Giáo án Khối 4 - Tuần 24 - Năm học 2010-2011 (Chuẩn kiến thức 2 cột)

Giáo án Khối 4 - Tuần 24 - Năm học 2010-2011 (Chuẩn kiến thức 2 cột)

Đạo đức:

GIỮ GÌN CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG (T2).

I. Mục tiêu: Học xong bài này, hs có khả năng:

1. Hiểu: - Các công trình công cộng là tài sản chung của xã hội.

 - Mọi người đều có trách nhiệm, bảo vệ, giữ gìn.

 - Những việc cần làm để giữ gìn các công trình công cộng.

2. Biết tôn trọng, giữ gìn và bảo vệ các công trình công cộng.

 * KN xác định giá trị văn hóa tinh thần của những nơi công cộng.

- Giúp HS có ý thức bảo vệ, giữ gìn các công trình công cộng bằng những việc làm phù hợp với khả năng của bản thân.

II. Đồ dùng dạy- học:

- Phiếu học tập kẻ bảng Bài tập 4.

 

doc 30 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 10/02/2022 Lượt xem 155Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 24 - Năm học 2010-2011 (Chuẩn kiến thức 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	TUẦN 24
 Thứ 2 ngày 14 tháng 2 năm 2011.
Tập đọc:
VẼ VỀ CUỘC SỐNG AN TOÀN.
I. Mục tiêu:
 1. Đọc: - Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng tên viết tắt của tổ chức UNICEF (u-ni-xép). Biết đọc đúng một bản tin - giọng rõ ràng, rành mạch, vui, tốc độ khá nhanh.
 2. Hiểu: - Hiểu các từ ngữ mới trong bài: UNICEF (u-ni-xép), thẩm mĩ, nhận thức, khích lệ, ý tưởng, ngôn ngữ hội hoạ, 
 - Nắm được nội dung chính của bản tin: Cuộc thi vẽ Em muốn sống an toàn được thiếu nhi cả nước hưởng ứng. Tranh dự thi cho thấy các em có nhận thức đúng về an toàn, đặc biệt là an toàn giao thông và biết nhận thức của mình bằng ngôn ngữ hội họa.
*GD KN tự nhận thức: xác định giá trị cá nhân; Tư duy sáng tạo.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ ghi đoạn: “Được phát động  Cần Thơ, Kiên Giang”.
III. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra (3’)
- Gọi hs lên đọc thuộc lòng khổ thơ yêu thích trong bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- GV nhận xét ghi điểm.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài. (1’)
2. Luyện đọc (12’)
- Viết bảng: UNICEP, 50.000
- GV giải thích: Đây là bài tập đọc dưới dạng bản tin. 6 dòng đầu là tóm tắt nội dung đáng chú ý, chứa đựng những thông tin quan trọng của bản tin. Vì vậy, khi đọc bài, sau khi đọc tên bài, chúng ta phải đọc nội dung tóm tắt này rồi mới đọc bản tin.
- HD đọc theo đoạn:
- Cho HS đọc nối tiếp đoạn (3 lượt), kết hợp hướng dẫn HS:
+Luyện đọc từ khó: UNICEF, vẽ tranh, Đắk Lắk, Hoàng Minh Uyên, 
+ Hiểu nghĩa các từ mới: UNICEF (u-ni-xép), thẩm mĩ, nhận thức, khích lệ, ý tưởng, ngôn ngữ hội hoạ, 
+ Luyện đọc đúng toàn bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài 1 lần
3. Tìm hiểu bài (12’)
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1
H: Chủ đề của cuộc thi vẽ là gì?
H: Tên của chủ điểm gợi cho em điều gì?
H: Cuộc thi vẽ tranh về chủ điểm Em muốn sống an toàn nhằm mục đích gì?
H: Thiếu nhi hưởng ứng cuộc thi như thế nào?
- HD nêu ý1.
H: Điều gì cho thấy các em nhận thức đúng về chủ đề cuộc thi?
H: Những nhận xét nào thể hiện sự đánh giá cao khả năng thẩm mĩ của các em?
H: Em hiểu “thể hiện bằng ngôn ngữ hội họa” nghĩa là gì?
- HD nêu ý 2.
H: Những dòng in đậm ở đầu bản tin có tác dụng gì?
- HD nêu nội dung bài.
- Bổ sung, ghi bảng: Bài đọc nói về sự hưởng ứng của thiếu nhi cả nước với cuộc thi vẽ tranh theo chủ đề Em muốn sống an toàn.
- Gọi HS nhắc lại.
4. Đọc diễn cảm. (10’)
- HS nối tiếp đọc diễn cảm cả bài.
- GV treo bảng phụ, HD và đọc mẫu đoạn văn trên bảng phụ.
- Cho HS luyện đọc diễn cảm
- Cho HS thi đọc diẽn cảm.
C. Củng cố dặn dò (2’)
- Hệ thống nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
- 2 HS tiếp nối nhau đọc bài và trả lời câu hỏi.
- HS nghe
- Đồng thanh đọc: u-ni-xép, năm mươi nghìn 
- HS ghi nhớ đoạn.
+Đ1: 50.000 bức tranh.. đáng kích lệ.
+Đ2: UNICEP Việt Nam ... Kiên Giang.
+Đ3: Chỉ cần điểm qua ... bất ngờ.
- Từng tốp 3 HS luyện đọc.
- HS luyện đọc từ theo sự HD của GV
- HS nêu theo mục chú giải.
- 3HS nối tiếp nhau đọc.
- Lắng nghe
- HS đọc thầm
+ Em muốn sống an toàn.
+ Muốn nói đến ước mơ, khát vọng của thiếu nhi về một cuộc sống an toàn, không có tai nạn giao thông, người chết hay bị thương.
+ Em muốn sống an toàn nhằm nâng cao ý thức phòng chống tranh tai nạn cho trẻ em.
+ Chỉ trong vòng 4 tháng đã có 50000 bức tranh của thiếu nhi từ khắp mọi miền đất nước gửi về Ban tổ chức.
* Ý1: ý nghĩa và sự hưởng ứng của thiếu nhi cả nước với cuộc thi.
+ Chỉ cần điểm tên 1 số tác phẩm cũng thấy kiến thức của thiếu nhi về an toàn giao thông rất phong phú: Đội mũ bảo hiểm là tốt nhất, gia đình em bảo vệ an toàn, trẻ em không nên đi xe đạp ra đường, chở ba người là không được,..
+ 60 bức tranh được chọn treo ở triển lãm, trong đó có 46 bức đoạt giải. Phòng tranh trưng bày và phòng tranh đẹp: màu sắc tươi tắn, bố cục rõ ràng, ý tưởng hồn nhiên, trong sáng mà sâu sắc. Các họa sĩ nhỏ tuổi chẳng những có nhận thức đúng về phòng tránh tai nạn mà còn biết thể hiện bằng ngôn ngữ hội họa sáng tạo đến bất ngờ.
+ Là thể hiện đều mình muốn nói qua những nét vẽ, màu sắc hình khối trong tranh.
* Ý2: Nhận thức của các em nhỏ về cuộc sống an toàn bằng ngôn ngữ hội họa.
+ Tóm tắt cho người đọc nắm được những thông tin và số liệu nhanh.
- HS nêu.
- Nhắc lại nhiều lần.
- 3 HS đọc diễn cảm toàn bài
- N2: Luyện đọc diễn cảm.
- Một số HS thi đọc diễn cảm.
- Luyện đọc bài, chuẩn bị bài sau.
	Toán: 
LUYỆN TẬP.
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Rèn kỹ năng cộng phân số, cộng một số tự nhiên với phân số, cộng một phân số với số tự nhiên.
- Nhận biết tính chất kết hợp của phép cộng phân số và bước đầu vận dụng.
- GD HS yêu thích học toán.
II. Hoạt động dạy - học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra: (3’)
 H: Muốn cộng 2 phân số cùng mẫu số, ta làm thế nào? Muốn cộng 2 phân số khác mẫu số ta làm thế nào?
- GV nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới.
1. Giới thiệu bài. (1’)
2. HD làm bài tập. (34’)
Bài 1: - Gọi HS nêu yêu cầu.
- GV hướng dẫn mẫu (Theo SGK)
- Yêu cầu HS tự làm bài phần còn lại theo mẫu.
- HD chữa bài.
- GV nhận xét, KL lời giải đúng.
Bài 2: (HS khá giỏi làm thêm)
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- HDHS làm – HS làm vào nháp
- GV chỉ vào bài và nêu Tính chất kết hợp của phép cộng các phân số.
Bài 3: - Gọi HS đọc bài toán.
H: Muốn tính nửa chu vi của hình chữ nhật ta làm thế nào?
- Yêu cầu HS giải bài toán.
- HD chữa bài.
- Nhận xét, chốt lời giải đúng.
C. Củng cố dặn dò: (2’)
- Hệ thống nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
- 2HS nhắc lại.
- HS nghe
- HS nêu.
- HS theo dõi mẫu.
- 3HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào nháp, mỗi nhóm làm một câu.
- HS nhận xét bài trên bảng.
Kq: a, 3 + = + = ;
b, + 5 = + = ;
c, + 2 = + = (Hoặc )
- HS đọc nội dung bài tập.
- 2HS lên bảng, lớp làm nháp, nhận xét bài trên bảng, thống nhất kết quả.
Kq: ( + ) + = + ( + )
- HS nhắc lại.
- 2HS đọc bài toán.
+ Ta lấy chiều dài cộng chiều rộng, cùng một đơn vị đo.
- 1HS lên bảng giải; lớp giải vào vở.
- HS nhận xét bài trên bảng.
Bài giải:
Nửa chu vi của hình chữ nhật đó là:
 + = (m)
	 Đáp số: m
- Chuẩn bị bài sau.
Đạo đức:
GIỮ GÌN CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG (T2).
I. Mục tiêu: Học xong bài này, hs có khả năng:
1. Hiểu: - Các công trình công cộng là tài sản chung của xã hội.
 - Mọi người đều có trách nhiệm, bảo vệ, giữ gìn.
 - Những việc cần làm để giữ gìn các công trình công cộng.
2. Biết tôn trọng, giữ gìn và bảo vệ các công trình công cộng.
 * KN xác định giá trị văn hóa tinh thần của những nơi công cộng.
- Giúp HS có ý thức bảo vệ, giữ gìn các công trình công cộng bằng những việc làm phù hợp với khả năng của bản thân.
II. Đồ dùng dạy- học:
- Phiếu học tập kẻ bảng Bài tập 4.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra. (3’)
 H: Công trình công cộng là của ai? Trách nhiệm của chúng ta với các công trình công cộng như thế nào?
- GV nhận xét.
B. Bài mới.
* Giới thiệu bài (1’)
HĐ1: Báo cáo về kết quả điều tra (BT4-SGK) (8’)
- Chia nhóm, phát phiếu cho các nhóm, yêu cầu HS thảo luận: Dựa vào kết quả điều tra cá nhân mà cô đã giao ở tiết học trước, các em hãy thảo luận trong nhóm và hoàn thành các cột ở phiếu học tập.
- Gọi HS trình bày.
- GV nhận xét, KL về việc thực hiện giữ gìn những CTCC ở địa phương.
HĐ2: Bày tỏ ý kiến (BT3-SGK) (9’)
- Yêu cầu HS thảo luận theo cặp các ý kiến trong BT3 (Yêu cầu HS TB trở lên giải thích vì sao?).
- Đại diện các nhóm trình bày.
- GV nhận xét, kết luận: ý kiến (a) là đúng; ý kiến (b), (c) là sai.
HĐ3: Nêu gương bảo vệ các công trình công cộng (BT5-SGK) (10’)
- Yêu cầu HS nêu các tấm gương, các mẩu chuyện về việc giữ gìn các công trình công cộng mà các em đã tìm hiểu.
- GV nhận xét chung, nhắc nhở HS cần học tập các tấm gương đó.
* Kết luận chung:
- Gọi HS đọc phần “Ghi nhớ”
C. Củng cố, dặn dò (4’)
H: Đối với lứa tuổi các em thì các em sẽ làm những gì để bảo vệ các công trình công cộng? 
- Nhận xét tiết học.
- 1HS nhắc lại theo mục “Ghi nhớ”. 
- HS nghe	
- Các nhóm thảo luận, hoàn thành nội dung phiếu.
- Đại diện các nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung.
- N2: Thảo luận. 
- Đại diện nhóm trình bày. Cả lớp trao đổi, tranh luận.
- HS nối tiếp nhau nêu trước lớp.
- 2 - 3 HS đọc to trước lớp
- HS nêu
- Thực hiện theo bài học.
****************************************
Chiều thứ 2
Lịch sử:
ÔN TẬP.
I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết:
- Nội dung từ bài 7 đến bài 19 trình bày 4 giai đoạn: buổi đầu độc lập, nước Đại Việt thời Lý, nước Đại Việt thời Trần và nước Đại Việt buổi đầu thời Hậu Lê.
- Kể tên cách sự kiện lịch sử tiêu biểu của mỗi giai đoạn và trình bày tóm tắt các sự kiện đó bằng ngôn ngữ của mình.
- GD HS yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy - học.
- Phiếu học tập: (Phần chữ nghiêng là đáp án, không in trong phiếu)
PHIẾU HỌC TẬP
Nhóm: 
1. Em hãy ghi tên các giai đoạn lịch sử đã được học từ bài 7 đến bài 19 vào băng thời gian dưới đây:
Năm
938
1009
1226
1400
Thế kỉ XV
Các giai đoạn lịch sử
(Buổi đầu độc lập)
(Nước Đại
Việt thời Lý)
(Nước Đại
Việt thời Trần)
(Nước Đại Việt buổi
đầu thời Hậu Lê)
(Nước Đại Việt buổi
đầu thời Hậu Lê)
2. Hoàn thành bảng thống kê sau:
a, Các triều đại Việt Nam từ năm 938 đến thế kỉ thứ XV
Thời gian
Triều đại
Tên nước
Kinh đô
968 – 980
Nhà Đinh
(Đại Cồ Việt)
(Hoa Lư)
(981 – 1008)
Nhà Tiền Lê
(Đại Cồ Việt)
(Hoa Lư)
(1009 – 1225)
Nhà Lý
(Đại Việt)
(Thăng Long)
(1226 – 1939)
Nhà Trần
(Đại Việt)
(Thăng Long)
(1940 – 1406)
Nhà Hồ
(Đại Việt)
(Thăng Long)
(1428- CTK X V)
Nhà Hậu Lê
(Đại Việt)
(Thăng Long)
b, Các sự kiện lịch sử tiêu biểu từ buổi đầu độc lập đến thời Hậu Lê
Thời gian
Tên sự kiện
(968)
Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân
(981)
Kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất.
(1009)
Nhà Lý dời đô ra Thăng Long.
(1075 – 1077)
Kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai.
(1226)
Nhà Trần thành lập.
(Thời Nhà Trần)
Kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên.
(1428)
Chiến thắng Chi Lăng.
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra (4’)
- Yêu cầu hs trả lời 3 câu hỏi bài 19.
- Gọi HS nhắc lại nội dung “Bài học”.
- Nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới:
* Giới thiệu bài. (1’)
HĐ1: Các giai đoạn lịch sử và sự kiện lịch sử tiêu biểu từ năm 938 đến thế kỉ XV.(14’)
- GV phát phiếu học tập cho các nhóm HS và yêu cầu các em hoàn thành ND phiếu.
- Gọi HS báo cáo kết quả làm việc với phiếu.
- GV nhận xét, ... . Giới thiệu bài. (1’)
2. HD làm bài tập. (34’)
- Yêu cầu HS trung bình trở lên tự làm các bài tập trong VBT toán (Bài 115, Trang 36) Trong khi đó GV HD HS yếu làm bài tập 1.
Bài 1:- Gọi HS đọc yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
Bài 2:- GV hướng dẫn mẫu.
- Gọi HS lên chữa bài. lớp nhận xét.
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
Bài 3: - Gọi HS đọc bài toán.
- Gọi HS làm trên bảng nhóm lên chữa bài.
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
3. Củng cố, dặn dò: (2’)
- Hệ thống nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
- HS trả lời.
- HS trung bình trở lên tự làm các bài tập trong VBT (Từ bài 1 đến bài 3, riêng bài 3 cho 1HS giải trên bảng nhóm).
- 1HS đọc yêu cầu.
- 1 HS lên bảng làm, lớp làm bài vào VBT
KQ: a, ; b, ; c, ; d, 
- HS theo dõi mẫu.
- 3 HS lên chữa bài(Yêu cầu HS klhá giỏi rút gọn thành các phân số tối giản). lớp nhận xét.
Kq: 
a, ; b, (Rút gọn: ); c, 
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm theo.
- HS làm trên bảng nhóm lên chữa bài, lớp nhận xét.
Bài giải:
Sau ba tuần, người công nhân đó hái được là:
 + + = (tấn)
 Đáp số: tấn cà phê.
Tiếng Việt:
LUYỆN TẬP VỀ DẤU GẠCH NGANG.
I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố về:
- Tác dụng của dấu gạch ngang.
- Viết được đoạn văn có sử dụng dấu gạch ngang với 2 tác dụng là: Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói và đánh dấu phần chú thích trong câu.
- GD HS yêu thích môn học.
II. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra: (3’)
- Yêu cầu HS nhắc lại tác dụng của dấu gạch ngang.
- GV nhận xét.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: (1’)
2. HD làm bài tập: (34’)
Bài 1: Đọc đoạn văn sau:
Trong tiết sinh hoạt lớp cuối tuần 23, thầy giáo hỏi cả lớp:
- Trong tuần qua, bạn nào xứng đáng được xếp loại tốt?
- Bạn Thu Trang, bạn Khánh Huyền, bạn Thuận,  - Tiếng các bạn tranh luận sôi nổi.
Sau thời gian tranh luận sôi nổi, cả lớp nhất trí xếp loại tốt cho hai bạn Thu Trang và KhánhThuận. Ai cũng khâm phục hai bạn bởi cả hai đã có nhiều thành tích trong mọi hoạt động như:
- Hoàn thành công việc chung của lớp.
- Đạt nhiều điểm 10 trong học tập.
- Tích cực luyện chữ viết để tham gia thi huyện.
- Nộp giấy loại vượt chỉ tiêu, 
Bài 2: Tìm các dấu gạch ngang có trong đoạn văn trên và cho biết tác dụng của từng dấu gạch ngang đó.
- Yêu cầu HS trao đổi theo cặp.
- Gọi HS trình bày.
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
Bài 3: Em hãy viết một đoạn văn kể lại cuộc trò chuyện giữa em với bạn trong giờ ra chơi về tình hình học tập của các bạn trong lớp ở tuần qua.
- GV nhắc qua nội dung của đề bài, sau đó yêu cầu HS tự viết bài.
- GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu.
- Gọi HS đọc bài viết.
- Hướng dẫn HS nhận xét bài của bạn.
- GV nhận xét, biểu dương.
C. Củng cố, dặn dò (2’)
- Hệ thống nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
- 1 HS nhắc lại theo nội dung “Ghi nhớ” tiết LT&C tuần 23.
- HS nghe
- 2 HS nối tiếp nhau đọc bài.
- HS nêu yêu cầu.
- N2: Trao đổi về tác dụng của từng dấu gạch ngang.
- Đại diện nhóm nêu ý kiến, lớp nhận xét bổ sung.
- HS nêu yêu cầu.
- HS viết bài vào vở.
- HS nối tiếp nhau đọc bài viết.
- Chuẩn bị bài sau.
 Thứ 6 ngày 18 tháng 2 năm 2011
Tập làm văn
TÓM TẮT TIN TỨC
I/ MỤC TIÊU:
- Nắm được đặc điểm nội dung và hình thức của đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối.
- Nhận biết và bước đầu biết cách xây dựng các đoạn văn tả cây cối.
- Có ý thức bảo vệ cây xanh.
II/ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Bài cũ(3p)
- Yêu cầu HS đọc đoạn văn tả 1 loài hoa hay thứ quả mà em yêu thích (BT2 tiết TLV trước).
- Nhận xét ghi điểm.
2. Bài mới
2.1. Giới thiệu bài(1p)
2.2. Phần nhận xét.(15p)
Bài 1, 2, 3
- Gọi học sinh đọc yêu cầu nội dung
- Yêu cầu học sinh đọc bài, trao đổi thảo luận theo trình tự:
+ Đọc bài Cây gạo trang 32
+ Xác định từng đoạn trong bài văn Cây gạo.
+ Tìm nội dung của từng đoạn.
- Gọi học sinh trình bày.
2.3. Phần ghi nhớ
- Gọi học sinh đọc phần ghi nhớ.
- H: Trong bài văn miêu tả cây cối, mỗi đoạn có đặc điểm gì?
2.4. Phần luyện tập(20p)
Bài 1:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu nội dung.
- Yêu cầu học sinh thảo luận theo cặp, theo trình tự:
+ Đọc bài văn.
+ Xác định đoạn
+ Tìm nội dung khác.
- Gọi học sinh trình bày ý kiến.
- Giáo viên kết luận:
+ Đoạn 1: ở đầu bản tôi... chừng một gang: Tả bao quát thân cây, cành cây, tán lá và lá cây trám đen.
+ Đoạn 2: Trám đen... mà không cham hạt: Tả 2 loại trám đen: trám đen tả và trám đen nếp.
- Giáo viên nhận xét tuyên dương
Bài 2:
- GV gọi HS nêu yêu cầu của bài.
- GV hướng dẫn: Trước hết, em sẽ xác định sẽ viết về cây gì. Sau đó, suy nghĩ về những lợi ích mà cây đó mang đến cho con người.
Ví dụ:
1. Cây chuối dường như không bỏ đi thứ gì. Củ chuối, thân chuối để nuôi lợn, lá chuối gói giò, gói bánh, hoa chuối làm nộm. Còn quả chuối ăn vừa ngọt vừa bổ. Còn gì thú vị hơn nữa sau bữa cơm được một quả chuối ngon tráng miệng do chính tay mình trồng.
- Yêu cầu học sinh viết đoạn văn vào vở.
- Yêu cầu học sinh khá, giỏi đọc đoạn văn mình viết.
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm.
3. Củng cố, dặn dò(1p)
- Cây xanh có ích lợi không? Em cần phải bảo vệ cây xanh thế nào?
- Về hoàn thành bài tập 2 vào vở.
- Nhận xét tiết học.
- 2 học sinh đứng tại chỗ đọc bài.
- 1 học sinh đọc thành tiếng.
- 2 học sinh ngồi cùng bàn trao đổi thảo luận.
- Tiếp nối nhau nói về từng đoạn (mỗi học sinh nói 1 đoạn)
+ Đoạn 1: Cây gạo già... nom thật đẹp: Tả thời kì ra hoa của cây gạo.
+ Đoạn 2: Hết mùa hoa... về thăm quê mẹ: Tả cây gạo lúc hết mùa hoa.
+ Đoạn 3: Ngày tháng đi... rồi cơm gạo mới: Tả thời kì cây gạo ra hoa.
- 3 học sinh đọc to.
- 2 em đọc thành tiếng.
- 2 em ngồi cùng bàn thảo luận.
- Học sinh trình bày.
+ Đoạn 3: Cùi trám đen... trộn với xôi hay cốm: ích lợi của quả trám đen.
+ Đoạn 4: Chiều chiều... ở đầu bản: Tình cảm của dân bản và người tả với cây trám đen.
- Vài em nêu.
2. Em rất thích cây phượng, vì phượng chẳng những cho chúng em bóng mát để vui chơi mà còn làm tăng thêm vẻ đẹp của trường em. Những trưa hè êm ả, được ngắm hoa phượng rơi thật thích thú biết bao nhiêu.
- Từng cặp trao đổi và viết vào vở.
- Học sinh đọc (1 - 2 em đọc)
- HS nêu ý kiến.
Tiếng anh
Cô Chi lên lớp
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I/ MỤC TIÊU: Giúp HS rèn kĩ năng:
- Cộng, trừ hai phân số.Cộng (trừ) một số tự nhiên với (cho) một phân số ,cộng (trừ) một phân số với (cho) một số tự nhiên. Biết tìm thành phần chưa biết trong phép cộng, phép trừ phân số.Làm được các bài 1(b,c) Bài 2(b,c) Bài 3.HSKG làm tất cả các bài.
- Trình bày lời giải bài toán
II/ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Bài cũ(3p)
- H: Muốn cộng hai phân số cùng mẫu số ta làm thế nào?Muốn cộng hai phân số khác mẫu số ta làm thế nào?
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới
2.1. Giới thiệu bài(1p)
2.2. Củng cố kĩ năng cộng phân số.(8p)
- Ghi bảng: Tính: + ; + 
- Gọi HS lên bảng nói cách cộng hai phân số cùng mẫu số, hai phân số khác mẫu số, rồi tính kết quả.
- Gọi HS nhận xét phát biểu của bạn, kiểm tra lại kết quả tìm được, cho HS nhắc lại cách cộng hai phân số khác mẫu số.
2.3. Luyện tập(27p)
Bài 1:
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- Yêu cầu HS tự làm bài rồi chữa bài(HS yếu làm hai câu).
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
Bài 2: 
(Thực hiện tương tự bài 1)
Bài 3:
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- Yêu cầu HS nhắc lại cách rút gọn phân số.
- Lưu ý HS: Rút gọn để đưa về dạng cộng hai phân số cùng mẫu số.
- Yêu cầu HS làm bài.
- HD chữa bài.
- Giáo viên nhận xét, chốt lời giải đúng.
Bài 4:
- Gọi HS đọc bài toán.
- HD phân tích tìm hướng giải.
- Yêu cầu HS giải bài toán.
- HD chữa bài.
- Nhận xét, chốt lời giải đúng.
3. Củng cố, dặn dò(1p)
- Hệ thống nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
- 2 Học sinh nêu.
- 2HS lên bảng, lớp làm nháp.
- 1HS nhận xét; 1HS nhắc lại cách cộng phân số khác mẫu số.
- 1HS nêu yêu cầu.
- 1HS lên bảng làm; lớp làm nháp sau đó nhận xét bài trên bảng.
Kq: a, ; b, = 3; c, = 1
Kq: a, ; b, ; c, .
- HS nêu yêu cầu.
- 1HS nhắc lại.
- 3HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở nháp, mỗi nhóm làm một câu.
- HS nhận xét bài trên bảng.
a, + = + = + = 
b, + = + = + = 
c, + = + = + = + = 
- 1HS đọc.
- HS thảo luận tìm hướng giải.
- 1HS lên bảng làm, lớp làm bài vào vở.
- HS nhận xét bài trên bảng.
Bài giải:
Số đội viên tham gia hai hoạt động trên là
 + = (Số đội viên)
 Đáp số: số đội viên.
Sinh hoạt tập thể:
HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP - SINH HOẠT LỚP.
I. Yêu cầu.
1. Hoạt động ngoài giờ lên lớp:
- Trò chơi Tiếng Việt: Thi đọc thơ tiếp sức.
- HS nhớ và đọc thuộc các câu thơ đã học; Rèn luyện sự nhanh nhẹn, phối hợp tập thể.
2. Sinh hoạt lớp: Nhận xét, đánh giá hoạt động thi đua trong tuần 24; Phổ biến kế hoạch tuần 25.
II. Đồ dùng dạy – học 
- GV: Bộ phiếu ghi chữ đầu của các câu thơ trong bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ; Đoàn thuyền đánh cá (Sách TV4, tập 2, trang 48 và 59)
III. Hoạt động dạy - học.
Hoạt động 1: Hoạt động ngoài giờ lên lớp. (20’)
- GV nêu nội dung tiết Hoạt động ngoài giờ lên lớp: Chơi trò chơi Thi đọc thơ tiếp sức.
- GV chia lớp thành hai đội chơi có số người ngang nhau.
- GV phát phiếu cho từng đội chơi, hướng dẫn cách chơi và luật chơi.
- Cho HS chơi thử.
- Tổ chức cho HS thi đua chơi.
- GV nhận xét HĐ1.
- Các đội chơi về vị trí.
- Các đội nhận phiếu, lắng nghe cách chơi và luật chơi.
- 1 đội chơi thử để làm mẫu.
- Hai đội thi đua chơi.
- Đội thua cuộc biểu diễn văn nghệ.
Hoạt động 2: Sinh hoạt lớp. (20’)
a, GV căn cứ vào sổ theo dõi hoạt động của học sinh (Do lớp phó phụ trách học tập ghi), căn cứ vào hoạt động hàng ngày của HS để nhận xét, đánh giá ưu điểm, khuyết điểm của HS về các mặt:
- Đạo đức.
- Chuyên cần.
- Học tập.
- Trực nhật, lao động, vệ sinh.
- Ý thức trong các mặt: xây dựng bài, rèn chữ viết, học bài ở nhà, giữ gìn sách vở, ...
- Biểu dương các em có nhiều thành tích trong tuần.
b, Nhắc nhở HS nộp các khoản quỹ.
c, Xếp loại thi đua: GV xếp loại từng HS và ghi vào Bảng theo dõi thi đua.
d, Phổ biến kế hoạch tuần 25:
- Nhắc nhở HS cần phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm.
- Tăng cường phụ đạo cho HS yếu.
- Bồi dưỡng cho HS để chuẩn bị tham gia giao lưu Tiếng Việt của chúng em.
- Tăng cường rèn luyện chữ viết cho HS.
- Căn cứ tình hình thực tế, kế hoạch Nhà trường để phổ biến kế hoạch trong tuần tiếp theo cho HS
chiều thứ 6
Âm nhạc, mĩ thuật, thể dục
GV bộ môn lên lớp
*******************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_4_tuan_24_nam_hoc_2010_2011_chuan_kien_thuc_2_c.doc