Giáo án Khối 4 - Tuần 28 - Năm học 2011-2012 (Bản mới chuẩn kiến thức kĩ năng)

Giáo án Khối 4 - Tuần 28 - Năm học 2011-2012 (Bản mới chuẩn kiến thức kĩ năng)

I. MỤC TIÊU:

- Đọc rành mạch, tương đối lưu loát bài tập đọc đã học (tốc độ đọc khoảng 85 tiếng/ phút) bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc.

- Hiểu ND chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; nhận biết được một số hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài; bước đầu biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự.

HS khá, giỏi đọc tương đối lưu loát, diễn cảm được đoạn văn, đoạn thơ (tốc độ đọc trên 85 tiếng/ phút)

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

 - 17 Phiếu ghi các bài tập đọc, học thuộc lòng từ đầu học kì II.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

 

doc 24 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 18/01/2022 Lượt xem 416Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 28 - Năm học 2011-2012 (Bản mới chuẩn kiến thức kĩ năng)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 28
Thứ hai ngày 12 tháng 3 năm 2012
Tiết 1: Chào cờ
 Tập trung toàn trường
 =====================================
Tiết 2 : Tập đọc
 Ôn tập giữa học kì II (tiết 1)
I. Mục tiêu:
- Đọc rành mạch, tương đối lưu loát bài tập đọc đã học (tốc độ đọc khoảng 85 tiếng/ phút) bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc. 
- Hiểu ND chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; nhận biết được một số hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài; bước đầu biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự. 
HS khá, giỏi đọc tương đối lưu loát, diễn cảm được đoạn văn, đoạn thơ (tốc độ đọc trên 85 tiếng/ phút) 
II. Đồ dùng dạy học.
	- 17 Phiếu ghi các bài tập đọc, học thuộc lòng từ đầu học kì II.
III. Các hoạt động dạy học.
Khởi động 
Bài ụn
 Hoạt động 1: Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng . ( Khoảng 1/3 số học sinh trong lớp)
- Bốc thăm, chọn bài:
- Hs lên bốc thăm và xem lại bài 1-2p.
- Đọc hoặc học thuộc lòng 1 đoạn hay cả bài .
- Hs thực hiện theo yêu cầu trong phiếu.
- Hỏi về nội dung để hs trả lời .
- Gv đánh giá bằng điểm.
- Hs đọc và trả lời câu hỏi.
- Hs nào chưa đạt yêu cầu về nhà đọc tiếp và kiểm tra vào tiết sau.
 Hoạt động 2 : Ôn các bài tập đọc 
 *Bài 2.
- Hs đọc yêu cầu bài.
- Nêu tên các bài tập đọc là truyện kể trong chủ điểm Người ta là hoa đất?
- Bốn anh tài.
- Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa.
- Tổ chức hs trao đổi theo N2 .
- Nêu nội dung chính và nhân vật trong 2 truyện.
- Trình bày .
- Lần lượt đại diện các nhóm nêu. Lớp nx bổ sung,
- Gv nx chung chốt ý đúng .
* Củng cố, dặn dò.
 - Nhận xét tiết học
 - VN đọc bài tập đọc học thuộc từ học kì II.
===================================
Tiết 3: Toán
 Luyện tập chung
I.Mục tiêu:
 - Nhận biết được một số tính chất của hình chữ nhật, hình thoi. 
- Tính được diện tích hình vuông, hình chữ nhật, hình bình hành, hình thoi
II. Đồ dùng dạy học :
 - Bảng nhóm làm bài tập 
II. Các hoạt động dạy học.
1. Khởi động 
 - Nêu cách tính diện tích hình thoi và lấy ví dụ minh hoạ?
2. Bài mới
 Hoạt động 1: Nhận biết được một số tính chất của hình chữ nhật, hình thoi
 Bài 1, 2. : Gv vẽ hình lên bảng.
- Tổ chức học sinh tự làm bài:
- Trình bày:
- Nêu đặc điểm của hình chữ nhật ? 
 - Hình thoi có đặc điểm gì ?
 Bài 3.
- Tổ chức hs trao đổi cả lớp:
- Nêu cách làm để chọn câu đúng?
- Nêu cách tính diện tích của từng hình?
- Gv cùng học sinh nx, chốt ý đúng.
 Bài 4.: ( HSKG )
- Trao đổi cách làm bài:
- Học sinh làm bài vào vở:
- Gv thu vở chấm 1 số em:
- Muốn tính diện tích hình chữ nhật ta làm thế nào ?
- Gv cùng học sinh nx chữa bài, ghi điểm.
- Học sinh đọc yêu cầu bài.
- Thảo luận nhóm 4 
Bài 1 : a , b , c - Đ ; d - S.
Bài 2 : a - S ; b,c,d - Đ.
- Học sinh đọc yêu cầu bài.
- Hs trả lời câu chọn để khoanh: 
 Câu a.
- Tính diện tích các hình rồi so sánh và chọn.
- Lần lượt học sinh nêu 
- Học sinh đọc yêu cầu bài.
Bài giải
Nửa chu vi hình chữ nhật là:
56:2 = 28(m)
Chiều rộng hình chữ nhật là:
28 - 18 = 10 (m)
Diện tích hình chữ nhật là:
18 x10 = 180(m2)
Đáp số: 180 m2
 * Củng cố, dặn dò:
 - Nêu cách tính diện tích hình bình hành , hình thoi ?
- Nhận xét tiết học .
- Dặn dò về nhà
 ===========================================
 Tiết 4:Chính tả
 Ôn tập giữa học kì II (Tiết 2)
I. Mục tiêu:
	- Nghe - viết đúng bài chính tả (tốc độ viết khoảng 85 chữ/15 phút) không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng bài văn miêu tả. 
	- Biết đặt câu theo các kiểu câu đã học (Ai làm gì ? ai thế nào ? Ai là gì ? ) để kể tả hay giới thiệu. 
	HS khá, giỏi viết đúng và tơng đối đẹp bài CT (tốc độ trên 85 chữ/15 phút) hiểu nội dung bài. 
II. Đồ dùng dạy học.
- Tranh ảnh minh hoạ về hoa giấy (nếu có).
- Giấy khổ to, bút dạ.
III. Các hoạt động dạy học.
1. Khởi động 
2. Bài ụn
 Hoạt động 1 : Nghe - viết đúng bài chính tả (tốc độ viết khoảng 85 chữ/15 phút) không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng bài văn miêu tả.
- Đọc đoạn văn : Hoa giấy.
- 1 Hs đọc, lớp theo dõi.
- Đọc thầm đoạn văn?
- Cả lớp đọc thầm.
- Nêu nội dung đoạn văn?
- Đoạn văn tả vẻ đẹp đặc sắc của loài hoa giấy.
- Giới thiệu tranh ảnh để học sinh quan sát.
- Hs quan sát.
- Đọc thầm đoạn văn tìm từ dễ viết sai?
- Hs nêu:
- VD : Rực rỡ, trắng muốt, tinh khiết, bốc bay lên, lang thang, tản mát,...
- Gv nhắc nhở hs viết bài.
- Hs nghe đọc để viết bài.
- Gv đọc toàn bài:
- Hs soát lỗi.
- Gv thu chấm một số bài.
- Hs đổi chéo soát lỗi bài bạn.
- Gv cùng nhận xét chung bài viết.
 Hoạt động 2: Biết đặt câu theo các kiểu câu đã học (Ai làm gì ? ai thế nào ? Ai là gì ? ) để kể tả hay giới thiệu.
 Hs đọc yêu cầu bài 2 : SGK - T96
- Mỗi bài tập yêu cầu đặt các câu văn tương ứng với kiểu câu kể nào các em đã học?
- Phần a. : Kiểu câu kể Ai làm gì ?
- Phần b. : Kiểu câu kể Ai thế nào?
- Phần c. : Kiểu câu kể Ai là gì?
- Thực hiện cả 3 yêu cầu trên.
- 3 Hs làm bài vào phiếu, lớp làm bài vào nháp.
- Trình bày :
- Lần lượt nêu miệng và dán phiếu.
- Gv cùng chốt bài làm đúng, ghi điểm.
* Củng cố, dặn dò.
	- Nhận xét tiết học.
 ..........................................................................
Tiết 5: Đạo đức
 Tôn trọng luật giao thông ( Tiết 1)
I. Mục tiêu:
	 - Nêu được một số quy định khi tham gia giao thông (những quy định có liên quan tới HS) 
	- Phân biệt được hành vi tôn trọng luật Giao thông và vi phạm Luật Giao thông. 
 - Nghiêm chỉnh chấp hành luật giao thông trong cuộc sống hằng ngày .
* KNS :Tham gia giao thông đúng luật, phê phán những hành vi vi phạm luật giao thông.
II. Đồ dùng dạy học :
 - Tranh ảnh về giao thông đường bộ 
II. Các hoạt động dạy học.
1. Khởi động 
 - Thế nào là việc làm nhân đạo ? Em làm những việc làm nhân đạo nào ?
2. Bài mới
 Hoạt động 1 : Nêu được một số quy định khi tham gia giao thông (những quy định có liên quan tới HS) 
 + Cách tiến hành :
- Tổ chức hs đọc thông tin và trao đổi theo nhóm 4.
- N4 trao đổi các câu hỏi SGK - T40.
- Trình bày:
- Lần lượt các nhóm nêu, lớp nx, trao đổi, bổ sung.
- Gv nx, kết luận.
- Tai nạn giao thông để lại nhiều hậu quả : Tổn thất về người, của, người tàn tật, chết, xe hỏng, giao thông bị ngưng trệ...
- Tai nạn giao thông xảy ra do nhiều nguyên nhân : Do thiên tai, lái nhanh vượt ẩu, không làm chủ phương tiện, không chấp hành đúng luật giao thông.
- Mọi người dân đều có trách nhiệm tôn trọng và chấp hành luật giao thông.
 Hoạt động 2: Phân biệt được hành vi tôn trọng luật Giao thông và vi phạm Luật Giao thông. 
 + Cách tiến hành.
- Tổ chức hs trao đổi theo nhóm đôi.
- Các nhóm thảo luận.
- Nội dung bức tranh nói về điều gì? Những việc làm đó đúng luật giao thông chưa? Nên làm thế nào thì đúng luật giao thông?
- Các nhóm lần lượt trả lời, lớp nx, bổ sung.
- GV nx chung, kết luận:
- Những việc làm trong các tranh 2,3,4 là những việc làm nguy hiểm, cản trở giao thông. Những việc làm trong các tranh 1,5,6 là các việc làm đúng, chấp hành luật giao thông.
 Hoạt động 3: Xử lí tình huống 
+ Cách tiến hành : 
- Tổ chức hs trao đổi theo N2? 
- N2 trao đổi và mỗi nhóm trao đổi theo một tình huống.
- Trình bày:
- Lần lượt các nhóm nêu, lớp nx, trao đổi bổ sung.
- Gv nx, chốt ý đúng:
- Những việc làm trong các tình huống là nhứng việc làm dễ gây tai nạn giao thông, sức khoẻ và tính mạng con người.
- Luật giao thông cần thực hiện ở mọi nơi, mọi lúc.
- Hs đọc phần ghi nhớ.
 * Củng cố - dặn dò : 
	- Tìm hiểu các biển báo giao thông nơi em thường qua lại, ý nghĩa và tác dụng của các biển báo.
	- Chuẩn bị bài tập 4.
Thứ ba ngày 13 tháng 3 năm 2012
Tiết 1: Luyện từ và câu
 Ôn tập giữa học kì II (Tiết 3)
I.Mục tiêu:
- Đọc rành mạch, tương đối lưu loát bài tập đọc đã học (tốc độ đọc khoảng 85 tiếng/ phút) bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc. 
 - Nghe - viết đúng bài CT (tốc độ viết khoảng 85/15 phút) không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng bài thơ lục bát.
 - Yêu thích môn học .
II. Đồ dùng dạy học.
	- Phiếu tiết 1.
III. Các hoạt động dạy học.
Khởi động 
2. Bài mới
 Hoạt động 1 :Kiểm tra đọc.
- Tổ chức hs trao đổi:
- N2: Nêu tên các bài tập đọc và nêu nội dung chính của bài đó.
- Trình bày:
- Thảo luận nhóm trước lớp, mỗi nhóm trao đổi 1 bài. 
- Lớp nhận xét , bổ sung.
- Gv nhận xét chốt ý đúng theo bảng sau:
Tên bài
Nội dung chính
Sầu riêng
Giá trị và vẻ đặc sắc của sầu riêng- loại cây ăn quả đặc sản của miền Nam nước ta.
Chợ Tết
Bức tranh chợ Tết miền trung du giàu màu sắc và vô cùng sinh động, nói lên cuộc sống thôn quê nhộn nhịp vào dịp Tết.
Hoa học trò
Ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng vĩ- một loài hoa gắn với học trò.
Khúc hát...
Ca ngợi tình yêu nước, yêu con sâu sắc của người phụ nữ Tây Nguyên cần cù lao động, góp sức mình vào công cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
Vẽ về cuộc sống an toàn.
 Kết quả cuộc thi vẽ tranh của thiếu nhi với chủ đề em muốn sống an toàn cho thấy: Thiếu nhi Việt Nam có nhận thức đúng về an toàn, biết thể hiện nhận thức của mình = ngôn ngữ hội hoạ sáng tạo đến bất ngờ.
Đoàn thuyền...
Ca ngợi vẻ đẹp huy hoàng của biển cả, vẻ đẹp trong lao động của người dân biển.
 Hoạt động2 : Nghe - viết đúng bài CT (tốc độ viết khoảng 85/15 phút) không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng bài thơ lục bát.
- 1 Hs đọc bài.
- Đọc thầm bài:
- Cả lớp đọc.
 Bài thơ nói lên điều gì?
- ..Khen ngợi cô bé ngoan giống như cô Tấm xuống trần giúp đỡ mẹ cha.
- Đọc thầm và nêu các từ dễ viết sai?
- Hs nêu, lớp luyện viết.
- VD: ngỡ, xuống trần, lặng thầm, nết 
- Gv nhắc nhở hs cách viết bài và đọc:
- Hs đọc bài.
- Gv đọc:
- Hs soát lỗi bài.
- Gv chấm một số bài:
- Hs đổi vở soát lỗi.
- Gv cùng hs nx chung.
 * Củng cố, dặn dò.
	- Nhân xét tiết học, về nhà ôn bài theo tiết 4.
 =====================================
Tiết 2: Toán
 Giới thiệu tỉ số
I. Mục tiêu:
- Biết lập tỉ số của hai đại lượng cùng loại.
 - Yêu thích môn học .
II. Đồ dùng dạy học :
 - Bảng nhóm làm bài tập 
II. Các hoạt động dạy học 
1. Khởi động 
- Nêu cách tính diện tích của hình vuông, hình thoi, hình bình hành ? 
- Lấy ví dụ minh hoạ?
2. Bài mới
 Hoạt động 1 : Biết lập tỉ số của hai đại lượng cùng loại
 5 : 7 và 7 : 5.
VD : Một đội xe có 5 xe tải và 7 xe khách ( hình vẽ)
- Nêu tỉ số của số xe tải và số xe khách ?
- Tỉ số của số xe tải và số xe khách là 5:7 hay 5
 7
- Đọc là : Năm chia bảy hay năm phầ ... hần bằng nhau ; 
 Tìm số bé ; Tìm số lớn.
- Làm bài vào vở nháp.
 - Muốn tìm hai số biết tổng và tỉ ta làm thế nào ?
Bài giải
Số bé: 198
Số lớn: 
Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là: 3 + 8 = 11(phần)
Số bé là: 
198 : 11 x 3 = 54
Số lớn là: 
198 - 54 = 144
Đáp số : Số bé : 54
 Số lớn : 144.
 *Bài 2: 
Bài toán cho biết gì ? 
 Bài toán hỏi gì ? 
 Muốn tìm số cam ta làm thế nào ? 
- HS nêu yêu cầu.
- Hai hs làm rên bảng phụ.
Cam : 	280 quả 
Quýt : 
 Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là
 2+ 3 = 5 ( phần) 
Số quýt là : 280 : 5 x 3 = 168 ( quả )
Số cam là : 280 – 168 = 112 ( quả ) 
 Đáp số : 168 quả quýt ; 112 quả cam 
 * Bài 3 ( hskg)
- Hs làm bài vào vở.
Bài toán cho biết gì ? 
 Bài toán hỏi gì ? 
 - Muốn tìm số cây của mỗi lớp ta làm thế nào ? 
- Muốn giải bài toán tìm hai số biết tổng và tỉ ta có mấy bước
 giải ? Là những bước nào ? 
 Bài giải
Tổng số học sinh cả hai lớp là:
34 + 32 = 66 (hs)
Số cây mỗi học sinh trồng là:
330 : 66 = 5 (cây).
Số cây lớp 4A trồng là:
5 x 34 = 170 (cây)
Số cây lớp 4B trồng là:
330 - 170 = 160 (cây).
Đáp số: 4A: 170 cây.
 * Củng cố- dặn dò:
	- Muốn tìm hai số biết tổng và tỉ ta làm thế nào ? 
======================================
 Tiết 3: Khoa học
 Ôn tập vật chất và năng lượng (Tiết 2)
I. Mục tiêu: 
 - Các kiến thức về nước, không khí âm thanh, ánh sáng, nhiệt. 
	 - Các kĩ năng quan sát, thí nghiệm, bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khoẻ 
 - Có ý thức tiết kiệm điện và bảo vệ cây trồng .
II. Đồ dùng dạy học.
	- Theo dặn dò tiết trước.
III. Các hoạt động dạy học.
1. Khởi động .
* GTB: Nờu yờu cầu tiết học
2. Bài mới
 Hoạt động 1 : Các kĩ năng quan sát, thí nghiệm, bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khoẻ
+ Cách tiến hành :
- Tổ chức hs hoạt động theo nhóm:
- Chia lớp thành 4 nhóm hoạt động.
- Mỗi nhóm đưa ra một câu hỏi để hỏi nhóm bạn và yêu cầu nhóm bạn làm thí nghiệm để chứng minh?
VD : Chứng minh rằng:
- Nước không có hình dạng xác định.
- Ta chỉ nhìn thấy vật khi có ánh sáng từ vật tới mắt.
- Không khí có thể bị nén lại, giãn ra.
- Tổ chức trình bày:
- Lần lượt các nhóm trình bày thí nghiệm.
- Lớp trao đổi theo yêu cầu và trả lời của nhóm bạn.
- Các nhóm thực hiện.
- Gv cùng nhận xét , chốt ý đúng và bình chọn nhóm thắng cuộc.
 Hoạt động 2: ứng dụng thực tế
+ Cách tiến hành :
- Quan sát bóng cây trong ngày nắng giải thích tại sao bóng cây thay đổi?
- Nhiều hs giải thích, lớp nhận xét , trao đổi, bổ sung.
- Gv nhận xét , chốt ý đúng:
- Buổi sáng bóng cây ngả về tây.
- Trưa bóng cây ngắn lại ở gốc cây.
- Chiều bóng ngả về đông.
- Nêu những ứng dụng về nước, nhiệt ... trong cuộc sống hàng ngày?
Trong thiên nhiên , cây cối có vai trò như thế nào trong cuộc sống hằng ngày ? 
Phải làm gì để bảo vệ môi trường thiên nhiên .
- VD : 
Đun nước không đổ nước đầy quá; Không nên ra trời nắng lâu quá; Giàn giữ nước ấm lâu;Nuôi trồng cây thích hợp.
- Cho ta bóng mát , tăng vẻ đẹp và sự trong sạch cho môi trường .
- Giữ gìn và bảo vệ cây xanh .
 * Củng cố - dặn dò.
	- Cần phải làm gì để tiết kiệm điện , nước ?
- Dặn dò về nhà.
 =====================================
Tiết 4: Âm nhạc
GV nhạc dạy
==================================
 Tiết 5 : Kĩ thuật 
 Lắp cái đu ( Tiết 2 )
 I. Mục tiêu :
 Chọn đúng, đủ số lượng các chi tiết để lắp cái đu. 
	- Lắp được cái đu theo mẫu. 
	Với HS khéo tay. 
	- Lắp được cái đu theo mẫu. Đu lắp được tương đối chắc chắn. Ghế đu dao động nhẹ nhàng. 
- H/s yêu thích môn học .
II. Đồ dùng dạy học :
- Mẫu cái đu lắp sẵn .
- Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật .
III. Các Hoạt động dạy học :
 1. Khởi động 
 - Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng của
2. Bài mới
 Hoạt động 2 : Thực hành lắp được cái đu theo mẫu. 
 + Cách tiến hành : 
- Cần lưu ý điều gì khi lắp cái đu ?
 - Muốn lắp cái đu ta qua mấy bước ?
 + Chọn các chi tiết : 
 - Yêu cầu học sinh chọn các chi tiết để lắp cái đu .
 + Lắp từng bộ phận :
- Nêu quy trình lắp cái đu ?
Quan sát hình 2 , em nêu cách lắp giá đỡ đu ? 
- GV làm mẫu – Sứa sai cho HS 
- Quan sát hình2 , hình 3 nêu cách lắp ghế đu ? 
 - Yêu cầu học sinh thực hành 
 Hoạt động 2 : Đánh giá kết quả 
+ Mục tiêu : Đánh giá các sản phẩm đã làm được dựa vào các tiêu chí .
 + Cách tiến hành :
 _ Yêu cầu học sinh trưng bày sản phẩm .
- Tiêu chí đánh giá : Lắp đúng mẫu và theo đúng quy trình , đu lắp chắc chắn , ghế đu dao động nhẹ nhàng 
- Học sinh nêu phần ghi nhớ 
- 3 bước : Chọn các chi tiết , lắp từng bộ phận , lắp ráp cái đu .
- Học sinh thực hiện theo cặp 
 - Lắp giá đỡ đu 
Lắp ghế đỡ đu 
Lắp trục vào ghế đỡ đu 
 - Học sinh nêu 
- Học sinh thực hành 
 - Học sinh nêu 
 - Học sinh lắp cái đu 
Học sinh trưng bày 
- Học sinh đánh giá sản phẩm theo các tiêu chí đã nêu .
 * Củng cố - dặn dò : 
Nêu quy trình lắp cái đu ? 
 Nhận xét giờ học . 
 ==================================
Thứ sáu ngày 16 tháng 3 năm 2012
Tiết 1 : Tập làm văn
Kiểm tra giữa học kì II 
 ( BGH ra đề)
 ================================
 Tiết 2: Toán
 Luyện tập
I. Mục tiêu: 
 - Giải được bài toán Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó. 
 - Yêu thích môn học.
II. Các hoạt động dạy học.
 1. Khởi động.
 - Nêu các bước giải bài toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số ? 
* GTB : Nờu yờu cầu tiết học
2. Bài mới
 Bài 1.
- Hs đọc yêu cầu bài.
- Tổ chức trao đổi và tìm các bước giải bài .
- Vẽ sơ đồ, tìm tổng số phần bằng nhau; Tìm độ dài mỗi đoạn.
Bài toán cho biết gì ? 
 - Bài toán hỏi gì ? 
- Đoạn thứ nhất là số lớn hay số bé ?
Muốn tìm hai số biết tổng và tỉ ta làm thế nào ?
- Lớp làm bài vào nháp.
- 1 Hs lên bảng chữa bài. Lớp đổi chéo nháp kiểm tra trao đổi bài.
Ta có sơ đồ :
Đoạn 1: 	 28
Đoạn 2 :
Tổng số phần bằng nhau là:
3 + 1 = 4 ( phần ).
Đoạn thứ nhất dài là:
28 : 4 x 3 = 21 (m)
Đoạn thứ hai dài là:
28 - 21 = 7 (m).
Đáp số: Đoạn 1 : 21 m 
 Đoạn 2 : 7 m.
 Bài 2: 
Bài toán cho biết gì ? 
 - Bài toán hỏi gì ? 
 Muốn tìm hai số biết tổng và tỉ ta làm thế nào ?
Bạn gái : 
 Bạn trai : 	12 bạn 
Số bạn trai là : 12 : ( 2 + 1 ) = 4( bạn )
Số bạn gái là : 4 x 2 = 8 ( bạn ) 
 Đáp số : Bạn trai :4 bạn 
 Bạn gái : 8 bạn 
 Bài 3.
- Tỉ số là bao nhiêu ? 
Muốn tìm hai số biết tổng và tỉ ta làm thế nào ?
- Gv cùng hs nx, chữa bài.
Vì số lớn giảm 5 lần, thì được số bé nên số lớn gấp 5 lần số bé.
Ta có sơ đồ:
Số lớn:	72
Số bé:
Tổng số pần bằng nhau là:
5 + 1 = 6 (phần)
Số bé là : 
72 : 6 = 12
Số lớn là : 
72 - 12 = 60
Đáp số: Số lớn : 72 
 Số bé : 12.
Bài 4. 
- Tổ chức Hs đặt đề toán miệng rồi giải bài toán vào nháp, chữa bài.
 - Muốn tìm hai số biết tổng và tỉ ta làm thế nào ?
Hs đặt đề toán.
Số lít dầu thùng 1 là :
 180 : ( 1 + 4 ) = 36 ( lít ) 
 Số lít dầu thùng là :
 180 – 36 = 144 ( lít ) 
 Đáp số : 36 lít ; 144 lít 
 * Củng cố - dặn dò.
 - Muốn tìm hai số biết tổng và tỉ ta làm thế nào ?
 - Dặn dò về nhà
 =====================================
Tiết 3: Địa lí
 Người dân và hoạt động sản xuất 
 ở đồng bằng duyên hải miền Trung
I. Mục tiêu :
 - Biết người Kinh, người Chăm và một số dân tộc ít người khác là cư dân chủ yếu của đồng bằng duyên hải miền Trung. 
	- Trình bày một số nét tiêu biểu về hoạt động sản xuất: Trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt, nuôi trồng, chế biến thuỷ sản ... 
	HS khá, giỏi: 
	+ Giải thích vì sao người dân ở đồng bằng duyên hải miền trung lại trồng lúa, mía và làm muối: khí hậu nóng, có nguồn nước, ven biển 
II. Đồ dùng dạy học :
- Bản đồ Việt nam .
III. Các Hoạt động dạy học :
 1. Khởi động
Nêu sự khác biệt về khí hậu giữa khu vực phía Bắc và phía Nam ĐBDH miền Trung ?
2. Bài mới
 Hoạt động 1 : Biết người Kinh, người Chăm và một số dân tộc ít người khác là cư dân chủ yếu của đồng bằng duyên hải miền Trung. 
+ Cách tiến hành :
- Dân tộc nào là chủ yếu ở đồng bằng duyên hải miền Trung ?
- Quan sát hình SGK - Nhận xét trang phục của phụ nữ Kinh ?
- Chủ yếu là người Kinh, người Chăm cùng 1 số dân tộc khác sống hoà thuận .
- Người Kinh mặc áo dài, cao cổ .
- Hằng ngày để tiện sinh hoạt và sản xuất, người Kinh mặc áo sơ mi và quần dài .
 Hoạt động 2 : Trình bày một số nét tiêu biểu về hoạt động sản xuất: Trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt, nuôi trồng, chế biến thuỷ sản ...
+ Cách tiến hành :
- Tổ chức h/s quan sát các hình 3 - 8 (SGK - T139)
- Cho biết người dân ở đây có ngành nghề gì ?
- Kể tên 1 số loài cây được trồng ?
- Ngoài ra còn nhiều cây mía, bông, dâu tằm, nho .
- Kể tên 1 số con vật được chăn nuôi nhiều ở đồng bằng duyên hải miền Trung ?
- Kể tên 1 số thuỷ sản của đồng bằng duyên hải miền Trung ?
-Đồng bằng duyên hải miền Trung còn nghề gì nữa ?
- Giải thích vì sao người dân ở đây lại có những hoạt động sản xuất này ?
- Cả lớp quan sát .
- Các ngành nghề : Trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng đánh bắt thuỷ sản và nghề làm muối .
- Lúa, mía, lạc 
- Bò, trâu 
- Cá, tôm.
- Nghề muối là nghề rất đặc trưng của người dân ở miền Trung ?
- Vì họ có đất đai màu mỡ, gần biển, khí hậu nóng ẩm ..
+ Kết luận : H/s đọc ghi nhớ bài .
 * Củng cố - dặn dò :
- Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng duyên hải miền Trung có đặc điểm gì ?
- Nhận xét giờ học .
- Dặn dò về nhà .
- Dặn dò về nhà .
=====================================
 Tiết 4: Thể dục
Môn thể thao tự chọn : Tâng cầu bằng đùi , đỡ chuyền cầu bằng mu bàn chân.
Trò chơi “Trao tín gậy”.
	=======================================
Tiết 5 : Sinh hoạt lớp 
 Nhận xét tuần 28
I. Mục tiêu :
- Đánh giá động tuần 28 về các mặt : Học tập, nền nếp, tu dưỡng đạo đức, ngoại khoá.
- Thông qua kế hoạch tuần 29.
II. Lên lớp :
 Hoạt động 1 : Kiểm điểm trong tổ 
 - 3 tổ trưởng cho tổ kiểm điểm 
 - Tổ trưởng nhận xét 
 Hoạt động 2 : Nhận xét của lớp trưởng 
 Hoạt động 3 : Nhận xét chung 
- Thực hiện tốt mọi nề nếp của trường, lớp .
- Duy trì tỷ lệ chuyên cần, đi học đúng giờ .
- Có ý thức hơn trong giờ học, hăng hái phát biểu xây dựng bài . 
- Tham gia đầy đủ các HĐ ngoại khoá.
- Ngoan, lễ phép với thầy cô, đoàn kết với bạn bè .
Tồn tại :
- Chữ viết 1 số em chưa tiến bộ . 
- Vẫn còn tình trạng nói chuyện riêng trong lớp . 
 Hoạt động 4 : Kế hoạch tuần 29 
- Tiếp tục phát huy và duy trì nề nếp học tập .
- Khắc phục những tồn tại còn mắc phải .
- Tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa .
- Tích cực ôn tập và thi giữa kì môn Tiếng Việt .
 =====================================

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_4_tuan_28_nam_hoc_2011_2012_ban_moi_chuan_kien.doc