trong SGK 
Hoạt động 4: Củng cố dặn dò : 
	- GV tóm tắt nội dung bài học.
	- GV nhận xét tin thần thái độ học tập của học sinh. 
	- HD học sinh đọc trước bài : Trừ sâu, bệnh hại cây rau, hoa.
 ___________________________________________
Thứ sáu ngày 10 tháng 02 năm 2012
Tiết 1: Toán
$116: Luyện tập
I – Mục tiêu
- HS cộng được hai phân số có cùng mẫu số và khác mẫu số
- Trình bày được lời giải và giải được các bài toán có lời văn.
- Làm được các bài tập có liên quan đến phân số.
II- Đồ dùng dạy học
- Bảng lớp, bảng phụ
III- Các hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Khởi động
 - Kiểm tra bài cũ: 
Nêu quy tắc cộng hai phân số khác mẫu số?
Làm bài tập 1SGK
 - Giới thiệu bài mới
Hoạt động 2: Bài 1: Cộng được hai phân số có cùng mẫu số.
- Nêu yêu cầu bài
- Làm bài cá nhân vào vở
- 3HS lên bảng chữa
Hoạt động 3: Bài 2: Cộng được hai phân số khác mẫu số
- Làm bài cá nhân vào vở
- GV chấm một số bài nhận xét
Hoạt động 4: Bài 4: Giải được bài toán
- Đọc đề, phân tích và làm bài
- 1HS lên bảng giải
Bài giải
Số đội viên tham gia 2 hoạt động là:
 (đội viên của chi đội)
Đ/s: số đội viên của chi đội.
Hoạt động 5. Củng cố, dặn dò:
- NX chung tiết học
- Ôn và làm lại bài
- Chuẩn bị bài sau
 ___________________________________
Tiết 2 : Tập làm văn: 
$ 46: Đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối
I. Mục tiêu
- Nêu được đặc điểm về nội dung và hình thức của đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối
- Viết được một đoạn văn miêu tả cây cối
- Có ý thức bảo vệ cây xanh
II. Đồ dùng
- Tranh ảnh minh hoạ cho bài
III. Các HĐ dạy học
Hoạt động 1: Khởi động 
 - Kiểm tra bài cũ
+ Đọc đoạn văn tả 1 loài hoa hay thứ quả mà em yêu thích 
+ Nói về cách tả của tác giả trong đoạn văn đọc thêm: Hoa mai vàng, Trái vải tiến vua
- Nhận xét, bổ sung
 - Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối.
1. Phần nhận xét 
Bài 1: Đọc lại bài Cây gạo
Bài 2: Tìm các đoạn trong bài văn
Bài 3: Nêu nội dung chính của mỗi đoạn
2. Phần ghi nhớ
Hoạt động 3. Thực hành
Bài 1: Xác định được đoạn văn và nội dung chính của từng đoạn.
Bài 2: Viết 1 đoạn văn nói về lơi ích của 1 loài cây mà em biết
- Gợi ý
+ Viết về cây gì, suy nghĩ về loại cây đó mang lại lợi ích gì cho con người
- Chấm chữa 1 số bài viết
- Đọc một số bài viết hay cho HS nghe
- 2 HS đọc bài
+ Hoa mai vàng: tả hoa từ khi còn là nụ đến khi nở xoè ra mịn màng...
+ Trái vải tiến vua: tả trái vải từ vỏ ngoài đến khi bóc vỏ...
- HS làm cá nhân
- Đọc bài Cây gạo ( Vũ Tú Nam)- trang 32- TV tập 2
- Làm bài cá nhân
+ Bài có 3 đoạn ( mỗi chỗ xuống dòng là một đoạn)
- Thảo luận nhóm 2
+ Mỗi đoạn tả 1 thời kì phát triển của cây gạo
Đ1: thời kì ra hoa
Đ2: lúc hết mùa hoa
Đ3: thời kì ra quả
- 3, 4 HS đọc ghi nhớ
- 1HS Nêu yêu cầu bài
- Đọc đoạn văn Cây trám đen
- Thảo luận nhóm đôi
- Trình bày ý kiến
+ Bài Cây trám đen có 4 đoạn ( mỗi chỗ xuống dòng là 1 đoạn)
+ Đ1: tả bao quát thân cây, cành cây, lá cây trám đen
+ Đ2:Tả hai loại trám đen: trám đen tẻ và trám đen nếp
+ Đ3:Nói về ích lợi của quả trám đen
+ Đ4:Nêu lên tình cảm của người tả với cây trám đen
- Nêu yêu cầu của bài
- Nghe
- Lắng nghe
- Viết bài vào vở
- Đọc bài trước lớp
- Nhận xét, đánh giá bài bạn
Hoạt động 4. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét chung tiết học
- HS viết chưa đạt về nhà hoàn thiện lại và viết vào vở
- Chuẩn bị bài sau: Quan sát cây chuối tiêu ở nơi em ở hoặc qua tranh, ảnh.
 Tiết 3 : Khoa học.
 Bài 46: Bóng tối
I. Mục tiêu: 
	- Nêu được bóng tối xuất hiện phía sau vật cản ánh sáng khi được chiếu sáng.
 - Dự đoán được vị trí, hình dạng bóng tối trong một số trường hợp đơn gi
 - Biết bóng của một vật thay đổi về hình dạng, kích thước khi vị trí của vật chiếu sáng đối với vật đó thay đổi.
II. Đồ dùng dạy học.
	N6: đèn pin, giấy hoặc vải; kéo ; bìa; hộp; ôtô đồ chơi.
III. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động1: Khởi động
 - Kiểm tra bài cũ:
 + Mắt ta nhìn thấy vật khi nào?
- 1,2 HS nêu.
 + Nêu thí nghiệm chứng tỏ ánh sáng truyền theo đường thẳng?
- 2,3 HS nêu, lớp nx, trao đổi.
- Gv nx chung, ghi điểm.
 - Giới thiệu bài.
Hoạt động 2 : - Nêu được bóng tối xuất hiện phía sau vật cản ánh sáng khi được chiếu sáng. Dự đoán được vị trí, hình dạng bóng tối trong một số trường hợp đơn giản. Biết bóng của một vật thay đổi về hình dạng, kích thước khi vị trí của vật chiếu sáng đối với vật đó thay đổi.
	* Cách tiến hành: 
- Tổ chức cho HS qs hình 1/92 theo cặp:
- Từng cặp HS QS :
 +Mặt trời chiếu sáng từ phía nào của hình vẽ?
... Phía bên phải của hình vẽ.
- Tổ chức cho hs đọc mục thực hành và qs hình 2/92,93.
- HS làm việc cá nhân: 
- Nêu dự đoán:
- Gv ghi một số dự đoán của học sinh lên bảng:
- Tổ chức HS làm việc theo N4:
- N4 thực hành: và ghi lại kết quả so với dự đoán ban đầu.
 + Bóng tối xuất hiện ở đâu và khi nào?
-...xuất hiện phía sau vật cản sáng khi vật này được chiếu sáng.
- Gv làm thí nghiệm:
- HS quan sát:
+Khi gặp vật cản sáng, a/s không truyền qua được nên phía sau vật có một vùng không nhận được as truyền tới- đó là vùng bóng tối.
	* Kết luận: Mục bạn cần biết.
Hoạt động 3 : HS chơi Trò chơi xem bóng- đoán vật.
* Cách tiến hành:
- Trò chơi: Xem bóng - đoán vật.
- Cách chơi: 1 HS chiếu bóng của vật lên tường lớp đoán xem là vật gì?
- Từng tổ cử đại diện thay nhau lên chiếu cho tổ khác đoán, tổ nào đoán được nhiều thì thắng.
- Lớp nx thi đua nhóm thắng cuộc.
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò: 
	- Đọc mục bạn cần biết. Vn học thuộc bài. Đọc trước bài 47
 Tiết 4: Thể dục
 Bài 46: Bật xa và tập phối hợp chạy nhảy
 Trò chơi: Con sâu đo.
I. Mục tiêu:
1.Ôn kĩ thuật bật xa và học phối hợp chạy, nhảy. Trò chơi Con sâu đo.
2. Hs thực hiện được động tác tương đối đúng, tham gia chơi trò chơi nhiệt tình, chủ động.
3. Hs yêu thích môn học.
II. Địa điểm, phương tiện:
	- Địa điểm: Sân trường, VS an toàn.
	- Phương tiện: Còi, dụng cụ bật xa, kẻ sẵn vạch chơi trò chơi.
III. Nội dung và phương pháp.
Nội dung
Định lượng
Phương pháp
1. Phần mở đầu.
6 - 10 p
- ĐHTL:
- Lớp trưởng tập trung báo cáo sĩ số.
- Gv nhận lớp phổ biến nội dung.
- Tập bài TDPTC.
- Chạy chậm trên địa hình tự nhiên.
- Trò chơi: Kéo cưa lừa xẻ.
 + + + + +
G + + + + + +
 + + + + +
- ĐHTC: 
2. Phần cơ bản.
a. Bài tập RLTTCB:
- Ôn kĩ thuật bật xa.
- Học phối hợp chạy, nhảy:
18 - 22 p
- ĐH khởi động vàTL: 
 + + + + +
G + + + + + +
- Gv chia tổ hs tập luyện
- Hs tập chính thức theo tổ.
- Gv quan sát hướng dẫn hs tập phối hợp nhịp nhàng, đảm bảo an toàn.
- Các tổ thi đua từng đôi một.
- Gv hướng dẫn, tập mẫu, hs tập thử và tập theo đội hình 2 hàng dọc.
b. Trò chơi: Con sâu đo.
- Gv nêu tên trò chơi, giới thiệu cách chơi thứ hai.
- Hs làm mẫu, nêu cách chơi.
- Hs chơi thử và chơi chính thức.
- Thi đua các tổ. Nx khen, chê.
3. Phần kết thúc:
- Giậm chân tại chỗ, đi thường theo 2 hàng dọc.
- Gv cùng hs hệ thống bài học.
- Nx đánh giá tiết học.
- Vn ôn bật xa.
4 -6 p
- ĐHTT:
 + + + + + +
G + + + + + +
Tiết 5 : Sinh hoạt lớp
 Nhận xét tuần 23
I. Mục tiêu 
 - Đánh giá việc thực hiện nội quy, nền nếp trong tuần 23
 - Thông báo kế hoạch HĐ tuần 24.
II. Nội dung 
1/ Đánh giá hoạt động tuần 23
	+ Lớp trưởng nhận xét, đánh giá hoạt động của lớp 
	+ GV nhận xét, đánh giá chung hoạt động của lớp tuần 23
* Ưu điểm: 
 -Tỉ lệ chuyên cần cao, đi học đúng giờ, thực hiện khá đầy đủ nội quy.
 - Có ý thức học và làm bài ở nhà.
 - Có tiến bộ về ý thức tự quản và ý thức tự học
 - Đội viên đeo khăn quàng đầy đủ.
 - Sinh hoạt đội nghiêm túc. 
 - LĐ - VS truờng lớp sạch sẽ theo đúng kế hoạch
* Tồn tại : 
 - Một số em viết xấu chưa thật sự cố gắng.
 - Một số ít vẫn còn nói chuyện 
- Nhiều em còn quên kiến thức sau khi nghỉ Tết Nguyên Đán
2/ Kế hoạch tuần 24
 - Tiếp tục phát huy những ưu điểm và khắc phục tồn tại.
 - Tích cực kiểm tra việc học và làm bài ở nhà.
 - K.tra vở luyện chữ, uốn nắn kịp thời 
 - Tích cực tham gia HĐ ngoại khóa. 
 - Nâng cao ý thức tự quản trong giờ truy bài, giờ HĐTT
 - LĐ-VS theo kế hoạch.
===================***&&&***====================

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_4_tuan_23_nam_hoc_2011_2012_ban_tong_hop_2_cot.doc