Giáo án tổng hợp các môn khối 4 - Bùi Thị Nhung - Tuần 12

Giáo án tổng hợp các môn khối 4 - Bùi Thị Nhung - Tuần 12

I/ Mục tiêu:

- Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn.

- Hiểu nội dung: Ca ngợi Bạch Thái Bưởi, từ một cậu bé mồ côi cha, nhờ giàu nghị lực và ý chí vươn lên đã trở thành một nhà kinh doanh nổi tiếng ( trả lời được câu hỏi 1,2,4 sgk ).

 _ Hs khá, giỏi trả lời được câu hỏi 3

GDKNS: Xác định giá trị, tự nhận thức bản thân, đặt mục tiêu.

II/ Đồ dùng dạy học : Ghi sẵn đoạn 2

III / Hoạt động dạy và học :

 

doc 22 trang Người đăng hungtcl Lượt xem 870Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tổng hợp các môn khối 4 - Bùi Thị Nhung - Tuần 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Tiểu học Hứa Tạo Giáo viên : Bùi Thị Nhung
LỊCH BÁO GIẢNG TUẦN 12
Từ 05 / 11 / 2012 đến 09 / 11 /2012
 Tục ngữ :Không thầy đó mày làm nên
Thứ 
Buổi 
Môn
Tên bài dạy
Hai
05/ 11
Sáng
Chào cờ
Tập đọc
Toán
NGLL-ATGT
“Vua tàu thủy” Bạch Thái Bưởi
Nhân một số với một tổng
Kính yêu Th/cô giáo – Những q/định để d/bảo an toàn
Ba
06 / 11
Sáng
Kể chuyện
Toán
LT&C
KC đã nghe, đã đọc
Nhân một số với một hiệu
MRVT: Ý chí – Nghị lực
Chiều
T.làm văn
 Khoa học
LTT
Kết bài trong bài văn kể chuyện
Sơ đồ Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên
Tư
07/ 11
Sáng
Tập đọc
Luyện T/Việt
Toán
Vẽ trứng
Ôn Luyện từ và câu
Luyện tập
Năm
08 /11
Chiều
LT&C
Toán
Chính tả
 Khoa học
Tính từ
Nhân với số có hai chữ số
Ng/viết : Người chiến sĩ giàu nghị lực
Nước cần cho sự sống
Sáu
09 / 11
Chiều
Tập làm văn
Toán
Luyện T/Việt
SHL
Kể chuyện
Luyện tập
Ôn tập làm văn
Giáo án lớp Bốn D – Tuần Mười hai Giáo viên : Bùi Thị Nhung
Thứ hai ngày 05 tháng 11 năm 2012
TẬP ĐỌC: “VUA TÀU THUỶ” BẠCH THÁI BƯỞI
I/ Mục tiêu:
- Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn.
- Hiểu nội dung: Ca ngợi Bạch Thái Bưởi, từ một cậu bé mồ côi cha, nhờ giàu nghị lực và ý chí vươn lên đã trở thành một nhà kinh doanh nổi tiếng ( trả lời được câu hỏi 1,2,4 sgk ).
 _ Hs khá, giỏi trả lời được câu hỏi 3
GDKNS: Xác định giá trị, tự nhận thức bản thân, đặt mục tiêu.
II/ Đồ dùng dạy học : Ghi sẵn đoạn 2
III / Hoạt động dạy và học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1-Kiểm tra bài cũ
Gọi HS đọc thuộc 7 câu tục ngữ trong bài có chí thì nên
+Nêu ý nghĩa của một số câu tục ngữ?
 2- Bài mới:
Hoạt động 1 .Luyện đọc
Chia đoạn
Gọi 4 HS đọc nối tiếp nhau. 
Hướng dẫn đọc từ khó, câu khó, giải nghĩa từ khó.
Gọi HS đọc toàn bài.
GV đọc mẫu.(chú ý toàn bài đọc chậm rãi)
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
+Trước khi chạy tàu thuỷ, ông đã làm những công việc gì?
+ Thành công của ông trong cuộc cạnh tranh với chủ tàu người nứoc ngoài là gì?
+Em hiểu thế nào là một bậc anh hùng kinh tế?( dành cho học sinh khá, giỏi)
Theo em nhờ đâu Bạch Thái Bưởi thành công?
+ Nội dung chính của bài là gì?
Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm:
+ Hướng dẫn đọc diễn cảm đoạn 2 
 HS thi đọc diễn cảm.
3. Củng cố, dặn dò
 Qua bài em học được điều gì ở Bạch Thái Bưởi?
Nhận xét tiết học
- Ch/bị : Vẽ trứng 
3 HS đọc
1 vài HS trả lời.
1 HS đọc toàn bài
+ HS đọc nối tiếp nhau
Đoạn 1 :Bưởi mồ côi.cho ăn học
Đoạn 2: Năm 21 tuổi.nản chí..
Đoạn 3:Bạch Thái Bưởi Trưng Nhị.
Đoạn 4 :Chỉ trong .người cùng thời.
+... làm thư ký cho một hãng buôn , sau buôn gỗ, buôn ngô, mở hiệu cầm đồ, lập nhà in ,khai thác mỏ.
+Thành công là khách đi tàu của ông ngày càng đông..Nhiều chủ tàu người Hoa, người Pháp phải bán tàu cho ông.Rồi ông mua xưởng sửa chữa tàu kĩ sư giỏi trông nom.
+ Là người giành được thắng lợi to lớn,lập những thành tích phi thường, mang lại lợi ích cho quốc gia.
+ Nhờ ý chí, nghị lực, có chí trong kinh doanh.
+Ca ngợi Bạch Thái bưởi giàu nghị lực có ý chí vươn lên đã trở thành vua tàu thuỷ.
+ HS luyện đọc.
+ 3 HS thi đọc diễn cảm.
TOÁN: NHÂN MỘT SỐ VỚI MỘT TỔNG
I- Mục tiêu :
 Biết thực hiện nhân một số với một tổng, một tổng với một số.
- Th/hiện bài 1, bài 2a ( 1 ý), 2b ( 1 ý); bài 3
II- Đồ dùng dạy học: Viết sẵn bài tập 1 lên bảng
III/ Hoạt động dạy và học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1-Kiểm tra bài cũ:
2- Bài mới:
HĐ1: HD tính và so sánh g/trị hai biểu thức
-Viết lên bảng hai biểu thức:
4 x (3+5) và 4 x 3+4 x 5.
-Yêu cầu HS tính giá trị của hai biểu thức trên.
-Vậy giá trị của hai biểu thức trên như thế nào so với nhau?
-Vậy ta có: 4 x (3+5) = 4 x 3 +4 x 5.
HĐ 2. Quy tắc nhân một số với một tổng
-Nêu: 4 là một số.(3+5)là một tổng.Vậy biểu thức4 x (3+5) có dạng tích của một số(4) nhân với một tổng(3+5)
GV yêu cầu HS đọc biểu thức phía bên phải dấu bằng (=):
 4 x 3+4 x 5
 Vậy khi thực hiện nhân một số với một tổng chúng ta có thể làm thế nào?
- Gọi số đó là a, tổng là (b+c) hãy viết biểu thức a nhân với tổng (b+c).
 Hãy viết biểu thức thể hiện cách khác.
Vậy ta có: a x (b+c) = a x b + a x c
Yêu cầu HS nêu lại quy tắc 
Hoạt động 3 : Luyện tập:
Bài 1: Gv th/hiện mẫu 
Bài 2a ( 1 ý ) 
2b. ( 1 ý ) Gv th/hiện mẫu
-Trong hai cách trên ,cách nào thuận tiện hơn? 
Bài 3: Hướng dẫn học sinh tự làm.
Hướng dẫn HS tính và so sánh 2 biểu thức 
3Củng cố, dặn dò:
- Quy tắc nhân một số với một tổng 
-Việc vận dụng khi th/hành 
-Chuẩn bị tiết sau: Nhân một số với một hiệu
 -2 Hs th/hiện bảng, lớp th/hiênk bảng con:
5m2= ..dm2 8m26dm2 =dm2
1 HS lên làm cả lớp làm bảng con.
4 x (3+5) =4 x8 = 32.
4 x3 + 4x 5= 12+20 =32
-... bằng nhau.
+Ta có thể lấy số đó nhân với từng số hạng của tổng rồi cộng các kết quả lại với nhau.
 a x (b + c) 
+ HS viết và đọc lại công thức trên
+ HS nêu như phần bài học trong SGK
-2 Hs th/hiện bảng, lớp th/hiện bằng bút chì ở SGK.
- Sửa bài ở bảng, tự k/tra bài làm 
- 2 Hs th/hiện bảng, lớp th/hiện vở 
+ Tính giá trị của biểu thức theo hai cách.
Hs th/hiện bảng con
-Áp dụng tính chất nhân một số với một tổng để tính nhanh
HSG làm các bài còn lại của BT2
HS nêu cách nhân một tổng với một số
 CHÍNH TẢ: Nghe- viết NGƯỜI CHIẾN SĨ GIÀU NGHỊ LỰC
 I/ Mục tiêu:
 - Nghe - viết đúng bài chính tả , trình bày đúng đoạn văn.
 - Làm đúng bài tập 2b
 II/ Đồ dùng dạy học :
 + Viết sẵn Bt 2b
 III / Hoạt động dạy và học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1-Kiểm tra bài cũ:
2-Bài mới:
Hoạt động 1: .Hướng dẫn viết chính tả:
GV đọc đoạn văn trong SGK.
 Đoạn văn viết về ai?
+Câu chuyện kể về Lê Duy Ứng có gì cảm động?
 Trong bài có những từ nào khó viết dễ sai?
Hoạt động 2 : Viết chính tả :
+GV đọc mẫu lần 2, dặn dò cách viết.
Đọc cho học sinh viết .
Hướng dẫn chấm bài chữa lỗi.
Hoạt động 3. Luyện tập:
Bài 2b
Yêu cầu HS thi tiếp sức, mỗi HS điền 1 từ.
GV nhận xét, kết lời giải đúng.
3.Củng cố, dặn dò:
Nhận xét tiết học
- Về nhà viết lại các từ đã viết sai
Bài sau: Người tìm đường lên các vì sao
-2 Hs viết bảng, lớp viết bảng con : nảy mầm; chén; chớp mắt; lặn; đáy biển; trái bom; thuốc nổ,
 -Viết về hoạ sĩ Lê Duy Ứng.
+Lê Duy Ứng đã vẽ bức chân dung Bác Hồ bằng máu chảy từ đôi mắt bị thương .
+HS viết bảng con : quệt máu,triển lãm, mĩ thuật., trân trọng, bảo tàng.
- 1 hs viết bảng, lớp viết ở vở 
- sửa bài ở bảng
+HS trao đổi vở chấm. 
- Hs đọc yêu cầu 
+ Các nhóm thi tiếp sức.
+vươn lên, chán nản, thương trường, khai trương, đường thủy, thịnh vượng,
-Hs nhận xét, đọc lại bài làm
- Th/hiện VBT
TOÁN : NHÂN MỘT SỐ VỚI MỘT HIỆU 
I Mục tiêu : - Biết thực hiện phép nhân một số với một hiệu , nhân một hiệu với một số 
 - Biết giải bài toán và tính giá trị của biểu thức liên quan đến phép nhân một số với một hiệu, nhân một hiệu với một số.
- Th/hiện bài 1, 3, 4
 II/ Đồ dùng dạy học: Viết sẵn nội dung bài tập 1 trang 67 SGK 
 III/ Hoạt động dạy và học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1-Bài cũ 
-Tính giá trị biểu thức bằng cách thuận tiện nhất: 159 x 54 + 159 x 46
 12 x 5 + 3 x 12 + 12 x 2 
2- Bài mới: 
Hđộng 1: Tính và so sánh g/trị của 2 b/thức 
GV yêu cầu HS tính giá trị của 2 biểu thức 
-Vậy giá trị của 2 biểu thức trên như thế nào so sánh với nhau ? 
Vậy ta có : 3 x ( 7- 5 ) = 3 x 7 - 3 x 5 
H/động 2. Quy tắc một số nhân với một hiệu 
Vậy khi thực hiện nhân một số với một hiệu , ta có thể làm thế nào? 
- Gọi số đó là a , hiệu là ( b-c) hãy viết biểu thức a nhân với hiệu ( b-c) 
Hãy viết biểu thức thể hiện cách khác. 
 Vậy ta có : a x (b-c) = a x b – a x c 
Yêu cầu HS nêu lại quy tắc
 Hoạt động 3: Luyện tập , thực hành 
 Bài 1 : Gv th/hiện mẫu 
GV yêu cầu HS tự làm bài 
hỏi để củng cố lại quy tắc một số nhân với một hiệu 
Bài 3:-Gọi HS đọc đề
- Bài toán yêu cầu gì?
-Y/c hs làm bài vào vở
Bài 4: 
- Yêu cầu HS tính và so sánh giá trị của 2 biểu thức, nêu cách nhân một hiệu với một số
 3 .Củng cố , dặn dò:
- Quy tắc nhân một số với một hiệu
- Việc vận dụng ...
-Bài sau: Luyện tập
-2HS lên bảng làm bài ,HS dưới lớp làm vở nháp
3 x ( 7-5) =3 x 2 = 6 
3 x 7 – 3 x 5 = 21 – 15 = 6 
Giá trị của 2 biểu thức bằng nhau 
-Chúng ta có thể lần lượt nhân số đó với một số bị trừ , rồi trừ 2 kết quả cho nhau 
 a x (b-c ) 
a x (b-c ) = a x b – a x c 
HS viết và đọc lại công thức bên 
HS nêu như phần bài học trong SGK
-1HS lên bảng làm bài , cả lớp làm bằng bút chì ở SGK 
- 1Hs th/hiện bảng, lớp th/hiện vở
- Sửa bài ở bảng, đổi vở k/tra bài làm
 Bài giải:
 Số giá để trứng còn lại sau khi bán là: 40 –10 = 30 (giá)
 Số quả trứng còn lại là:
 175 x 30 = 5250 (quả)
 Đáp số: 5250 quả 
HS nêu cách nhân một hiệu với môt số
 LUYỆN TỪ VÀ CÂU: MỞ RỘNG VỐN TỪ: Ý CHÍ- NGHỊ LỰC
I/ Mục tiêu:
-Biết thêm một số từ ngữ( kể cả tục ngữ, từ Hàn Việt) nói về ý chí , nghị lực của con người; bước đầu biết xếp các từ Hán Việt( có tiếng chí) theo 2 nhóm nghĩa( BT1); hiểu nghĩa từ ngh/lực( BT2); điền đúng một số từ ( nói về ý chí , nghị lực) vào chỗ trống trong đoạn văn ( BT3) ; hiểu ý nghiã chung của một số câu tục ngữ theo chủ điểm đã học ( BT4)
II/ Đồ dùng dạy học : Phiếu học tập, vở bài tập, bảng phụ.
III. Hoạt động dạy và học : 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1-Kiểm tra bài cũ:
2-Bài mới: 
 Bài 1:
Gv th/hiện mẫu và h/dẫn 
GV kết luận : 
a.Chí có nghĩa là rất, hết sức(b/thị mức độ cao nhất):chí phải, chí lí, chí thân, chí tình, chí công.
b.Chí có nghĩa là ý muốn bền bỉ theo đuổi một mục đích tốt đẹp: ý chí, chí khí, chí hướng, quyết chí.
Bài 2: 
+Làm việc liên tục bền bỉ là nghĩa của từ nào?
+ Chắc chắn, bền vững khó phá vỡ là nghĩa của từ gì? 
+ Có tình cảm rất chân tình , sâu sắc là nghĩa của từ nào?
Bài 3:
GV nhận xét kết từ đúng: nghị lực,nản chí, quyết tâm, kiên nhẫn, quyết chí, nguyện vọng,.
Bài 4:
H/dẫn Hs trao đổi , thảo luận ý nghĩa của 3 câu tục ngữ,
GV nhận xét chốt ý đúng
3Củng cố, dặn dò
Nhận xét tiết học. 
Bài sau: Tính từ (tt)
- Thế nào là tính từ ?cho ví dụ.
 Gọi HS đặt câu có tính từ.
-Hs đọc yêu cầu 
-Th/luận nhóm đôi và trình bày vào bảng con 
- Lớp nhận xét 
1 HS lên bảng làm . cả lớp làm vở nháp.
Lớp nhận xét
- Hs đọc yêu cầu 
-Hs thảo luận nhóm đôi và trình bày 
+Dòng b nêu đúng nghĩa của từ nghị lực.
+Là nghĩa của từ kiên trì.
+Là nghĩa của từ kiên cố.
+Là nghĩa của từ chí tình , chí nghĩa.
-Hs đọc yêu cầu 
-1 Hs th/ ... ý nghĩa của câu tục ngữ: Lửa thử vàng gian nan thử sức.
2- Bài mới
H/động 1: Th/hiện phần Nhận xét
Bài 1 :
Gọi HS đọc 
+Em có nhận xét gì về các từ chỉ đặc điểm của tờ giấy?
+mức độ trắng TB thì dùng tính từ trắng, ở mức độ ít trắng thì dùng TL trăng trắng, ở mức độ trắng cao thì dùng trắng tinh
Kết luận:Có 3 cách thể hiện mức độ của đặc điểm tính chất
Bài 2:
-Gọi HS đọc
Hướng dẫn tự làm bài .
Gọi HS đọc ghi nhớ.
Cho HS nêu ví dụ
Hoạt động 2 : Luyện tập 
Bài 1 : 
-Y/c gạch dưới những từ ngữ biểu thị mức độ của đặc điểm, tính chất
Bài 2:
--Cho hs trao đổi nhóm đôi và tìm từ
-Nhận xét - chốt lại ý đúng
Bài 3:
-Y/c hs đặt câu và đọc câu của mình
Nhận xét và sửa câu
3 Củng cố :
Nội dung Ghi nhớ
Bài sau: Mở rộng vốn từ : Ý chí- Nghị lực
2 HS đặt câu.
1 HS trả lời
1 HS đọc
HS thảo luận nhóm đôi.
aTờ giấy này trắng:mức độ trắng bình thường.
b- Tờ giấy này trăng trắng:mức độ trắng ít.
c-Tờ giấy này trắng tinh:mức độ trắng cao.
.
-HS trao đổi nhóm đôi.
+Thêm từ rất vào trước TT trắng = rất trắng.
+Tạo ra phép SS bằng cách ghép từ hơn ,nhất với TT trắng=trắng hơn, trắng nhất.
-VD: Tim tím, tím biếc, rất tím, đỏ quá, ca
- Hs đọc yêu cầu 
- 1Hs th/hiện bảng, lớp th/hiện VBT
 thơm đậm, ngọt, rất xa, thơm lắm, trong ngà trắng ngọc, trắng ngà ngọc, lộng lẫy hơn, tinh khiết hơn.
-Cho đại diện nhóm lên trình bày.
+ Đỏ : đo đỏ, đỏ rực, đỏ chon chót, đỏ tím,... 
. Rất đỏ, đỏ lắm, 
+Cao: cao cao, cao vút, ... 
+Vui: vui vui, vui vẻ, vui sướng,... 
-Gọi hs đọc y/c
-Lần lượt đọc câu mình đặt:
 LUYỆN TIẾNG VIỆT : ÔN TÍNH TỪ
I/ Mục tiêu :
Giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức về tính từ.
Nắm khái niệm về tính từ, cho ví dụ.
II/ Nội dung
 Bài 1: Gạch dưới tính từ có trong đọan thơ sau:
 Việt Nam đẹp khắp trăm miền
 Bốn mùa một sắc trời riêng đất này
 Xóm làng đồng ruộng rừng cây
 Non cao gió dựng sông đầy nắng chang
 Sum sê xoài biếc cam vàng
 Dừa nghiêng cau thẳng hàng hàng nắng soi
Bài 2*: Em hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 3 đến 5 câu tả cánh đồng lúa chín trong đó có sử dụng 3 tính từ miêu tả các sắc độ khác nhau của màu vàng.
 *******************
TOÁN LUYỆN TẬP
 I / Mục tiêu : 
 + Thực hiện được nhân với số có hai chữ số.
 + Vận dụng được giải bài toán có phép nhân với số có 2 chữ số.
- Th/hiện bài 1, bài 2 ( cột 1,2), bài 3
II / Đồ daùng dạy học :
 Kẻ sãn bài tập 2
III / Hoạt động dạy và học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1-Kiểm tra bài cũ:
-Gọi 2 HS lên bảng thực hiện phép nhân
2- Luyện tập:
Bài 1:
-Gọi hs đọc y/c bài
-Yêu cầu HS tự đặt tính rồi làm
-Y/c 3 hs lần lượt nêu cách tính của mình
Bài 2(cột 1,2 – HSG làm thêm cột 3, 4)
GV kẻ bảng như SGK
-Y/c hs nêu nội dung từng dòng trong bảng
- Làm thế nào để tìm được số điền vào ô trống trong bảng
Bài 3:
-Gọi 1 HS đọc đề.
Gợi ý hs cahs th/hiện 
Kh/khích Hs khá giỏi th/hiện bài 4
Củng cố, dặn dò 
-Nhận xét tiết học 
- Chuẩn bị bài :Giới thiệu ... 2 chữ số với 11
-2 Hs thhiện bảng, lớp th/hiện vở nháp 
89 x 16 , 78 x 32
-HS nhắc lại đề.
- Đặt tính rồi tính
3 Hs th/hiện bảng.lớp th/hiện bảng con
17 x 86 = 1462, 428 x 39 = 16692 
 2057 x 23 = 47311
-Dòng trên cho biết giá trị của m, dòng dưới cho biết giá trị của biểu thức m x 78
+ Thay giá trị của m vào biểu thức m x 78 để tính.
-2 Hs th/hiện bảng , lớp th/hiện bằng bút chì ở SGK
- Sửa bài ở bảng, tự k/tra bài làm 
-1hs đọc
-1 Hs th/hiện bảng, lớp th/hiện vở
- Sửa bài ở bảng, đổi vở k/tra bài làm 
 Bài giải :
Trong một giờ tim người đó đập số lần là
 75 x 60 =4500 ( lần)
Trong 24 giờ tim người đó đập số lần là
 4500 x 24 = 108000 ( lần)
 Đáp số : 108000 lần
 Thứ năm ngày 09 tháng 11 năm 2011
TẬP LÀM VĂN KỂ CHUYỆN 
Kiểm tra viết 
 I/ Mục tiêu 
+Viết được bài văn kể chuyện đúng yêu cầu đè bài , có nhân vật, sự việc, cốt truyện ( mở bài, diễn biến, kết thúc).
-Diễn đạt thành câu, trình bày sạch sẽ; độ dài bài viết khoảng 120 chữ ( khoảng 12 câu ) 
 II/ Đồ dùng dạy học :
 Bảng lớp viết dàn ý vắn tắt của bài văn kể chuyện 
 III/Hoạt động dạy và học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1- Kiểm tra bài cũ :
Cho Hs nêu lại dàn bài văn kể chuyện 
2-Thực hành viết: 
Sử dụng 3 đề gợi ý trang 124 SGK để làm đề bài kiểm tra hoặc tự mình ra đề cho HS 
Lưu ý ra đề 
 + Ra 3 đề để HS tự chọn khi viết bài 
 + Đề 1 là đề mở 
 + Nội dung ra đề gắn với các chủ điểm đã học 
-Cho HS viết bài 
Thu chấm 1 số bài 
Nêu nhận xét chung 
3- Củng cố dặn dò: 
- Nhận xét tiết học
Dặn dò : Chuẩn bị tiết sau.
-Đọc thầm 3 đề bài GV ghi trên bảng, chọn đề để làm.
-Làm bài vào vở
LUYỆN TIẾNG VIỆT : Luyện Tập làm văn 
MỞ BÀI VÀ KẾT BÀI TRONG VĂN KỂ CHUYỆN
I/Mục tiêu : 
- Giúp học sinh củng cố về cách mở bài và kết bài trong văn kể chuyện.
- Biết vận dụng vào viết một bài văn kể chuyện.
II- Nội dung
- Nêu các cách mở bài trong văn kể chuyện.
 - Nêu các cách kết bài trong văn kể chuyện.
- Hãy viết cách mở bài theo kiểu gián tiếp cho câu chuyện : “Những hạt thóc giống”
- Hãy viết kết bài mở rộng cho câu chuyện : Vẽ trứng
HSG: Kể lại câu chuyện Nàng tiên Ốc (theo kiểu mở bài gián tiếp và kết bài theo kiểu mở rộng mở rộng) 
 ---------------------------------------
SINH HOẠT LỚP
Ổn định tổ chức
Tố trưởng đánh giá nội dung thi đua trong tuần, xếp loại thi đua từng thành viên trong tổ
Lớp phó học tập và các ủy viên đánh giá các hoạt động theo dõi trong tuần qua
Lớp trưởng đánh giá tổng kết các nội dung đã nêu, xếp loại thi đua giữa các tổ
Lớp trưởng thông qua kế hoạch tuần đến
 Ý kiến của GVCN
* Ưu điểm
- Phát biểu xây dựng bài sôi nổi: 
 - Vệ sinh cá nhân sạch sẽ 
 - Tổ chức tốt phong trào tự quản trong các giờ GV dạy chuyên.
 - Tham gia tốt tập huấn công tác Đội
 * Tồn tại:
 - Tổ 3 trực chưa tốt
 - Vẫn còn 1 số em hay quên đồ dùng học tập
 - Một số em để xe không đúng quy định
 - Tác phong một số em chưa tốt
* Dặn dò công tác đến
 - Thi giải toán Violimpic
 - Thi đua học tập chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam
 - Học tiểu sử Hứa Tạo và tiểu sử Ngô Mây , nội quy học sinh 
 9- Lớp trưởng tổng kết chung và trao cờ cho các tổ
 -----------------------------------
KHOA HỌC: SƠ ĐỒ VÒNG TUẦN HOÀN CỦA NƯỚCTRONG TỰ NHIÊN
I/ Mục tiêu: Sau bài học ,Hs biết:
-Hệ thống hoá kiến thức về vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên dưới dạng sơ đồ 
-Mô tả VTHCN trong tự nhiên ;chỉ vào sơ đồ và nói về sự bay hơi,ngưng tụ của nước trong tự nhiên.
II/ Đồ dùng dạy học: Sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên được phóng to 
III/ Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy 
Hoạt động học
H/động 1 :Kiểm tra bài cũ
H/động2:T/hiểuVòngt/hoàncủanướctrongtựnhiên 
* Các tiến hành: 
- GV tiến hành cho HS thảo luận nhóm theo định hướng 
- Y/c HS quan sát hình minh hoạ trang 48 SGK thảo luận trả lời các câu hỏi:
+ Những hình nào đuợc vẽ trong sơ đồ?
+ Sơ đồ trên mô tả hiện tượng gì?
+ Hãy mô tả hiện tượng đó?
- GV treo sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên được phóng to lên bảng và giảng
- GV đi giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn
- Gọi 1 nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung 
- GV kết luận (vừa nói vừa chỉ vào sơ đồ vòng tuần hoàn của nước)
H/động 3: Vẽ sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên
* Các tiến hành:
Bước 1: Làm việc cả lớp 
- GV giao nhiệm vụ cho HS như y/c ở mục vẽ trang 49 SGK
Bước 2: Làm việc cá nhân
- HS hoàn thành bài tập y/c trong SGK trang 49
Bước 3: Trình bày theo cặp 
- 2 Hs trình bày với nhau về kết quả làm việc 
Bước 4: Làm việc cả lớp 
- GV gọi một số Hs trình bày sản phẩm của mình 
- Nhận xét tuyên dương các nhóm vẽ đẹp, đúng, có ý tưởng hay
H/động 4 :Củng cố dặn dò 
- Nội dung mục BCB
.- Dặn HS về nhà vẽ lại hoàn chỉnh sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong VBT .Ch/bị bài sau
-2 Hs trả lời miệng :
 -Mây được hình thành ntn?
-Mưa từ đâu ra?
- Tiến hành hoạt động nhóm 
+ Quan sát thảo luận và trả lời các câu hỏi. Sau đó một nhóm thảo luận nhanh nhất sẽ lên trình bày trước lớp (vừa trình bày vừa chỉ vào sơ đồ)
. Mây trắng và mây đen
. Mưa từ đám mây đen rơi xuống 
. Các mũi tên 
. Bay hơi, ngưng tụ mưa của nước
- Th/hiện theo y/cầu Gv
- 
- HS tự hoàn thành bài tập của mình ở VBT
- HS lên trình bày sản phẩm của mình 
KHOA HỌC:	 NƯỚC CẦN CHO SỰ SỐNG 
I/ Mục tiêu: Sau bài học, HS có khả năng:
Nêu được vai trò của nước trong đời sống ,sản xuất và sinh hoạt .
Nước giúp cơ thể hấp thụ được những chất dinh dưỡng hoà tan lấy thành th/ăn và tạo thành các chát cần cho sự sống của sinh vật.Nước giúp thải các chất thừa,chất độc hại .
Nêu được sử dụng trong đời sống hằng ngày ,trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp. 
II/ Đồ dùng dạy học: GV sưu tầm những tranh ảnh và tư liệu về vai trò của nước 
III/ Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
H/động 1 :Kiểm tra bài cũ
- Gọi 3 HS lên bảng kiểm tra bài cũ
H/động 2 :T/hiểu vai trò của nước đối với sự sống của con người 
* Mục tiêu: 
- Nêu được một số ví dụ chứng tỏ nước cần cho sự sống của con người, động vật và thực vật
* Cách tiến hành:
- GV cho HS tiến hành hoạt động theo định hướng 
- Chia lớp thành 6 nhóm, 2 nhóm 1 nội dung 
ND1: Điều gì xảy ra nếu cuộc sống của con người thiếu nước?
ND2: Điều gì sẽ xảy ra khi cây cối thiếu nước ?
ND3: Nếu không có nước thì động vật sẽ ra sao ?
- Các nhóm có cùng nội dung bổ sung nhận xét 
KL: 
+ Gọi 2 HS đọc mục Bạn cần biết trang 50 
H/động 3: Vai trò của nước trong một số hoạt động của con người 
* Mục tiêu: Nêu được dẫn chứng về vai trò của nước trong sản suất nông nghiệp, công nghiệp và vui chơi giải trí 
* Cách tiến hành 
- Tiến hành hoạt động cả lớp 
+ Trong cuộc sống hằng ngày con người cần nước vào những việc gì?
+ GV ghi nhanh ccác ý kiến không trùng lặp lên bảng 
+ Nhu cầu sử dụng nước của con người chia ra làm 3 loại đó là những loại nào ?
- Y/c HS sắp xếp các dẫn chứng sử dụng nước của con người vào cùng nhóm 
- Gọi 6 HS lên bảng, chia làm 3 nhóm, môi nhóm 2 HS, 1 HS đọc cho 1 HS ghi lên bảng 
+ Gọi 2 HS đọc mục bạn cần biết trang 51 SGK
- GV kết luận 
H/động 4:Củng cố dặn dò
-Nội dung mục BCB
- Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết .Ch/bị bài :Nước bị ô nhiễm
- 3 Hs nêu vòng tuần hoàn của nước trong th/nhiên
- Tiến hành thảo luận nhóm
+ Hoạt động trong nhóm 
- Các nhóm trình bày theo y/cầu
- HS bổ sung nhận xét 
- 2 HS đọc to trước lớp 
- Hoạt động cá nhân
- HS nối tiếp nhau trả llời 
- HS tự sắp xếp vào giấy nháp 

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 12.doc