I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Kĩ năng
- Nhận diện được câu khiến , sử dụng linh hoạt câu khiến trong văn cảnh , lời nói .
2. Kiến thức
- HS hiểu cấu tạo và tác dụng của câu khiến .
3. Thái độ :
- HS có ý thức nói câu khiến phù hợp trong từng tình huống .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng phụ ghi các câu trong phần nhận xét .
- Bảng phụ ghi nội dung ghi nhớ .
- Bảng phụ choHS làm bài tập .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. KTBC .
- HS đọc thuộc các thành ngữ ở chủ điểm : Dũng cảm và giải thích một thành ngữ mà em thích .
-HS nhận xét , GV đánh giá .
B. DẠY BÀI MỚI
1. Giới thiệu bài : GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học .
tuần 27 Thứ hai ngày 20 tháng 3 năm 2006 tập đọc Dù sao trái đất vẫn quay i. mục đích yêu cầu 1. Kĩ năng : Đọc lưu loát , trôi chảy toàn bài . Đọc đúng tên riêng nước ngoài : Cô - péc –ních, Ga – li –lê Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể rõ ràng , chậm rãi , cảm hứng ca ngợi lòng dũng cảm bảo vệ chân lí khoa học của hai nhà khoa học Cô - péc –ních, Ga – li –lê . 2.Kiến thức . Hiểu những từ ngữ trong bài . - Hiểu ý nghĩa câu chuyện : Ca ngợi những nhà khoa học chân chính đã dũng cảm , kiên trì bảo vệ chân lí khoa học . 3. Thái độ : GD lòng dũng cảm , kiên trì bảo vệ cái đúng . ii. đồ dùng dạy học - Tranh minh hoạ bài tập đọc SGK . iii. các hoạt động dạy học A. Kiểm tra : HS đọc truyện Ga – vrốt ngoài chiến luỹ theo cách phân vai . b. dạy bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Luyện đọc và tìm hiểu bài a. Luyện đọc - HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn văn 2-3 lượt . - GV kết hợp giúp HS đọc đúng các danh từ riêng Cô - péc –ních, Ga – li –lê , hiểu nghĩa các từ ngữ được chú thích cuối bài . - Hướng dẫn HS nghỉ hơi đúng ở những câu dài khó. - HS luyện đọc theo cặp . - Một , hai HS đọc cả bài . - GV đọc diễn cảm toàn bài . b. Tìm hiểu bài -HS đọc thầm bài văn và trả lời câu hỏi: ? ý kiến của Cô- péc – ních có điểm gì khác ý kiến chung lúc bấy giờ ? ? Ga – li –lê viết sách nhằm mục đích gì ? ? Vì sao toà án lúc đó xử phạt ông ? ? Lòng dũng cảm của Cô - péc –ních và Ga – li –lê thể hiện ở chỗ nào ? ? truyện có ý nghĩa gì ? c, Hướng dẫn đọc diễn cảm - Năm HS nối tiếp nhau đọc các đoạn của bài . GV nhắc nhở các em tìm đúng giọng đọc của bài văn và thể hiện diễn cảm . - GV hướng dẫn HS cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm đoạn văn “ Chưa đầy một thế kỉ sau ..... Dù sao thì trái đất vẫn quay . ” -Tổ chức cho học sinh đọc đoạn văn và toàn bài văn . 3. Củng cố , dặn dò GV nhận xét tiết học . Thứ tư ngày 22 tháng 3 năm 2006 chính tả ( Nhớ viết ) bài thơ về tiểu đội xe không kính phân biệt s/ x ,dấu hỏi /dấu ngã i. mục tiêu 1. Kiến thức : Nhớ - viết lại chính xác , trình bày đúng một đoạn từ Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng ...Bắt tay nhau qua của kính vỡ rồi trong bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính . 2. Kĩ năng : Tìm đúng , viết đúng chính tả những tiếng bắt đầu bằng s/x ( hoặc có dấu hỏi ? dấu ngã ) để điền vào chỗ trống , hợp với nghĩa đã cho . 3. Thái độ : Rèn chữ đẹp , giữ vở sạch. ii. đồ dùng học tập HS chuẩn bị vở Bài tập Tiếng Việt. iii. các hoạt động dạy học A. KTBC : GV đọc 2 HS viết bảng , lớp viết vở nháp b. dạy bài mới 1. Giới thiệu bài : Nêu mục đích yêu cầu của giờ học cần đạt. 2. Hướng dẫn HS nhớ-viết GV đọc đoạn thơ cần nghe - viết trong bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính . - HS tìm từ khó và dễ lẫn khi viết chính tả . - HS nêu cách trình bày đoạn thơ . - HS tự nhớ lại bài và viết . - GV chấm 7-10 bài . Nhận xét chung . 3. Hướng dẫn HS làm các bài tập chính tả . Bài tập 2 (lựa chọn) GV nêu yêu cầu của bài tập ,chọn phần a. GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm . Yêu cầu Hs tìm các từ chỉ viết với skhông viết với x hoặc chỉ viết với x không viết với s . HS làm bài vào phiếu ,2 nhóm làm vào giấy khổ to . 2 nhóm dán lên bảng lớp , lớp bổ sung . GV cùng cả lớp nhận xét . Bổ sung . Bài tập 3 : HS đọc yêu cầu của bài tập . HS đọc thầm , trao đổi theo cặp . GV gọi Hs đọc đoạn văn hoàn chỉnh , HS khác nhận xét , sửa chữa . Nhận xét , kết luận lời giải đúng . 4. Củng cố , dặn dò - GV nhận xét tiết học - Yêu cầu HS về nhà xem kại bài tập 2b, ghi nhớ các hiện tượng chính tả để không mắc lỗi khi viết . Thứ tư ngày 22 tháng 3 năm 2006 luyện từ và câu câu khiến i. mục đích yêu cầu 1. Kĩ năng - Nhận diện được câu khiến , sử dụng linh hoạt câu khiến trong văn cảnh , lời nói . 2. Kiến thức - HS hiểu cấu tạo và tác dụng của câu khiến . 3. Thái độ : - HS có ý thức nói câu khiến phù hợp trong từng tình huống . ii. đồ dùng dạy học Bảng phụ ghi các câu trong phần nhận xét . Bảng phụ ghi nội dung ghi nhớ . Bảng phụ choHS làm bài tập . iii. các hoạt động dạy học A. KTBC . - HS đọc thuộc các thành ngữ ở chủ điểm : Dũng cảm và giải thích một thành ngữ mà em thích . -HS nhận xét , GV đánh giá . b. dạy bài mới 1. Giới thiệu bài : GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học . 2. Phần nhận xét Bài 1,2: HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập Hỏi : Câu nào trong đoạn văn được in nghiêng ? Câu in nghiêng đó được dùng để làm gì ? ( câu in nghiêng là lời của Gióng nhờ mẹ gọi sứ giả vào ) Cuối câu đó sử dụng dấu gì ? (dấu chấm than) GV kết luận về câu khiến . Bài 3: - GV gọi HS đọc yêu cầu của bài tập . - Yêu cầu hai HS viết bảng lớp . HS dưới lớp tập nói . Lớp nhận xét , GV đánh giá sửa chữa . GV hỏi : Câu khiến dùng để làm gì ? Dấu hiệu nào để nhận ra câu khiến ? GV kết luận : Những câu dùng để yêu cầu , đề nghị , nhờ vả người khác làm một việc gì đó gọi là câu khiến hay câu cầu khiến .Cuối câu thường có dấu chấm than hay dấu chấm cảm . 3. Phần ghi nhớ. Ba , bốn HS đọc nội dung phần ghi nhớ .trong SGK. 4.Thực hành . Bài 1: - HS đọc yêu cầu bài . - Yêu cầu HS tự làm bài . ,2 HS làm trên bảng phụ , HS dưới lớp dùng bút chì gạch chân câu khiến trong SGK HS trình bày ý kiến của mình trước lớp . - GV cho 2 HS gắn bảng phụ đã làm lên bảng . Lớp nhận xét , giáo viên đánh giá . Bài 2: - HS nêu yêu cầu của bài tập - Phát bút dạ . yêu cầu HS làm việc trong nhóm , mỗi nhóm 4 HS - HS suy nghĩ , làm bài . - HS 2 nhóm dán phiếu lên bảng . các nhóm khác nhận xét . Gọi các nhóm khác đọc các câu khiến mà nhóm mình tìm được . Nhận xét khen ngợi các nhóm tìm được câu hay . Bài 3: - HS đọc yêu cầu bài tập . -GV hướng dẫn HS làm bài . HS suy nghĩ làm bài - HS trình bày ý kiến của mình trước lớp Lớp nhận xét, bổ sung . 3. Củng cố , dặn dò Nhận xét tiết học . kể chuyện kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia i. mục đích yêu cầu 1. Kiến thức :Chọn được câu chuyện có nội dung về lòng dũng cản của con người mà em đã được chứng kiến hoặc tham gia . 2. Kĩ năng : Biết cách sắp xếp câu chuện theo một trình tự hợp lí . Lời kể sinh động , tự nhiên , chân thực , hấp dẫn , sáng tạo , kết hợp với cử chỉ , điệu bộ . Biết nhận xét , đánh giá nội dung truyện và lời kể của bạn . 3. Thái độ : Mạnh dạn , tự nhiên khi nói trước đông người . ii. đồ dùng dạy học GV chuẩn bị một câu chuyện mẫu . iii. các hoạt động dạy học A. KTBC: Gọi 1-2 HS kể lại 1 câu chuyện đã nghe, đọc ở tuần trước . b. dạy bài mới 1. Giới thiệu bài : Trực tiếp Hướng dẫn kể chuyện a. Tìm hiểu đề bài -HS đọc yêu cầu của đề bài tiết kể chuyện -GV phân tích đề , dùng phấn màu gạch chân các từ : Lòng dũng cảm , chứng kiến hoặc tham gia. -GV hỏi :Đề yêu cầu gì? -GV gọi HS đọc gợi ý SGK . -HS mô tả lại những gì diễn ra trong hai bức tranh minh hoạ . -GV yêu cầu HS nhắc lại gợi ý 2 -GV : Em định kể câu chuyện về ai? Câu chuyện đó xảy ra khi nào ? Hãy giới thiệu cho các bạn cùng nghe . b. Kể trong nhóm - GV chia HS thành nhóm 4 , yêu cầu các em kể câu chuyện của mình trong nhóm và trao đổi để hiểu ý nghĩa câu chuyện , ý nghĩa hành động của nhân vật . - Gv đi hướng dẫn từng nhóm . c. Kể trước lớp . Tổ chức cho HS thi kể . GV ghi nhanh lên bảng tên HS , nội dung truyện . Mỗi HS kể , GV khuyến khích HS dưới lớp hỏi bạn về nội dung ý nghĩa truyện để tạo không khí hào hứng , sôi nổi trong giờ học . HS nhận xét bạn kể theo các tiêu chí đã nêu . Nhận xét cho điểm từng học sinh . 3. Củng cố , dặn dò . - GV nhận xét tiết học. Dăn HS xem trước nội dung bài kể chuyện tiết tuần sau. tập đọc con sẻ I. Mục đích, yêu cầu 1.Kĩ năng : Đọc đúng từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ . Đọc trôi chảy toàn bài , ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu , giữa các cụm từ , nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả hình ảnh con sẻ già gan góc . 2. Kiến thức: -Hiểu các từ ngữ trong bài : -Hiểu ý nghĩa của bài thơ : Ca ngợi hành động dũng cảm , sả thân cứu sẻ non của sẻ già . 3. Thái độ . Biết tỏ lòng khâm phục trước lòng dũng cảm . II. Đồ dùng dạy - học Bảng phụ ghi nội dung câu văn , đoạn văn cần luyện đọc . III. Các hoạt động dạy - học A - Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra 2 HS nối tiếp nhau đọc bài “ Dù sao trái đất vẫn quay ” trả lời câu hỏi về nội dung bài . B - Dạy bài mới Giới thiệu bài: Luyện đọc và tìm hiểu bài: a.Luyện đọc - HS nối tiếp nhau đọc từng khổ thơ 2-3 lượt . - GV kết hợp giúp HS sửa lỗi phát âm,hiểu nghĩa các từ ngữ được chú thích cuối bài . - Hướng dẫn HS ngắt hơi đúng câu dài . - HS luyện đọc theo cặp . - Một , hai HS đọc cả bài . - GV đọc diễn cảm toàn bài . b. Tìm hiểu bài HS trả lời câu hỏi : ? Trên đường đi con chó thấy gì? ? Con chó định làm gì con sẻ non ? ? Tìm những từ ngữ cho thấy con sẻ còn non và yếu ớt . ? Việc gì xảy ra khiến con chó đột ngột dưng lại ? ?Hình ảnh con sẻ mẹ dũng cảm lao xuống cứu con người được miêu tả như thế nào ? ? Đoạn 1,2,3 kể lại chuyện gì? GV dùng tranh minh hoạ giảng bài : GV yêu cầu HS đọc phần cuối bài : ? Vì sao tác giả bày tỏ lòng kính phục đối với con sẻ nhỏ bé ? ? Đoạn 4,5 nói lên điều gì? GV giảng bài : HS đọc lại toàn bài và tìm ý chính của bài . c. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm -HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn . -GV hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm đoạn văn : HS nhẩm đọc thuộc lòng bài thơ GV tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng từng khổ thơ . 3. Củng cố, dặn dò GV nhận xét tiết học. Dặn HS đọc lại bai và chuẩn bị bài sau. Thứ năm ngày 23 tháng 3 năm 2006 tập làm văn Miêu tả cây cối (Kiểm tra viết ) i. mục đích yêu cầu 1. Kiến thức Bài viết đúng nội dung , yêu cầu của đề bài . 2.Kĩ năng: HS thực hành viết bài văn miêu tả cây cối . Bài viết hay sinh động , giàu tình cảm , có sáng tạo . 3. Thái độ : HS yêu thích đọc sách và tìm hiểu thông tin qua sách . ii. đồ dùng dạy học Một số tờ giấy khổ rộng Bảng phụ ghi dàn ý bài văn miêu tả cây cối . iii. các hoạt động dạy học KTBC : Kiểm tra sự chuẩn bị của HS b. dạy bài mới 1. Giới thiệu bài : trực tiếp 2. Thực hành viết GV đưa ra 3 đề để HS lựa chọn : Đề 1: Hãy tả lại một cây mà em có dịp quan sát . Đề 2:Hãy tả một cây ở trường gắn với nhiều kỉ niệm của em.Chú ý mở bài theo cách gián tiếp . Đề 3: Hãy tả một cây do chính tay em vun trồng . chú ý kết bài theo lối mở rộng . Đề 4: Hãy tả lại một cây hoa mà em thích ... với sự sống trên Trái Đất . 3. Thái độ: Có ý thức bảo vệ môi trường . ii.Đồ dùng dạy – học Hình trang 108 , 109 SGK iii. các Hoạt động dạy - học a. KTBC: Kể tên một số nguồn nhiệt và vai trò của chúng đối với cuộc sống hàng ngày . B. dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài : trực tiếp 2. Hoạt động 1: Trò chơi ai nhanh , ai đúng . * Mục tiêu: Nêu được ví dụ chứng tỏ mỗi loài sinh vật có nhu cầu về nhiệt khác nhau . *Cách tiến hành: Bước 1: Tổ chức GV chia lớp thành 4. Cử 3,4 HS làm ban giám khảo,cùng theo dõi ghi lại các câu trả lời của các đội Bước 2:Phổ biến cách chơi và luật chơi GV lần lượ đưa các câu hỏi .Đội nào có câu trả lời sẽ lắc chuông để trả lời . Đội nào lắc chuông trước thì trả lời trước . Tiếp theo các đội khác sẽ lần lượt theo thứ tự lắc chuông . Bước 3: Chuẩn bị Cho các đội hội ý trước khi vào cuộc chơi , các thành viên trao đổi thông tin đã sưu tầm . Bước 4: Tiến hành GV lần lượt đọc câu hỏi và điều khiển cuộc chơi . Bước 5: Đánh giá , tổng kết . - Ban giám khảo hội ý thống nhất điểm và tuyên bố với các đội . 3. Hoạt động 2: Thảo luận về vai trò của nhiệt đối với sự sống trên trái đất * Mục tiêu: Nêu vai trò của nhiệt đối với sự sống trên trái đất . * Cách tiến hành: GV nêu câu hỏi : Điều gì sẽ xảy ra nếu Trái Đất không được Mặt Trời sưởi ấm . GV yêu cầu HS vận dụng nhưngc kiến thức đã học để trả lời câu hỏi . Kết luận : 5. Củng cố dặn dò - GV nhận xét tiết học . - Chuẩn bị bài sau Giáo án chuyên đề – khối 4 Địa lý Dải đồng bằng duyên hải miền trung I- Mục tiêu 1. Kiến thức : Học xong bài này, HS biết dựa vào bàn đồ / lược đồ , chỉ và đọc tên các đồng bằng ở duyên hải miền Trung . Duyên hải miền Trung có nhiều đồng bằngd nhỏ hẹp , nối với nhau tạo thành dải đồng bằng với nhiều đồi cát ven biển . 2. Kĩ năng : Nhận xét lược đồ , ảnh , bảng số liệu để biết đặc điểm nêu trên . 3. Thái độ : Biết chia sẻ với người dân miền Trung những khó khăn do thiên tai gây ra . II- Đồ dùng dạy – học Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam III- Các hoạt động dạy- học A. KTBC: B. Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài : trực tiếp 2. Đồng bằng nhỏ hẹp với nhiều cồn cát ven biển Hoạt động 1: Làm việc cả lớp Bước 1: GV chỉ vào bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam tuyến đường sắt , đường bộ tự Hà Nội qua suốt dọc duyên hải Miền Trung để đến tành phố Hồ Chí Minh ; xác định đồng bằng duyên hải miền Trung ở phần giữa của lãnh thổ Việt Nam , phía bắc giáp đồng bằng Bắc Bộ , phía nam giáp đồng bằng Nam Bộ ; phía tây là đồi núi thuộc dãy Trường Sơn ; phía đồng là biển . Bước 2: GV yêu cầu các nhóm HS đặt câu hỏi , quan sát lược đồ , ảnh trong SGK , trao đổi với nhau tên , vị trí , độ lớn của các đồng bằng ở duyên hải miền Trung . Đọc đúng tên và chỉ đúng vị trí các đồng bằng . Nhận xét : các đồng bằng nhỏ , hẹp cách nhau bởi các dãy núi lan ra sát biển . Các nhóm nhắc lại ngắn gọn các đặc điểm của đồng bằng duyên hải miền Trung . Bước 3: GV cho HS quan sát một số ảnh về đầm ,phá , cồn cát được trồng phi lao ở duyên hải miền Trung va fgiới thiệu về các dạng địa hình phổ biến xen đồng bằng ở đây , về hoạt động cải tạo tự nhiên của người dân trong vùng . GV giới thiệu các kí hiệu núi lan ra biển trước khi đọc tên các đồng bằng để HS thấy rõ thêm lí do vì sao các đoòng bằng miền trung lại nhỏ hẹp . 3. Khí hậu và sự khác biệt giữa khu vực phía bắc và phía nam . * Hoạt động 2: Làm việc cả lớp hoặc theo cặp Bước 1: GV yêu cầu HS quan sát lược đồ hình 1 của bài theo yêu cầu của SGK . Bước 2: GV giải thích vai trò “ Bức tường” chắn gió của dãy Bạch Mã GV cần nói thêm về sự khác biệt khí hậu giữa phía Bắc và phía nam dãy Bạch Mã . Bước 3: GV nêu gió tây nam vào mùa hạ đã gây mưa ở sườn tây Trường Sơn khi vượt dãy Trường Sơn gió trở nên khô , nóng . Người dân gọi là gió lào do có hướng thổi từ Lào sang . Gió đông Bắc thổi vào cuối năm mang theo nhiều hơi nước của biển và thường gây mưa. 5. Củng cố dặn dò HS đọc mục ghi nhớ . Gv nhận xét tiết học . Lịch sử Thành thị ở thế kỉ XVI - XVII I. mục đích yêu cầu 1.Kiến thức : HS bài này HS biết : ở thế kỉ XVI – XVII , nước ta nổi lên ba thành thị lớn : Thăng Long , Phố Hiến , Hội An . Sự phát triển cuat thành thị chứng tỏ sự phát triển của nền kinh tế , đặc biệt là thương mại . 2. Kĩ năng : Trình bày được những thành thị lớn ở nước ta thế kỉ XVI –XVII 3. Thái độ : Tự hào về lịch sử dân tộc II. đồ dùng học tập Bản đồ Việt Nam Phiếu học tập của HS III. các hoạt động dạy học A- Kiểm tra bài cũ: B - Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Hoạt động 1: Làm việc cả lớp GV trình bày khái niệm thành thị : Thành thị ở giai đoạn này không chỉ là trung tâm chính trị , quân sự mà còn là nơi tập trung đông dân cư , công nghiệp và thương nghiệp phát triển . GV treo bản đồ Việt Nam , yêu cầu HS xác định vị trí của Thăng Long , Phố Hiến , Hội An trên bản đồ . 3.Hoạt động 2 : Làm việc cá nhân GV yêu cầu HS đọc các nhận xét của người nước ngoài về Thăng Long , Phố hiến , Hôi An để điền vào bảng thống kê sau cho chính xác . Đặc điểm Thành thị Số dân Quy mô thành thị Hoạt động buôn bán Thăng Long Phố Hiến Hội an GV yêu cầu HS dựa vào bảng thống kê mô tả lại các thành thị bằng lời . 4. Hoạt động 3: Làm việc cả lớp GV hướng dẫn HS thảo luận các câu hỏi sau: + Nhận xét chung về số dân , quy mô và hoạt động buôn bán trong các thành thị ở nước ta vào thế kỉ XVI – XVII + Theo em , hoạt động buôn bán ở các thành thị trên nói lên tình hình kinh té nước ta thời kì đó như thế nào ? -HS thảo luận và trả lời câu hỏi . - HS khác nhận xét , bổ sung . 3. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học. - chuẩn bị baig tuần sau . Đạo đức tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo ( tiết 2) I. Mục tiêu Như tiết 1 II . Đồ dùng dạy học - SGK đạo đức 4. III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu A. KTBC: Vì sao cần tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo ? B. Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Hoạt động 1: Thảo luận theo nhóm đôi Mục tiêu: HS nhận biết những việc làm nào là nhân đạo . Cách tiến hành : HS nêu yêu cầu của bài tập HS thảo luận . Đại diện các nhóm trình bày ý kiến trước lớp Lớp nhận xét . GV nhận xét , Kết luận: 3.Hoạt động 2: xử lí tình huống Mục tiêu: HS biết cách sử lí các tình huống thể hiện lòng nhân đạo Cách tiến hành : GV chia lớp thành nhóm và giao cho mỗi nhóm thảo luận mộ tình huống . Các nhóm HS thảo luận . HS trình bày kết quả của nhóm mình cho cả lớp nghe . - Cả lớp nhận xét , đánh giá cách giải quyết . - GV kết luận : 4.Hoạt động : Thảo luận nhóm GV chia lớp và giao nhiệm vụ cho các nhóm . Các nhóm thảo luận và ghi kết quả thảo luận ra giấy khổ to theo mẫu bài tập 5 . Đại điện các nhóm lên trình bày . Cả lớp trao đổi , bình luận . Gv kết luận : Cần phải cảm thông , chia sẻ , giúp đỡ . 5.Hoạt động nối tiếp - GV nhận xét tiết học. - Học ttập những hành vi , chuẩn mực đạo đức đã được học vào trong cuộc sống . Kĩ thuật Lắp cái đu (tiết 2) i. mục tiêu như nội dung tiết 1 ii. Đồ dùng dạy họC Như tiết 1 iii. các hoạt động dạy học A. KTBC B. dạy bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Hoạt động 3: HS thực hành lắp cái đu GV gọi HS đọc lại ghi nhớ và nhắc nhở các em phải quan sát kĩ các hình trong sách giáo khoa . a. HS chọn chi tiết để lắp cái đu . HS chọn đủ và đúng các chi tiết trong sách giáo khoa và xếp loại vào lắp hộp . GV đến từng học sinh để kiểm tra và giúp đỡ các em chọn đúng vad đủ chi tiết để lắp cái đu. b. Lắp từng bộ phận . GV nhắc nhở HS : Vị trí trong ngoài giữa các bộ phận của giá đỡ cái đu . Thứ tự bước lắp tay cầm và thành sau ghế và tấm nhỏ khi lắp tấm nhỏ . Vị trí của các vòng hãm . Lắp ráp cái đu. GV quan sát hình 1 sách giáo khoa để lắp hoàn thiện cái đu . Kiẻm tra sự chuyển động của cái đu GV theo dõi HS lắp và giúp đỡ HS yếu . 3.Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập . GV tổ chức cho Hs trưng bày sản phẩm thực hành . GV nêu những tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm thực hành : +Lắp đu đúng mẫu và theo đúng quy trình . + Đu lắp chắc chắn và không bị xộc xệch . + Ghế đu giao động nhẹ nhàng . HS dựa vào tiêu chuẩn để đánh giá sản phẩm của mình và của bạn . GV nhận xét , đánh giá kết quả học tập của HS . Nhắc nhở HS tháo các chi tiết và xếp gọn vào hộp . 4. Củng cố dặn dò - GV nhận xét tiết học kĩ thuật Lắp xe nôi i. Mục tiêu HS biết chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp xe nôi . Lắp được tường bộ phận và lắp ráp xe nôi đúng kĩ thuật , đúng quy định . Rèn luyện tính cẩn thận , ân toàn laođộng khi thực hiện thao tác lắp , tháo các chi tiết của xe nôi. ii. đồ dùng dạy học Mẫu xe nôi đã lắp sẵn . Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật iii. các hoạt động dạy học A. KTBC B. dạy bài mới 1. Giới thiệu bài 2.Hoạt động : GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu . Gv quan sát mẫu xe nôi đã lắp sẵn . GV hướng dẫn HS quan sát từng bộ phận và trả lời câu hỏi : Để lắp xe nôi cần bao nhiêu chi tiết ? GV nêu tác dụng của xe nôi trong thực tế : 3. Hoạt động 2: GV hướng dẫn thao tác kĩ thuật GV hướng dẫn HS chọn các chi tiết theo SGK GV cùng HS chọn từng loại chi tiết trong SGK cho đúng , đủ . Xếp các chi tiết vào nắp hộp trong từng loại chi tiết . Lắp từng bộ phận . Lắp tay kéo : + HS quan sát hình 2 SGK và trả lời câu hỏi : Để lắp được em cần chọn chi tiết nào và số lượng là bao nhiêu ?( 2 thanh thẳng 7 lỗ , 1 thanh chữ u dài ) + GV lắp tay kéo theo SGK . Lắp giá đỡ trục bánh xe. + HS quan sát hình 3 SGK , sau đó GV gọi 1 HS lên lắp , HS khác nhận xét và bổ sung cho hoàn chỉnh . + GV quan sát hình 1 SGK để trả lời câu hỏi trong SGK . Lắp thanh giá đỡ trục bánh xe . + GV gọi 1 HS gọi tên và số lượng các chi tiết để lắp thanh đỡ giá bánh xe. + GV gọi 1,2 HS lên lắp bộ phận này . + GV và các HS khác nhận xét và bổ sung hoàn chỉnh . Lắp thành xe với mui xe . + GV lắp theo các bước trong SGK . Lắp trục bánh xe. + HS trả lời câu hỏi trong SGK , GV nhận xét vad bổ sung . Lắp ráp xe nôi . GV lắp ráp xe nôi theo quy trình trong SGK . Trong khi lắp gv có thể đưa ra những câu hỏi hoặc gọi 1,2 HS lên lắp để tạo không khí trong lớp . Sau khi lắp xong GV kiểm tra sự chuyển động của xe. GV hướng dẫn HS tháo rời các chi tiết và xếp gọn vào hộp . 4. Hoạt động nối tiếp - GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập của HS. Dặn HS về nhà Tập lắp tháo các chi tiết .
Tài liệu đính kèm: