Giáo án Khối 4 - Tuần 23, Thứ 5 - Năm học 2010-2011

Giáo án Khối 4 - Tuần 23, Thứ 5 - Năm học 2010-2011

Tiết 2: Tập làm văn

 LUYỆN TẬP MIÊU TẢ CÁC BỘ PHẬN CỦA CÂY CỐI

I. Mục đích - yêu cầu.

- Nhận biết được một số đặt điểm trong cách quan sát và miêu tả các bộ phận của cây cối (hoa, quả) trong đoạn văn mẫu (Bt1); viết được đoạn văn ngắn tả một loại hoa (hoặc một thứ quả) mà em yêu thích (Bt2).

II. Đồ dùng dạy học

- Bảng phụ ghi bài giải bài tập 1.

III. Các hoạt động dạy học

 

docx 5 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 02/03/2022 Lượt xem 168Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 23, Thứ 5 - Năm học 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ năm ngày 17 thỏng 2 năm 2011
Tiết 1: Thể dục
Tiết 2: Tập làm văn
 Luyện tập miêu tả các bộ phận của cây cối
I. Mục đích - yêu cầu.
- Nhận biết được một số đặt điểm trong cách quan sát và miêu tả các bộ phận của cây cối (hoa, quả) trong đoạn văn mẫu (Bt1); viết được đoạn văn ngắn tả một loại hoa (hoặc một thứ quả) mà em yêu thích (Bt2). 
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ ghi bài giải bài tập 1.
III. Các hoạt động dạy học
1, Bài cũ
- Nhận xét.
2, Dạy bài mới
2.1, Giới thiệu bài
2.2, Hướng dẫn hs luyện tập
Bài 1:
- Gọi Hs phát biểu.
- Gv và cả lớp nhận xét.
- Gv dán tờ phiếu ghi bài giải:
- 1 Hs đọc đoạn văn tả lá, thân hay gốc của một cây em yêu thích.
- 2 Hs tiếp nối nhau đọc nội dung bài tập 1 với 2 đoạn văn: Hoa sầu đâu và Quả cà chua.
- Cả lớp đọc thầm, trao đổi với bạn về cách miêu tả của tác giả trong mỗi đoạn. 
- Hs nhìn bảng đọc lại.
a, Đoạn văn tả hoa sầu đâu:
- Tả cả chùm hoa, không tả từng bông vì hoa sầu đâu nhỏ, mọc thành chùm có cái đẹp của cả chùm.
- Đặc tả mùi thơm đặc biệt của hoa bằng cách so sánh (mùi thơm mát mẻ hơn cả hương cau, dịu dàng hơn cả hương hoa mộc), cho mùi thơm huyền diệu đó hoà với hương vị khác của đồng quê (mùi đất ruộng, mùi đậu già, mùi mạ non, khoai sắn, rau cần).
- Dùng từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm của tác giả: hoa nở như cười, bao nhiêu thứ đó bấy nhiêu yêu thương, khiến người ta cảm thấy như ngây ngất, như say say một thứ men gì.
b, Đoạn tả quả cà chua:
- Tả cây cà chua từ khi hoa rụng đến khi kết quả, từ khi quả còn xanh đến khi quả chín.
- Tả cà chua ra quả, xum xuê, chi chít với những hình ảnh so sánh (quả lớn, quả bé vui mắt như đàn gà mẹ đông con - mỗi quả cà chua chín là một mặt trời nhỏ hiền dịu), hình ảnh nhân hoá (quả leo nghịch ngợm lên ngọn - cà chua thắp đèn lồng trong lùm cây).
Bài 2: 
- Gv chọn đọc 5-6 bài.
- Chấm điểm những bài viết hay.
3, Củng cố, dặn dò.
- Nhận xét giờ học.
- Yêu cầu Hs về hoàn chỉnh đoạn văn và đọc hai đoạn văn tham khảo.
- 1 hs đọc yêu cầu.
- 1 số Hs phát biểu cây mình chọn tả.
- Hs viết đoạn văn.
Tiết 3: Toán
 Phép cộng phân số (tiếp theo)
I. Mục tiêu
- Biết cộng hai phân số khác mẫu số . Làm các BT: bài 1 a,b,c; bài 2 a,b
II. Các hoạt động dạy học
1, Bài cũ
- Yêu cầu Hs làm bảng con, bảng lớp:
- Nhận xét.
2, Bài mới
 Giới thiệu bài
2.1, Hướng dẫn Hs thực hiện cộng hai phân số khác mẫu số.
- Gv nêu VD trong SGK.
+ Để tính số phần băng giấy hai bạn đã lấy ra ta làm phép tính gì?
+ GV ghi bảng: 
+ Làm thế nào để cộng hai phân số này?
- GV nhấn mạnh lại cách thực hiện.
2.3, Thực hành
Bài 1: Tính.
- Yêu cầu Hs cộng theo các bước.
- Nhận xét.
Bài 2: Tính (theo mẫu)
- GV ghi mẫu lên bảng, hướng dẫn Hs hiểu mẫu:
- Gọi Hs nêu kết quả, nhận xét.
Bài 3(HSKG)
- Gv hướng dẫn Hs giải bài.
- Gv nhận xét, kết luận.
3, Củng cố,dặn dò.
- Gv nhận xét giờ học.
- Dặn Hs về làm bài tập trong VBT.
- 2 Hs nhắc lại cách cộng hai phân số cùng mẫu số.
- 2 Hs lên bảng, lớp làm bảng con theo dãy.
- Hs theo dõi.
+... làm phép tính cộng: 
+ Quy đồng mẫu số hai phân số rồi thực hiện cộng hia phân số cùng mẫu số.
- Hs quy đồng rồi mẫu số rồi thực hiện cộng hai phân số:
- 3-4 Hs nêu cách cộng hai phân số khác mẫu số.
- 1 Hs nêu yêu cầu của bài và cách cộng hai phân số khác mẫu số.
- 2 Hs lên bảng, lớp làm bảng con:
a, 
b, 
c, 
d, 
- Hs nhận xét mẫu của hai phân số: Vì 21 chia hết cho 7 nên chọn 21 làm MSC.
- Hs làm bài tập vào vở.
- 2 Hs chữa bài.
a, 
b, 
c, 
d, 
- Hs đọc bài toán, nêu tóm tắt bài toán.
- Hs làm bài vào vở, 1 em chữa bài:
 Sau hai giờ ô tô đó chạy được là:
 (quãng đường)
- 1 Hs nhắc lại cách cộng hai phân số khác mẫu số.
Tiết 4 - Địa lí
 Hoạt động sản xuất 
của người dân ở đồng bằng Nam Bộ ( tiếp theo)
I. Mục tiêu
-Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở đồng bằng Nam Bộ:
+Sản xuất công nghiệp phát triển mạnh nhất trong cả nước.
+Những ngành công nghiệp nổi tiếng là khai thác dầu khí, chế biến long thực, thực phẩm, dệt may,
II. Đồ dùng dạy học
-Bản đồ công nghiệp Việt Nam.
-Tranh ảnh về sản xuất công nghiệp, chợ nổi tiếng trên sông ở đồng bằng Nam Bộ.
III. Các hoạt động dạy, học
1. Bài cũ
- Em hãy nêu những thuận lợi để đồng bằng Nam Bộ trở thành vùng sản xuất lúa gạo, trái cây và thuỷ sản lớn nhất cả nước?
2. Dạy bài mới.
2.1, Vùng công nghiệp phát triển mạnh nhất nước ta.
a/HĐ1: Hoạt động nhóm
- Nguyên nhân nào làm cho đồng Nam Bộ có công nghiệp phát triển mạnh?
- Nêu dẫn chứng thể hiện đồng bằng Nam Bộ có công nghiệp phát triển mạnh nhất nước ta?
- Kể tên các ngành công nghiệp nổi tiếng của đồng bằng Nam Bộ?
- Gv giúp hs hoàn thiện câu trả lời.
2.2, Chợ nổi trên sông.
b/HĐ 2: Làm việc theo cặp.
- Phương tiện giao thông chủ yếu của người dân Nam Bộ là gì?
- Vậy các hoạt động sinh hoạt như mua bán, trao đổi... của người dân thường diễn ra ở đâu?
- Giới thiệu: Chợ nổi – một nét văn hoá đặc trưng của người dân Nam Bộ.
* Yêu cầu các nhóm thảo luận theo cặp mô tả về chợ nổi trên sông:
- Chợ họp ở đâu?
- Người dân đến chợ bằng phương tiện gì?
- Hàng hoá bán ở chợ gồm những gì?
- Kể tên các chợ nổi nổi tiếng của đồng bằng Nam Bộ?
- Gv nhận xét, bổ sung.
3. Củng cố, dặn dò.
- Hs đọc phần tóm tắt cuối bài.
- Nhắc Hs về ôn bài.
- 2 hs trả lời.
- Hs đọc SGK, thảo luận nhóm các câu hỏi:
- ĐBNB có nguồn nguyên liệu và lao động, lại được đầu tư xây dựng nhiều nhà máy.
- Hằng năm, ĐBNB tạo ra được hơn một nửa giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước.
- Khai thác dầu khí, sản xuất điện, hoá chất, phân bón, cao su, chế biến lương thực thực phẩm, dệt may mặc.
- Hs quan sát H4- 8, trả lời câu hỏi trang 125.
- Xuồng, ghe.
- Trên các con sông.
- Các nhóm thảo luận.
- Chợ nổi thường họp ở những đoạn sông thuận tiện cho việc gặp gỡ của xuồng, ghe ở nhiều nơi đổ về.
- .. xuồng, ghe.
- Người dân buôn bán đủ thứ nhưng nhiều nhất là hoa quả như: mãng cầu, sầu riêng, chôm chôm...
- Cái Răng, Phong Điền (Cần Thơ), Phụng Hiệp (Hậu Giang),
Tiết 5 - Kĩ thuật
 Trồng cây rau, hoa(tiết 2)
I, Mục tiêu:
- Biết cách chọn cây rau, hoa để trồng.
- Biết cách trồng cây rau, hoa trên luống và cách trồng cây rau, hoa trong chậu.
II, Đồ dùng dạy học:
Vật liệu và dụng cụ : 1 số cây con rau, hoa để trồng ; túi bầu có chứa đầy đất ; cuốc dầm xới , bình tưới nước có vòi hoa sen .
III, Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Nêu quy trình kĩ thuật trồng cây con ?
- Nhận xét.
2. Dạy học bài mới: 
a/Hoạt động 1:Hs thực hành trồng cây rau và hoa 
-Nhắc lại các bước thực hiện?
-Chia nhóm và yêu cầu các nhóm lấy dụng cụ vật liệu ra thực hành.
-Nhắc nhở những điểm cần lưu ý.
b/Hoạt động 2: Đánh giá kết quả học tập của hs 
-Gợi ý các chuẩn để hs tự đánh giá kết quả: đủ vật liệu dụng cụ; khoảng cách hợp lí thẳng hàng; cây con đứng thẳng, không nghiêng ngả và trồi lên; đúng thời gian quy định.
-Tổ chức cho hs tự trưng bày sản phẩm và đánh giá lẫn nhau.
3. Củng cố dặn dò:
Nhận xét chung các sản phẩm và tuyên dương nhóm thực hiện tốt.
Nhận xét tiết học và chuẩn bị bài sau.
- 1 Hs nêu.
+Xác định vị trí trồng.
+Đào hốc trồng cây theo vị trí đã định.
+Đặt cây vào hốc và vun đất, ấn chặt đất quanh gốc cây.
+Tưới nhẹ nước quanh gốc cây.
- HS đưa ra các vật liệu dụng cụ thực hành.
- HS thực hành trồng cây trong vườn trường.
- HS trưng bày và đánh giá sản phẩm của nhóm bạn.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_khoi_4_tuan_23_thu_5_nam_hoc_2010_2011.docx