Giáo án Khối 4 - Tuần 29 - Năm học 2011-2012 (2 cột chuẩn kiến thức kĩ năng)

Giáo án Khối 4 - Tuần 29 - Năm học 2011-2012 (2 cột chuẩn kiến thức kĩ năng)

Tiết 3 Môn: Lịch sử

BÀI: QUANG TRUNG ĐẠI PHÁ QUÂN THANH

(NĂM 1789)

I.MỤC TIÊU:

- Dựa vào lược đồ, tường thuật sơ lược về Quang Trung đại phá quân Thanh, chú ý các trận tiêu biểu: Ngọc Hồi, Đống Đa.

- Câu 2 (bỏ); ND mờ sáng mồng 5 tết . phục kích tiêu diệt ( theo công văn896)

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Lược đồ trận Quang Trung đại phá quân Thanh (1789)

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

 

doc 44 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 18/01/2022 Lượt xem 439Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 29 - Năm học 2011-2012 (2 cột chuẩn kiến thức kĩ năng)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 29 
Thứ hai ngày 26 tháng 03 năm 2012
Tiết 2: Toán
BÀI: LUYỆN TẬP CHUNG
I.MỤC TIÊU:
- Viết được tỉ số của hai đại lượng cùng loại.
- Giải được bài toán Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
- BT1c,d; BT2 và 5 HS khá giỏi làm.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Khởi động: 
2.Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút )
Luyện tập
- GV kiểm tra lại VBT.
- GV nhận xét.
3.Bài mới: ( 30 phút )
Hoạt động1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Thực hành
Bài tập 1: Viết tỉ số của a và b biết 
- Nhằm phân biệt tỉ số của avà b với tỉ số của b và a
GV hướng dẫn học sinnh cách làm 
GV nhận xét cho điểm 
Bài tập 2:
- Yêu cầu HS đọc đề toán.
- Yêu cầu HS chỉ rõ tổng của hai số phải tìm; tỉ số của hai số đó.
Bài tập 3:
- Yêu cầu HS đọc đề toán.
- Yêu cầu HS chỉ rõ tổng của hai số phải tìm; tỉ số của hai số đó.
- Thực hiện như bài tập 2.
Bài tập 4: GV yêu cầu học sinh đọc đề bài 
GV hướng dẫn cách làm 
GV nhận xét cho điểm.
Bài 5:GV cho học sinh đọc yêu cầu đề 
- GV hướng dẫn học sinh cách làm. 
- GV mời 1 học sinh nêu các bước giải. 
- 1 Học sinh lên bảng giải. 
4.Củng cố - Dặn dò: ( 5 phút )
- HS về nhà xem lại qua bài, làm VBT.
- Chuẩn bị bài: Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó.
- GV nhận xét.
- 1HS đọc lại yêu cầu.
- HS làm bài.
- HS sửavà thống nhất kết quả.
- 1HS đọc lại yêu cầu.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- HS làm bài
- HS sửa
Tổng của hai số 
72
120
45
Tỉ của hai số 
Số bé 
 12
 15
 18
Số lớn 
 60
 105
 27
- 1 HS đọc yêu cầu.
- HS làm BT.
- HS sửa bài.
	Giải 
Vì gấp 7 lần số thứ nhất thì được số thứ hai nên số thứ nhất bằng số thứ hai:
Tổng số phần bằng nhau là:
1 + 7 = 8 (phần)
Số thứ nhất là:
1080 : 8 = 135
Số thứ hai là:
1080 – 135 = 945
Đáp số: Số thứ nhất : 135
 Số thứ hai là: 945
- HS đọc yêu cầu.
- HS thực hiện các bước giải.
Giải
Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là:
2 + 3 = 5 (phần)
Chiều rộng hình chữ nhật:
125 : 5 x 2 = 50 (m)
Chiều dài hình chữ nhật:
125 – 50 = 75 (m)
Đáp số: chiều rộng: 50 m
 Chiều dài : 75 m
-1 HS đọc yêu cầu.
- HS lên bảng thực hiện. 
Giải
Chiều dài hình chữ nhật :
(32 + 8 ) : 2 = 20 (m)
Chiều rộng hình chữ nhgật là:
32 – 20 = 12 (m )
Đáp số: chiều dài: 20 m
 Chiều rộng: 12 m.
	Tiết 3	Môn: Lịch sử
BÀI: QUANG TRUNG ĐẠI PHÁ QUÂN THANH
(NĂM 1789)
I.MỤC TIÊU:
- Dựa vào lược đồ, tường thuật sơ lược về Quang Trung đại phá quân Thanh, chú ý các trận tiêu biểu: Ngọc Hồi, Đống Đa.
- Câu 2 (bỏ); ND mờ sáng mồng 5 tết ... phục kích tiêu diệt ( theo công văn896)
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Lược đồ trận Quang Trung đại phá quân Thanh (1789)
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Khởi động: 
2.Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút )
Nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long
Việc nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long có ý nghĩa như thế nào?
GV nhận xét, cho điểm.
3.Bài mới: ( 30 phút )
Giới thiệu: 
Hoạt động1: Quân Thanh xâm lược nước ta:
 Hoạt động cả lớp
- GV trình bày nguyên nhân việc Nguyễn Huệ (Quang Trung) tiến ra Bắc đánh quân Thanh.
GV: Cuối năm 1788, vua Lê Chiêm Thống cho người cầu viện nhà Thanh đánh nghĩa quân Tây Sơn. Mượn cớ này nhà Thanh cho 29 vạn quân do Tôn sĩ Nghị cầm đầu kéo sang xâm lược nước ta.
- Nguyễn Huệ làm gì? Chúng ta tìm hiểu tiếp bài.
Hoạt động 2: Diễn biến trận Quang Trung đại phá quân Thanh:
Hoạt động nhóm.
- HS thảo luận nhóm 4 (5 phút)
GV yêu cầu HS làm phiếu học tập (GV đưa ra mốc thời gian, HS điền tên các sự kiện chính).
- GV nhận xét kết luận:
- Nghe tin quân Thanh xâm lược Nguyễn Huệ làm gì ?
- Vua Quang Trung tiến quân đến Tam Điệp khi nào? Ở đây ông làm gì ? Việc làm đó tác dụng như thế nào ?
- Dựa vào lược đồ nêu đường tiến của 5 đạo quân.
*GV hỏi thêm:
- Trận đánh mở màn diễn ra ở đâu? Khi nào? Kết quả ra sao?
Thuật lại trận Ngọc Hồi.
Thuật lại trận Đống Đa.
Hoạt động 3: Lòng quyết tâm đánh giặc và sự mưu trí của vua Quang Trung:
Hoạt động cả lớp
- Theo em vì sao quân ta đánh thắng 29 vạn quân Thanh?
GV hướng dẫn HS nhận thức được quyết tâm và tài nghệ quân sự của Quang Trung trong cuộc đại phá quân Thanh (hành quân bộ từ Nam ra Bắc; tiến quân trong dịp Tết; cách đánh ở trận Ngọc Hồi, Đống Đa)
GV chốt lại: Ngày nay, cứ đến ngày mồng 4 Tết, ở gò Đống Đa (Hà Nội) nhân dân ta lại tổ chức giỗ trận để tưởng nhớ ngày Quang Trung đại phá quân Thanh
- GV cho học sinh nêu lại bài học: SGK
4.Củng cố: ( 3 phút )
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong SGK.
5.Dặn dò: ( 2 phút )
- HS về nhà xem lại bài và học thuộc bài học.
- Chuẩn bị: Những chính sách về kinh tế và văn hóa của vua Quang Trung. 
2HS trả lời.
HS nhận xét.
HS dựa vào SGK để làm phiếu học tập.
Phong kiến phương Bắc từ lâu muốn thôn tính nước ta, mượn cớ nhà Lê khôi phục ngai vàng nên quân Thanh kéo sang xâm lược nước ta.
- Lắng nghe.
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét.
HS dựa vào các câu trả lời trong phiếu học tập để thuật lại diễn biến sự kiện Quang Trung đại phá quân Thanh
+ Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế hiệu Quang Trung tiến quân ra Bắc đánh quân Thanh.
+ Vào ngày 20 tháng chạp năm Kỉ Dậu(1789). Tại đây quân lính ăn Tết trước rồi mới chia thành 5 đạo quân tiến đánh Thăng Long. Nhà vua ăn Tết trước làm quân thêm phấn khởi, quyết tâm đánh giặc.
+ Đạo quân một do Quang Trung trực tiếp chỉ huy thẳng hướng Thăng Long.
+ Đạo thứ hai, ba do đô đốc Long, đô đốc Bảo chỉ huy đánh vào Tây Nam Thăng Long.
+ Đạo thứ tư do đô đốc Tuyết chỉ huy tiến ra Hải Dương.
+ Đạo thứ năm do đô đốc Lộc chỉ huy tiến lên Lạng Giang ( Bắc Giang) chặn đường rút lui của địch.
+ Trận đánh mở màn ở Hà Hồi, cách Thăng Long 20Km, diễn ra vào đêm mồng 3 Tết Kỷ Dậu. Quân Thanh hoảng sợ xin hàng.
- HS thuật lại.
+ Vì quân ta đoàn kết một lòng đánh giặc, lại có nhà vua sáng suốt chỉ huy.
- 2-4HS nêu bài học: SGK
- HS nêu lại.
Tiết 4: Môn: Khoa học
	BÀI : THỰC VẬT CẦN GÌ ĐỂ SỐNG? 
I.MỤC TIÊU:
- Nêu được những yếu tố cần để duy trì sự sống ủa thực vật : nước, không khí, ánh sáng, nhiệt độ và chất khoáng.
* Kĩ năng làm việc nhóm.
- Kĩ năng quan sát, so sánh có đối chứng để thấy sự phát triển khác nhau của cây trong những điều kiện khác nhau.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Chuẩn bị theo nhóm:
- 5 lon sữa bò: 4 lon đựng đất màu, 1 lon đựng sỏi đã rửa sạch.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Khởi động
2.Bài mới: ( 35 phút )
Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Trình bày cách tiến hành thí nghiệm thực vật cần gì để sống: 
Mục tiêu: HS biết cách làm thí nghiệm chứng minh vai trò của nước, chất khoáng, không khí và ánh sáng đối với đời sống thực vật 
Cách tiến hành:
Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn 
GV nêu vấn đề: thực vật cần gì để sống? Để trả lời câu hỏi đó, người ta có thể làm thí nghiệm như bài hôm nay chúng ta sẽ học.
GV chia nhóm và đề nghị các nhóm trưởng báo cáo về việc chuẩn bị các đồ dùng thí nghiệm. 
Tiếp theo, GV yêu cầu HS đọc mục Bạn cần biết trang 114 để biết cách làm.
Bước 2: Làm việc theo nhóm 
GV kiểm tra và giúp đỡ các nhóm làm việc.
Bước 3: Làm việc cả lớp 
GV yêu cầu đại diện một vài nhóm nhắc lại công việc các em đã làm và trả lời câu hỏi: Điều kiện sống của cây 1, 2, 3, 4, 5 là gì?
Tiếp theo GV hướng dẫn HS làm phiếu để theo dõi sự phát triển của các cây đậu 
GV khuyến khích HS tiếp tục chăm sóc các cây đậu hằng ngày theo đúng hướng dẫn và ghi lại những gì quan sát được theo mẫu trên.
GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Muốn biết thực vật cần gì để sống có thể làm thí nghiệm như thế nào? 
Kết luận của GV:
Muốn biết cây cần gì để sống, ta có thể làm thí nghiệm bằng cách trồng cây trong điều kiện cây sống thiếu từng yếu tố. Riêng cây đối chứng phải đảm bảo được cung cấp tất cả mọi yếu tố cần cho cây sống.
Hoạt động 2: Dự đoán kết quả thí nghiệm: 
Mục tiêu: HS nêu những điều kiện cần để cây sống và phát triển bình thường. 
Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc cá nhân 
GV phát phiếu học tập cho HS 
Bước 2: Làm việc cả lớp
Dựa vào kết quả làm việc với phiếu học tập của cá nhân, GV cho cả lớp lần lượt trả lời các câu hỏi sau:
Trong 5 cây đậu trên, cây nào sống và phát triển bình thường? Tại sao?
Những cây khác sẽ như thế nào? Vì lí do gì mà những cây đó không phát triển bình thường và có thể chết rất nhanh?
Hãy nêu những điều kiện để cây sống và phát triển bình thường 
Kết luận của GV:
Như mục Bạn cần biết trang 115
4.Củng cố – Dặn dò: ( 5 phút )
* HS biết được các điều kiện sống của thực vật như: Nước, ánh sáng, không khí.
- GV hỏi : Thực vật cần gì để sống?
- GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
- Chuẩn bị bài: Nhu cầu nước của thực vật.
Các nhóm trưởng báo cáo.
HS đọc mục Bạn cần biết.
Nhóm trưởng phân công các bạn lần lượt làm việc.
Đặt các cây đậu và 5 lon sữa bò đã chuẩn bị trước lên bàn.
Quan sát hình 1, đọc chỉ dẫn và thực hiện theo hướng dẫn ở trang 114.
Lưu ý đối với cây 2, dùng keo trong suốt để bôi vào 2 mặt lá của cây 2.
Viết nhãn và ghi tóm tắt điều kiện sống của cây đó (VD: cây 1: đặt ở nơi tối, tưới nước đều) rồi dán vào từng lon sữa bò.
HS trả lời câu hỏi.
HS làm vào phiếu
- Lắng nghe.
HS làm việc theo phiếu học tập 
HS trả lời câu hỏi.
- Vài HS nêu lại.
- HS nêu lại.
 Tiết 5: Đạo đức 
TÔN TRỌNG LUẬT GIAO THÔNG
 I. MỤC TIÊU:
- Nêu được một số quy định khi tham gia giao thông ( những quy định có liên quan tới HS).
- Phân biệt được hành vi tôn trọng luật giao thông và vi phạm Luật Giao thông.
- Nghiêm chỉnh chấp hành Luật Giao thông trong cuộc sống hằng ngày.
* Kĩ năng tham gia giao thông đúng Luật.
- Kĩ năng phê phán những hành vi vi phạm Luật giao thông.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
 - Nội dung một số tin về an toàn giao thông thu thập từ sách báo, truyền hình
 - Một số biển báo giao thông cơ bản (biển báo đường 1 chiều, biển báo có một HS đi qua, biển báo có đường sắt, cấm đỗ xe và biển báo cấm dừng).
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
 1. Ổn định lớp 
 2. Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút )
- HS nêu lại ghi nhớ.
- Cần tôn trọng luật giao thông như thế nào?
- 2HS nêu lại, GV nhận xét cho điểm.
 3. Bài mới : ( 30 phút )
TIẾT 2
Hoạt động 1
TRAO ĐỔI THÔNG TIN
- Yêu cầu HS trình bày kết quả thu thập và ghi chép trong tuần vừa qua.
- Yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK.
- Hỏi: Từ những con số thu thập được, em có nhận xét gì về tình hình an toàn giao t ... c hình trang 117 và trả lời câu hỏi: Vào giai đoạn nào cây lúa cần nhiều nước?
Gv đề nghị HS tìm thêm các ví dụ khác chứng tỏ cùng một cây nhưng ở những giai đoạn phát triển khác nhau sẽ cần những lượng nước khác nhau và ứng dụng của những hiểu biết đó trong trồng trọt 
Nếu HS không biết hoặc biết ít, Gv có thể cung cấp cho HS thêm ví dụ:
Cây lau cần nhiều nước vào lúc: lúc mới cấy, đẻ nhánh, làm đòng nên thời kì này người ta phải bơm nước vào ruộng. Nhưng đến giai đoạn lúa chín, cây lúa lại cần ít nước hơn nên phải tháo nước ra 
Cây ăn quả lúc còn non cần được tưới nước đầy đủ để cây lớn nhanh, khi quả chín cây cần ít nước hơn
Ngô, mía cũng cần được tưới đủ nước và đúng lúc
Vườn rau, vườn hoa cũng cần được tưới đủ nước thường xuyên 
Kết luận của GV:
- Vài HS nhắc lại.
- HS nêu lại bài học
4.Củng cố – Dặn dò: ( 5 phút )
* HS hiểu trong mỗi giai đoạn phát triển của cây có nhu cầu về nước khác nhau.
- GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
- Chuẩn bị bài: Nhu cầu chất khoáng của thực vật. 
- GV nhận xét.
3HS trả lời.
HS nhận xét.
Nhóm trưởng tập hợp tranh ảnh đã sưu tầm được.
Nhóm cùng nhau làm các phiếu ghi lại nhu cầu về nước của những cây đó. Phân loại các cây thành 4 nhóm và dán vào các giấy khổ to: nhóm cây sống dưới nước, nhóm cây sống trên cạn chịu được khô hạn, nhóm cây sống trên cạn ưa ẩm ướt, nhóm cây sống cả trên cạn và dưới nước 
Các nhóm trưng bày sản phẩm của nhóm mình. Sau đó đi xem sản phẩm của các nhóm khác và đánh giá lẫn nhau 
HS lắng nghe
HS quan sát và trả lời câu hỏi: cây lúa cần nhiều nước khi lúa đang làm đòng, lúa mới cấy)
HS tìm thêm các ví dụ khác.
HS lắng nghe
Cùng một cây, trong những giai đoạn phát triển khác nhau cần những lượng nước khác nhau
Biết nhu cầu về nước của cây để có chế độ tưới và tiêu nước hợp lí cho từng loại cây vào từng thời kì phát triển của một cây mới có thể đạt được năng suất cao 
- 2-4HS đọc lại.
Thứ sáu ngày 30 tháng 03 năm 2012
	Tiết 1 Tập làm văn
BÀI: CẤU TẠO BÀI VĂN MIÊU TẢ CON VẬT
I.MỤC TIÊU:
- Nhận biết được 3 phần ( mở bài, thân bài, kết bài) của bài văn miêu tả con vật (ND Ghi nhớ).
- Biết vận dụng hiểu biết về cấu tạo bài văn tả con vật để lập dàn ý tả một con vật nuôi trong nhà( mục III).
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh, ảnh minh họa trong SGK; tranh ảnh một số vật nuôi sưu tầm được.
- Giấy khổ rộng.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Khởi động: 
2.Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút )
Luyện tập tóm tắt tin tức.
- GV kiểm tra 2 HS
- GV nhận xét và chấm điểm.
3.Bài mới: ( 30phút )
Giới thiệu bài 
 Từ tiết học hôm nay, các em sẽ chuyển.
sang học văn miêu tả con vật, cả ngoại hình lẫn hoạt động của nó (đi lại, chạy nhảy, nô đùa). Bài học mở đầu sẽ giúp các em nắm được bố cục chung của kiểu bài này.
Hoạt động1: Hình thành khái niệm
Bước 1: Hướng dẫn phần nhận xét
- GV dán bảng tờ phiếu đã ghi kết quả lời giải, chốt lại ý kiến đúng:
+ Đoạn 1: Mở bài 
+ Đoạn 2 + 3: Thân bài
+ Đoạn 4: Kết luận 
Bước 2: Ghi nhớ kiến thức
- Yêu cầu HS đọc thầm phần ghi nhớ. 
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập 
- GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập. 
- GV kiểm tra việc chuẩn bị cho bài tập.
- GV dán tranh ảnh một số vật nuôi trong nhà.
- GV nhắc HS: 
+ Nên chọn lập dàn ý một con vật nuôi gây cho em ấn tượng đặc biệt.
+ Nếu trong nhà không nuôi con vật nào, các em có thể lập dàn ý cho bài văn tả một vật nuôi em biết (của người thân, của nhà hàng xóm, hoặc một vật nuôi ở công viên).
+ Dàn ý cần cụ thể, chi tiết; tham khảo thêm bài văn mẫu Con Mèo Hung để biết tác giả đã tìm ý như thế nào: Khi tả ngoại hình tác giả đã tả những bộ phận lông, đầu, chân, đuôi; khi tả hoạt động tác giả chọn tả những hoạt động: bắt chuột, ngồi rình, đùa với chủ 
- GV kiểm tra dàn ý của những HS làm bài trên phiếu, chọn 1 dàn ý tốt nhất đưa lên bảng, xem như là 1 mẫu. 
- GV chấm mẫu 3 - 4 dàn ý để rút kinh nghiệm.
4.Củng cố - Dặn dò: ( 5 phút )
- GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
- Yêu cầu về nhà hoàn chỉnh lại dàn ý, viết lại vào vở.
- Chuẩn bị bài: Luyện tập quan sát con vật. 
- 2 SH đọc tóm tắt tin các em đã đọc được trên báo.
- HS nhận xét.
- Lắng nghe.
- 1 HS đọc nội dung bài. Cả lớp theo dõi trong Sgk.
- HS đọc thầm lại bài Con Mèo Hung, xác định các đoạn và nội dung từng đoạn
- HS phát biểu ý kiến:
+ Giới thiệu con mèo sẽ được tả trong bài.
+ Tả hình dáng con mèo.
+ Tả hoạt động, thói quen của con mèo.
+ Nêu cảm nghĩ về con mèo.
- HS nhận xét.
- Vài HS đọc nội dung cần ghi nhớ.
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS quan sát tranh ảnh, lựa chọn 1 con vật nuôi quen thuộc lập dàn ý.
- HS làm bài.
- HS tiếp nối nhau đọc dàn ý của mình.
- HS theo dõi.
- Dàn ý bài văn miêu tả con mèo.
Mở bài: Giới thiệu về con mèo ( của nhà ai, em quan sát khi nào, nó có gì đặc biệt...).
Thân bài: - Tả ngoại hình của con mèo.
+ Bộ lông.
+ Cái đầu.
+ Chân.
+ Đuôi.
+ Móng vuốt.
- Tả hoạt động của con mèo.
+ Khi bắt chuột ( rình chuột, vồ chuột).
+ Các hoạt động khác ( ăn, đùa giỡn...).
Kết luận: Cảm nghĩ chung về con mèo.
Tiết 4	Toán
BÀI: LUYỆN TẬP CHUNG
I.MỤC TIÊU:
- Giải được bài toán Tìm hai số khi biết Tổng (hiệu) và tỉ số của hai số đó.
- BT 1, 3 HS khá giỏi làm.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Khởi động: 
2.Bài cũ: 
3.Bài mới: ( 35 phút )
Hoạt động1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Thực hành
Bài tập 1*:Viết số thích hợp vào ô trống 
- Yêu cầu HS tự làm bài.
+ Gv nhận xét cho điểm 
Bài tập 2: GV yêu cầu học sinh đọc yêu cầu đề bài 
+ Gv hướng dẫn học sinh cách làm 
+ GV mời học sinh lên giải 
+ Gv nhận xét cho điểm
Bài tập 3*:
- GV yêu cầu học sinh đọc yêu cầu đề bài 
+ Gv hướng dẫn học sinh cách làm 
+ GV mời học sinh lên giải 
+ Gv nhận xét cho điểm
Bài 4: GV yêu cầu học sinh đọc yêu cầu đề bài 
+ Gv hướng dẫn học sinh cách làm 
+ GV mời học sinh lên giải 
+ Gv nhận xét cho điểm
4Củng cố - Dặn dò: ( 5 phút )
- HS về nhà xem lại bài và làm VBT.
- Chuẩn bị bài: Tỉ lệ bản đồ.
- GV nhận xét.
- HS làm bài.
- HS sửa bài
Hiệu của hai số 
Tỉ của hai số
Số bé
Số lớn
15
36
30
12
45
48
+ HS lên bảng giải 
Giải
Hiệu số phần bằng nhau là:
10 – 1 = 9 (phần)
Số thứ nhất là:
738 : 9 x 10 = 820
Số thứ hai là:
820 – 783 = 82
Đáp số: số thứ nhất: 820
Số thứ hai: 82
- 1HS đọc yêu cầu.
+ HS lên bảng thực hiện.
 Ở dưới làm vào vở 
Giải
Tổng số 2 túi gạo 
10 + 12 = 22 (túi)
Mỗi túi chứa là:
220 : 22 = 10 (kg)
Số kg gạo nếp là:
10 x 10 = 100 (kg)
Số kg gạo tẻlà:
12 x10 = 120 (kg)
Đáp số: gạo nếp:100 kg gạo
Gạo tẻ: 120 kg gạo
- 1 HS đọc yêu cầu. 
+ HS lên bảng thực hiện.
 Ở dưới làm vào vở 
Giải 
Tổng số phần bằng nhau là:
3 + 5 = 8(phần)
Đoạn á đường từ nha Aên đến hiệu sách:
840 : 8 x 3 = 315 (m)
Đoạn đường từ hiệu sách đến trường là:
840 – 315 = 525 (m)
Đáp số:
Đoạn đường đầu: 315m
Đoạn đường sau: 525 m
Tiết 5 Kể chuyện
BÀI: ĐÔI CÁNH CỦA NGỰA TRẮNG
I.MỤC TIÊU:
- Dựa theo lời kể của GV và tranh minh họa ( SGK), kể lại được từng đoạn và kể nối tiếp toàn bộ câu chuyện Đôi cánh của ngựa trắng rõ ràng, đủ ý (BT1).
- Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa của câu chuyện (BT2).
* GDMT: Giúp học sinh thấy được nét thơ ngây và đáng yêu của ngựa trắng, từ đó có ý thức bảo vệ các loài vật hoang dã.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh minh hoạ.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Khởi động: 
2.Bài mới: ( 35 Phút )
Hoạt động1: Giới thiệu bài 
 Hôm nay, các em sẽ được nghe kể câu chuyện Đôi cánh của Ngựa Trắng, sẽ thấy đúng là đi một ngày đàng, học một sàng khôn.
- Trước khi nghe KC, các em hãy quan sát tranh minh họa, đọc thầm nhiệm vụ của bài KC trong SGK.
Hoạt động 2: HS nghe kể chuyện 
Bước 1: GV kể lần 1
- GV kết hợp vừa kể vừa giải nghĩa từ. 
- Giọng kể chậm rãi, nhẹ nhàng ở đoạn đầu, nhấn giọng những từ ngữ ca ngợi vẻ đẹp của Ngựa Trắng, sự chiều chuộng của Ngựa Mẹ với con, sức mạnh của Đại Bàng Núi; giọng kể nhanh hơn, căng thẳng ở đoạn Sói Xám định vồ Ngựa Trắng; hào hứng ở đoạn cuối – Ngựa Trắng đã biết phóng như bay. 
-Bước 2: GV kể lần 2
- GV vừa kể vừa chỉ vào tranh minh hoạ. 
Hoạt động 3: HS kể chuyện và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện 
- GV mời HS đọc yêu cầu của BT1, 2
- Yêu cầu HS kể chuyện trong nhóm. Kể xong trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. 
- GV nhận xét, bình chọn nhóm, cá nhân kể chuyện hay nhất, hiểu ý nghĩa câu chuyện nhất.
 4.Củng cố - Dặn dò: ( 5 Phút )
- Có thể dùng câu tục ngữ nào để nói về chuyến đi của Ngựa Trắng?(GV bổ sung thêm: Đi cho biết đó biết đây – Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn.)
- GV nhận xét tiết học, khen ngợi những HS kể hay, nghe bạn chăm chú, nêu nhận xét chính xác.
- Yêu cầu HS về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân.
- Chuẩn bị bài: Kể lại chuyện đã nghe, đã đọc (Đọc trước yêu cầu và gợi ý của bài tập kể chuyện trong SGK, tuần 30 để chuẩn bị một câu chuyện em sẽ kể trước lớp. Đọc kĩ để nhớ thuộc câu chuyện. Mang đến lớp truyện các em tìm được).
- Lắng nghe.
- HS quan sát tranh minh họa, đọc thầm nhiệm vụ của bài KC.
- HS nghe và giải nghĩa một số từ khó 
* GDMT: Giúp học sinh thấy được nét thơ ngây và đáng yêu của ngựa trắng, từ đó có ý thức bảo vệ các loài vật hoang dã.
- Tranh 1: Mẹ con Ngựa Trắng quấn quýt bên nhau.
- Tranh 2: Ngựa Trắng ao ước có cánh để bay được như Đại Bàng Núi. Đại Bàng Núi bảo Ngựa Trắng muốn có cánh thì phải đi tìm, đừng quấn quýt bên mẹ cả ngày.
- Tranh 3: Ngựa Trắng xin phép mẹ đi tìm cánh.
- Tranh 4: Ngựa Trắng gặp Sói Xám và bị Sói Xám dọa ăn thịt.
- Tranh 5: Đại Bàng Núi cứu Ngựa Trắng.
- Tranh 6: Ngựa Trắng chồm lên và thấy bốn chân mình thật sự bay như Đại Bàng.
- HS nghe, kết hợp nhìn tranh minh hoạ.
- HS đọc yêu cầu của bài tập. 
-HS thực hành kể chuyện trong nhóm. Kể xong, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- HS thi kể chuyện trước lớp
+ 2, 3 nhóm HS (mỗi nhóm 2, 3 em) tiếp nối nhau thi kể toàn bộ câu chuyện. 
+ Một vài HS thi kể toàn bộ câu chuyện.
+ Mỗi HS hoặc nhóm HS kể xong đều nói ý nghĩa câu chuyện hoặc đối thoại cùng cô và các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện: 
- Phải mạnh dạn đi đây đó mới mở rộng tầm hiểu biết, mới mau khôn lớn, vững vàng.
- Cả lớp nhận xét. 
- HS cùng GV bình chọn bạn kể chuyện hay nhất, hiểu ý nghĩa câu chuyện nhất.
- Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.
- Nhiều HS nhắc lại câu tục ngữ. 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_4_tuan_29_nam_hoc_2011_2012_2_cot_chuan_kien_th.doc