TẬP ĐỌC
DÙ SAO TRÁI ĐẤT VẪN QUAY
I. MỤC TIÊU
- Đọc đúng các tên riêng nước ngoài; biết đọc với giọng kể chậm rãi, bước đầu bọc lộ thái dộ ca ngợi hai nhà bác học dũng cảm.
- Hiểu nội dung: Ca ngợi những nhà khoa học chân chính đã dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lí khoa học. (trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Ảnh minh hoạ bài đọc trong SGK. Chân dung Cô-péc-ních, Ga-li-lê; sơ đồ quả đất trong vũ trụ. Bảng phụ viết sẵn từ, câu cần hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm.
TUẦN 27 Ngày soạn:7/03/2014 Ngày giảng:Thứ hai, ngày 10 tháng 3 năm 2014 TẬP ĐỌC DÙ SAO TRÁI ĐẤT VẪN QUAY I. MỤC TIÊU - Đọc đúng các tên riêng nước ngoài; biết đọc với giọng kể chậm rãi, bước đầu bọc lộ thái dộ ca ngợi hai nhà bác học dũng cảm. - Hiểu nội dung: Ca ngợi những nhà khoa học chân chính đã dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lí khoa học. (trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa) II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Ảnh minh hoạ bài đọc trong SGK. Chân dung Cô-péc-ních, Ga-li-lê; sơ đồ quả đất trong vũ trụ. Bảng phụ viết sẵn từ, câu cần hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. KTBC ( 5’) - Mời 3 học sinh đọc bài “Ga-vrốt ngoài chiến luỹ” và trả lời câu hỏi. - Nhận xét, chấm điểm, tuyên dương 2. Dạy bài mới a. Giới thiệu bài ( 2’) Bài học hôm nay sẽ cho các em thấy một nét khác của lòng dũng cảm, dũng cảm bảo vệ chân lí, bảo vệ lẽ phải. Đó là tấm gương của hai nhà khoa học vĩ đại:Cô-péc-ních, Ga-li-lê. b. Hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu bài * Luyện đọc ( 12’) - Yêu cầu 1 học sinh giỏi đọc toàn bài - Giáo viên hướng dẫn học sinh chia đoạn + Đoạn 1: Từ đầu đến phán bảo của Chúa trời (Cô-péc-ních dũng cảm bác bỏ ý kiến sai lầm, công bố phát hiện mới) + Đoạn 2: Tiếp theo đến gần bảy chục tuổi (Ga-li-lê bị xét xử) + Đoạn 3: Còn lại (Ga-li-lê bảo vệ chân lí) - Yêu cầu học sinh nối tiếp nhau đọc thành tiếng các đoạn trước lớp - GV chú ý sửa lỗi phát âm cho HS - Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo đoạn lần 2. - Cho học sinh đọc các từ ở phần Chú giải - Yêu cầu học sinh đọc từng đoạn theo nhóm đôi - GV đọc diễn cảm toàn bài- giọng kể rõ ràng, chậm rãi, nhấn giọng những từ ngữ ca ngợi dũng khí bảo vệ chân lí của 2 nhà khoa học. c. Tìm hiểu bài ( 8’) - Yêu cầu học sinh đọc thầm trả lời câu hỏi: ? Ý kiến của Cô-péch-ních có điểm gì khác ý kiến chung lúc bấy giờ ? ? Ga-li-lê viết sách nhằm mục đích gì ? ? Vì sao toà án lúc bấy giờ xử phạt ông ? ? Lòng dũng cảm của Cô-péc-ních và Ga-li-lê thể hiện ở chỗ nào? - Yêu cầu học sinh nêu nội dung của bài d. Đọc diễn cảm ( 10’) - Gọi HS đọc nối tiếp đoạn - GV đọc diễn cảm đoạn“Chưa đầy mộtvẫn quay”. Giọng kể rõ ràng, chậm rãi, nhấn giọng câu nói nổi tiếng của Ga-li-lê: Dù sao thì trái đất vẫn quay; đọc với cảm hứng ca ngợi lòng dũng cảm của 2 nhà bác học. - GV đọc mẫu đoạn văn. - Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp. - Tổ chức cho học sinh các nhóm thi đọc - Nhận xét, góp ý, bình chọn 3. Củng cố dặn dò ( 3’) - Yêu cầu học sinh nêu lại nội dung bài đọc - Chuẩn bị bài: Con sẻ - Nhận xét tiết học, biểu dương HS học tốt. - Học sinh thực hiện - Cả lớp chú ý theo dõi - Một học sinh đọc toàn bài - Học sinh chia đoạn - Học sinh nối tiếp nhau đọc trơn từng đoạn trong bài - HS đọc. - Học sinh đọc phần Chú giải - Học sinh đọc theo nhóm đôi - Lắng nghe - Học sinh đọc thầm trả lời: + Thời đó, người ta cho rằng trái đất là trung tâm của vũ trụ, đứng yên một chỗ, còn mặt trời, mặt trăng và các vì sao phải quay xung quanh nó. Cô-péch-ních đã chứng minh ngược lại: chính trái đất mới là một hành tinh quay xung quanh mặt trời. + Nhằm mục đích ủng hộ tư tưởng khoa học của Cô-péch-ních. + Vì cho rằng ông đã chống đối quan điểm của Giáo hội, nói ngược lại những lời phán bảo của Chúa trời. + Hai nhà bác học đã dám nói ngược lại những lời phán bảo của Chúa trời, đối lập với quan điểm của Giáo hội lúc bấy giờ, mặc dù họ biết việc làm đó sẽ nguy hại đến tính mạng. Ga-li-lê đã phải trải qua năm tháng cuối đời trong cảnh tù đày vì bảo vệ chân lí khoa học. - Ca ngợi những nhà khoa học chân chính đã dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lí khoa học. - HS đọc. - Học sinh luyện đọc diễn cảm. - Lắng nghe - HS đọc theo cặp. - Đại diện nhóm thi đọc. - Nhận xét, góp ý, bình chọn - Ca ngợi những nhà khoa học chân chính đã dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lí khoa học. - Cả lớp chú ý theo dõi **************************** TOÁN LUYỆN TẬP CHUNG I. MỤC TIÊU - Rút gọn được phân số. - Nhận biết được phân số bằng nhau. - Biết giải toán có lời văn có liên quan đến phân số.Làm được bài tập 1,2,3. - HS yêu thích môn học II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC - Mỗi HS 4 miếng giấy nhỏ hình vuông, một chiếc kéo cắt giấy. - Sách giáo khoa Toán 4 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. KTBC ( 5’) - Giáo viên yêu cầu học sinh sửa bài tập 5 làm ở nhà - Giáo viên nhận xét 2. Dạy bài mới a. Giới thiệu bài ( 2’) b. Hướng dẫn luyện tập ( 30’) Bài tập 1 - Mời học sinh nêu yêu cầu bài tập - Yêu cầu học sinh rút gọn các phân số rồi so sánh các phân số bằng nhau. - Mời học sinh trình bày bài làm - Nhận xét, bổ sung, sửa bài b) Phân số bằng nhau: ; Bài tập 2 - Mời học sinh nêu yêu cầu bài tập - Hướng dẫn học sinh lập phân số rồi tìm phân số của một số. - Yêu cầu học sinh làm bài vào vở - Mời học sinh trình bày bài làm Bài tập 3 - Mời học sinh đọc đề bài toán - Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề, tóm tắt bài toán và nêu cách giải - Yêu cầu học sinh làm bài vào vở - Cho học sinh trình bày bài giải - Nhận xét, bổ sung, sửa bài Các bước giải đúng + Tìm độ dài đoạn đường đã đi + Tìm độ dài đoạn đường còn lại. Bài tập 4: (dành cho học sinh giỏi) - Mời học sinh đọc đề bài toán - Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề, tóm tắt bài toán và nêu cách giải - Yêu cầu học sinh làm bài vào vở - Mời học sinh trình bày bài giải - Nhận xét, bổ sung, sửa bài Tóm tắt: Lần đầu lấy: 32850l Lần sau lấy:lần đầu Còn lại: 56 200l Lúc đầu có: . . .l ? 3. Củng cố - dặn dò ( 3’) Yêu cầu học sinh nêu lại cách thực hiện 4 phép tính với phân số; cách rút gọn phân số. - Nhận xét tiết học - Về nhà học bài và chuẩn bị bài “ Hình thoi” - Học sinh thực hiện - Cả lớp chú ý theo dõi - Lắng nghe - Học sinh nêu yêu cầu bài tập - Cả lớp làm bài vào vở - Học sinh trình bày bài làm - Nhận xét, bổ sung, sửa bài a) Rút gọn các phân số: ; ; ; - Học sinh nêu yêu cầu bài tập - Cả lớp theo dõi hướng dẫn - Cả lớp làm bài vào vở - Mời trình bày bài làm - Nhận xét, bổ sung, sửa bài a) 3 tổ chiếm số HS của cả lớp. b) 3 tổ có số học sinh là: 32= 24 (học sinh) - Học sinh đọc đề toán - Học sinh tìm hiểu đề, tóm tắt - Cả lớp làm bài vào vở Bài giải Anh Hải đã đi được một đoạn đường dài là: 15 x 2 = 10 ( km) 3 Anh Hải còn phải đi tiếp một đoạn đường nữa là: 15 – 10 = 5 ( km) Đáp số: 5km - Học sinh đọc đề toán - Học sinh tìm hiểu đề, tóm tắt Bài giải Số lít xăng lần sau lấy ra là: 32 850 x = 10 950 ( l ) Số lít xăng cả hai lần lấy ra là: 32 850 +10 950 = 43 800 ( l ) Số lít xăng trong kho có tất cả là: 56 200 + 43 800 = 100000 ( l ) Đáp số: 100 000 l - Học sinh thực hiện - Cả lớp chú ý theo dõi ************************ ĐẠO ĐỨC TÍCH CỰC THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG NHÂN ĐẠO (TIẾT 2) I. MỤC TIÊU - Nêu được ví dụ về hoạt động nhân đạo. - Thông cảm với bạn bè và những người gặp khó khăn, hoạn nạn ở lớp, ở trường và cộng đồng. - Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo ở lớp, ở trường, ở địa phương phù hợp với khả năng và vận động bạn bè, gia đình cùng tham gia. * Tích hợp ĐĐHCM: Tham gia các hoạt động nhân đạo là thể hiện lòng nhân ái theo gương Bác Hồ. II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI - Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm khi nhận tham gia các hoạt động nhân đạo. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC Sách giáo khoa Giấy khổ lớn ghi kết quả thảo luận nhóm từ bài tập 5, SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. KTBC ( 5’) ? Vì sao cần tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo ? ? Các em có thể và cần tham gia những hoạt động nhân đạo nào ? - Nhận xét, đánh giá 2. Dạy bài mới a.Giới thiệu bài ( 2’) b. Các hoạt động ( 25’) Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm đôi (bài tập 4 , SGK) - Nêu yêu cầu bài tập . - Yêu cầu các nhóm thảo luận theo nhóm đôi - Đại diện các nhóm trình bày ý kiến trước lớp. - Cả lớp nhận xét , bổ sung GV kết luận : + (b) , (c) , ( e) là việc làm nhân đạo. + (a), (d) không phải là hoạt động nhân đạo. Hoạt động 2: Xử lí tình huống (BT 2, SGK) - Chia nhóm và giao cho mỗi nhóm thảo luận một tình huống . - Đại diện các nhóm trình bày ý kiến trước lớp. - Cả lớp nhận xét , bổ sung GV rút ra kết luận : - Tình huống (a): Có thể đẩy xe lăn giúp bạn (nếu bạn có xe lăn), quyên góp tiền giúp bạn mua xe (nếu bạn chưa có xe lăn và có nhu cầu) . . . - Tình huống (b): Có thể thăm hỏi, trò chuyện với bà cụ, giúp đỡ bà cụ những công việc lặt vặt hằng ngày như lấy nước, quét nhà, quét sân, nấu cơm, thu dọn nhà cửa. . . Hoạt động 3: Thảo luận nhóm (bài tập 5, SGK ) - Chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận. - Đại diện các nhóm trình bày ý kiến trước lớp. - Cả lớp nhận xét , bổ sung GV kết luận: Cần phải cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ những người khó khăn, hoạn nạn bằng cách tham gia những hoạt động nhân đạo phù hợp với khả năng. - GV nhận xét ngắn gọn, khen ngợi hành vi tốt và khuyến khích những em khác noi theo. 3. Củng cố dặn dò ( 3’) ? Con đã tham gia những hoạt động nhân đạo nào? Tham gia các hoạt động nhân đạo là thể hiện lòng nhân ái theo gương Bác Hồ - Đọc ghi nhớ trong SGK - Thực hiện kế hoạch giúp đỡ những người khó khăn , hoạn nạn đã xây dựng. - Chuẩn bị bài: Tôn trọng luật giao thông - Nhận xét tiết học - Học sinh trả lời - Cả lớp chú ý theo dõi - Học sinh nêu yêu cầu - Các nhóm học sinh thảo luận . - Đại diện các nhóm trình bày ý kiến trước lớp. - Cả lớp nhận xét , bổ sung . - Học sinh theo dõi - Các nhóm học sinh thảo luận. - Theo từng nội dung, đại diện các nhóm trình bày - Nhận xét, bổ sung, tranh luận ý kiến trước lớp. - Cả lớp theo dõi - Các nhóm thảo luận và ghi kết quả ra giấy to theo mẫu bài tập 5 . - Đại diện nhóm trình bày kết quả. - Theo từng nội dung, đại diện các nhóm trình bày - Nhận xét,bổ sung,tranh luận ý kiến - Cả lớp theo dõi - HS trả lời. - HS đọc - Cả lớp theo dõi - Cả lớp chú ý theo dõi ************************** KHOA HỌC CÁC NGUỒN NHIỆT I. MỤC TIÊU - Kể tên và nêu được vai trò của một số nguồn nhiệt. - Thực hiện được một số biện pháp an toàn, tiết kiệm khi sử dụng các nguồn nhiệt trong sinh hoạt. Ví dụ: theo dõi khi đun nấu; tắt bếp khi đun xong, * BVMT: Một số đặc điểm chính và việc bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên. II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI - Kĩ năng xác ... Yêu cầu học sinh nêu lại cách tính diện tích hình thoi và công thức tính - Chuẩn bị: Luyện tập chung - Nhận xét tiết học - Diện tích hình thoi bằng tích của độ dài hai đường chéo chia cho 2 (cùng đơn vị đo) Công thức S = - Cả lớp chú ý theo dõi - Học sinh nêu yêu cầu bài tập - Cả lớp làm bài vào vở - Học sinh trình bày bài làm - Nhận xét, bổ sung và sửa bài Bài giải (a) Diện tích hình thoi đó là : (19 x 12) : 2 = 114 (cm2) Đáp số: 114 cm2 - Học sinh đọc đề toán - Học sinh tìm hiểu đề, tóm tắt - Cả lớp làm bài vào vở - Học sinh trình bày bài giải - Nhận xét, bổ sung, sửa bài Bài giải Diện tích tấm kính hình thoi là : (14 x 10) : 2 = 70 (cm2) Đáp so : 70 cm2 - Học sinh nêu yêu cầu bài tập - Cả lớp theo dõi hướng dẫn - Học sinh thực hành thao tác - Học sinh tính diện tích hình thoi theo công thức đã biết. - Học sinh trình bày bài giải - Nhận xét, bổ sung, sửa bài Bài giải (b) Diện tích hình thoi là : (4 x 6) : 2 = 12(cm2) Đáp số :12 cm2 - Học sinh nhận dạng hình thoi - Học sinh thực hiện theo yêu cầu - Nhận xét, góp ý, bình chọn - Diện tích hình thoi bằng tích của độ dài hai đường chéo chia cho 2 (cùng đơn vị đo) Công thức S = - Cả lớp chú ý theo dõi ************************* ĐỊA LÝ NGƯỜI DÂN VÀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT Ở ĐỒNG BẰNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG I. MỤC TIÊU - Biết người Kinh, người Chăm và một số dân tộc ít người khác là cư dân chủ yếu của ĐBDH miền Trung. - Trình bày một số nét tiêu biểu về HĐSX: trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt, nuôi trồng, chế biến thuỷ sản II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC -Bản đồ hành chính Việt Nam. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC Hoạt động dạy GV Hoạt động học HS 1. KTBC ( 5’) Dải đồng bằng duyên hải miền Trung - Treo lược đồ dải đồng bằng duyên hải miền Trung, gọi hs lên đọc tên các đồng bằng duyên hải miền Trung và chỉ trên lược đồ. ? Dải đồng bằng duyên hải miền trung có đặc điểm gì? Nêu đặc điểm khí hậu vùng đồng bằng duyên hải miền Trung? - Nhận xét, cho điểm 2. Dạy-học bài mới(30’) a. Giới thiệu bài: Tiết học hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về con người vùng đồng bằng duyên hải miền Trung. b. Các hoạt động Hoạt động 1: Dân cư tập trung khá đông đúc - Giới thiệu: ĐB DH miền Trung tuy nhỏ hẹp song có điều kiện tương đối thuận lợi cho sinh hoạt và sản xuất nên dân cư tập trung khá đông đúc, phần lớn số dân này sống ở các làng mạc, thị xã và thành phố duyên hải - (chỉ trên bản đồ) - Mức độ tập trung dân được biểu hiện bằng các kí hiệu hình tròn thưa hay dày - Các em quan sát lược đồ và so sánh: + Lượng người sinh sống ở vùng ven biển miền Trung so với ở vùng núi Trường Sơn. + Lượng người sinh sống ở vùng ven biển miền Trung so với ở vùng ĐBBB và ĐBNB. - Gọi hs đọc mục 1 SGK/138 - Người dân ở ĐBDH miền Trung là những dân tộc nào? - Các em quan sát hình 1,2 SGK/138, thảo luận nhóm đôi nhận xét trang phục của phụ nữ Chăm, phụ nữ Kinh. Kết luận: Đây là trang phục truyền thống của các dân tộc. Tuy nhiên, hàng ngày để tiện cho sinh hoạt và sản xuất, người dân thường mặc áo sơ mi và quần dài. Hoạt động 2: Hoạt động sản xuất của người dân - Các em hãy quan sát các hình trong SGK/139 và đọc ghi chú dưới mỗi hình - Dựa vào các hình ảnh nói về hoạt động sản xuất của người dân ĐB DH miền Trung, các em hãy cho biết, người dân ở đây sinh sống bằng những ngành nghề gì? - GV ghi lên bảng vào 4 cột - Cũng dựa vào các hoạt động sản xuất trong hình, các em hãy lên bảng điền vào cột thích hợp. - Gọi 2 hs đọc lại kết quả trên bảng - Cùng hs nhận xét, kết luận lời giải đúng Giải thích: Tại hồ nuôi tôm người ta đặt các guồng quay để tăng lượng không khí trong nước, làm cho tôm nuôi phát triển tốt hơn Nghề làm muối (diêm dân) là một nghề rất đặc trưng của người dân ĐBDH miền Trung, Để làm muối người dân đưa nước biển vào ruộng cát, phơi nước biển cho bay bớt hơi nước còn lại nước biển mặn (gọi là nước chạt), sau đó dẫn vào ruộng bằng phẳng (láng xi măng) để nước chạt bốc hơi nước tiếp, còn lại muối đọng trên ruộng và được vun thành từng đống như trong ảnh. Các em thấy đấy nghề làm muối rất là vất vả. - Các hoạt động sản xuất của người dân ở duyên hải miền Trung mà các em đã tìm hiểu đa số thuộc ngành nông-ngư nghiệp. Vì sao người dân ở đây lại có những hoạt động sản xuất này? các em cùng tìm hiểu tiếp - Gọi hs đọc bảng SGK/140 - Các em hãy thảo luận nhóm đôi và cho biết: ? vì sao dân cư tập trung khá đông đúc tại ĐBDH miền Trung? - Gọi hs lên ghi tên 4 hoạt động sản xuất phổ biến của người dân Kết luận: Mặc dù thiên nhiên thường gây bão lụt và khô hạn, người dân miền Trung vẫn luôn khai thác các điều kiện để sản xuất ra nhiều sản phẩm phục vụ nhân dân trong vùng và các vùng khác. Nghề chính của họ là nghề nông, làm muối, đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản. 3. Củng cố, dặn dò ( 3’) - Gọi hs đọc ghi nhớ SGK/140 - Giải thích vì sao người dân ở ĐBDH miền Trung lại trồng lúa, lạc, mía và làm muối? - Về nhà sưu tầm các ảnh về hoạt động sản xuất của người dân ở ĐBDHMT - Chuẩn bị bài “Hoạt động SX của người dân ĐBDHMT (tt) - 2 hs lên bảng thực hiện theo y/c - Lắng nghe - Quan sát, lắng nghe. + Số người ở vùng ven biển miền Trung nhiều hơn so với ở vùng núi Trường Sơn. + Số người ở vùng ven biển miền Trung ít hơn ở vùng ĐBBB và ĐBNB. - 1 HS đọc to trước lớp - Kinh, Chăm và một số dân tộc ít người khác. + Người Chăm: mặc váy dài, có đai thắt ngang và khăn choàng đầu. + Người Kinh: mặc áo dài cổ cao. - Lắng nghe - 6 hs nối tiếp nhau đọc to trước lớp - Trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng đánh bắt thuỷ sản, làm muối - 4 hs lên bảng thực hiện: + Trồng trọt: trồng lúa, mía, ngô + Chăn nuôi: gia súc (bò) + Nuôi, đánh bắt thủy sản: đánh bắt cá, nuôi tôm + Ngành khác: làm muối - 2 hs đọc to trước lớp - Lắng nghe - Từng cặp hs thay phiên nhau trình bày lần lượt từng ngành sản xuất (không đọc theo SGK) và điều kiện để sản xuất từng ngành. - Vì nơi đây có nhiều điều kiện thuận lợi để giúp họ hoạt động sản xuất được dễ dàng, đem lại cho họ cuộc sống ổn định. - Trồng lúa; trồng mía, lạc; làm muối; nuôi, đánh bắt thuỷ sản. - Lắng nghe - Vài hs đọc to trước lớp - Vì nơi đây có đất pha cát, khí hậu nóng, nước biển mặn thích hợp cho việc trồng mía, lạc và làm muối. **************************** TẬP LÀM VĂN TRẢ BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI I. MỤC TIÊU - Biết rút kinh nghiệm về bài tập làm văn tả cây cối (đúng ý, bố cục rõ, dùng từ, đặt câu và viết đúng chính tả,); tự sửa được các lỗi đã mắc trong bài viết theo sự hướng dẫn của giáo viên. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC - Bảng phụ, phấn màu, phiếu sửa lỗi III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Kiểm tra bài cũ: (5’) Miêu tả cây cối (Kiểm tra viết) - Giáo viên nhận xét chung về tình hình kiểm tra vừa qua. 2. Dạy bài mới(30’) a. Giới thiệu bài ( 2’) b. Nhận xét chung kết quả bài viết - Mời học sinh đọc lại đề bài (ghi sẵn ở bảng phụ) - Giáo viên yêu cầu học sinh nêu lại nội dung yêu cầu. - GV nhận xét chung kết quả bài viết của học sinh theo các bước: + Nêu ưu điểm: nắm được yêu cầu đề, kiểu bài, bố cục, ý, cách diễn đạt. + Những thiếu sót hạn chế. + Báo điểm, phát bài cho học sinh c. Hướng dẫn học sinh sửa bài * Hướng dẫn sửa lỗi từng học sinh: - Phát phiếu sửa lỗi cho học sinh - Mời học sinh đọc mẫu phiếu sửa lỗi. - Yêu cầu học sinh: Đọc lời phê của thầy cô Xem lại bài viết Viết vào phiếu các lỗi sai và sửa lại - Yêu cầu học sinh đổi vở, phiếu để soát lỗi. - Giáo viên quan sát giúp đỡ những học sinh kém, kiểm tra việc làm của học sinh * Hướng dẫn sửa lỗi chung: - GV ghi một số lỗi chung cần sửa lên bảng. - Mời học sinh nêu ý kiến, cách sửa lỗi sai ghi ở bảng. - GV nhận xét và ghi lại từ, câu đúng, gạch dưới bằng phấn màu lỗi sai. - Yêu cầu học sinh sửa vào vở. d. Hướng dẫn học tập những đoạn văn, bài văn hay. - GV đọc 1 – 2 bài văn, đoạn văn hay trong lớp cho cả lớp nghe. - Yêu câu học sinh trao đổi, thảo luận theo nhóm để chỉ ra cái hay cần học của đoạn văn, bài văn đó. - GV nhận xét và yêu cầu học sinh về nhà chỉnh lại bài văn của mình. 3. Củng cố - dặn dò ( 3’) - Yêu cầu học sinh nêu lại nội dung vừa học - Giáo viên đọc một bài văn hay cho cả lớp cùng nghe. - Tuyên dương những học sinh đạt điểm cao, có bài viết hay. - Nhận xét chung tiết học - Học sinh theo dõi - Cả lớp chú ý . - Học sinh đọc to trước lớp - Học sinh nhắc lại - Cả lớp chú ý lắng nghe - Học sinh nhận phiếu cá nhân - 1 học sinh đọc các mục phiếu - Đại diện vài nhóm nêu - 2 HS ngồi cạnh nhau đổi vở. - Học sinh soát lỗi cho nhau - Cả lớp cùng quan sát - Vài học sinh nêu ý kiến - Học sinh đọc lại phần sửa đúng - Học sinh tự chép vào vở - Cả lớp lắng nghe - Học sinh trao đổi, thảo luận theo nhóm - Cả lớp lắng nghe - Học sinh thực hiện - Cả lớp chú ý theo dõi SINH HOẠT TUẦN 27 I. MỤC TIÊU - Nhận xét đánh giá chung tình hình tuần 27 - Đề ra phương hướng kế hoạch tuần 28. - Có ý thức phát huy những ưu điểm khắc phục nhưng nhược điểm còn tồn tại. II. LÊN LỚP Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1)Lớp tự sinh hoạt: - GV yêu cầu lớp trưởng điều khiển lớp. - GV quan sát, theo dõi lớp sinh hoạt. 2) GV nhận xét lớp: - Lớp tổ chức truy bài 15p đầu giờ có tiến bộ. - Nề nếp của lớp tiến bộ hơn. Đã có nhiều điểm cao trong học tập và rèn luyện. - Nhìn chung đã có nhiều cố gắng, nhưng còn một số em chưa chịu khó học bài, làm bài ở nhà: Bích, Hà.. - Một số em thường xuyên quên VBT ở nhà : Bích - Về nề nếp đạo đức : đi học đúng giờ, ra vào lớp nghiêm túc. - Ngoan ngoãn lễ phép. Bên cạnh đó một số em chưa ý thức hay nói chuyện: Mai, Ngọc - Vệ sinh : Lớp học sạch sẽ gọn gàng. Vệ sinh cá nhân chưa sạch. - Hoạt động đội : Nhanh nhẹn, hoạt động giữa giờ nghiêm túc, xếp hàng tương đối nhanh nhẹn. 3) Phương hướng tuần tới: - Phát huy những ưu điểm đạt được và hạn chế các nhược điểm còn mắc phải. - Tiếp tục thi đua học tập tốt. - Thi đua giữ gìn vở sạch chữ đẹp. - Thực hiện ôn tập để chuẩn bị thi giữa kì II. - Thực hiện tốt quy định của đội đề ra. 4) Văn nghệ: - Tập 2 tiết mục văn nghệ chuẩn bị thi 26-3 - Các tổ trưởng nhận xét, thành viên góp ý. - Lớp phó HT: nhận xét về HT. - Lớp phó văn thể: nhận xét về hoạt động đội. - Lớp trưởng nhận xét chung. - Lớp nghe nhận xét, tiếp thu. - Lớp nhận nhiệm vụ. - Lớp phó văn thể điều khiển lớp. NHẬN XÉT – KÝ DUYỆT
Tài liệu đính kèm: