Giáo án Lớp 4 - Tuần 20 - Năm học 2011-2012 (Bản chuẩn 3 cột)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 20 - Năm học 2011-2012 (Bản chuẩn 3 cột)

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

 - Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, đất đai, sông ngòi của đồng bằng Nam Bộ:

 + Đồng bằng Nam Bộ là đồng bằng lớn nhất nước ta, do phù sa của hệ thống sông Mê Công và sông Đồng Nai bồi đắp.

 + Đồng bằng Nam Bộ có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. Ngoài đất phù sa màu mỡ, đồng bằng Nam Bộ còn nhiều đất phèn, đất mặn cần phải cải tạo.

 - Chỉ được ví trí đồng bằng Nam Bộ, sông Tiền, sông Hậu trên bản đồ (lược đồ) tự nhiên Việt Nam.

 - Quan sát hình, tìm chỉ và kể tên một số sông lớn của đồng bằng Nam Bộ: sông Tiền, sông Hậu.

II. CHUẨN BỊ:

Bản đồ thiên nhiên, hành chính Việt Nam.

Bản đồ đất trồng Việt Nam.

Tranh ảnh thiên nhiên về đồng bằng Nam Bộ (nếu có)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:

 

doc 48 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 15/01/2022 Lượt xem 496Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 20 - Năm học 2011-2012 (Bản chuẩn 3 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 15/10/2012
Ngày dạy: 16/01/2012
Đạo đức (tiết 20)
KÍNH TRỌNG, BIẾT ƠN NGƯỜI LAO ĐỘNG (TIẾT 2)
I. MỤC TIÊU:
 	 - Biết vì sao cần phải kính trọng và biết ơn người lao động.
	 - Bước đầu biết cư xử lễ phép với những người lao động và biết trân trọng, giữ gìn thành quả lao động của họ.
	° Kĩ năng tôn trọng giá trị sức lao động.
	° Kĩ năng thể hiện sự tôn trọng, lễ phép với người lao động.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
 - Sách giáo khoa 
 - Một số đồ dùng cho trò chơi đóng vai.
° Phương pháp tích hợp: thảo luận, dự án
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
1’
16’
13’
4’
1’
1) Ổn định: 
2) Kiểm tra bài cũ: Kính trọng, biết ơn người lao động (tiết 1)
- Vì sao cần kính trọng và biết ơn người lao động? 
- Cần thể hiện lòng kính trọng và biết ơn người lao động như thế nào?
- Nhận xét, tuyên dương
3) Dạy bài mới:
 Giới thiệu bài: Kính trọng, biết ơn người lao động (tiết 2)
Hoạt động 1: Đóng vai (Bài tập 4)
- Chia lớp thành 4 nhóm, giao mỗi nhóm thảo luận và chuẩn bị đóng vai một tình huống trong bài tập ở SGK
- Cho các nhóm đóng vai trong nhóm
- Mời đại diện nhóm đóng vai trước lớp
- Giáo viên phỏng vấn các học sinh đóng vai
- Thảo luận lớp:
 + Cách cư xử với người lao động trong mỗi tình huống như vậy đã phù hợp chưa ? Vì sao? 
 + Em thấy như thế nào khi ứng xử như vậy?
à Kết luận về cách ứng xử phù hợp cho mỗi tình huống
Hoạt động 2: Trình bày sản phẩm (Bài tập 5, 6 SGK ) 
- Yêu cầu học sinh trình bày sản phẩm của mình trước lớp
- Cả lớp cùng giáo viên nhận xét và kết luận chung nội dung
4) Củng cố:
Kĩ năng thể hiện sự tự trọng và tơn trọng người khác.
	° Kĩ năng ứng xử lịch sự với mọi người.
	° Kĩ năng ra quyết định lựa chọn hành vi và lời nĩi phù hợp trong một số tình huống.
	° Kĩ năng kiểm sốt cảm xúc khi cần thiết.
- Vì sao cần phải kính trọng và biết ơn người lao động.
5) Nhận xét, dặn do:
- Giáo viên nhận xét tiết học
- Thực hiện các việc làm kính trọng và biết ơn người lao động. Thực hiện nội dung trong mục thực hành của SGK 
- Chuẩn bị: Lịch sự với mọi người 
- Học sinh hát tập thể
- Học sinh trả lời câu hỏi
- Cả lớp chú ý theo dõi
- Học sinh hình thành nhóm và nhận yêu cầu thảo luận 
nhóm và chuẩn bị đóng vai. 
- Học sinh đóng vai theo nhóm
- Đại diện từng nhóm lên đóng vai 
- Cả lớp trao đổi, nhận xét
- Học sinh trình bày sản phẩm của mình trước lớp
- Cả lớp nhận xét.
- Học sinh trả lời trước lớp 
- Cả lớp chú ý theo dõi
Ngày soạn: 15/10/2012
Ngày dạy: 20/01/2012
Địa lí (tiết 20)
ĐỒNG BẰNG NAM BỘ
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
	- Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, đất đai, sông ngòi của đồng bằng Nam Bộ:
	 + Đồng bằng Nam Bộ là đồng bằng lớn nhất nước ta, do phù sa của hệ thống sông Mê Công và sông Đồng Nai bồi đắp.
	 + Đồng bằng Nam Bộ có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. Ngoài đất phù sa màu mỡ, đồng bằng Nam Bộ còn nhiều đất phèn, đất mặn cần phải cải tạo.
	- Chỉ được ví trí đồng bằng Nam Bộ, sông Tiền, sông Hậu trên bản đồ (lược đồ) tự nhiên Việt Nam.
	- Quan sát hình, tìm chỉ và kể tên một số sông lớn của đồng bằng Nam Bộ: sông Tiền, sông Hậu.
II. CHUẨN BỊ:
Bản đồ thiên nhiên, hành chính Việt Nam.
Bản đồ đất trồng Việt Nam.
Tranh ảnh thiên nhiên về đồng bằng Nam Bộ (nếu có)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
1’
9’
11’
9’
4’
1’
1) Ổn định: 
2) Kiểm tra bài cũ: 
- Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Hải Phòng.
- Nhận xét cho điểm bài cũ
3) Dạy bài mới: 
 Giới thiệu bài: Đồng bằng Nam Bộ
 Ở phía Nam nước ta có một đồng bằng rộng lớn. Đó là đồng bằng Nam Bộ, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về đồng bằng này xem nó có gì giống và khác với đồng bằng Bắc Bộ.
Hoạt động1: Hoạt động cả lớp
- Yêu cầu học sinh dựa vào SGK và vốn hiểu biết của mình để trả lời các câu hỏi:
 + Đồng bằng Nam Bộ nằm ở phía nào của đất nước? Do các sông nào bồi đắp nên?
 + Đồng bằng Nam Bộ có những đặc điểm gì tiêu biểu (diện tích, địa hình, đất đai)?
 + Tìm và chỉ trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam vị trí đồng bằng Nam Bộ, Đồng Tháp Mười, Kiên Giang, Cà Mau, các kênh rạch.
- Sau mỗi câu hỏi học sinh cùng giáo viên nhận xét, bổ sung, chốt lại 
Hoạt động 2: Hoạt động nhóm đôi
- Yêu cầu từng cặp học sinh quan sát SGK và trả lời câu hỏi:
 + Tìm và kể tên một số sông lớn, kênh rạch của đồng bằng Nam Bộ.
 + Nêu nhận xét về mạng lưới sông ngòi, kênh rạch của đồng bằng Nam Bộ (nhiều hay ít sông?)
 + Giải thích vì sao ở nước ta sông lại có tên là Cửu Long?
- Mời đại diện các cặp trình bày kết quả
- Nhận xét, bổ sung, chốt lại
- Giáo viên nhận xét và chỉ lại vị trí sông Mê Kông, sông Tiền, sông Hậu, sông Đồng Nai, kênh Vĩnh Tế  trên bản đồ. Giáo viên chỉ sông Mê Công trên bản đồ thiên nhiên và nói đây là một sông lớn của thế giới, đồng bằng Nam Bộ do sông Mê Công và một số sông khác như: sông Đồng Nai, sông La Ngà bồi đắp nên.
Hoạt động 3: Hoạt động cá nhân
- Yêu câu học sinh đọc thông tin SGK, quan sát tranh để trả lời câu hỏi:
 + Giải thích vì sao ở đồng bằng Nam Bộ người dân không đắp đê?
 + Sông ngòi ở Nam Bộ có tác dụng gì?
- Giáo viên sửa chữa giúp học sinh hoàn thiện phần trả lời
- Giáo viên mô tả thêm về cảnh lũ lụt vào mùa mưa, tình trạng thiếu nước ngọt vào mùa khô ở đồng bằng Nam Bộ.
4) Củng cố:
 Hãy so sánh sự khác nhau giữa đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ về các mặt địa hình, khí hậu, sông ngòi, đất đai.
5) Nhận xét, dặn dò: 
- Giáo viên nhận xét tiết học 
- Dặn học sinh chuẩn bị bài: Người dân ở đồng bằng Nam Bộ
- Hát tập thể 
- Một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Hải Phòng:
 + Vị trí: ven biển, bên bờ sông Cấm.
 + Thành phố cảng, trung tâm công nghiệp đóng tàu, trung tâm du lịch,
- Cả lớp chú ý theo dõi
- Học sinh dựa vào SGK và vốn hiểu biết của mình để trả lời
 + Nằm ở phía nam nước ta, do sông Mê Kông và sông Đồng Nai bồi đắp nên 
 + Diện tích gấp khoảng 3 lần diện tích đồng bằng Bắc Bộ
 Địa hình: nhiều kênh rạch, có một số vùng trũng ngập nước như Đồng Tháp Mười, Kiên Giang, Cà Mau.
 Đất đai : ngoài đất phù sa mỡ, còn có đất phèn, đất mặn cần phải cải tạo.
 + Vài học sinh lên bảng chỉ bản đồ
- Học sinh nhận xét, bổ sung
- Từng cặp học sinh quan sát SGK và trả lời: 
 + Sông Mê Kông, Sông Tiền, Sông Hậu, Sông Đồng Nai, kênh Vĩnh Tế, kênh Phụng Hiệp.
 + Hệ thống sông ngòi chằng chịt
 + Sông Mê Công, giải thích: do hai nhánh sông Tiền Giang và Hậu Giang đổ ra biển bằng chín cửa nên có tên là Cửu Long.
- Đại diện các cặp trình bày kết quả
- Nhận xét, bổ sung, chốt lại
- Cả lớp chú ý theo dõi
- Học sinh đọc thông tin SGK, quan sát tranh để trả lời:
 + Nhờ có biển hồ ở Căm-pu-chia chứa nước vào mùa hè nên nước sông Mê- kông lên xuống điều hòa, nước lũ dâng cao từ từ, ít gây thiết hại về nhà cửa, cuộc sống của người dân.
+ Qua mùa lũ bồi thêm một lượng phù sa màu mỡ cho đồng bằng, có tác dụng thau chua rửa mặn.
- Học sinh nhận xét
- Cả lớp chú ý theo dõi
- Học sinh nêu so sánh sự khác nhau giữa đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ về các mặt địa hình, khí hậu, sông ngòi, đất đai
- Cả lớp chú ý theo dõi
Ngày soạn: 08/01/2012
Ngày dạy: 10/01/2012
Khoa học (tiết 39)
KHÔNG KHÍ BỊ Ô NHIỄM
I. MỤC TIÊU:
° - Nêu được một số nguyên nhân gây ô nhiễm không khí: khói, khí độc, các loại bụi, vi khuẩn, 
° Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin về các hành động gây ô nhiễm không khí.
° Kỹ năng xác định giá trị bản thân qua đánh giá các hành động liên quan tới ô nhiễm không khí.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
 - Hình trang 78, 79 SGK.
 - Hình vẽ, tranh ảnh cảnh thể hiện không khí trong sạch, bầu không khí bị ô nhiễm (sưu tầm).
° Phương pháp: Động não (theo nhóm); quan sát và thảo luận theo nhóm nhỏ; kỹ thuật hỏi-trả lời; chúng em biết 3 .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
1’
4’
1’
14’
15’
4’
1’
1) Ổn định:
2) Kiểm tra bài cũ:Gió nhẹ, gió mạnh, phòng chống bão
- Hãy nêu được một số tác hại của bão.
- Em hãy nêu cách phòng chống bão tích cực.
- Nhận xét, cho điểm 
3) Dạy bài mới:
 Giới thiệu bài: Không khí bị ô nhiễm
 Hoạt động 1: Tìm hiểu về không khí ô nhiễm và không khí sạch (quan sát, thảo luận nhóm)
- Yêu cầu học sinh quan sát các hình trang 78, 79 SGK và làm việc theo cặp, chỉ ra hình nào thể hiện bầu không khí trong sạch? Hình nào thể hiện bầu không khí ô nhiễm?
- Mời học sinh đại diện trình bày
- Nhận xét, bổ sung chốt lại nội dung chính
- Giáo viên hỏi thêm: 
 + Ở bài trước ta đã học về tính chất không khí, em hãy nhắc lại.
 + Vậy em hãy phân biệt không khí sạch và không khí bẩn.
Kết luận:
- Không khí sạch là không khí trong suốt, hông màu, không mùi, không vị, chỉ chứa khói, bụi, khí độc, vi khuẩn với một tỉ lệ thấp, không làm hại đến sức khoẻ con người.
- Không khí bẩn hay ô nhiễm là không khí có chứa một trong các loại khói, khí độc, các loại bụi, vi khuẩn quá tỉ lệ cho phép, có hị cho sức khoẻ con người và các sinh vật  ... 
- Giáo viên yêu cầu học sinh viết các phép tính sau thành phân số: 6 : 8 ; 27 : 1 ; 57 : 19
- Nhận xét, tuyên dương 
3) Dạy bài mới: 
 3.1/ Giới thiệu bài: Phân số và phép chia số tự nhiên (tiếp theo)
 3.2/ Hướng dẫn thực hiện:
 a) Nêu ví dụ 1: 
- Giáo viên nêu vấn đề và yêu cầu học sinh nhận xét: Có 2 quả cam, chia mỗi quả thành 4 phần bằng nhau. Vân ăn 1 quả cam và ¼ quả cam. Viết phân số chỉ số phần quả cam Vân đã ăn.
- Giáo viên chốt lại : Ăn 1 quả cam, tức là ăn 4 phần hay quả cam, ăn thêm quả cam nữa tức là ăn 5 phần hay quả cam. 
 b) Nêu ví dụ 2 trong SGK:
- Giáo viên nêu vấn đề: Chia đều 5 quả cam cho 4 người. Tìm phần cam của mỗi người.Ta có thể làm như sau: Chia mỗi quả cam thành 4 phần bằng nhau. Lần lượt đưa cho mỗi người 1 phần, tức là của từng quả cam. Sau 5 lần chia như thế, mỗi người được 5 phần hay quả cam.
- Yêu cầu học sinh nhận xét:
- Giáo viên Nhận xét chốt lại: 
 Chia 5 quả cam cho 4 người thì mỗi người được quả cam.
 GV ghi: 5 : 4 = 
 quả cam gồm 1 quả và quả, do đó quả cam nhiều hơn 1 quả cam, ta viết : > 1 
 Vậy: có tử lớn hơn mẫu, phân số đó lớn hơn 1
 có tử bằng mẫu, phân số đó bằng 1.
 có tử bé hơn mẫu, phân số bé hơn 1 
 3.3/ Thực hành:
 Bài tập 1: 
- Mời học sinh nêu yêu cầu bài tập 
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở 
- Mời học sinh trình bày bài làm
- Nhận xét, góp ý và chữa bài
 Bài tập 2: (dành cho HS giỏi)
- Mời học sinh nêu yêu cầu bài tập 
- Yêu cầu học sinh quan sát và làm bài 
- Mời học sinh trình bày miệng trước lớp giải thích, nêu cáh thực hiện. 
- Giáo viên, học sinh nhận xét, bổ sung, chốt lại
chỉ phần đã tô màu của hình 2
 Bài tập 3: 
- Mời học sinh nêu yêu cầu bài tập 
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở
- Mời học sinh trình bày miệng trước lớp giải thích, nêu cáh thực hiện. 
- Giáo viên học sinh nhận xét, bổ sung, chốt lại
 3.4/ Củng cố:
 Những phân nào bé hơn 1, những phân số nào lớn hơn 1, những phân số nào bằng 1.
 3.5/ Nhận xét, dặn dò:
- Giáo viên nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài: Luyện tập
- Hát tập thể
- Học sinh thực hiện 
- Học sinh theo dõi
- Học sinh nêu lại ví dụ và nhận xét :
Ăn 1 quả cam, tức là ăn 4 phần hay quả cam, ăn thêm quả cam nữa tức là ăn 5 phần hay quả cam. 
- Học sinh theo dõi
- Học sinh đọc lại ví dụ 2. 
- Học sinh nhận xét
- Cả lớp theo dõi và nhắc lại. 
- HS đọc: Viết thương của mỗi phép chia sau dưới dạng phân số.
- Học sinh làm bài vào vở
- Học sinh trình bày bài làm
- Nhận xét, góp ý và chữa bài
9 : 7 = ; 8 : 5 = ; 19 : 11 = ; 3 : 3 = = ; 2 : 15 = 
- Học sinh đọc yêu bài tập
- Cả lớp quan sát hình và làm bài
- Học sinh trình bày, giải thích, nêu cách làm
- Học sinh nhận xét, bổ sung
 chỉ phần đã tô màu của hình 1
- Học sinh đọc yêu bài tập
- Cả lớp làm bài tập vào vở
- Học sinh trình bày, giải thích, nêu cách làm
Nhận xét, bổ sung, sửa bài
a)Phân số bé hơn 1 là: ; ; 
b) Phân số bằng 1 là: 
c) Phân số lớn hơn 1 là: ; 
- Học sinh nhận xét, bổ sung
- Cả lớp chú ý theo dõi
Ngày soạn: 08/01/2012
Ngày dạy: 12/01/2012
Toán (tiết 99)
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
 	- Biết đọc, viết phân số.
	- Biết quan hệ giữa phép chia số tự nhiên và phân số.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
 Sách giáo khoa, bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
1’
29’
4’
1’
1) Ổn định:
2) Kiểm tra bài cũ:Phân số và phép chia số tự nhiên (tiếp theo)
- Những phân số sau phân số nào lớn hơn 1, phân số nào bé hơn 1, phân số nào bằng 1: ; ; ;
- Nhận xét, sửa bài, tuyên dương
3) Dạy bài mới:
 3.1/ Giới thiệu bài: Luyện tập
 3.2/ Thực hành làm bài tập: 
 Bài tập 1:
 - Mời học sinh đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu học sinh đọc từng số đo đại lượng
kg, đọc là: một phần hai ki - lô- gam
- Nhận xét, góp ý
 Bài tập 2:
- Mời học sinh nêu yêu cầu bài tập 
- Yêu cầu học sinh tự viết các phân số vào vở
- Mời học sinh trình bày bài làm 
- Nhận xét, bổ sung
 Bài tập 3: 
- Mời học sinh nêu yêu cầu bài tập 
- Yêu cầu học sinh làm bài tập
- Mời học sinh trình bài bài làm trước lớp 
- Nhận xét, sửa bài
 Bài tập 4: 
- Mời học sinh nêu yêu cầu bài tập 
- Yêu cầu học sinh tự làm bài vào vở
- Mời học sinh nêu kết quả, giải thích. Học sinh có thể tìm phân số không giống nhau
- Nhận xét, sửa bài:
c) ) Phân số lớn hơn 1: ; ; 
 Bài tập 5: 
- Mời học sinh nêu yêu cầu bài tập 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm theo mẫu rồi làm phần a), b) 
- Yêu cầu học sinh tự làm bài tập
- Mời học sinh trình bày bài làm 
- Nhận xét, bổ sung, sửa bài
 3.3/ Củng cố:
 Giáo viên đọc cho học sinh viết các phân số: hai phần ba, mười chín phần hai mươi bảy, bốn mươi phần mười bảy, 
 3.4/ Nhận xét, dặn dò:
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài:Phân số bằng nhau
- Hát tập thể
- Phân số sau phân số lớn hơn 1 là; phân số nào bé hơn 1 là ; phân số nào bằng 1 là ;
- Cả lớp chú ý theo dõi
- Học sinh đọc yêu cầu bài tập 
- Học sinh đọc từng số đo đại lượng
- Nhận xét, góp ý, sửa chữa
- Học sinh đọc : Viết các phân số
- Học sinh làm bài vào vở
- Học sinh trình bày bài làm
- Nhận xét, bổ sung, sửa bài
; ; ; .
- HS đọc : Viết mỗi số tự nhiên sau dưới dạng phân số có mẫu số bằng 1: 8 ; 14 ; 32 ; 0 ; 1 
- Cả lớp làm bài vào vở
- Học sinh trình bài bài làm trước lớp 
- Nhận xét, sửa bài:
8 = ; 14 = ; 32 = ; 0 = ; 1 = 
- HS đọc : Viết một phân số:
a) Bé hơn 1; b) Bằng 1; c) Lớn hơn 1
- Cả lớp làm bài vào vở
- Học sinh nhận xét, sửa bài:
a) Phân số bé hơn 1: ;; ; 
b) Phân số bằng 1: ; ; 
- Học sinh đọc yêu cầu bài tập
- Cả lớp chú ý theo dõi
- Cả lớp làm bài tập
- Học sinh trình bày bài làm
- Học sinh nhận xét, bổ sung, sửa bài
a) CP = CD ; PD = CD
b) MO = MN ; ON = MN
- Học sinh thực hiện theo yêu cầu
- Cả lớp chú ý theo dõi
Ngày soạn: 08/01/2012
Ngày dạy: 13/01/2012
Toán (tiết 100)
PHÂN SỐ BẰNG NHAU
I. MỤC TIÊU :
	Bước đầu nhận biết được tính chất cơ bản của phân số, phân số bằng nhau.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
 Hai băng giấy có chia thành các phần bằng nhau như sách giáo khoa, bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
1’
14’
15’
4’
1’
1) Ổn định: 
2) Kiểm tra bài cũ:
- Tìm một phân nào bé hơn 1, một phân số lớn hơn 1, một phân số bằng 1.
- Nhận xét, sửa bài, tuyên dương
3) Dạy bài mới: 
 3.1/ Giới thiệu bài: Phân số bằng nhau
 3.2/ Hướng dẫn học sinh nhận biết = và tự nêu được tính chất cơ bản của phân số
- Giáo viên dán lên bảng 2 băng giấy như trong sách giáo khoa
 + Em có nhận xét gì về hai băng giấy?
 + Băng thứ nhất được chia làm mấy phần? Đã tô màu mấy phần? Viết phân số cho phần đã tô màu.
 + Băng thứ hai được chia làm mấy phần? Đã tô màu mấy phần? Viết phân số cho phần đã tô màu.
- Vậy băng giấy và băng giấy như thế nào với nhau?
- Giáo viên kết luận ghi bảng : = 
- Làm thế nào để từ phân số thành phân số và phân số thành phân số ?
- Giáo viên rút ra tính chất cơ bản của phân số:
 + Nếu nhân cả tử số và mẫu số của một phân số với cùng một số tự nhiên khác 0 thì được một phân số bằng phân số đã cho.
 + Nếu cả tử và mẫu số của một phân số cùng chia hết cho một số tự nhiên khác 0 thì sau khi chia ta được một phân số bằng phân số đã cho. 
 3.3/ Thực hành:
Bài tập 1:
- Mời học sinh nêu yêu cầu bài tập 
- Yêu cầu học sinh làm bài tập vào vở
- Mời học sinh trình bày bài làm và đọc kết quả
Nhận xét, bổ sung, sửa bài
Bài tập 2: (dành cho HS giỏi)
- Mời học sinh nêu yêu cầu bài tập 
- Yêu cầu học sinh tự làm rồi nêu nhận xét của từng phần a), b) hoặc nêu nhận xét gộp cả hai phần a), và b) như SGK 
Bài tập 3: (dành cho HS giỏi)
- Mời học sinh nêu yêu cầu bài tập 
- Yêu cầu học sinh làm bài tập
- Mời học sinh đọc trình bày kết quả, nhận xét, sửa bài
3) Củng cố:
- Yêu cầu học sinh tìm phân số bằng nhau cho các phân số sau: và 
4) Nhận xét, dặn dò:
- Giáo viên nhận xét tiết học 
- Chuẩn bị bài: Rút gọn phân số
- Hát tập thể 
- Học sinh thực hiện 
- Cả lớp chú ý theo dõi
- Cả lớp quan sát và nêu nhận xét:
+ HS nêu: Hai băng giấy bằng nhau.
+ Băng thứ nhất được chia làm 4 phần bằng nhau. Đã tô màu băng giấy.
+ Băng thứ hai được chia làm8 phần. Đã tô màu băng giấy.
- Vậy băng giấy bằng băng giấy
Nhân cả tử số và mẫu số với cùng một số tự nhiên khác 0
 = = ; = = 
Cả lớp chú ý theo dõi, vài học sinh nêu lại.
- Học sinh thực hiện theo tổ chức, hướng dẫn của giáo viên
- Học sinh đọc : Viết số thích hợp vào chỗ trống 
- Cả lớp làm bài vào vở
- Học sinh trình bày bài làm và đọc kết quả
- Nhận xét, sửa bài vào vở
- HS đọc : Tính rồi so sánh kết quả 
- Học sinh làm bài, nhận xét, sửa bài
a) 18 : 3 và (18 x 4 ): ( 3 x 4 )
 18 : 3 = 6 (18 x 4 ) : (3 x 4 )
 = 72 : 12
 = 6
 à 18 : 3 = (18 x 4 ): ( 3 x 4 )
b) 81 : 9 và (81 : 3 ) : (9 : 3 )
81 : 9 = 9 ( 81 : 3 ) : (9 : 3 )
 = 27 : 3
 = 9
- HS đọc: Viết số thích hợp vào chỗ trống 
- Cả lớp làm bài vào vở
- Học sinh trình bày kết quả, nhận xét, sửa bài
- Học sinh thực hiện: = = ;
 = = 
- Học sinh theo dõi

Tài liệu đính kèm:

  • doclop 4 tuan 20 CKT KNS 3 cot.doc