Giáo án Khối 4 - Tuần 24 - Năm học 2010-2011 (Bản tích hợp 2 cột hay nhất)

Giáo án Khối 4 - Tuần 24 - Năm học 2010-2011 (Bản tích hợp 2 cột hay nhất)

Lịch sử

ÔN TẬP.

I. Mục tiêu:

 1. Kiến thức: Biết thống kê những sự kiện lịch sử tiêu biểu của lịch sử nước ta từ buổi đầu độc lập đến thời Hậu Lê.

 2. Kĩ năng: Kể tên các sự kiện lịch sử tiêu biểu của mỗi giai đoạn và trình bày tóm tắt các sự kiện đó bằng ngôn ngữ của mình.

 3. Thái độ: HS yêu thích môn học

II. Đồ dùng dạy học.

 - GV: Phiếu học tập cho HS.

 - HS: Thước kẻ, bút chì

III. Các hoạt động dạy học.

 1. Hát

 2. Kiểm tra bài cũ: Kể tên các tác giả và tác phẩm tiêu biểu của văn học thời Hậu Lê?

 

doc 26 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 14/02/2022 Lượt xem 235Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 24 - Năm học 2010-2011 (Bản tích hợp 2 cột hay nhất)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 24
Thứ hai ngày 21 tháng 2 năm 2011
Tập đọc
Vẽ về cuộc sống an toàn.
I. Mục đích, yêu cầu :
 1. Kiến thức: Hiểu những từ ngữ mới trong bài. Hiểu được nội dung chính của bản tin : Cuộc thi vẽ “ Em muốn sống an toàn” được thiếu nhi cả nước hưởng ứng. Tranh dự thi cho thấy các em có nhận thức đúng về an toàn, đặc biệt là an toàn giao thông.
 2. Kĩ năng: Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Đọc đúng tên viết tắt của tổ chức UNICEF (u- ni- xép). Biết đọc đúng một bản tin với giọng hơi nhanh.
3. Thái độ: Giáo dục HS thực hiện tốt an toàn giao thông.
II. Đồ dùng dạy – học : 
	- GV: Bảng phụ.
	- HS: Thước kẻ, bút chì
III. Các hoạt động dạy – học.
1. ổn định : Hát, KTSS 
2. Bài cũ : Kiểm tra 2 HS đọc thuộc lòng bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ.
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài.
3.2. Luyện đọc
- Hướng dẫn HS đọc từ khó.
- GV tóm tắt bài, HD giọng đọc chung.
- Bản tin gồm mấy đoạn?
- GV chú ý sửa phát âm cho HS.
- GV kết hợp giảng từ mới.
- GV nhận xét.
- GV đọc diễn cảm toàn bài. Hướng dẫn cách đọc.
- UNICEF (u- ni- xép), Đắk Lắk
- 1 HS khá (giỏi) đọc toàn bài.
- Bản tin gồm 4 đoạn.
- Học sinh đọc tiếp nối đoạn lần 1
- HS đọc tiếp nối đoạn lần 2.
+Từ mới : chú giải - SGK
- HS đọc theo cặp.
- Đại diện nhóm đọc tiếp nối bài.
3.3. Tìm hiểu bài.
- Cả lớp đọc thầm đoạn 1, 2 trả lời:.
- Chủ đề cuộc thi vẽ là gì?
- Chủ đề cuộc thi vẽ là: Em muốn sống an toàn.
- Tên của chủ điểm gợi cho em điều gì?
- Muốn nói lên ước mơ khát vọng của thiếu nhi về 1 cuộc sống an toàn, không có tai nạn giao thông, người chết hay bị thương.
- Cuộc thi vẽ tranh này có mục đích gì?
- Nhằm nâng cao ý thức phòng tránh tai nạn cho trẻ em.
- Thiếu nhi hưởng ứng cuộc thi như thế nào?
- Chỉ trong 4 tháng đã có 50 000 bức tranh của thiếu nhi từ mọi miền đất nước gửi về Ban tổ chức.
- Đoạn 1 và đoạn 2 nói lên điều gì?
* ý nghĩa và sự hưởng ứng của thiếu nhi cả nước với cuộc thi.
- Đọc thầm phần còn lại.
- Điều gì cho thấy các em nhận thức đúng về chủ đề cuộc thi?
- Kiến thức về an toàn giao thông rất phong phú : Đội mũ bảo hiểm là tốt nhất; gia đình em được bảo vệ an toàn, trẻ em không nên đi xe đạp ra đường; chở 3 người là không được...
- Những nhận xét nào thể hiện sự đánh giá cao khả năng thẩm mĩ của các em?
- 60 bức tranh được chọn treo ở triển lãm, trong đó có 46 bức tranh đoạt giải. Phòng tranh trưng bày là phòng tranh đẹp: màu sắc tươi tắn, bố cục rõ ràng, ý tưởng hồn nhiên, trong sáng mà sâu sắc. 
- Em hiểu "thể hiện bằng ngôn ngữ hội hoạ" nghĩa là gì?
- Là thể hiện điều mình muốn nói qua những nét vẽ, màu sắc, hình khối trong tranh.
- Đoạn 3, 4 cho ta biết điều gì?
* Nhận thức của các em nhỏ về cuộc sống an toàn bằng ngôn ngữ hội hoạ.
- Những dòng in đậm ở đầu bản tin có tác dụng gì?
- Tóm tắt cho người đọc nắm được những thông tin và số liệu nhanh.
- Nêu nội dung bài?
* Nội dung: Các em có nhận thức đúng về an toàn, đặc biệt là an toàn giao thông và biết thể hiện nhận thức bằng ngôn ngữ hội họa.
3.4. Đọc diễn cảm.
- Đọc nối tiếp bài:
- 4 HS đọc.
- Nêu cách đọc diễn cảm bài? 
- Đọc với giọng thông báo tin vui, rõ ràng rành mạch, tốc độ khá nhanh. Nhấn giọng: nâng cao, đông đảo.... 
- Luyện đọc đoạn 2: GV đọc mẫu 
+ HD cách đọc
- Luyện đọc theo cặp.
- Thi đọc:
- HS thi đọc.
- Lớp nhận xét.
- GV nhận xét, ghi điểm.
 4. Củng cố: 
- GV nhắc lại nội dung bài.
- Liên hệ, giáo dục HS .
- Nhận xét giờ học. 
 5. Dặn dò :
- Dặn về đọc lại bài và chuẩn bị bài giờ sau.
Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức: Thực hiện được phép cộng hai phân số, cộng một số tự nhiên với phân số, cộng một phân số với số tự nhiên.
2. Kĩ năng: HS làm được bài 1, 3.
3. Thái độ: Giáo dục HS tự giác, tích cực trong học tập.
II. Đồ dùng dạy- học : 
	- GV: Bảng phụ
	- HS: Thước kẻ, bút chì
III. Các hoạt động dạy- học :
1. ổn định : Hát.
2. Bài cũ : Kiểm tra 1 HS làm bài tập 4 (128) 
3. Bài mới :
- Giới thiệu bài.
Bài 1(128) : Tính
- Cho HS làm vào vở.
- Gọi HS lên chữa bài.
- Nhận xét, ghi điểm.
Bài 3 : 
- Gọi HS đọc bài toán.
- Cho HS làm vào vở. 1 HS làm vào bảng phụ.
- Chấm, chữa bài của HS.
 4. Củng cố: 
- Nhắc lại ý chính của bài.
- Nhận xét tiết học. 
 5. Dặn dò:
- Dặn HS về nhà làm bài 2 và chuẩn bị bài sau.
- HS đọc yêu cầu và làm bài vào vở. 3 HS lên bảng làm bài
a) 3 + = + = 
b) + 5 = + = 
c) + 2 = + = 
- HS đọc yêu cầu và làm bài vào vở. 1 HS làm vào bảng phụ.
- Dán bài lên bảng - nhận xét.
Bài giải
 Nửa chu vi hình chữ nhật là :
 + = (m)
Đáp số : m
Lịch sử
Ôn tập.
I. Mục tiêu:
	1. Kiến thức: Biết thống kê những sự kiện lịch sử tiêu biểu của lịch sử nước ta từ buổi đầu độc lập đến thời Hậu Lê.
	2. Kĩ năng: Kể tên các sự kiện lịch sử tiêu biểu của mỗi giai đoạn và trình bày tóm tắt các sự kiện đó bằng ngôn ngữ của mình.
	3. Thái độ: HS yêu thích môn học
II. Đồ dùng dạy học.
	- GV: Phiếu học tập cho HS.
	- HS: Thước kẻ, bút chì
III. Các hoạt động dạy học.
 1. Hát
 2. Kiểm tra bài cũ: Kể tên các tác giả và tác phẩm tiêu biểu của văn học thời Hậu Lê?
 3. Bài mới: Giới thiệu bài.
Hoạt động 1:Trả lời câu hỏi 1 sgk/53.
* Mục tiêu: HS nêu được buổi đầu độc lập thời Lý, Trần, Hậu Lê đóng đô ở đâu. Tên gọi nước ta thời kì đó.
* Cách tiến hành:
- Đọc yêu cầu câu hỏi 1?
- 1 HS đọc.
- Lớp trao đổi theo cặp trả lời câu hỏi.
- Trao đổi trước lớp:
- GV cùng HS nhận xét, chốt ý đúng:
Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi 2sgk/53.
* Mục tiêu: Nêu các sự kiện lịch sử tiêu biểu từ buổi đầu độc lập đến thời Hậu Lê.
* Cách tiến hành:
- Nhà Lý, Trần, Hậu Lê: đóng đô ở Thăng Long, tên nước là Đại Việt.
- Tổ chức HS trao đổi theo N4, điền phiếu.
- N4 hoạt động , làm phiếu.
- Trình bày:
- HS nêu miệng, lớp nhận xét, dán phiếu.
Phiếu học tập
Thời gian
Tên sự kiện
Năm 938
Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân
 Năm 981
Kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất
Năm 1010
Nhà Lý dời đô ra Thăng Long
Năm 1075 - 1077
Kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai
Năm 1226
Nhà Trần thành lập
Năm 1258;1285;
 1287-1288
Kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên
Năm 1428
Chiến thắng Chi Lăng.
Hoạt động 3: Thi kể về các sự kiện, nhân vật lịch sử.
* Mục tiêu: HS tự kể về các sự kiện hoặc nhân vật lịch sử.	
* Cách tiến hành:
- Chủ đề cuộc thi: kể về các sự kiện, nhân vật lịch sử.
- HS tự suy nghĩ chuẩn bị cho bài kể viết vào nháp.
- HS kể theo nhóm đôi.
- Kể trước lớp:
- Từng HS kể, lớp trao đổi.
- GV nhận xét, cùng HS bình chọn và khen HS kể hấp dẫn.
 4. Củng cố: 
- Nhận xét tiết học. 
 5. Dặn dò:
- Về nhà ôn bài và xem trước bài 21.
Chiều thứ hai ngày 21 tháng 2 năm 2011
Luyện toán
Luyện tập
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức: Thực hiện được phép cộng hai phân số, cộng một số tự nhiên với phân số, cộng một phân số với số tự nhiên.
2. Kĩ năng: HS làm được bài 1, 3.
3. Thái độ: Giáo dục HS tự giác, tích cực trong học tập.
II. Đồ dùng dạy- học : 
	- GV: Bảng phụ
	- HS: Thước kẻ, bút chì
III. Các hoạt động dạy- học :
1. ổn định : Hát.
2. Bài cũ : Kiểm tra 1 HS làm bài tập 4 (128) 
3. Bài mới :
- Giới thiệu bài.
Bài 1(128) : Tính
- Cho HS làm vào vở.
- Gọi HS lên chữa bài.
- Nhận xét, ghi điểm.
Bài 3 : 
- Gọi HS đọc bài toán.
- Cho HS làm vào vở. 1 HS làm vào bảng phụ.
- Chấm, chữa bài của HS.
 4. Củng cố: 
- Nhắc lại ý chính của bài.
- Nhận xét tiết học. 
 5. Dặn dò:
- Dặn HS về nhà làm bài 2 và chuẩn bị bài sau.
- HS đọc yêu cầu và làm bài vào vở. 3 HS lên bảng làm bài
a) 4 + = + = 
b) + 3 = + = 
c) + 2 = + = 
- HS đọc yêu cầu và làm bài vào vở. 1 HS làm vào bảng phụ.
- Dán bài lên bảng - nhận xét.
Bài giải
 Nửa chu vi hình chữ nhật là :
 + = (m)
Đáp số : m
Đạo đức
Giữ gìn các công trình công cộng (tiết 2)
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức: Biết được vì sao phải bảo vệ công trình công cộng.
2. Kĩ năng: Nêu được một số việc cần làm để bảo vệ các công trình công cộng.
3. Thái độ: Giáo dục HS có ý thức giữ gìn và bảo vệ các công trình công cộng ở địa phương.
II. Đồ dùng dạy- học :
- GV: Tranh SGK
- HS: Thước kẻ, bút chì
III. Các hoạt động dạy- học :
1. Hát
2. Bài cũ : Kiểm tra 1 HS đọc nội dung phần ghi nhớ của bài trước.
3. Bài mới :
- Giới thiệu bài.
Hoạt động 1 : Báo cáo về kết quả điều tra (bài tập 4, SGK)
* Mục tiêu: HS ghi lại tình trạng hiện tại các công trình công cộng ở địa phương và nêu các phương pháp giữ gìn chúng.
* Cách tiến hành:
- Cho HS báo cáo về những công trình công cộng ở địa phương.
- GV kết luận về việc thực hiện giữ gìn những công trình ở địa phương.
Hoạt động 2 : Bày tỏ ý kiến (bài tập 3, SGK).
* Mục tiêu: HS biết bày tỏ ý kiến của mình về việc giữ gìn các công trình công cộng.
* Cách tiến hành:
- GV cho HS bày tỏ ý kiến của mình.
- GV nhận xét, kết luận.
- Gọi HS đọc lại phần ghi nhớ.
4. Củng cố: 
- Nhắc lại ý chính của bài.
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò:
- Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả điều tra về những công trình công cộng ở địa phương.
- Cả lớp thảo luận về các bản báo cáo như : Bàn cách bảo vệ, giữ gìn chúng sao cho hợp lí ...
- HS đọc nội dung bài tập và bày tỏ ý kiến.
+ ý kiến a là đúng.
+ Các ý kiến b, c là sai.
- 1 – 2 HS đọc nội dung phần ghi nhớ.
Hoạt động ngoài giờ
chăm sóc bồn hoa, cây cảnh.
I. Mục tiêu
	1. Kiến thức: HS biết cách chăm sóc, bảo vệ công trình măng non: chăm sóc bồn hoa, cây cảnh của lớp, của trường, của gia đình.
	2. Kĩ năng: HS chăm sóc, bảo vệ công trình măng non: chăm sóc bồn hoa, cây cảnh là góp phần bảo vệ môi trường, làm cho cảnh quan của trường luôn xanh, sạch, đẹp.
	3. Thái độ: GD HS luôn có ý thức chăm sóc, bảo vệ công trình măng non, chăm sóc bồn hoa, cây cảnh.
II. Chuẩn bị
	- GV + HS: Cuốc, dao, phân, nước.
III. Hoạt động dạy và học.
	1. Hát
	2. Bài cũ: KT dụng cụ.
	3. Bài mới: GTB
- GV nêu yêu cầu của tiết học.
- HS theo dõi, lắng nghe
* GV nêu ích lợi của việc chăm sóc bảo vệ công trình măng non: bồn hoa, cây cảnh và nghĩa vụ của các em trong việc chăm sóc bảo vệ công trình măng non: bồn hoa, cây cảnh .
- HS theo dõi, lắng nghe
* GV chia nhóm yêu cầu các nhóm thực hành chăm sóc cây cảnh, bồn hoa.
- GV theo dõi, cùng làm với các nhóm.
- HS nhận nhóm và thực hành chăm sóc cây cảnh, bồn hoa như sau: Nhổ cỏ, sới xung quanh gốc cây cảnh, cuốc gốc để bỏ phân, tưới nước.
- HS thu rọn dụng cụ, rửa tay chân sạch sẽ.
* GV cùng HS nhận xét tiết học. Qua  ...  đôi.
- Thi đọc diễn cảm:
- Cá nhân, nhóm thi đọc. Lớp nhận xét.
- GV nhận xét, ghi diểm.
- HTL bài thơ:
- HS nhẩm HTL bài thơ.
- Thi HTL bài thơ.
- HS thi đọc - Lớp nhận xét.
- GV nhận xét, ghi điểm.
4. Củng cố: 
 - Nhận xét giờ học. Liên hệ.
5. Dặn dò :
- Về đọc lại bài và chuẩn bị bài giờ sau.
Thứ sáu ngày 25 tháng 2 năm 2011
Toán
Luyện tập chung
I. Mục tiêu 
	1. Kiến thức: Biết tìm thành phần chưa biết trong phép cộng, phép trừ phân số.
	2. Kĩ năng: Thực hiện được cộng, trừ hai phân số, cộng (trừ) một số tự nhiên với (cho) một phân số, cộng (trừ) một phân số với (cho) một số tự nhiên. HS làm được bài 1, 2, 3.
3. Thái độ: Giáo dục HS tự giác, tích cực trong học tập.
II. Đồ dùng dạy- học : 
	- GV: Phiếu bài tập
	- HS: Thước kẻ, bút chì
III. Các hoạt động dạy- học :
1. ổn định : Hát, KTSS.
2. Bài cũ : Kiểm tra 1 HS làm bài tập 4 (131) 
3. Bài mới :
- Giới thiệu bài.
Bài 1 : Tính
- Gọi HS nêu miệng ý a.
- Cho HS làm vào vở nháp ý b, c.
- Gọi HS lên chữa bài.
- Nhận xét - ghi điểm.
Bài 2 : Tính.
- Hướng dẫn HS cách làm.
- Cho HS làm vào vở.
- Chấm, chữa bài của HS.
Bài 3 : Tìm x
- Gọi HS nêu cách tìm số hạng, số bị trừ, số trừ chưa biết.
- Cho HS làm vào phiếu.
- Gọi HS lên dán bài lên bảng.
- Nhận xét - tuyên dương.
 4. Củng cố: 
- Nhắc lại nội dung của bài.
- Nhận xét tiết học. 
 5. Dặn dò:
- Về nhà làm bài 4, 5 và chuẩn bị bài sau.
- HS đọc yêu cầu và 2 HS làm bài trên bảng
a) + = + = 
b) + = + = 
c) - = - = 
 - HS đọc yêu cầu và làm bài vào vở
b) - = - = = 
c) 1 + = + = 
- HS đọc yêu cầu. 
- HS nêu cách tìm số hạng, số bị trừ, số trừ chưa biết.
- HS làm vào phiếu theo nhóm
- Dán bài lên bảng - nhận xét.
a) x + = 
 x = - 
 x = 
c) - x = 
 x = - 
 x = 
b) x - = 
 x = + 
 x = 
Tập làm văn
Tóm tắt tin tức
I. Mục đích, yêu cầu :
1. Kiến thức: Hiểu thế nào là tóm tắt tin tức, cách tóm tắt tin tức.
2. Kĩ năng: Bước đầu tóm tắt được tin tức.
3. Thái độ: Giáo dục HS ý thức tự giác, tích cực trong học tập.
II. Đồ dùng dạy- học : 
- GV + HS: Thước kẻ, bút chì
III. Các hoạt động dạy- học :
1. Hát.
2. Bài cũ : Kiểm tra 1 HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ trong tiết TLV trước.
3. Bài mới :
- Giới thiệu bài.
3.1. Nhận xét.
Bài tập 1 :
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- GV nhận xét
Bài tập 2 :
- GV nhận xét, chốt lại ý đúng.
3.2. Ghi nhớ :
- GV cùng HS rút ra nội dung ghi nhớ.
3.3. Luyện tập :
Bài tập 1 :
- Yêu cầu HS làm việc cá nhân.
- GV cùng HS nhận xét, ghi điểm.
Bài tập 2 :
- Cho HS làm việc theo cặp.
- Gọi HS trình bày.
- GV nhận xét, ghi điểm.
4. Củng cố: 
- Nhắc lại ý chính của bài.
- Nhận xét tiết học. 
5. Dặn dò:
- Dặn HS về nhà tập tóm tắt bản tin cho ngắn gọn và đầy đủ hơn.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- HS suy nghĩ và phát biểu ý kiến.
- HS đọc yêu cầu của bài.
- Cả lớp trao đổi, phát biểu ý kiến.
- 2 HS đọc nội dung ghi nhớ.
- 1 HS đọc nội dung bài tập. Cả lớp đọc thầm bản tin Vịnh Hạ Long được tái công nhận là di sản thiên nhiên thế giới, tóm tắt bản tin vào VBT.
- HS phát biểu ý kiến.
- HS đọc thầm 6 dòng in đậm đầu bản tin Vẽ về cuộc sống an toàn, trao đổi theo cặp, đưa ra phương án tóm tắt cho bản tin Vịnh Hạ Long được tái công nhận là di sản thiên nhiên thế giới. 
- Đại diện nhóm trình bày bài của mình.
Khoa học
ánh sáng cần cho sự sống ( tiếp theo).
I. Mục tiêu: 
	1. Kiến thức: HS biết được ánh sáng cần cho sự sống.
	2. Kĩ năng: Nêu được vai trò của ánh sáng:
 + Đối với sự sống của con người: có thức ăn, sưởi ấm, sức khỏe.
 + Đối với động vật: di chuyển, kiếm ăn, tránh kẻ thù.
	3. Thái độ: HS yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học.
	- GV: Khăn sạch, phiếu bằng bìa cứng bằng nửa khổ giấy A4. Phiếu học tập.
	- HS: Thước kẻ, bút chì.
III. Các hoạt động dạy học.
 1. Hát
 2. Kiểm tra bài cũ: Điều gì xảy ra với thực vật nếu không có ánh sáng?
 3. Bài mới: Giới thiệu bài.
 Hoạt động 1: Vai trò của ánh sáng đối với đời sống con người.
*Mục tiêu: Nêu ví dụ về vai trò của ánh sáng đối với sự sống của con người.
* Cách tiến hành:
- Tìm ví dụ về vai trò của ánh sáng đối với sự sống của con người?
- Phân loại các ý kiến trên: 
- HS viết vào phiếu, dán bảng và nêu miệng.
- HS trao đổi theo N4, phân loại theo gợi ý
- Gợi ý: 
- Trình bày và rút ra kết luận:
- Nhóm ý kiến vai trò ánh sáng đối với việc nhìn...
- Nhóm ý kiến vai trò ánh sáng đối với sức khoẻ con người.
- HS nêu.
* Kết luận: Mục bạn cần biết sgk/96.
Hoạt động 2: Vai trò của ánh sáng đối với đời sống động vật.
* Mục tiêu: Kể vai trò của ánh sáng đối với đời sống động vật. Nêu ví dụ chứng tỏ mỗi loài động vật có nhu cầu ánh sáng khác nhau và ứng dụng của kiến thức đó trong chăn nuôi.
* Cách tiến hành: 
- Tổ chức HS trao đổi thao luận theo nhóm 4: 
- HS thảo luận nhóm 4 theo phiếu.
- GV phát phiếu cho các nhóm:
- Các nhóm thảo luận ghi vào phiếu:
- Kể tên một số động vật mà bạn biết? Chúng cần ánh sáng để làm gì?
- HS tự kể.
- Kể tên 1 số động vật kiếm ăn vào ban ngày, ban đêm?
- Ăn ngày: gà, vịt, trâu, bò, hươu, nai,..
- Ăn đêm: Sư tử, chó sói, mèo. Chuột, cú,...
- Có nhận xét gì về nhu cầu ánh sáng của động vật?
- Mắt của đv kiếm ăn ban ngày có khả năng nhìn và phân biệt được hình dạng, kích thước và màu sắc của các vật. Vì vậy chúng cần ánh sáng để tìm kiếm thức ăn và phát hiện ra những nguy hiểm cần tránh.
- Mắt của đv kiếm ăn ban đêm không phân biệt được màu sắc mà chỉ phân biệt được ánh sáng tối, trắng, đen để phát hiện con mồi trong đêm tối.
- Trình bày:
- Lần lượt các nhóm nêu từng câu, lớp nhận xét trao đổi.
- GV nhận xét thống nhất ý kiến đúng.
* Kết luận: Mục bạn cần biết sgk/97.
 4. Củng cố: 
- Nhận xét tiết học. 
 5. Dặn dò: 
- Về nhà học thuộc bài. Chuẩn bị tranh ảnh cho tiết sau.
Luyện từ và câu
Vị ngữ trong câu kể Ai là gì ?
I. Mục đích, yêu cầu :
1. Kiến thức: HS nắm được vị ngữ trong câu kể kiểu Ai là gì ?, các từ ngữ làm vị ngữ trong kiểu câu này.
2. Kĩ năng: Xác định được VN của câu kể Ai là gì ? trong đoạn văn, đoạn thơ ; đặt được câu kể Ai là gì ? từ những VN đã cho.
3. Thái độ: Giáo dục HS tự giác, tích cực trong học tập.
II. Đồ dùng dạy- học :
- GV + HS: SGK, vở bài tập Tiếng Việt 4 tập 2.
III. Các hoạt động dạy- học :
1. Hát
2. Bài cũ : Kiểm tra 1 HS làm lại bài tập 2 trong tiết LTVC trước.
	3. Bài mới : 
 - Giới thiệu bài.
3.1. Nhận xét :
- Gọi HS đọc đoạn văn.
- Đoạn văn này có mấy câu ?
- Câu nào có dạng Ai là gì ?
- Xác định VN trong câu vừa tìm được ?
- Những từ ngữ nào có thể làm VN trong câu Ai là gì ?
3.2. Ghi nhớ.
- Rút ra nội dung ghi nhớ.
3.3. Luyện tập.
Bài tập 1 (30) : 
- Cho HS trao đổi theo cặp.
- Gọi HS lên chữa bài.
- GV nhận xét, chốt lại ý đúng.
Bài tập 2 : 
- Cho HS làm bài cá nhân.
- Gọi HS trình bày trước lớp.
- Nhận xét, đánh giá bài của HS.
Bài tập 3 :
- Hướng dẫn HS làm vào vở.
- Gọi HS đọc câu.
- Nhận xét - ghi điểm.
4. Củng cố: 
- Nhắc lại ý chính của bài.
- Nhận xét tiết học. 
5. Dặn dò:
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
- 1 HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập. Cả lớp theo dõi trong SGK.
- 4 câu
- Em là cháu bác Tự.
- Vị ngữ : là cháu bác Tự.
- Do danh từ hoặc cụm danh từ tạo thành.
- 2 HS đọc ghi nhớ.
- HS đọc yêu cầu của bài.
- HS làm bài vào vở bài tập.
- HS lên bảng chữa bài.
* Lời giải :
Câu kể Ai là gì ?
 Người //
 Quê hương//
 Quê hương//
VN
là Cha, là Bác, là Anh
là chùm khế ngọt
là đường đi học
- Một HS đọc yêu cầu của bài.
- HS suy nghĩ và trình bày trước lớp.
*Lời giải :
Chim công
Đại bàng
Sư tử
Gà trống
là nghệ sĩ múa tài ba.
là dũng sĩ của rừng xanh.
là chúa sơn lâm.
là sứ giả của bình minh.
- HS đọc yêu cầu của bài.
- HS làm bài vào vở.
- HS tiếp nối nhau đặt câu cho VN là một thành phố lớn.
VD :
a) Hải Phòng là một thành phố lớn.
b) Bắc Ninh là quê hương của những làn điệu dân ca quan họ.
c) Xuân Diệu là nhà thơ.
d) Nguyễn Du là nhà thơ lớn của Việt Nam.
Hoạt động tập thể
Nhận xét tuần 24
I. Mục tiêu:
- HS nắm được ưu nhược điểm của các hoạt động trong tuần để có hướng phấn đấu sửa chữa vươn lên.
- Đề ra kế hoạch hoạt động cho tuần 25.
II. Nội dung:
- Hướng dẫn HS nhận xét các hoạt động trong tuần.
1. Nhận xét :
- GV nhận xét chung về ý thức tổ chức kỉ luật, ý thức học tập, công tác vệ sinh lớp và khu vực được phân công.
- GV nhận xét những tồn tại trong tuần: 
...............................................................
...............................................................
...............................................................
...............................................................
- GV tuyên dương những HS thực hiện tốt, nhắc nhở những HS thực hiện chưa tốt.
2. Kế hoạch :
- GV đề ra kế hoạch hoạt động cho tuần 25.
- Lớp trưởng nhận xét các hoạt động : đạo đức, học tập, thể dục- vệ sinh, hoạt động 15 phút đầu giờ...
- Cả lớp theo dõi, bổ sung ý kiến.
+ Tuyên dương :......................................
+ Phê bình :.............................................
- Duy trì tốt các nền nếp : 15 phút đầu giờ, thể dục- vệ sinh, ...
- Thực hiện tốt các hoạt động của Đội và các đoàn thể.
- Học chương trình tuần 25.
- Tiếp tục thi đua lập thành tích chào mừng ngày Quốc tế phụ nữ 8 – 3 và ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 26 - 3.
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_4_tuan_24_nam_hoc_2010_2011_ban_tich_hop_2_cot.doc