Giáo án Khối 4 - Tuần 27 - Năm học 2011-2012 (Chuẩn kiến thức kĩ năng 2 cột)

Giáo án Khối 4 - Tuần 27 - Năm học 2011-2012 (Chuẩn kiến thức kĩ năng 2 cột)

TẬP ĐỌC

Tiết 53 : DÙ SAO TRÁI ĐẤT VẪN QUAY

I. Mục tiêu: - Giúp HS:

-Đọc đúng các tên riêng nước ngoài; biết đọc với giọng kể chậm rãi, bước đầu bộc lộ được thái độ ca ngợi hai nhà bác học dũng cảm.

- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi những nhà khoa học chân chính đã dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lí khoa học.

- Giáo dục HS yêu khoa học, tự khám phá những điều bí ẩn về Trái Đất.

II. Phương tiện :

+ Sơ đồ trái đất trong hệ mặt trời.

 + Bảng phụ ghi sẵn đoạn cần luyện đọc.

 

doc 34 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 12/02/2022 Lượt xem 124Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 27 - Năm học 2011-2012 (Chuẩn kiến thức kĩ năng 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 HỌC KỲ : II Từ ngày : 12 / 03 / 2012
 TUẦN : 27 Đến ngày : 16 / 03 / 2012
Thứ ngày
Mơn
Tiết CT
TÊN BÀI GIẢNG
Ghi chú
Hai
12/03
Đạo đức
24
Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo (Tiết2)
Tốn
116
Luyện tập chung
Tập đọc
47
Dù sao trái đất vẫn quay
Khoa học
47
Các nguồn nhiệt
Mĩ thuật
24
VTM : Vẽ cây
Ba
13/ 03
Thể dục
47
Di chuyển tung và bắt bĩng. Ơn nhảy dây.TC: Dẫn
Tốn
117
Kiểm tra định kì giữa học kì I 
Chính tả
24
Nhớ- viết : Bài thơ về tiểu đội xe khơng kính
LT & câu
24
Câu khiến
Âm nhạc
24
Ơn bài hát : Chú voi con ở Bản Đơn
Tư
14/ 03
Tập đọc
48
Con sẻ
Tốn
118
Hình thoi
Kể chuyện
24
Kể chuyện được chứng kiến, tham gia
Lịch sử
24
Thành thị ở thế kỉ XVI - XVII
Anh văn
Năm
15/ 03
Thể dục
48
Tâng cầu bằng đùi.TC: Dẫn bĩng
Tốn
119
Diện tích hình thoi
Tập làm văn
47
Miêu tả cây cối (Kiểm tra viết)
Khoa học
48
Nhiệt cần cho sự sống
Kĩ thuật
24
Lắp cái đu (Tiết 1)
Sáu
17 /03
Địa lí
24
Dải đồng bằng duyên hải miền Trung.
Tốn
120
Luyện tập
Tập làm văn
48
Trả bài văn miêu tả cây cối
LT & câu
48
Cách đặt câu khiến
S hoạt lớp
Nhận xét tuần 27 . P/ h tuần 28
 Thứ hai ngày 12 tháng 03 năm 2012
ĐẠO ĐỨC
Tiết 27 : TÍCH CỰC THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG NHÂN ĐẠO (tt)
I. Mục tiêu:
-Nêu được ví dụ về hoạt động nhân đạo.
-Thông cảm với bạn bè và những ngwoif gặp khó khăn, hoạn nạn ở lớp, ở trường và cộng đồng.
-Tích cực tham gia một số hoạt động nhân đạo ở lớp, ở trường, ở địa phương phù hợp với khả năng và vận động bạn bè, gia đình cùng tham gia.
II. Phương tiện :
+ Nội dung một số câu ca dao, tục ngữ nói về lòng nhân đạo.
III. Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động dạy
Hoạt động học
1 .Khởi động :
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 2 em trả lời 2 câu hỏi trong SGK.
-H: Em suy nghĩ gì về những khó khăn, thiệt hại mà các nạn nhân phải hứng chịu do thiên tai, chiến tranh gây ra ?
-H: Em có thể làm gì để giúp đỡ họ ?
3. Dạy học bài mới: 
a. Giới thiệu bài: 
b. Hoạt động 1: Thảo luận nhóm.
+ GV nêu yêu cầu bài tập: 
+ Những việc làm nào sau đây là nhân đạo ?
a)Uống nước ngọt để lấy thưởng.
b) Góp tiền vào quỹ để ủng hộ người nghèo .
c) Biểu diễn nghệ thuật để quyên góp giúp đỡ những trẻ em khuyết tật.
d) Góp tiền để thưởng cho đội bóng đá của trường.
e) Hiến máu tại các bệnh viện 
+ YC các nhóm trình bày. 
+ GV kết luận: 
- câu : b , c , e là việc làm nhân đạo 
- câu : a , d không phải là HĐ nhân đạo
*KL:Có rất nhiều cách thể hiện tình nhân đạo của các em tới người gặp hoàn cảnh khó khăn như: Góp tiền ủng hộ xây dựng quỹ vì người nghèo, hiến máu nhân đạo.
* Hoạt động 2: Xử lí tình huống.
+ GV chia nhóm 4, YC các thảo luận nhóm thảo luận xử lí tình huống và ghi vào phiếu: 
1- Nếu lớp có một bạn bị liệt chân. 
2- Nếu gần nhà em có một cụ già sống cô đơn không nơi nương tựa.
3- Nếu lớp em có một bạn gia đình gặp khó khăn.
+ Nhận xét câu trả lời của HS.
+ GV kết luận: Cần phải cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ những người khó khăn, hoạn nạn bằng cách tham gia hoạt động nhân đạo phù hợp với khả năng.
* Hoạt động 3: Liên hệ bản thân 
+ YC HS trình bày kết quả điều tra (bài tập về nhà).
+ Nhận xét kết quả điều tra của HS.
-H: Khi tham gia vào các hoạt động nhân đạo, em có cảm giác như thế nào?
* Kết luận: Tham gia các hoạt động nhân đạo là góp phần nhỏ bé của mỗi cá nhân giúp nhiều nguời khác vượt qua được nhiều khó khăn của chính mình.
4. Củng cố, dặn dò: 
-H: Thế nào là tham gia các hoạt động nhân đạo?
- YC HS đọc bài học SGK.
+ GV nhận xét tiết học. Về nhà học bài và chuẩn bị bài: “Tôn trọng luật giao thông”.
- HS hát
- 2 em lên bảng trả lời 2 câu hỏi 
- Lớp nhận xét.
+ HS thảo luận nhóm 4.
+ Đại diện nhóm trình bày. 
+ Cả lớp theo dõi nhận xét bổ sung. 
+ HS thảo luận, thống nhất ý kiến.
+ Có thể đẩy xe lăn giúp bạn, quyên góp tiền mua xe 
+ Có thể thăm hỏi, trò chuyện, giúp đỡ công việc vặt trong nhà.
+ Có thể góp tiền giúp đỡ bạn để mua DDHT để đi học .
+ HS lắng nghe.
+ HS lần lượt trình bày.
+ HS lắng nghe.
- Em cảm thấy vui vì đã giúp được người khác vượt qua khó khăn
+ HS lắng nghe.
+ HS phát biểu.
+ 2 HS đọc bài.
+ Lắng nghe, thực hiện.
TẬP ĐỌC
Tiết 53 : DÙ SAO TRÁI ĐẤT VẪN QUAY
I. Mục tiêu: - Giúp HS: 
-Đọc đúng các tên riêng nước ngoài; biết đọc với giọng kể chậm rãi, bước đầu bộc lộ được thái độ ca ngợi hai nhà bác học dũng cảm.
- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi những nhà khoa học chân chính đã dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lí khoa học.
- Giáo dục HS yêu khoa học, tự khám phá những điều bí ẩn về Trái Đất.
II. Phương tiện :
+ Sơ đồ trái đất trong hệ mặt trời.
 + Bảng phụ ghi sẵn đoạn cần luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1 .Khởi động :
2. Kiểm tra bài cũ: 
+ GV gọi 4 HS đọc phân vai truyện Gavrốt ngoài chiến luỹ và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
+ Gọi HS nhận xét bạn trả lời.
+ GV nhận xét và ghi điểm.
3. Dạy học bài mới: 
a. Giới thiệu bài: 
* GV cho HS quan sát chân dung 2 nhà khoa học Cô-péc-ních và Ga-li-lê sau đó giới thiệu.
b. HD HS luyện đọc và tìm hiểu bài: 
* Luyện đọc: 
+ Gọi 1 HS đọc toàn bài.
+ GV chia 3 đoạn:
* Đoạn 1: Từ đầu  Chúa trời.
* Đoạn 2: Tiếp  bảy chục tuổi.
* Đọan 3: Còn lại.
+ YC 3 HS đọc nối tiếp từng đoạn của bài (2 lượt). 
- Lần 1: GV theo dõi sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS.
- Lần 2: Kết hợp giải nghĩa từ khó.
+ Gọi 1 HS đọc toàn bài.
* GV đọc mẫu.
c. Tìm hiểu bài: 
+ YC HS đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi:
-H: Ý kiến của Cô-péc-ních có điểm gì khác với ý kiến chung lúc bấy giờ?
-H: Vì sao phát hiện của Cô-péc-ních lại bị coi là tà thuyết?
* GV sử dụng sơ đồ hệ mặt trời và giảng cho HS:
+ Cô-péc-ních đã chứng minh: Chính trái đất mới là một hành tinh quay xung quanh mặt trời. Điều đó đã làm hco mọi người vô cùng sửng sốt vì sai lời Chúa.
-H: Đoạn 1 cho biết điều gì?
* Cô-péc-ních dũng cảm bác bỏ ý kiến sai lầm, công bố phát hiện mới.
+ YC HS đọc đoạn 2, và trả lời câu hỏi:
-H: Ga-li-lê viết sách nhằm mục đích gì?
-H: Vì sao toà án lúc ấy lại sử phạt ông?
* GV: Gần 1 thế kỉ sau, Ga-li-lê lại ủng hộ tư tưởng KH của Cô-péc-ních bằng cách cho ra đời một cuốn sách mới. Lập tức ông bị toà án xử vẫn với lí do đã nói ngược với những lời phán bảo của Chúa trời, chống đối lại quan điểm của Giáo hội. Khi đó ông đã gần 70 tuổi.
-H: Đoạn 2 kể chuyện gì?
* Chuyện Ga-li-lê bị xét xử.
+ Gọi HS đọc đoạn 3 và trả lời câu hỏi.
-H: Lòng dũng cảm của Cô-péc-ních và Ga- li- lê thể hiện ở chỗ nào?
-H: Đoạn 3 nói lên điều gì?
* Sự dũng cảm bảo vệ chân lí của nhà bác học Ga-li-lê.
+ Bài văn ca ngợi điều gì?
d. Đọc diễn cảm:
+ YC 3 HS đọc nối tiếp từng đoạn của bài.
*GV: Giọng kể rõ ràng, chậm rải, nhấn giọng những từ ngữ ca ngợi dũng khí bảo vệ chân lí của 2 nhà KH.
+ GV treo bảng phụ hướng dẫn đoạn luyện đọc đoạn: Chưa đấy một thế kỉ sauông đã bực tức nói to.
+ Gọi 1 HS đọc.
+ YC HS luyện đọc theo nhóm đôi.
+ Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
+ GV nhận xét và ghi điểm.
4. Củng cố, dặn dò:
+ Bài văn ca ngợi điều gì?
+ GV nhận xét tiết học. Về nhà học bài và chuẩn bị bài “Con sẻ”û.
-HS hát
- 4 HS đọc phân vai 
- Lớp theo dõi nhận xét.
+ HS lắng nghe và nhắc lại đề bài.
+ 1 HS đọc, lớp đọc thầm.
+ HS dùng bút chì đánh dấu đoạn.
+ 3 HS đọc nối tiếp đoạn.
+ HS phát âm sai đọc lại.
+ 1 HS đọc chú giải.
+ 1 HS đọc cả bài.
+ Lắng nghe GV đọc mẫu.
+ HS đọc thầm và trả lời câu hỏi.
+ Thời đó, người ta cho rằng trái đất là trung tâm của vũ trụ, đứng yên một chỗ, .... chính trái đất mới là một hành tinh quay xung quanh mặt trời.
- Vì nó ngược với những lời phán bảo của Chúa trời.
+ Lớp lắng nghe.
+ Vài HS nêu.
+ 1 HS đọc, lớp đọc thầm và TLCH:
- Ông viết sách nhằm ủng hộ, cổ vũ ý kiến của Cô-péc-ních.
- Vì tòa án cho rằng ông cũng như Cô-péc-ních nói ngược với những lời bảo của Chúa trời.
+ HS phát biểu.
+ 1 HS đọc.
- 2 nhà KH đã dám nói lên KH chân chính, nói ngược với lời phán bảo của Chúa trời. Ga-li-lê đã bị đi tù nhưng ông vẫn bảo vệ chân lí.
+ HS phát biểu.
* Nội dung: Bài văn ca ngợi những nhà khoa học chân chính đã dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lí khoa học.
+ 3 HS đọc nối tiếp. Lớp theo dõi tìm giọng đọc.
+ HS theo dõi.
+ 1 HS đọc, lớp tìm từ nhấn giọng.
+ HS luyện đọc nhóm đôi.
+ 5 HS thi đọc.
+ HS phát biểu.
+ 2 HS đọc.
+ HS lắng nghe và thực hiện.
TOÁN
Tiết 131 : LUYỆN TẬP CHUNG (tt)
I. Mục tiêu: - Giúp HS:
-Rút gọn được phân số. Nhận biết được phân số bằng nhau. Giải toán có lời văn liên quan đến phân số.
-Làm tính, giải toán nhanh, đúng.
- Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác.
II. Phương tiện :
- Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1 .Khởi động :
2. Kiểm tra bài cũ: 
+ Gọi HS lên bảng làm bài: 
1. Tính: a) ; b) 
+ GV nhận xét và ghi điểm cho HS.
3. Dạy học bài mới: 
a. Giới thiệu bài: 
b. HD HS làm luyện tập: 
Bài 1: 
+ YC HS tự rút gọn sau đó so sánh để tìm các phân số bằng nhau.
* GV chữa bài trên bảng.
Bài 2: + Gọi HS đọc đề bài.
+ GV đọc từng câu hỏi YC HS trả lời.
-H: 3 tổ chiếm mấy phần số HS cả lớp? Vì sao?
-H: 3 tổ có bao nhiêu HS?
+ Nhận xét bài làm của HS.
Bài 3: + Gọi HS đo ...  Nam Bộ ,phía Đông giáp biển Đông .
Vì :Dãy Trường Sơn chạy sát biển nên các đồng bằng này nhỏ ,hẹp .
-Đất ít màu mỡ ,có nhiều đầm phá và cồn cát .
-HS quan sát bản đồ .
Đi đường bộ vượt qua đèo Hải Vân hoặc xuyên qua núi qua đường hầm Hải Vân .
+Vào mùa hạ đồng bằng miền Trung mưa ít ,không khí khô ,nóng làm đồng ruộng nứt nẻ ,sông hồ cạn nước .Những tháng cuối năm có mưa lớn và bão ,nước sông dâng đột ngột làm đồng ruộng ngập lụt ,nhà cửa ,giao thông bị phá hoại ,gây thiệt hại về người và của .
-HS lắng nghe
- Khí hậu gây ra nhiều khó khăn cho người dân sinh sống và trồng trọt,sản xuất .
- HS nêu ghi nhớ .
HS lắng nghe và ghi nhận .
TOÁN
Tiết 135 : LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: Giúp HS:
-Nhận biết được hình thoi và mốt số đặc điểm của nó. Tính được diện tích hình thoi.
- Nhận biết hình, làm tính, giải toán nhanh, đúng.
- Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác.
II. Phương tiện :
- Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1 .Khởi động :
2. Kiểm tra bài cũ: 
+ Gọi 2em lên bảng làm bài tập: 
1. Tính DT hình thoi biết:
 a) Độ dài 2 đường chéo là 4cm và 7 cm
+ GV nhận xét cho điểm.
3. Dạy học bài mới: 
a. Giới thiệu bài: 
b. HD HS làm bài tập: 
Bài 1: Bài tập YC chúng ta làm gì? 
+ YC HS tự làm bài 
+ GV nhận xét và cho điểm
Bài 2: Gọi HS đọc đề bài. 
+ YC HS làm bài.
+ Nhận xét cho điểm.
Bài 4 
+ Gọi HS đọc YC bài tập trong SGK. 
+ YC HS gấp giấy như trong yêu cầu bài tập. 
4. Củng cố, dặn dò: 
-H: Hình thoi có đặc điểm gì?
+ GV nhận xét tiết học. Về nhà làm các BT trong VBT. Chuẩn bị bài: “Luyện tập chung”.
+1 em lên bảng, lớp làm vào nháp và nhận xét bài làm trên bảng.
+ HS nêu.
+ 1 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở.
Bài giải:
a) DT hình thoi là : = 114 (cm2)
b) Đổi: 7 dm = 70 cm
DT hình thoi là: = 1050 (cm2 )
Đáp số: a) 114 cm2; b) 1050 cm2 
+ 1 HS đọc, lớp đọc thầm.
+ 1 em lên bảng làm, lớp làm vào vở.
Bài giải:
DT miếng kính là: 70 (cm2 )
 Đáp số: 70 (cm2 )
+ 1 em đọc, lớp đọc thầm. 
+ HS cả lớp cùng làm.
+ HS nêu.
+ Lắng nghe, 
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết 54 : CÁCH ĐẶT CÂU KHIẾN
I. Mục tiêu: Giúp HS: 
-Nắm được cách đặt câu khiến. 
- Biết chuyển câu kể thành câu khiến; bước đầu đặt được câu khiến phù hợp với tình huống giao tiếp; biết đặt câu với từ cho trước theo cách đã học.
- Giáo dục HS yêu môn học.
II. Phương tiện :
- Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1 .Khởi động :
2. Kiểm tra bài cũ: 
- H: Câu khiến dùng để làm gì? Dấu hiệu nào để nhận ra câu khiến. 
-H: Nêu VD về 1 câu khiến.
- GV nhận xét và ghi điểm.
3. Dạy học bài mới: 
a. Giới thiệu bài: Nêu MT bài học.
b. Phần nhận xét: 
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- GV hướng dẫn HS chuyển câu kể Nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương thành câu khiến theo 4 cách (như SGK)
- GV dán 3 băng giấy, bút màu; mời 3 HS lên bảng chuyển câu kể thành câu khiến theo 3 cách khác nhau.
* Lưu ý HS:
+ Với những yêu cầu, đề nghị mạnh
(có hãy đừng, chớ ở đầu câu), cuối câu nên đặt dấu chấm than. Với những yêu cầu, đề nghị nhẹ nhàng, cuối câu nên đặt dấu chấm.
+ Có thể dùng phối hợp các cách mà SGK đã gợi ý. Ví dụ:
 - Xin nhà vua hãy hoàn gươm lại cho Long Vương!
- Nhà vua hãy hoàn gươm lại cho Long Vương đi ! ... 
c. Phần Ghi nhớ: 
-H: Hãy nêu 4 cách đặt câu khiến?
- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ.
d. PhầnLuyện tập: 
Bài 1: - H: Bài tập yêu cầu gì?
- Cho HS làm bài cá nhân
- Gọi HS đọc kết quả,GV chốt lời giải đúng
Câu kể
- Nam đi học.
- Thanh đi lao động.
-Ngân chăm chỉ.
- Giang phấn đấu học giỏi.
- 2 HS, thực hiện yêu cầu của GV, lớp theo dõi và nhận xét.
- HS lắng nghe; nhắc lại đề bài.
- 2 HS đọc yêu cầu của bài.
- HS làm bài:
Cách 1:
Nhà vua hãy (nên , phải , đừng, chớ)
hoàn gươm lại cho Long Vương!
Cách 2:
Nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương đi. / thôi. / nào. 
Cách 3:
Xin / Mong nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương.
Cách 4: 1-2 HS đọc lại nguyên văn câu kể chỉ thay đổi giọng điệu phù hợp với câu khiến.
- HS dựa vào cách làm bài tập trong phần Nhận xét, tự nêu 4 cách đặt câu khiến.
- Vài HS đọc. 
- Chuyển các câu kể thành câu khiến.
- HS làm bài cá nhân , 4 em làm ở giấy khổ to- mỗi em 1 băng giấy viết 1 câu kể trong BT 1.
- HS nối tiếp nhau đọc kết quả:
Câu khiến
Nam đi học đi! 
Nam phải đi học ! 
Nam hãy đi học đi!
Đề nghị Nam đi học. ....
+ Thanh phải đi lao động! 
+ Thanh nên đi lao động! 
+ Đề nghị Thanh đi lao động . ....
Ngân phải chăm chỉ lên!
Ngân hãy chăm chỉ nào!
Mong Ngân hãy chăm chỉ hơn.
+ Giang phải phấn đấu học giỏi!
+ Giang hãy phấn đấu học giỏi lên !
+ Giang cần phấn đấu học giỏi! ....
Bài 2: (Cách thực hiện tương tự bài 1)Ví dụ:
Lời giải: 
a)Với bạn
b)Với bố của bạn
c) Với một chú
Mai cho tớù mượn bút của cậu với!
Tớ mượn cậu cái bút nhé!
Làm ơn cho mình mượn cái bút nhé!
Mai ơi, cho tớ mượn cái bút nào!
Thưa bác, bác cho cháu gặp bạn An ạ!
Xin phép bác cho cháu gặp bạn An! ...
Nhờ chú chỉ giúp cháu nhà bạn Nam ạ!
Xin chú chỉ giúp cháu nhà bạn Nam ở đâu ạ! ...
Bài 3,4: ( Cách thực hiện tương tự)Ví dụ về các câu khiến và cách sử dụng chúng:
Câu khiến
Cách thêm
Tình huống
- Hãy giúp mình giải bài toán này với!
- Hãy chỉ giúp mình cách giải bài toán này nhé!
- Hãy bảo mình cách giải bài toán này đi.
hãy ở trước ĐT
a) Em không giải được bài toán khó, nhờ bạn hướng dẫn cách giải.
- Chúng ta cùng học nào!
- Chúng ta về đi.
- Chủ nhật này chúng mình đi xem đi.
Đi, nào ở sau ĐT
b) Em rủ bạn cùng làm một việc gì đó.
- Xin mẹ cho con đến nhà bạn Ngân!
- Xin thầy cho em vào lớp ạ!
- Mong các em học hành thật giỏi giang.
4. Củng cố dặn dò: 
+ Nêu 4 cách đặt câu khiến?
Về nhà học ghi nhớ, viết vào vở 5 câu khiến. 
+ GV nhận xét tiết học.
Xin, mong đứng trước chủ ngữ
c) Xin người lớn cho phép làm việc gí đó. Thể hiện mong muốm điều gì đó tốt đẹp.
TẬP LÀM VĂN
Tiết 54: TRẢ BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI
I. Mục tiêu: 
-Biết rút kinh nghiệm về bài TLV tả cây cối(đúng ý, bố cục rõ ràng, dùng từ, đặt câu và viết đúng chính tả,)
-Tự sửa được các lỗi đã mắc trong bài viết theo sự hướng dẫn của GV.
-GD HS ý thức tự giác trong học tập.
II. Phương tiện :
- Giấy kiểm tra 
III. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1 .Khởi động :
2. Kiểm tra bài cũ: 
+ GV nhận xét, đánh giá chung bài làm. 
3. Dạy học bài mới: 
a. Giới thiệu bài: Trả bài viết
b. GV nhận xét chung về kết quả bài viết của cả lớp: 
- GV viết đề bài văn đã kiểm tra lên bảng. 
- Nhận xét kết quả làm bài của HS: 
+ Ưu điểm: + Hầu hết cả lớp đã xác định đúng đề, đúng kiểu bài bài văn miêu tả, bố cục, diễn đạt, sự sáng tạo, lỗi chính tả, cách trình bày, chữ viết.
+ Những em đạt điểm cao: Cẩm Ly , Dũng Vy
+ Tồn tại: Phần mở bài và kết bài một số em chưa mở bài gián tiếp và chưa kết bài mở rộng, chưa nêu ích lợi của cây mình tả.
+ Trả bài cho HS 
c. Hướng dẫn HS sửa bài:
- Sửa trực tiếp vào vở 
+ YC HS trao đổi bài của bạn để cùng sửa. 
- GV theo dõi cách sửa bài, nhắc nhở từng bàn cách sửa.
d. Học tập những đoạn văn, bài văn hay:
+ Đọc những đoạn văn hay của các bạn có điểm cao. 
+ YC HS viết lại đoạn văn hay: Gợi ý viết lại đoạn văn khi : 
+ Đoạn văn có nhiều lỗi chính tả 
+ Đoạn văn lủng củng, diễn đạt chưa rõ ý
+ Đoạn văn dùng từ chưa hay 
+ Đoạn văn viết đơn giản, câu cụt
+ Hoặc viết mở bài, kết bài không đúng YC.
+ GV đọc lại đoạn văn viếùt lại và sửa chữa cho HS nếu còn thiếu sót.
4. Củng cố dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học. Về nhà những em làm bài chưa đạt thì làm lại .
+ HS lắng nghe 
+ HS theo dõi trên bảng và đọc đề bài.
+ Lắng nghe.
+ HS nhận bài.
+ HS trao đổi sửa bài.
+ Lắng nghe và học tập.
+ HS lắng nghe trao đổi để tìm ra cái hay, cái đáng học của đoạn văn, bài văn. ...
+ HS theo dõi gợi ý để viết lại cho hoàn chỉnh.
+ Lắng nghe và thực hiện.
I/ Đánh giá tuần 27 :
1 . Ưu điểm :
- Các em đều ngoan ngỗn, lễ phép với thầy cơ, đồn kết với bạn bè.
Biết giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, lớp học gọn gàng, sạch sẽ. Thực hiện tốt nề nếp ra vào lớp, đi học đúng giờ, tập thể dục đều đặn.
- Mặc đồng phục đúng quy định, cĩ đủ khăn quàng .
- Học bài, làm bài tương đối đầy đủ khi đến lớp. Chuẩn bị đồ dùng học tập khá tốt, trong lớp chú ý nghe giảng, hăng say phát biểu xây dựng bài như : Dũng, Đạt ,Long , Hiếu
- Chữ viết rõ ràng, trình bày sạch đẹp : Cẩm Ly , Nhật Vi , Dũng
 2 .Tồn tại : 
Trong giờ học cịn nĩi chuyện, chưa chú ý học tập : Mỹ .
Một số em chưa mặc đồng phục đúng quy định.
 II . Phương hướng tuần 28:
- GD học sinh ngoan ngỗn lễ phép . Thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy và luật giao thơng đường bộ . 
- Duy trì tốt các nề nếp sinh hoạt, học tập.
- Chuẩn bị tốt sách, vở, Đ DHT,học bài, làm bài đầy đủ khi đến lớp.
- Dọn vệ sinh trường lớp sạch sẽ.
- Chuẩn bị thi kể chuyện cấp trường : Đạt
- Học bài, làm bài đầy đủ khi đến lớp.
- Một số em rèn chữ viết, rèn đọc thêm ở nhà: Tây , Lộc ,Mỹ .Thủy ,Nam , Phúc ...
- Đầu giờ học các em tự kiểm tra bài , chữa bài trên bảng cho các bạn nhận xét .
- Học kiến thức mới , ơn tập KT cũ chuẩn bị thi GHKII mơn TV
 III/Cơng tác khác :
- Lao động dọn vệ sinh lớp học , vệ sinh sân trường sạch sẽ .
- Đĩng các khoản đĩng gĩp theo qui định .
* Sinh hoạt văn nghệ. 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_4_tuan_27_nam_hoc_2011_2012_chuan_kien_thuc_ki.doc