Giáo án Khối 4 - Tuần 27 - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Đăng Đức

Giáo án Khối 4 - Tuần 27 - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Đăng Đức

I. MỤC TIÊU

- Rút gọn được phân số.

- Nhận biết được phân số bằng nhau

- Biết giải bài toán có lời văn liên quan đến phân số. ( bài tập cần làm : bài 1; bài 2, bài3 )

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động 1 (5). Củng cố kiến thức về cộng phân số :

- Nêu quy tắc về phép chia 2 phân số, lấy VD minh hoạ ?

- HS nhận xét , GV đánh giá ghi điểm.

Hoạt động 2 . Thực hành (33)

Bài 1: Cho HS thực hiện rút gọn phân số

- Hình thành các phân số bằng nhau , rút gọn phân số.

- HS lên bảng giải bài, lớp làm bài vào vở. HS chỉ ra các phân số bằng nhau.

 

doc 21 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 18/01/2022 Lượt xem 272Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 27 - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Đăng Đức", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 27 Thứ 2 ngày 19 tháng 3 năm 2012
TậP ĐọC
Dù SAO TRáI ĐấT VẫN QUAY
I. MụC ĐíCH, YÊU CầU 
- Đọc đúng các tên riêng nước ngoài; Biết đọc với giọng kể rõ ràng, chậm rãi, bước đầu bộc lộ được thái độ ca ngợi 2 nhà bác học dũng cảm. 
- Hiểu nội dung : Ca ngợi những nhà khoa học chân chính dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lí khoa học. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK)
II. CáC HOạT ĐộNG DạY HọC 
Hoạt động 1(5’). Kiểm tra kĩ năng đọc bài : 4 HS đọc truyện Ga-vơ-rốt ngoài chiến luỹ theo cách phân vai, trả lời câu hỏi về bài đọc trong SGK.
*Giới thiệu bài : Bài đọc hôm nay sẽ cho các em thấy một biểu hiện khác của lòng dũng cảm dũng cảm bảo vệ chân lí, bảo vệ lẽ phải. Đó là tấm gương của hai nhà khoa học vĩ đại : Cô-péc-ních và Ga-li-lê. GV giới thiệu chân dung hai nhà khoa học .
Hoạt động 2(10’). Hướng dẫn HS luyện đọc
 - HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn của bài ; đọc 2 - 3 lượt.
- GV kết hợp HD HS phát âm đúng các tên riêng (Cô-péc-ních, Ga-li-lê) ; đọc đúng câu cảm thể hiện thái độ bực tức, phẫn nộ của Ga-li-lê (Dù sao trái đất vẫn quay !) giúp HS hiểu các từ ngữ khó trong bài (thiên văn học, tà thuyết chân lí.
- HS luyện đọc theo cặp. Một, hai HS đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài giọng kể rõ ràng, chậm rãi, nhấn giọng những từ ngữ ca ngợi dũng khí bảo vệ chân lí của 2 nhà khoa học : trung tâm, lặng yên, bác bỏ, sai lầm, sửng sốt, tà thuyết, phán bảo, cổ vũ, lập tức, câm, tội phạm, buộc phải thề, nói to, vẫn quay, thắng, giản dị.
Hoạt động 3 (12’). Hướng dẫn HS tìm hiểu bài :
- ý kiến của Cô-péc-níc có điểm gì khác ý kíên chung lúc bâý giờ ? (Thời đó, người ta cho rằng trái đất là trung tâm của vũ trụ, đứng yên một chỗ còn mặt trời, mặt trăng và các vì sao phải quay xung quanh nó. Cô-péc-ních đã chứng minh ngược lại : chính trái đất mới là một hành tinh quay xung quanh mặt trời). 
- Ga-li-lê viết sách nhằm mục đích gì ? ( nhằm ủng hộ tư tưởng khoa học của Cô-péc-ních.) 
- Vì sao toà án lúc ấy xử phạt ông ? (Toà án lúc ấy xử phạt Ga-li-lê vì cho rằng ông đã chống đối quan điểm của Giáo hội, nói ngược với những lời phán bảo của Chúa trời.) 
- Lòng dãng cảm của Cô-péc-ích là Ga-li-lê thể hiện ở chỗ nào ? (Hai nhà bác học đã dám nói ngược với lời phán bảo của Chúa trời, tức là đối lập với quan điểm của Giáo hội lúc bấy giờ, mặc dù họ biết việc làm đó sẽ nguy hại đến tính mạng. Ga-li-ê đã phải trải qua những năm tháng cuối đời trong cảnh tù đày vì bảo vệ chân lí khoa học.) 
Hoạt động 4: Hướng dẫn HS đọc diễn cảm (10’).
- Ba HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn văn.
- GV hướng dẫn các em tìm đúng giọng đọc bài văn và thể hiện giọng biểu cảm. 
- GV hướng dẫn HS cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm một đoạn tiêu biểu.
Hoạt động nối tiếp (3’) : GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc, kể lại câu chuyện trên cho người thân. 
Rút kinh nghiệm tiết dạy : ....................................................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................................................................................................
TOáN
TIếT 131 : LUYệN TậP CHUNG
I. MụC TIÊU
- Rút gọn được phân số.
- Nhận biết được phân số bằng nhau
- Biết giải bài toán có lời văn liên quan đến phân số. ( bài tập cần làm : bài 1; bài 2, bài3 )
II. CáC HOạT ĐộNG DạY HọC CHủ YếU
Hoạt động 1 (5’). Củng cố kiến thức về cộng phân số : 
- Nêu quy tắc về phép chia 2 phân số, lấy VD minh hoạ ?
- HS nhận xét , GV đánh giá ghi điểm.
Hoạt động 2 . Thực hành (33’)
Bài 1: Cho HS thực hiện rút gọn phân số
- Hình thành các phân số bằng nhau , rút gọn phân số.
- HS lên bảng giải bài, lớp làm bài vào vở. HS chỉ ra các phân số bằng nhau.
- Giáo viên nhận xét ghi điểm học sinh a) 	 	b) 	 	
Bài 2 : HS đọc đề bài. 1 HS lên bảng giải bài.
- HS lên bảng giải bài, lớp làm bài vào vở. HS nhận xét bài bạn. GV và HS nhận xét, chữa..
Hướng dẫn HS lập phân số rồi tìm phân số của một số.
Bài giải : 	a) Phân số chỉ ba tổ học sinh là 	 . 
b) Số học sinh của ba tổ là : 	 = 24 (bạn ) 
Bài 3 : HS đọc đề bài. 1 HS lên bảng giải bài.
- HS lên bảng giải bài, lớp làm bài vào vở. HS nhận xét bài bạn.
- Gợi ý : Tìm phân số của một số. GV và HS nhận xét, chữa bài.
- Các bước gíải : Tìm độ dài đoạn đường đã đi. Tìm độ dài đoạn đường còn lại.
Bài giải 
 Anh Hải đã đi được một đoạn đường dài là : (km)
Anh Hải còn phải đi tiếp một đoạn đường nữa dài là :10 – 15 = 5 (km)
 Đáp số : 5km. 
- Phần dành cho HS khá giỏi : 
Bài 4 : Các bước giải : 
- Tìm số xăng lấy ra lần sau. Tìm số xăng lấy ra cả hai lần. Tìm số xăng lúc đầu có trong kho
Bài giải 	Lần sau lấy ra số lít xăng là : 	 	32850 : 3 = 10950 (l) 
Cả hai lần lấy ra số lít xăng là : 	32850 + 10950 = 43800 (l) 
Lúc đầu trong kho có số lít xăng là : 	56200 + 43800 = 100000 (l) 
 	Đáp số . 100000 l xăng. 
Hoạt động nối tiếp (2’): Nhận xét chung giờ học.
Rút kinh nghiệm tiết dạy : ....................................................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................................................................................................
ĐạO ĐứC
Tiết 27 : TíCH CựC THAM GIA CáC HOạT ĐộNG NHÂN ĐạO
I. MụC TIÊU : 
- Nêu được ví dụ về hoạt động nhân đạo.
- Thông cảm với bạn bè và những người gặp khó khăn ,hoạn nạn ở lớp, ở trường và cộng đồng.
- Tích cực tham gia một số hoạt động nhân đạo ở lớp ở trường ở địa phương phù hợp với khả năng và vận động bạn bè, gia đình cùng tham gia .
II.TàI LIệU Và PHƯƠNG TIệN
- Mỗi HS có ba tấm bìa màu : xanh, đỏ, trắng.
III. CáC HOạT ĐộNG DạY HọC CHủ YếU
* KTBC : Vì sao cần tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo ? 
Hoạt động 1 : Thảo luận theo nhóm đôi (bài tập 4, SGK)
- GV nêu yêu cầu bài tập; HS thảo luận.
- Đại diện các nhóm trình bầy ý kiến trước lớp. Cả lớp nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận : +(b), (c), (e) là việc làm nhân đạo; (a): (d) không phải là hoạt động nhân đạo.
Hoạt động 2 : Xử lí tình huống ( bài tập 2, SGK)
1. GVchia nhóm và giao cho mỗi nhóm HS thảo luận một tình huống.
2. Các nhóm HS thảo luận.
3. Theo từng nội dung, đại diện các nhóm cùng lớp trình bày, bổ sung, tranh luận ý kiến.
4. GV kết luận : Tình huống (a) : Có thể đẩy xe lăn giúp bạn ( nếu bạn có xe lăn), quyên góp tiền giúp bạn mua xe (nếu bạn chưa có xe và có nhu cầu)....
Tĩnh huống (b) : Có thể thăm hỏi, trò chuyện với bà cụ. giúp đỡ bà những công việc lặt vặt hằng ngày như lấy nước, quét nhà, quét sân, nấu cơm, thu dọn nhà cửa.
Hoạt động 3 : Thảo luận nhóm (bài tập 5. SGK )
1.GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm.
2. Các nhóm thảo luận và ghi kết quả ra tờ giấy khác theo mẫu bài tập SGK.
3. Đại diện từng nhóm trình bày. Cả lớp trao đổi, bình luận
4. GV kết luận : Cần phải cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ những người khó khăn, hoạn nạn bằng cách tham gia những hoạt động nhân đạo phù hợp với khả năng.
Kết luận chung: GV mời 2 HS đọc to phần Ghi nhớ trong SGK 
Hoạt động tiếp nối : HS thực hiện dự án giúp đỡ những người khó khăn, họan nạn đã xây dựng theo kết quả bài tập .
Rút kinh nghiệm tiết dạy : ....................................................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Thứ 3 ngày 20 tháng 3 năm 2012
TOáN
TIếT 132. : HìNH THOI
I. MụC TIÊU : Giúp HS : 
- Nhận biết được hình thoi và một số đặc điểm của nó.
- Bài tập cần làm : bài 1; bài 2.
II. Đồ DùNG DạY HọC
+ Chuẩn bị bảng phụ có vẽ sẵn một số hình như trong bài (SGK).
+ Chuẩn bị giấy kẻ ô vuông. mỗi ô vuông cạnh 1cm ; thước kẻ ; ê ke ; kéo.
+ Mỗi HS chuẩn bị 4 thanh nhựa trong bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật để có thể lắp ghép thành hình vuông hoặc hình thoi 
III. CáC HOạT ĐộNG DạY HọC CHủ YếU 
Hoạt động 1 (10’): Hình thành biểu tượng về hình thoi 
- GV và HS cùng lắp ghép mô hình hình 
+ HS dùng mô hình lắp để vẽ hình vuông lên bảng và lên giấy vở. HS nhận xét 
+ GV xô lệch hình vuông nói trên để được hình mới và dùng mô hình này để vẽ hình mới lên bảng. HS quan sát. làm theo và nhận xét. GV giới thiệu hình mới gọi là hình thoi. 
- HS quan sát hình vẽ trang trí trong SGK. Nhận ra những hoa văn (hoạ tiết) hình thoi. Sau đó HS quan sát hình vẽ biểu diễn hình thoi BCD trong SGK và trên bảng. 
Hoạt động 2 (8’): Nhận biết một số đặc điểm của hình thoi
- GV yêu cầu HS quan sát mô hình lắp ghép của hình thoi và đặt các câu hỏi gợi ý để HS tự phát hiện các đặc điểm của hình thoi trên thông qua việc đo độ dài các cạnh hình thoi để giúp HS thấy được : bốn cạnh của hình thoi đều bằng nhau.
- Gọi một vài HS lên bảng chỉ vào hình thoi ABCD và nhắc lại các đặc điểm của hình thoi.
Hoạt động 3 (13’): Thực hành
Bài 1: Nhằm củng cố biểu tượng về hình thoi. HS nhận dạng hình rồi trả lời câu hỏi trong SGK. GV chữa bài và kết luận.
Bài 2 : Nhằm giúp HS nhận biết thêm một đặc điểm của hình thoi.
- HS tự xác định các đường chéo của hình thoi. Gọi một HS nêu kết quả để chữa chung cho cả lớp. 
- HS sử dụng ê ke để kiểm tra đặc tính vuông góc của hai đường chéo. Gọi một HS nêu kết quả để chữa chung cho cả lớp. HS dùng thước có vạch chia từng mi-li-mét để kiểm tra hai đường chéo cắt nhau tại trung điểrn của mỗi đường. 
- GV phát biểu nhận xét. Một vài HS nhắc lại. 
- Phần dành cho HS khá giỏi
Bài 3 : Nhầm giúp HS nhận dạng hình thoi thông qua hoạt động gấp và cắt hình. GV yêu cầu HS xem các hình vẽ trong SGK, hiểu đề bài và thực hành trên giấy 
- Gọi HS trình bày các thao tác trước cả lớp GV theo dõi và uốn nắn những thiếu sót và làm mẫu cho HS 
Hoạt động nối tiếp ( ... được : 
- Miêu tả những nét cụ thể, sinh động về 3 thành thị :Thăng Long, Phố Hiến, Hội An, ở thế kỷ XVI- XVII để thấy rằng thương nghiệp thời kỳ này rất phát triển (cảnh buôn bán nhộn nhịp, phố phường nhà cửa, cư dân ngoại quốc ...).
- Dùng lược đồ chỉ vị trí và quan sát tranh, ảnh về các thành thị này .
II/ CáC HOạT ĐộNG DạY – HọC CHủ YếU:
A. KIểM TRA BàI Cũ 
- GV gọi 3 HS lên bảng yêu cầu HS trả lời các câu hỏi của bài 22.
B– BàI MớI:
- GV giới thiệu bài: Vào thế kỉ XVI – XVII, thành thị ở nước ta rất phát triển, trong đó nổi lên ba thành thị lớn là Thăng Long, Phố Hiến ở Đàng Ngoài và cảng Hội An ở Đàng Trong. Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về thành thị ở giai đoạn lịch sử này.
Hoạt động 1: THĂNG LONG , PHố HIếN, HộI AN – BA THàNH THị LớN THế Kỉ XVI – XVII.
- GV tổ chức cho HS làm việc với phiếu học tập:
- Làm việc cá nhân với phiếu học tập theo hướng dẫn của GV.
+ Phát phiếu học tập cho HS. Yêu cầu HS đọc SGK và hoàn thành phiếu.
+ Nhận phiếu. Đọc SGK và hoàn thành phiếu.
+ Theo dõi và giúp đỡ những HS gặp khó khăn. Yêu cầu một số đại diện HS báo cáo kết quả làm việc.
+ 3 HS báo cáo, mỗi HS nêu về một thành thị lớn.
- 3 HS tham gia cuộc thi, mỗi HS chọn mô tả về một thành thị, khi mô tả được sử dụng phiếu, tranh ảnh...
+ GV tổng kết và nhận xét về bài làm của HS.
- GV tổ chức cho HS thi mô tả về các thành thị lớn ở thế kỉ XVI – XVII.
- GV và HS cả lớp bình chọn bạn mô tả hay nhất.
Hoạt động 2 : TìNH HìNH KINH Tế NƯớC TA THế Kỉ XVI – XVII
- GV tổ chức cho HS thảo luận cả lớp để trả lời câu hỏi: theo em, cảnh buôn bán sôi động ở các đô thị nói lên điều gì về tình hình kinh tế nước ta thời đó?
- HS trao đổi và phát biểu ý kiến
- GV giới thiệu : Vào thế kỉ thứ XVI – XVII sản xuất nông nghiệp đặc biệt là Đàng Trong rất phát triển, tạo ra nhiều nông sản. Bên cạnh đó, các ngành tiểu thủ công nghiệp như làm gốm, kéo tơ, dệt lụa, làm đường, rèn sắt, làm giấy, ... cũng rất phát triển. Sự phát triển của nông nghiệp và thu công nghiệp cùng với chính sách mở cửa của chúa Nguyễn và chúa Trịnh tạo điều kiện cho thương nhân nước ngoài vào nước ta buôn bán đã làm cho nền kinh tế nước ta phát triển, thành thị lớn hình thành.
Củng cố – dặn dò: - Tuyên dương những em thực hiện tốt yêu cầu sưu tầm.
- GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà học thuộc bài, làm các bài tập tự đánh giá và chuẩn bị bài sau.
Rút kinh nghiệm tiết dạy : ....................................................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................................................................................................
KHOA HọC
 Tiết 53 : CáC NGUồN NHIệT
I. MụC TIÊU : Sau bài học HS có thể :
- Kể tên và nêu được vai trò của một số nguồn nhiệt.
- Thực hiện được một số biện pháp an toàn, tiết kiệm khi sử dụng các nguồn nhiệt trong sinh hoạt. Ví dụ, theo dõi khi đun nấu; tắt bếp khi đun xong
II. Đồ DùNG DạY HọC : hộp diêm, nến, bàn là, kính lúp.
III. CáC HOạT ĐộNG DạY - HọC CHủ YếU 
Hoạt động 1: Nói về các nguồn nhiệt và vai trò của chúng .
* Mục tiêu . Kể tên và nêu đưọc vai trò các nguồn nhiệt thường gặp trong cuộc sống.
* Cách tiến hành .
Bước 1 : HS quan sát hình trang 106 SGK, tìm hiểu về các nguồn nhiệt và vai trò của chúng. HS tập hợp tranh ảnh về các ứng dụng của các nguồn nhiệt đã sưu tầm theo nhóm.
Bước 2 : HS báo cáo GV giúp HS phân loại các nguồn nhiệt thành các nhóm : Mặt Trời ; ngọn lửa của các vật bị đốt cháy
- Khi các vật bị cháy hết, lửa sẽ tắt) ; sử dụng điện (các bếp điện, mỏ hàn điện, bàn là,... đang hoạt động). Phân nhóm vai trò nguồn nhiệt trong đời sống hằng ngày như : đun nấu ; sấy khô , sưởi ấm , . . .
- GV bổ sung ví dụ : Khí bi-ô-ga (khí sinh học) là một loại khí đốt, được tạo thành bởi cành cây, rơm rạ, phân... được ủ kín trong bể, thông qua quá trình lên men.
+ Khí bi-ô-ga là nguồn năng lượng mới, đước khuyến khích sử dụng rộng rãi.
+ Nếu trời nắng, có thể làm thí nghiệm về lò Mặt Trời. Tháo cái pha ở đèn pin và đeo vào ngón tay. Hướng pha về phía ánh sáng mật trời chiếu tới. Lúc sau tay sẽ nóng. Đó là do ánh sáng mặt trời chiếu vào pha đã phản xạ và tập trung tại một điểm làm chỗ này nóng lên. Người ta có thể làm lò Mặt Trời để đun theo cách này.
Hoạt động 2: Các rủi ro nguy hiểm khi sử dụng các nguồn nhiệt trong sinh hoạt 
* Mục tiêu : Biết thực hiện những quy tắc đơn giản phòng tránh rủi ro, nguy hiểm khi sử dụng các nguồn nhiệt.
* Cách tiến hành : HS thảo luận theo nhóm (tham khảo SGK và dựa vào kinh nghiệm sẵn có) rồi ghi vào bảng sau : 
Những rủi ro nguy hiểm có thể xảy ra
Cách phòng tránh
- GV hướng dẫn HS vận dụng các tiến thức đã biêt về dẫn nhiệt, cách nhiệt, về không khí cần cho sự cháy để giải thích một số tình huống liên quan. 
Hoạt động 2: thi kể và nêu công dụng của các vật cách nhiệt.
* Mục tiêu : Có ý thức tiết kiệm khi sử dụng các nguồn nhiệt trong cuộc sống hằng ngày. 
 * Cách tiến hành : HS làm việc theo nhóm. Sau đó các nhóm báo cáo kết quả. Phần vận dụng chú ý nêu những cách thực hiện đơn giản, gần gũi. 
- Ví dụ : Tắt điện bếp khi không dùng, không để lửa quá to, theo dõi khi đun nước, không để nước sôi đến cạn ấm ; đậy kín phích giữ cho nước nóng,... 
HĐ nối tiếp : Nhận xét chung giờ học
- Yêu cầu HS chuẩn bị bài sau : NHIệT CầN CHO Sự SốNG
KHOA HọC
Tiết 54 : NHIệT CầN CHO Sự SốNG
I. MụC TIÊU : HS biết 
- Nêu vai trò của nhiệt đối với sự sống trên trái đất
II. CáC HOạT ĐộNG DạY - HọC CHủ YếU 
Hoạt động 1: Trò chơi Ai nhanh, ai đúng
* Mục tiêu : Nêu ví dụ chứng tỏ mỗi loài sinh vật có nhu cầu về nhiệt khác nhau.
* Cách tiến hành :
Bước 1: Tổ chức
- GV chia lớp thành nhóm và sắp xếp lại bàn ghế trong lớp cho phù hợp với hoạt động tổ chức trò chơi.
- Cử từ 3 - 5 HS làm ban giám khảo, cùng theo dõi, ghi lại các câu trả lời cửa các đội.
Bước 2 : Phổ biến cách chơi và luật chơi
- GV lần lượt đưa ra các câu hỏi. Đội nào có câu trả lời sẽ lắc chuông để trả lời.
- Đội nào lắc chuông trước được trả lời trước.
- Tiếp theo các đội khác sẽ lần lượt trả lời theo thứ tự lắc chuông.
- Cách tính điểm hay trừ điểm do GV quyết định và phổ biến cho HS trước khi chơi.
+ Câu nào cũng yêu cầu đại diện của 4 đội đều trả lời.
- Đảm bảo các thành viên trong đội ít nhất mỗi người phải trả lời một câu.
- GV có quyền chỉ định người trả lời không để tình trạng chỉ một vài người trong nhóm trả lời. Vì vậy, trong cách tính điềm, GV cần lưu ý đến cả điểm đồng đội.
Bước 3 : Chuẩn bị
- Cho các đội hội ý trước khi vào cuộc chơi, các thành vtiến trao đổi thông tin đã sưu tầm được. 
- GV hội ý với HS được cử vào ba giám khảo, phát cho các em câu hỏi và đáp án để theo dõi, nhận xét các đội trả lời. GV HD và thống nhất cách đánh giá, ghi chép.
Bước 4 : HS lần lượt đọc các câu hỏi và điều khiền cuộc chơi.
- Khống chế thời gian tối đa cho mỗi câu trả lời. 
Bước 5 : Đánh giá, tổng kết Ban giám khảo hội ý thống nhất điểm và tuyên bố với các đội. 
+ GVnêu đáp án hoặc giảng mở rộng thêm nếu cần. Câu hỏi và đáp án cho trò chơi (SGV trang 182-183) 
- Kết luận : Như mục Bạn cần biết trang 108 SGK.
Hoạt động 2: Thảo luận về vai trò của nhiệt đối với sự sống trên Trái Đất
* Mục tiêu : Nêu vai trò của nhiệt đối với sự sống trên Trái Đất
* Cách tiến hành :
- GV nêu câu hỏi : Điều gì sẽ xảy ra nếu Trái Đất không được Mặt Trời sưởi ấm ? 
- GV gợi ý HS sử dụng những kiến thức đã học để trả lời câu hỏi trên.
+ Sự tạo thành gió 
+ Vòng tuần hoàn của nước tong tự nhiên . 
+ Sự hình thành mưa, tuyết, băng 
+ Sự chuyển thể của nước 
Kết luận : Như mục Bạn cần biết trang 109 SGK. 
HĐ nối tiếp: N/xét chung giờ học; Y/c HS chuẩn bị bài sau: Vật chất và năng lượng
Mỹ thuật
Tiết 27 : Vẽ theo mẫu : Vẽ CÂY
I. MụC TIÊU
- Hiểu hình dáng, màu sắc của một số loại cây quen thuộc.
- HS biết cách vẽ cây.
- Vẽ được một vài cây đơn giản theo ý thích.
II. CHUẩN Bị : Hình gợi ý cách vẽ.
III- CáC HOạT ĐộNG DạY - HọC CHủ YếU
* Giới thiệu bài
Hoạt động 1 : Quan sát nhận xét 
- GV giới thiệu b”ng tranh, ảnh đã chuẩn bị hoặc hình ở SGK trang 64 để HS thấy được sự phong phú về hình dáng, màu sẳc của cây, đồng thời nhận ra vẻ đẹp và lợi ích của cây xanh với cuộc sống .
- GV giới thiệu các hình ảnh về cây và gợi ý HS nhận xét : 
+ Tên của cây ? Các bộ phận chính của cây (thân, cành. lá) 
+ Màu sắc của cây .Sự khác nhau của một vài loại cây.
- GV nêu một số ý tóm tắt :
+ Có nhiều loại cây, mỗi loạí có hình dáng, màu sắc và vẻ đẹp riêng.
+ Cây thường có các bộ phận dễ nhận thấy : thân, cành và lá. 
+ Màu sắc của cây rất đẹp, thường thay đổi theo thời gian : Màu xanh non (mùa xuân) Màu xanh đậm (mùa hè). Màu vàng, màu nâu. màu đỏ (mùa thu, mùa đông). 
+ Cây xanh rất cần thiết cho con người : cho bóng mát, chắn gió, chắn cát, điều hoà không khí : lá, hoa, quả có thể dùng làm thức ăn ; gỗ có thể dùng để làm nhà, đóng bàn ghế,... Cây là bạn của con người, vì vậy cần chăm sóc, bảo vệ cây
 Hoạt động 2 : Cách vẽ cây 
- GV giới thiệu hình gợi ý cách vẽ yêu cầu HS quan sát để hướng dẫn cách vẽ cây Quan sát hình dáng cây và vẽ theo trình tự như các bài vẽ theo mẫu đã hướng dẫn.
+ Vẽ hình dáng chung của cây : thân cây và vòm lá (hay tán lá) ; 
+ Vẽ phác các nét sống lá (cây dừa, cây cau,...), hoặc cành cây (cây nhãn, cây bàng,...) 
+ Vẽ nét chi tiết của thân, cành, lá,vẽ thêm hoa quả (nếu có)vẽ màu theo mẫu thực hoặc theo ý thích. 
- Gợi ý: Có thể vẽ một cây hoặc nhiều cây (cùng loại hay khác loại) để thành vườn cây. 
Hoạt động 3 :Thực hành : GV quan sát chung và gợi ý HS về : 
+ Cách vẽ hình : Vẽ hình chung, hình chi tiết cho rõ đặc điểm của cây ; 
+ Vẽ thêm cây,các hình ảnh khác cho bố cục đẹp và sình động ;Vẽ màu theo ý thích, có đậm, có nhạt.
- HS làm bài theo cảm nhận riêng.
Hoạt động 4 :Nhận xét đánh giá.
- GV cùng HS chọn các bài vẽ đã hoàn thành và nhận xét :
+ Bố cục hình vẽ (cân đối với tờ giấy) Hình dáng cây (rõ đặc điểm) 
+ Các hình ảnh phụ (làm cho tranh sinh động) Màu sắc (tươi sáng, có đậm, có nhạt).
- HS nhận xét và xếp loại theo ý thích.
- GV khen ngợi. động viên HS.
Dặn dò: Quan sát hình dáng. màu sắc của cây. Quan sát lọ hoa có trang trí.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_4_tuan_27_nam_hoc_2011_2012_nguyen_dang_duc.doc