Giáo án Khối 4 - Tuần 24 - Năm học 2013-2014

Giáo án Khối 4 - Tuần 24 - Năm học 2013-2014

ĐẠO ĐỨC

GIỮ GÌN CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG ( TIẾT 2)

I. MỤC TIÊU

 - Biết được vì sao phải bảo vệ, giữ gìn các công trình công cộng.

 - Nêu được một số việc cần làm để bảo vệ các công trình công cộng.

 - Có ý thức bảo vệ, giữ gìn các công trình công cộng ở địa phương.

*GDMT: Các công trình công cộng có liên quan trực tiếp đến môi trường và chất lượng cuộc sống của người dân. Vì vậy chúng ta phải bảo vệ, giữ gìn bằng những việc làm phù hợp với khả năng của bản thân.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

- Kĩ năng xác định giá trị văn hoá tinh thần của những nơi công cộng

- Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin về các hoạt động giữ gìn các công trình công cộng ở địa phương.

 

doc 36 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 10/02/2022 Lượt xem 140Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 24 - Năm học 2013-2014", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 24
Ngày soạn : 14 / 02 / 2014
Ngày giảng: Thứ 2 ngày 17 tháng 02 năm2014
TẬP ĐỌC
VẼ VỀ CUỘC SỐNG AN TOÀN
I. MỤC TIÊU
 - Biết đọc đúng bản tin với giọng hơi nhanh , phù hợp nội dung thông báo tin vui .
 - Hiểu nội dung : Cuộc thi vẽ “ Em muốn sống cuộc sống an toàn” được thiếu nhi cả nước hưởng ứng bằng những bức tranh thể hiện nhận thức đúng đắn về an toàn , đặc biệt là an toàn giao thông . ( trả lời được các câu hỏi trong SGK )
- HS thực hiện tốt an toàn giao thông.
 II.CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI
- Tự nhận thức: xác định giá trị cá nhân
- Tư duy sáng tạo
- Đảm nhận trách nhiệm
III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
 - Bảng phụ ghi nội dung các đoạn cần luyện đọc .
 - Tranh ảnh về an toàn giao thông .
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ : (5')
- Gọi 3 HS lên bảng tiếp nối nhau đọc thuộc lòng bài “Khúc hát ru” và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
-Nhận xét và cho điểm HS .
2.Bài mới 
a. Giới thiệu bài :(1')
- GV treo tranh minh hoạ vẽ và giíi thiÖu bài .
b. Luyện đọc và tìm hiểu bài : (30')
 * Luyện đọc:
- 1 Hs đọc bài
-Bài chia làm mấy đoạn?
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp đoạn lần 1, kết hợp sửa phát âm.
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp đoạn lần 2, kết hợp giải nghĩa từ.
- Hs đọc nhóm bàn
-GV đọc mẫu.
 * Tìm hiểu bài
-Yêu cầu HS đọc tõng ®o¹n vµ trao ®æi th¶o luËn theo c¸c c©u hái SGK.
 + Đoạn 1: Chủ đề của cuộc thi vẽ là gì ?
 + Đoạn 2: Thiếu nhi hưởng ứng cuộc thi vẽ như thế nào ?
 + Đoạn 3: Điều gì cho thấy các em có nhận thức tốt về chủ đề cuộc thi ?
+ Đoạn 4: Những nhận xét nào thể hiện sự đánh giá cao khả năng thẩm mĩ của các em?
- Yêu cầu HS đọc phần chữ in đậm trong bản tin trao đổi và trả lời câu hỏi: Những dòng in đậm trong bản tin có tác dụng gì ?
- GV tóm tắt nội dung bài. Ghi nội dung chính của bài lên bảng . Yêu cầu HS đọc và ghi vở .
* Đọc diễn cảm:
-Yêu cầu 4 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài. 
- HS cả lớp theo dõi để tìm ra cách đọc hay.
- GV treo bảng phụ .Yêu cầu HS luyện đọc ®o¹n : “ §îc ph¸t ®éng  Kiªn Giang”.
-Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm đoạn văn.
- GVnhận xét và cho điểm HS .
 3. Củng cố, dặn dò :(4')
? Bài văn giúp em hiểu điều gì?
-Nhận xét tiết học, dặn dò về nhà .
- 3 HS lên bảng đọc và trả lời nội dung bài .
-Lớp lắng nghe . 
- 1 HS đọc
- HS bài chia 4 đoạn
- 4 HS nối tiếp nhau đọc theo trình tự :
+Đ1: Từ đầu em muốn sống an toàn 
+Đ2: TiÕp ... Cần Thơ , Kiên Giang ...
+Đ3 : TiÕp ... là không được .
+Đ4 : Cßn l¹i .
- HS lắng nghe 
- HS thực hiện yêu cầu .
- HS đọc
+ Chủ đề cuộc thi vẽ là :" Em muốn sống an toàn " .
+Chỉ trong vòng 4 tháng đã có 50 000 bức tranh của thiếu nhi từ mọi miền đất nước gửi về Ban tổ chức .
+ HS tr¶ lêi.
- Tiếp nối phát biểu theo cảm nghĩ:
+ Gây ấn tượng làm hấp dẫn người đọc .
+ Tóm tắt thật gọn bằng số liệu và những từ ngữ nổi bật giúp người đọc nắm nhanh thông tin.
- Lắng nghe . 2 HS đọc, lớp đọc thầm lại nội dung và ghi vở .
- 4 HS tiếp nối đọc 4 đoạn .
- Rèn đọc từ, cụm từ, câu khó theo hướng dẫn của GV .
- HS luyện đọc theo cặp.
- 3 đến 5 HS thi đọc diễn cảm.
- HS trả lời .
- HS cả lớp lắng nghe .
**********************
TOÁN
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
- Thực hiện được phép cộng hai phân số .
- Cộng một số tự nhiên với phân số , cộng một phân số với số tự nhiên. ( làm bài tập 1,3)
- Rèn tính cẩn thận, chính xác
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng phụ, SGK
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Kiểm tra bài cũ:(5')
- GV yêu cầu HS làm bài :
TÝnh : 
- GV cùng HS nhận xét , chữa bài .
2. Bài mới 
a. Giới thiệu bài :(1')
- GV nêu mục tiêu tiết học 
b. Luyện tập (30')
Bài 1 : 
- GV ghi bảng hai phép tính : 3 + 
- Yêu cầu HS nêu cách thực hiện phép tính này. 
- GV hướng dẫn HS cách thực hiện như bài mẫu trong SGK.
- Yêu cầu HS ở lớp làm vào vở các phép tính còn lại . Gọi 2 HS lên bảng làm .
- Yêu cầu HS nêu giải thích cách làm.
- Yêu cầu HS khác nhận xét bài bạn.
- GV nhận xét , chốt kết quả đúng và cho điểm HS .
Bài 2 :( Dành cho HS khá giỏi)
- GVgọi HS nêu yêu cầu đề bài .
- GV ghi phép tính lên bảng hướng dẫn HS thực hiện và 
- Yêu cầu HS tự rút ra tính chất kết hợp của phép cộng phân số .
 Bài 3 
- Gọi HS đọc đề bài .
- Hướng dẫn HS phân tích đề bài .
- Yêu cầu HS nêu cách tính nửa chu vi HCN
-Yêu cầu lớp tự suy nghĩ làm vào vở. 
- Gọi 1 HS lên bảng giải bài .
- GV cùng HS nhận xét , chữa bài .
3. Cungr cố, dặn dò :(4')
- Muốn cộng một tổng hai phân số với phân số thứ ba ta làm như thế nào?
-Nhận xét tiết học , dặn dò về nhà .
- 2 HS lên bảng giải bài, c¶ líp lµm bµi vµo nh¸p.
- Lắng nghe .
- Quan sát nêu cách đặc điểm phép cộng.
- Thực hiện theo mẫu :
 3 + = + = 
 ViÕt gän : 
 3 + = 
- Lớp làm vào vở các phép tính còn lại . 2HS làm trên bảng .
- Thực hiện yêu cầu . Kết quả đúng :
a / 3 + 
b/ 
c/ 
- Một em nêu yêu cầu đề bài : Viết tiếp vào chỗ chấm .
- Nêu nhận xét về đặc điểm 2 phép tính .
- TÝnh kÕt qu¶ vµ nªu nhËn xÐt.
và 
- 2 HS phát biểu như SGK .	
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm .
- HS xác định yêu cầu bài .
- Lấy chiều dài cộng chiều rộng .
- HS thực hiện vào vở.
- 1HS lên bảng giải bài .
- HS nhận xét , chữa bài . 
- 2HS nhắc lại. 
- Lắng nghe .
**************************
ĐẠO ĐỨC
GIỮ GÌN CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG ( TIẾT 2)
I. MỤC TIÊU 
 - Biết được vì sao phải bảo vệ, giữ gìn các công trình công cộng.
 - Nêu được một số việc cần làm để bảo vệ các công trình công cộng.
 - Có ý thức bảo vệ, giữ gìn các công trình công cộng ở địa phương.
*GDMT: Các công trình công cộng có liên quan trực tiếp đến môi trường và chất lượng cuộc sống của người dân. Vì vậy chúng ta phải bảo vệ, giữ gìn bằng những việc làm phù hợp với khả năng của bản thân.
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI
- Kĩ năng xác định giá trị văn hoá tinh thần của những nơi công cộng
- Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin về các hoạt động giữ gìn các công trình công cộng ở địa phương.
III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 - SGK Đạo đức 4.
 - Phiếu điều tra (theo bài tập 4).
 - Mỗi HS có 3 phiếu màu: xanh, đỏ, trắng.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ: (5')
? Tại sao cần giữ gìn các công trình công cộng?
? Nêu những việc nên làm để giữ gìn các công trình công cộng ?
- Nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới 
1. Giới thiệu bài : (1')
- GV nêu mục tiêu giờ học . 
2. Phát triển bài : (25')
* Hoạt động 1: Báo cáo về kết quả điều tra (Bài tập 4- SGK/36) .
 - GV mời đại diện các nhóm HS báo cáo kết quả điều tra.
- Yêu cầu cả lớp thảo luận .
 - GV kết luận về việc thực hiện giữ gìn những công trình công cộng ở địa phương.
* Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến (Bài tập 3- SGK/36) .
- GV nêu lần lượt nêu từng ý kiến của bài tập 3.
- GV đề nghị HS giải thích về lí do lựa chọn của mình.
- GV kết luận:
 +Ý kiến a là đúng .
 +Ý kiến b, c là sai .
* Kết luận chung :
- GV yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ- SGK/35.
3.Củng cố , dặn dò: (4')
 - Nhận xét tiết học .
 - Dặn dò HS : Thực hiện việc giữ gìn, bảo vệ các công trình công cộng ; chuẩn bị bài sau.
- 2 HS trả lời câu hỏi
- HS lắng nghe .
- Đại diện các nhóm HS báo cáo kết quả điều tra về những công trình công cộng ở địa phương.
- Cả lớp thảo luận:
+Làm rõ bổ sung ý kiến về thực trạng các công trình và nguyên nhân.
+Bàn cách bảo vệ, giữ gìn chúng sao cho thích hợp.
- Lắng nghe .
- HS biểu lộ thái độ theo quy ước như ở hoạt động 3, tiết 1-bài 3.
- HS giải thích.
- Lắng nghe .
- 3HS đọc to , lớp đọc thầm .
- HS cả lớp lắng nghe .
***********************
KHOA HỌC
ÁNH SÁNG CẦN CHO SỰ SỐNG
I. MỤC TIÊU 
- Nêu được thực vật cần ánh sáng để duy trì sự sống .
- Biết được vai trò của ánh sáng đối với sự sống của thực vật
- HS yêu thích môn học
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
 - Hình minh hoạ trang 94 , 95 SGK.
 - C¸c lo¹i c©y trång theo yªu cÇu cña tiÕt tríc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ: (5')
? Những vật không cho ánh sáng truyền qua được gọi là gì ?
? Làm thế nào để bóng của vật to hơn?
-GV nhận xét và cho điểm HS.
2 .Bài mới 
1. Giới thiệu bài : (1')
- GV nêu mục tiêu giờ học .
2. Phát triển bài (25')
* Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò của ánh sángđối với đời sống thực vật.
- Yêu cầu các nhóm đổi cây cho nhau để nhóm nào cũng có đủ loại cây như đã chuẩn bị .
- Nhắc học sinh quan sát và trả lời các câu hỏi : 
? Em có nhận xét gì về cách mọc của cây đậu?
? Cây có đủ ánh sáng sẽ phát triển như thế nào ? 
? Cây sống ở nơi thiếu ánh sáng ra sao ?
? Điều gì sẽ xảy ra với thực vật nếu chúng thiếu ánh sáng ?
- Gọi HS trình bày . HS khác nhận xét, bổ sung .
- GV : Ánh sáng rất cần thiết cho đời sống của thực vật. Ngoài việc giúp cây quang hợp , ánh sáng còn ảnh hưởng đến quá trình sống khác của thực vật như: hút nước, thoát hơi nước, hô hấp, sinh sản,... Không có ánh sáng thì thực vật sẽ nhanh chóng tàn lụi vì chúng cần ánh sáng để duy trì sự sống.
- Cho HS quan sát tranh minh hoạ 2 trang 94 SGK và hỏi :
? Tại sao những bông hoa này lại có tên là hoa Hướng Dương ? 
* Hoạt động 2: Tìm hiểu về nhu cầu ánh sáng của thực vật.
- Yêu cầu HS hoạt động nhóm 4 HS thảo luận để hoàn thành các yêu cầu sau :
? Tại sao có một số loại cây chỉ sống được ở những nơi rừng thưa , ở các cánh đồng, thảo nguyên, ...được chiếu sáng nhiều?
? Trong khi đó lại có một số cây lại sống được trong rừng rậm, hang động?
? Hãy kể tên một số cây cần nhiều ánh sáng và một số cây cần ít ánh sáng ?
-Tổ chức cho HS trình bày, nhận xét cách làm của các nhóm khác .
- GV kết luận
- Em hãy nêu một số ứng dụng về nhu cầu ánh sáng của cây trong kĩ thuật trồng trọt.
3. Củng cố- dặn dò : (4')
- Ánh sáng có vai trò như thế nào đối với đời sống thực vật ?
- GV nhận xét tiết học, dặn dò .
- HS trả lời.
- Lắng nghe .
- 4 HS ngồi thành 1 nhóm thảo luận, trao đổi . 
- Quan sát và trả lời .
- HS tiếp nối trả lờicâu hỏi.
- HS trình bày .HS khác nhận xét, bổ sung .
- Lắng nghe .
- Quan sát và trả lời .
-Thực hiện theo yêu cầu tiến hành làm. 
- Đại diện các nhóm trình bày, nhận xét .
- 1 vài HS nêu .
- Tiếp nối nhau trình bày .
-HS cả lớp lắng nghe .
*********************&*************************
Ngày soạn : 15 / 02 / 2014
Ngày giảng: Thứ ba, ngày 18 tháng 02 năm 2014
TOÁN
PHÉP TRỪ PHÂN SỐ 
I. MỤC TIÊU
- Biết trừ hai phân số cùng mÉu sè. 
- Hs áp dụng ... ghĩ và trả lời .
+ Ánh sáng có vai trò như thế nào đối với đời sống con người ?
+ Tìm những ví dụ để chứng tỏ ánh sáng có vai trò rất quan trọng đối với sự sống con người ?
- Gọi HS phát biểu .
- GV ghi nhanh lên bảng ý kiến của HS thành hai cột :
+ Vai trò của ánh sáng đối với việc nhìn, nhận biết thế giới hình ảnh, màu sắc .
+Vai trò của ánh sáng đối với sức khoẻ của con người .
- Nhận xét các ý kiến của HS .
- GV nêu tác dụng của ánh sáng mặt trời .
- Hỏi tiếp : 
+ Cuộc sống của con người sẽ ra sao nếu không có ánh sáng Mặt Trời ?
+ Ánh sáng có vai trò như thế nào đối với sự sống của con người ?
* Hoạt động 2: Vai trò của ánh sáng đối với đời sống động vật .
- Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm. 
- Yêu cầu HS thảo luận trao đổi thống nhất câu trả lời và ghi vào giấy .
- Gọi đại diện các nhóm lên trình bày . *Câu hỏi thảo luận : ( GV treo bảng phụ ) .
1.Kể tên một số động vật mà em biết? Những con vật đó cần ánh sáng để làm gì ?
2.Kể tên một số động vật kiếm ăn vào ban đêm, một số động vật kiếm ăn vào ban ngày.
3.Em có nhận xét gì về nhu cầu ánh sáng của các loài động vật đó ?
4. Trong chăn nuôi người ta đã làm gì để kích thích cho gà ăn nhiều, chóng tăng cân và đẻ nhiều trứng ?
- GVnhận xét câu trả lời của HS .
- GV nêu kết luận về sự cần thiết của ánh sáng đối với loài vật .
3. Củng cố, dặn dò (4')
+ Ánh sáng có vai trò như thế nào đối với đời sống của con người ?
+ Ánh sáng cần cho đời sống của động vật như thế nào ? 
 -GV nhận xét tiết học. 
 -Dặn dò : Học bài và chuẩn bị bài sau.
- HS trả lời.
- Lắng nghe .
- HS thực hành thảo luận theo nhóm 4 thống nhất ghi vào giấy .
- Tiếp nối các nhóm trình bày .
+ Ánh sáng giúp ta nhìn thấy mọi vật, phân biệt được màu sắc, phân biệt được kẻ thù, phân biệt được các loại thức ăn, nước uống, nhìn thấy được các hình ảnh của cuộc sống , ...
+ Ánh sáng còn giúp con người khoẻ mạnh, có thức ăn, sưởi ấm cho cơ thể,...
- Lắng nghe.
- HS trả lời
- HS trả lời
- 4 HS thành một nhóm . Các nhóm làm việc theo yêu cầu . 
- Mỗi nhóm chỉ trả lời 1 câu , các nhóm khác nhận xét , bổ sung .
- Theo dõi .
- Lắng nghe .
- HS trả lời .
- HS c¶ líp lắng nghe .
***************************&*********************
Ngày soạn : 18 / 02 / 2014
Ngày giảng: Thứ sáu, ngày 21 tháng 2 năm 2014
TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU
- Thực hiện được cộng , trừ hai phân số , cộng (trừ ) một số tự nhiên với ( cho ) một phân số , cộng (trừ ) một phân số với ( cho ) một số tự nhiên .
- Biết tìm thành phần chưa biết trong phép cộng , phép trừ phân số . 
- Rèn cho Hs tính cẩn thận, chính xác 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng phụ, SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ: (5')
- Gọi 2 HS nhắc quy tắc céng, trừ hai phân số khác mẫu số .
- GVnhận xét .
2. Bµi míi : 
a. Giới thiệu bài : (1')
- GV nêu mục tiêu giờ học .
b. Hướng dẫn luyện tập : (30')
Bài 1 : (Làm phần b,c) (phần a dành cho Hs khá giỏi)
- Yêu cầu HS đọc nội dung bài tập , xác định yêu cầu .
-Yêu cầu HS tự làm bài . 
- GV cùng HS nhận xét , chữa bài .
Bài 2 :( Phần a,d dành cho Hs khá giỏi)
- TiÕn hµnh t¬ng tù bµi 1.
Bài 3 :
- Yêu cầu HS đọc nội dung bài tập , xác định yêu cầu .
- Yêu cầu HS nêu cách tìm x trong từng phần .
- Yêu cầu HS tự làm bài . 
- GV cùng HS nhận xét , chữa bài .
Bài 4 : (Dành cho Hs khá giỏi)
- Yêu cầu HS đọc nội dung bài tập , xác định yêu cầu .
- GV nhắc HS cần tìm cách nào thuận tiện nhất để thực hiện .
-Yêu cầu HS tự làm bài . 
-GV cùng HS nhận xét , chữa bài .
Bài 5 : (Dành cho Hs khá giỏi)
- Gọi HS đọc đề bài .
- GV cùng HS ph©n tÝch ®Ò bµi.
-Yêu cầu lớp tự suy nghĩ làm bài . 
-GV cùng HS nhận xét , chữa bài .
 3. Củng cố, dặn dò : (4')
- Yêu cầu HS nêu cách tìm số hạng , số bị trừ , số trừ chưa biết .
-Nhận xét tiết học , dặn dò : Xem lại bài và chuẩn bị bài “ Phép nhân phân số”
- 2 HS đứng tại chỗ nêu qui tắc .
- Lắng nghe .
- 1HS đọc to .Cả lớp đọc thầm, nêu yêu cầu : Tính :
- 4 HS lần lượt làm bảng ( 2HS một ). Cả lớp làm vào vở .
- Nhận xét , chữa bài . Kết quả :
a)
b) 
c) 1 + 
 d) 
- 1HS đọc to .Cả lớp đọc thầm, nêu yêu cầu : Tìm x .
- 1 HS nêu , HS khác nhận xét
- 3 HS làm bảng . Cả lớp làm vào vở .
- Nhận xét , chữa bài . Kết quả :
 a) b) 	c) 
- 1HS đọc to .Cả lớp đọc thầm, nêu yêu cầu : Tính bằng cách thuận tiện nhất .
- Lắng nghe . 
- 2 HS làm bảng . Cả lớp làm vào vở .
- Nhận xét , chữa bài . Ví dụ :
-2 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm .
- Trả lời câu hỏi của GV. 
 - Cả lớp thực hiện vào vở. 1HS lên bảng giải bài .
- Nhận xét , chữa bài .Kết quả : 
 Giải 
 Số HS học Tiếng Anh và Tin học là :
 + = ( tổng số HS cả lớp)
 Đáp số : tổng số HS cả lớp 
- HS nhắc lại 
- Lắng nghe
*************************
ĐỊA LÍ
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
I. MỤC TIÊU
 - Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Cần Thơ :
 + Thành phố ở trung tâm của đồng bằng sông Cửu Long , bên sông Hậu .
 + Trung tâm kinh tế , văn hóa và khoa học của đồng bằng sông Cửu Long .
 - Chỉ được vị trí Cần Thơ trên bản đồ ( lược đồ ) .
 - HS khá , giỏi :
 + Giải thích vì sao thành phố Cần Thơ là thành phố trẻ nhưnng lại nhanh chóng trở thành trung tâm kinh tế , văn hóa , khoa học của đồng bằng sông Cửu Long : nhờ có vị trí địa lí thuận lợi ; Cần Thơ là nơi tiếp nhận nhiều mặt hàng nông , thủy sản của đồng bằng sông Cửu Long để chế biến và xuất khẩu .
II. §Ồ DÙNG DẠY HỌC
 - C¸c b¶n đå: hµnh chÝnh, giao th«ng VN .
 -Tranh, ¶nh vÒ CÇn Th¬(su tÇm).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ: (5')
 - Chỉ vị trí giới hạn của TP.HCM trên bản đồ hành chính VN .
 - Kể tên một số ngành công nghiệp chính, một số nơi vui chơi , giải trí của TP HCM.
 - GV nhận xét, cho điểm .
2.Bài mới :
a. Giới thiệu bài: (1')
 - GV nêu mục tiêu bài học , ghi ®Çu bµi.
b.Phát triển bài : (25')
1.Thành phố ở trung tâm đồng bằng sông Cửu Long:
 *Hoạt động theo cặp:
 - GV cho các nhóm dựa vào bản đồ , trả lời câu hỏi : 
 + Chỉ vị trí cần Thơ trên lược đồ và cho biết TP Cần Thơ giáp những tỉnh nào ?
 +Từ TP này có thể đi các tỉnh khác bằng các loại đường giao thông nào ?
- GV nhận xét .
 2.Trung tâm kinh tế, văn hóa và khoa học của đồng bằng sông Cửu Long :
 *Hoạt động nhóm:
 - GV cho các nhóm dựa vào tranh, ảnh,bản đồ VN, SGK, thảo luận theo gợi ý :
 . Tìm dẫn chứng thể hiện Cần Thơ là :
 +Trung tâm kinh tế (kể các ngành công nghiệp của Cần Thơ) .
 +Trung tâm văn hóa, khoa học .
 +Trung tâm du lịch .
? Giải thích vì sao TP Cần Thơ là TP trẻ nhưng lại nhanh chóng trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học của đồng bằng sông Cửu Long ?
 - Gọi HS trình bày , nhận xét , bổ sung .
 - GV nhận xét và phân tích thêm về ý nghĩa vị trí địa lí của Cần Thơ, điều kiện thuận lợi cho Cần Thơ phát triển kinh tế
 3.Củng cố, dặn dò: (4')
 - Cho HS đọc bài trong khung .
- Nêu những dẫn chứng cho thấy thành phố Cần Thơ là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học quan trọng của ĐBSCL .
- Nhận xét tiết học .
- Về nhà ôn lại các bài từ bài 11 đến bài 22 để tiết sau ôn tập .
 -HS chỉ và trả lời .HS khác nhận xét. 
- Lắng nghe .
- Theo dõi .
- HS thảo luận theo cặp và trả lời .
 + HS lên chỉ và nói: TP Cần Thơ giáp với các tỉnh: Hậu Giang, Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long.
 + Đường ô tô, đường thủy .
- Các cặp khác nhận xét, bổ sung. 
-HS các nhóm thảo luận .
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả .Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe .
- 4 HS đọc bài , lớp đọc thầm .
- HS trả lời câu hỏi .
- Lắng nghe .
TẬP LÀM VĂN
ÔN TẬP : LẬP DÀN Ý MIÊU TẢ CÂY CHO BÓNG MÁT
I. MỤC TIÊU
- HS biết cách lập dàn ý bài văn miêu tả cây cho bóng mát.
- Trình bày được bài văn miêu tả cây cho bóng mát
- Hs yêu thích môn học
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng phụ, SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ :(5')
- GV nhận xét và cho điểm .
2. Bài mới 
a. Giới thiệu bài :(1')
- GV nêu mục tiêu tiết học .
b. Hướng dẫn HS lập dàn ý(30')
- Bài văn miêu tả cây cối gồm mấy phần ?
* Mở bài em cần nêu những gì ? 
* Thân bài cần tả những gì ?
* Kết bài em cần nêu những gì ?
- HS thảo luận nhóm
- HS làm bài vào vở.
3. Củng cố- dặn dò :(4')
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò : Hoàn thành bài và chuẩn bị bài sau .
- Một HS đọc đoạn văn 1 + 2 mà em đã hoàn chỉnh ở bài văn tiết TLV trước.
- 1 HS đọc đoạn 3 + 4.
- Gồm 3 phần: Mở bài - thân bài - kết bài .
- Giới thiệu về cây định tả: đó là cây gì ? Trồng ở đâu ? Do ai trồng ? ...
- Tả bao quát: Dáng vẻ, màu sắc, độ lớn...
- Tả chi tiết: Những đặc điểm nổi bật về: rễ, thân, lá, cành, hoa,
- Nêu ích lợi của cây, tình cảm của người viết, 
- HS trao đổi trong nhóm
- Đại diện nhóm trình bày trước lớp.
- Các nhóm nhận xét, bổ sung
- HS viết bài vào vở.
- HS nghe.
SINH HOẠT TUẦN 24
I. MỤC TIÊU
 - Nhận xét đánh giá chung tình hình tuần 24
 - Đề ra phương hướng kế hoạch tuần 25
 - Có ý thức phát huy những ưu điểm, khắc phục những nhược điểm còn tồn tại.
II. LÊN LỚP
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1)Lớp tự sinh hoạt:
 - GV yêu cầu lớp trưởng điều khiển lớp.
- GV quan sát, theo dõi lớp sinh hoạt.
2) GV nhận xét lớp:
- Lớp tổ chức truy bài 15p đầu giờ có tiến bộ.
- Nề nếp của lớp tiến bộ hơn. Đã có nhiều điểm cao trong học tập và rèn luyện.
- Nhìn chung đã có nhiều cố gắng, nhưng còn một số em chưa chịu khó học bài, làm bài ở nhà: Bích, Hà
- Một số em thường xuyên quên VBT ở nhà : Bích, Xuyên
- Về nề nếp đạo đức : đi học đúng giờ, ra vào lớp nghiêm túc.
- Ngoan ngoãn lễ phép. Bên cạnh đó một số em chưa có ý thức hay nói chuyện: Phát, Linh
- Vệ sinh : Lớp học sạch sẽ gọn gàng.
 Vệ sinh cá nhân chưa sạch.
- Hoạt động đội : Nhanh nhẹn, hoạt động giữa giờ nghiêm túc, xếp hàng 
tương đối nhanh nhẹn.
3) Phương hướng tuần tới:
- Phát huy những ưu điểm đạt được và hạn chế các nhược điểm còn mắc phải.
- Tiếp tục thi đua học tập tốt. 
- Thi đua giữ gìn vở sạch chữ đẹp.
- Thực hiện tốt quy định của đội đề ra.
- Thực hiện tốt ATGT
4) Văn nghệ:
- GV quan sát, động viên HS tham gia.
- Các tổ trưởng nhận xét, thành viên góp ý.
- Lớp phó HT: nhận xét về HT.
- Lớp phó văn thể: nhận xét về hoạt động đội.
- Lớp trưởng nhận xét chung.
- Lớp nghe nhận xét, tiếp thu.
- Lớp nhận nhiệm vụ.
- Lớp phó văn thể điều khiển lớp.
NHẬN XÉT, KÍ DUYỆT
.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_4_tuan_24_nam_hoc_2013_2014.doc