I. Mục tiêu: Học xong bài, HS biết:
- Nắm được một số sự kiện về nhà nước Văn Lang: thời gian ra đời, những nét chính về đời sống vật chất và tinh thần của người Việt cổ:
+ Văn Lang là nước đầu tiên trong lịch sử nước ta. Nhà nước này ra đời khoảng 700 năm trước Công nguyên.
+ Người Lạc Việt biết làm ruộng, ươm tơ, dệt lụa, đúc đồng làm vũ khisvaf công cụ sản xuất.
+ Người Lạc Việt ở nhà sàn, họp nhau thành các làng, bản.
+ Người Lạc Việt có tục nhuộm răng, ăn trầu, ngày lễ hội thường đua thuyền, đấu vật .
II. Đồ dùng dạy và học:
- Phiếu học tập.
- Phóng to lược đồ Bắc bộ và Bắc Trung Bộ.
III. Các hoạt động dạy và học:
Tuần 3 (Từ 12 / 916 /9 / 2011.) Thứ/ngày Môn Tên bài dạy 2 12/09 Tập đọc Toán Lịch sử. Đạo đức. Thư thăm bạn Triệu và lớp triệu (tt) Nước Văn Lang Vượt khó trong học tập ( Tiết 1) 3 13/09 Toán Địa lí LT và câu Thể dục Khoa học Luyện tập Một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn Từ đơn và từ phức. GV chuyên dạy Vai trò của chất đạm và chất béo. 4 14/09 Toán Chính tả TLvăn Mĩ thuật Kĩ thuật Luyện tập. Cháu nghe câu chuyện của bà Kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật GV chuyên dạy Cắt vải theo đường vạch dấu. 5 15/09 Âm nhạc Tập đọc Toán Khoa học Thể dục GV chuyên dạy Người ăn xin. Dãy số tự nhiên. Vai trò của vitamin, chất khoáng và chất xơ. GV chuyên dạy 6 16/9 Toán TLvăn LT và câu Kể chuyện Sinh hoạt Viết số tự nhiên trong hệ thập phân. Viết thư MRVT: Nhân hậu – Đoàn kết. Kể chuyện đã nghe, đã đọc. ATGT- Tổng kết tuần Thứ hai ngày 12 tháng 9 năm 2011 Tập đọc: Tiết 5 Thư thăm bạn I.Mục tiêu: - Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thư thể hiện sự cảm thông, chia se với nỗi đau của bạn. - Hiểu tình cảm của người viết thư: thương bạn, muốn chia sẻ nỗi đau cùng bạn.( trả lời được ác câu hỏi trong SGK; nắm được tác dụng của phần mở đầu, phần kết thúc bức thư) II. Đồ dùng dạy – học - Trang minh hoạ trong bài. - Các bức ảnh về cảnh cứu đồng bào trong cơn lũ lụt. III.Các hoạt động dạy – học Hoạt động của GV Hoạt động của HS HĐBT 1.Bài cũ: - Kiểm tra 2 HS - Em hãy đọc những câu thơ em thích bài thơ Truyện cổ nước mình. + Vì sao tác giả yêu truyện cổ nước mình? - Em hãy đọc thuộc lòng bài thơ : +Hai dòng thơ cuối nói lên điều gì? 2.Bài mới: - GV giới thiệu bài – ghi đề. Hoạt động 1: Luyện đọc. Cho HS đọc đoạn. - Cho HS luyện đọc những từ ngữ khó đọc: Ngày 5 tháng 8 năm 2000, Quách Tuấn Lương, lũ lụt, buồn Cho HS đọc cả bài. Cho HS đọc chú giải. - GV có thể giải nghĩa thêm những từ HS lớp mình không hiểu. - GV đọc diễn cảm bức thư Hoạt động 2: Tìm hiểu bài. + Phần đầu:(HS đọc từ đầu đến cuối chia buồn với bạn). Cho HS đọc thành tiếng. Cho HS đọc thầm + trả lời câu hỏi. + Bạn Lương có biết bạn Hồng từ trước không? + Đoạn còn lại: Cho HS đọc thầm tiếng. Cho HS đọc thầm + trả lời câu hỏi. + Tìm những câu cho thấy bạn Lương rất thông cảm với bạn Hồng. + Tìm những câu cho thấy Lương rất biết cách an ủi Hồng. - Cho HS đọc lại những dòng mở đầu và kết thúc bức thư. + Những dòng mở đầu và kết thúc thư có tác dụng gì? Hoạt động 3: Đọc diễn cảm. - GV đọc mẫu toàn bài: GV đọc toàn bài với giọng tình cảm, nhẹ nhàng, chân thành. - GV nhận xét. - 2HS trả lời. -HS tiếp nối nhau luyện đọc từng đoạn. -HS luyện đọc từ ngữ theo sự hướng dẫn của GV. -1 HS đọc + 1HS giải nghĩa. -HS đọc thành tiếng. - Trả lời. -HS đọc thành tiếng. -“Hôm nay đọc báothế nào?”. -“Chắc là Hồng tự hàonước lũ”.Lương đã biết trong lòng Hồng niềm tự hào về người cha dũng cảm đã xả thân cứu người giữa dòng nước lũ. Lương khuyến khích Hồng noi gương cha. -1 HS đọc to, lớp lắng nghe. -Dòng thơ đầu nêu rõ thời gian, địa điểm viết thư, lời chào hỏi người nhận thư. -Dòng cuối ghi lời chúc (hoặc lời nhắn nhủ). -Nhiều HS luyện đọc. 3.Củng cố - Dặn dò: + Em đã bao giờ làm gì để giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn chưa? - Về nhà đọc lại bức thư và chuẩn bị bài:Người ăn xin. - GV nhận xét tiết học Toán: Tiết 15 Triệu và lớp triệu (tt) Mục tiêu: Biết đọc, các số đến lớp triệu. HS được củng cố về hàng và lớp Đồ dùng dạy học: Bảng phụ. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS HĐBT 1.Bài cũ: - GV kiểm tra 2 HS - Viết số sau: chín trăm chín mươi triệu. - Đọc tên các hành của lớp triệu. -Nhận xét và cho điểm. 2.Bài mới: - Giới thiệu bài – ghi đề. Hoạt động 1: Hướng dẫn đọc và viết số. - Treo bảng phụ: viết lại số đã cho trong bảng ra bảng của lớp. - Hãy đọc số này. Nêu lại cách đọc số. Hoạt động 2: Thực hành. Bài 1: Viết và đọc số theo bảng. Bài 2: Đọc các số. Bài 3:Viết các số. - GV nhận xét , bổ sung. - 2 HSthực hiện - Lắng nghe. - Viết: 342157413 - Đọc số vừa viết. - Tiến hành làm các bài tập th eo sự hướng dẫn của GV. - Cả lớp nhận xét sửa sai. 3.Dặn dò:- Tập đọc và viết nhiều số đến lớp triệu - Chuẩn bị bài: Luyện tập. - Nhận xét tiết học. --------------------------------------------- Lịch sử: Tiết 3 Nước văn Lang I. Mục tiêu: Học xong bài, HS biết: - Nắm được một số sự kiện về nhà nước Vănê Lang: thời gian ra đời, những nét chính về đời sống vật chất và tinh thần của người Việt cổ: + Văn Lang là nước đầu tiên trong lịch sử nước ta. Nhà nước này ra đời khoảng 700 năm trước Công nguyên. + Người Lạc Việt biết làm ruộng, ươm tơ, dệt lụa, đúc đồng làm vũ khisvaf công cụ sản xuất. + Người Lạc Việt ở nhà sàn, họp nhau thành các làng, bản. + Người Lạc Việt có tục nhuộm răng, ăn trầu, ngày lễ hội thường đua thuyền, đấu vật.. II. Đồ dùng dạy và học: - Phiếu học tập. - Phóng to lược đồ Bắc bộ và Bắc Trung Bộ. III. Các hoạt động dạy và học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS HĐBT 1.Bài cũ:- Kiểm tra đồ dùng và sự chuẩn bị bài của HS. 2. Bài mới: - Giới thiệu và ghi tên đề bài * Hoạt động 1: Thời gian hình thành và địa phận của nước Văn Lang. - Cả lớp đọc SGK, xem lước đồ, tranh ảnh để lấy được trục thời gian. - Nhà nước đầu tiên của người Lạc Việt có tên là gì ? - Nước Văn Lang ra đời vào thời gian nào? - Hãy xác định thời điểm ra đời của nước Văn Lang. - Hãy chỉ trên lược đồ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay. - GV kết luận: Nhà nước đầu tiên trong lịch sử Dân tộc ta là nhà nước Văn Lang. Nước Văn Lang ra đời vào khoảng 700 năm trước Công nguyên. * Hoạt động 2: Tầng lớp trong xã hội Văn Lang. - Cả lớp làm việc trong phiếu học tập. - Hãy đọc SGK và điền tên các tầng lớp trong xã hội Văn Lang vào sơ đồ. - Xã hội Văn lang có mấy tầng lớp? - Người đứng đầu nhà nước Văn lang là ai? - GV kết luận: Xã hội Văn Lang có 4 tầng lớp chính. Đứng đầu nhà nước có vua gọi là vua Hùng. * Hoạt động 3: Làm cá nhân. - GV đưa ra bảng thống kê phản tinh thần, đời sống vật chất của người Lạc Việt. Sản Ăn Trang Lễ Ở xuất uống điểm hội - GV kết luận: Hiểu được cuộc sống tinh thần của người Lạc Việt. * Hoạt động 4: Làm việc cả lớp. + Hãy kể tên một số câu chuyện cổ tích, truyền thuyết nói về các phong tục của người Lạc Việt mà em biết. + Địa phương chúng ta còn lưu giữ các phong tục nào của người Lạc Việt? - HS lắng nghe và nhắc lại. - Đọc SGK và quan sát, dùng bút chì gạch chân phần cần điền. - HS trả lời. - 1 HS lên bảng xác định cả lớp theo dõi và nhận xét. - 1 HS lên bảng chỉ vào sơ đồ trong SGK - Đọc lại kết luận lên bảng. - HS làm và thảo luận theo nhóm 2 em. - Đại diện nhóm lên bảng điền vào sơ đồ cho đầy đủ. - HS trả lời. - Đọc trong SGK và điền vào bảng thống kê cho đúng. - HS trả lời. 3. Củng cố - Dặn dò: + Câu “ Các vua hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”> Em có suy nghĩ gì về câu nói của Bác? - Nhắc nhở HS học bài và chuẩn bị bài: Nước âu lạc. - Nhận xét tiết học. ----------------------------------------------------------- Đạo đức: Tiết 3 Vượt khó trong học tập I. Mục tiêu: - Nêu được ví dụ về sự vượt khó trong học tập. - Biết được vượt khó trong học tập giúp em học tập mau tiến bộ. - Có ý thức vượt khó vươn lên trong học tập. II.Đồ dùng học tập: Các mẫu chuyện, giấy khổ to. III.Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS HĐBT 1. Bài mới: - Giới thiệu bài: nêu yêu cầu cần đạt của tiết học. Hoạt động 1: - Kể chuyện một hs nghèo vượt khó. - GV kể chuyện. Hoạt đông 2: - Thảo luận nhóm câu 1, 2/6. SGK - Chia các nhóm. - GV ghi tóm tắt các ý lên bảng. Lớp trao đổi, bổ sung. - GV kết luận: Bạn Thảo đã gặp nhiều khó khăn trong học tập và trong cuộc sống, song bạn đã biết cách khắc phục, vượt qua vươn lên. Chúng ta cần học tập tinh thần vượt khó của bạn. Hoạt động 3: - Thảo luận nhóm câu 3/6 SGK - GV ghi tóm tắt lên bảng. - GV kết luận cách giải quyết tốt nhất. Hoạt đông 4: Làm việc cá nhân (Bài tập 1). - Yêu cầu HS nêu cách sẽ chọn và giải thích lý do. - GV: a, b, c là cách giải quyết tích cực. - Qua bài học, chúng ta có thể rút ra được điều gì? - Đọc ghi nhớ SGK. - Lắng nghe. - 1-2 HS kể lại. -Các nhóm thảo luận câu 1, 2/SGK. - Đại diện các nhóm trình bày ý kiến. - HS thảo luận. - Đại diện nhóm trình bày cách giải quyết. - HS đánh giá các cách giải quyết. - HS làm bài tập. - HS trả lời. - HS đọc. 3.Củng cố – Dặn dò: - Chuẩn bị bài tập 3 – 4/SGK. - Thực hiện mục “Thực hành” /SGK ----------------------------------------------- Thứ ba ngày 13 tháng 9 năm 2011 Toán: Tiết: 12 Luyện tập Mục tiêu: - Đọc , viết được các số đến lớp triệu - Bước đầu nhận biết được giá trị của mỗi chữ số theo vị trí của nó trong mỗi số. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS HĐBT 1.Bài cũ: - Nêu các hàng, các lớp từ nhỏ đến lớn ( đến lớp triệu). - Các số đến lớp triệu có mấy chữ số? - N ... GV nhận xét. - 3 HS trả lời. - lắng nghe. - Đọc SGK/ 20 - 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở tập. - HS tự làm bài vào vở. - 1HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở. 3.Củng cố – Dặn dò: - Với 10 chữ số có thể viết được dãy số tự nhiên không? - Chuẩn bị bài: So sánh và xếp thứ tự các số tự nhiên. - Nhận xét tiết học. ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~ Tập làm văn: Tiết 6 Viết thư I.Mục tiêu: - HS nắm được mục đích của việc viết thư, những nội dung cơ bản của một bức thư thăm hỏi, kết cấu thông thường của một bức thư. - Vận dụng kiến thức đã học để viết được bức thư thăm hỏi, trao đổi thông tin với bạn. II. Đồ dùng dạy – học - Bảng phụ viết tóm tắt nội dung ghi nhớ của bài học, chép đề văn trong phần luyện tập. III. Các hoạt động dạy – học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS HĐBT 1.Bài cũ: - Kiểm tra 2 HS. + Em hãy nhắc lại nội dung cần ghi nhớ trong tinh thần TLV: Kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật. - GV nhận xét cho điểm. 2.Bài mới: - GV giới thiệu bài – ghi đề. * Hoạt động 1: Phần nhận xét Cho HS đọc yêu cầu chung của BT + Câu1, 2, 3. Cho HS làm bài + Bạn Lương viết thư cho bạn Hồng để làm gì? + Người ta viết thư để làm gì? + Để thực hiện mục đích trên, một bức thư cần có những nội dung gì? - GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng (SGV) + Một bức thư thường mở đầu và kết thúc như thế nào? GV nhận xét + chốt lại (SGV) * Hoạt động 2: Ghi nhớ. Cho HS đọc ghi nhớ trong SGK. - GV có thể giải thích thêm ( nếu HS chưa hiểu ). * Hoạt động 3: Luyện tập. a/Hướng dẫn Cho HS đọc yêu cầu của phần luyện tập. + Đề bài yêu cầu em viết thư cho ai? + Mục đích viết thư để làm gì? GV: Nếu các em không có bạn ở trường khác thì các em có thể tưởng tượng ra người bạn như thế để viết. + Thư viết cho bạn cần xưng hô như thế nào? + Cần thăm hỏi bạn về những gì? +Cần kể cho bạn nghe những gì về trường lớp em hiện nay? +Nên chúc bạn và hứa hẹn điều gì? b/Cho HS làm bài Cho HS làm bài. Cho HS làm bài miệng (làm mẫu). GV nhận xét bài mẫu của 2 HS. Cho HS làm bài vào vở. c/Chấm, chữa bài - GV chấm 3 bài của những HS đã làm xong. - HS trả lời. - Lắng nghe -1 HS đọc, cả lớp lắng nghe. -HS đọc lại bài tập đọc, có thể ghi nhanh ra giấy nháp hoặc dùng viết chì gạch vào bài tập đọc trong SGK. -HS trả lời. -Lớp nhận xét. - HS trả lời. -HS phát biểu. -Lớp nhận xét. -Nhiều HS lần lượt đọc. -Cần xưng hô thân mật, gần gũi có thể xưng: bạn, cậu, mình, tớ. -Cần thăm hỏi sức khỏe, tình hình học tập, gia đình -Cần kể cụ thể về tình hình học tập, phong trào văn nghệ, thể thao -Chúc bạn khỏe, học giỏi, hẹn gặp lại. - HS tự làm bài vào vở. 3. Củng cố - Dặn dò: GV nhận xét tiết học. Biểu dương những HS học tốt. - Yêu cầu những HS chưa làm bài xong về nhà tiếp tục hoàn chỉnh bài. ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~ Luyện từ và câu Tiết 6 Mở rộng vốn từ : Nhân hậu - Đoàn kết (tiếp theo) I.Mục tiêu: - Biết thêm một số từ ngữ ( gồm cả thành ngữ, tục ngữ và từ Hán Việt thông dụng)về chủ điểm Nhân hậu – Đoàn kết (BT2,BT3,BT4); biết cách mở rộng vốn từ có tiếng hiền, tiếng ác (BT1) II. Đồ dùng dạy – học - Bảng phụ kẻ sẵn Bảng từ của BT2. - 4, 5 tờ giấy to + Băng dính. III. Các hoạt động dạy – học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS HĐBT 1.Bài cũ: - Kiểm tra 2 HS. + Tiếng dùng để làm gì? Cho ví dụ. + Từ dùng để làm gì? Cho ví dụ. - GV nhận xét + cho điểm. 2.Bài mới:- GV giới thiệu bài – ghi đề. Hoạt động 1: HDHS làm BT1. BT 1: Tìm các từ - Cho HS đọc yêu cầu của BT1 + phần mẫu. - Cho HS làm bài. - Cho HS trình bày. - GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng. - Lời giải đúng (SGV) - GV giải nghĩa các từ vừa tìm. Hoạt động 2: Làm BT2. - Cho HS đọc yêu cầu của bài + đọc các từ. - GV giao việc: theo nội dung bài. - Cho HS làm bài: GV phát cho mỗi nhóm một tờ giấy đã kẻ sẵn bảng như trang SGK của BT2. - Cho HS trình bày. - GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng. Hoạt động 3: Làm BT3. - Cho HS đọc yêu cầu của BT 3 + đọc 4 ý a, b, c, d. - GV giao việc: theo nội dung bài. - Cho HS làm bài. - Cho HS trình bày. - GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng. Hoạt động 4: Làm BT4. - Cho HS đọc yêu cầu của BT + đọc 4 câu thành ngữ a, b, c, d. - Cho HS làm bài. - Cho HS trình bày. - GV nhận xét + chốt lại lời giải đún (SGV) - 2 HS lên bảng trả lời - Lắng nghe. -HS làm bài theo nhóm, ghi lại các từ tìm được ra giấy nháp. -Đại diện các nhóm trình bày. -Lớp nhận xét. -1 HS đọc to,lớp đọc thầm theo. -HS làm bài theo nhóm vào giấy GV phát. -Đại diện các nhóm trình bày. -Lớp nhận xét. -1 HS đọc to, lớp lắng nghe. -HS làm bài cá nhân hoặc nhóm. -HS lần lượt đứng lên trình bày. -Lớp nhận xét. -1 HS đọc, lớp lắng nghe. -HS làm bài cá nhân. -HS lần lượt trình bày. -Lớp nhận xét. 3. Củng cố - Dặn dò: GV nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà tiếp tục tìm hiểu thêm các từ thuộc chủ điểm đã học. ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~ Kể chuyện Tiết 3 Kể chuyện đã nghe, đã đọc I.Mục tiêu: - HS kể được câu chuyện ( mẫu chuyện, đoạn truyện) đã nghe, đã đọc có nhân vật, có ý nghĩa nối về lòng nhân hậu ( theo gợi ý ở SGK) - Lời kể rõ ràng, mạch lạc, bước đầu biểu lộ tình cảm qua giọng kể. II. Đồ dùng dạy – học - Bảng phụ. IIII. Các hoạt động dạy – học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS HĐBT 1.Bài cũ: - Kiểm tra chung cả lớp: + Từ đầu năm đến nay các em đã được học những tiết kể chuyện nào? - Kiểm tra 1 HS: + Em hãy kể lại câu chuyện Nàng tiên Ốc. - GV nhận xét + cho điểm. 2.Bài mới: - GV giới thiệu bài – ghi đề. * Hoạt động 1: Hướng dẫn HS kể chuyện. Cho HS đọc đề bài. - GV gạch dưới những từ ngữ quan trong trong đề bài: Đề: Kể một câu chuyện mà em đã được nghe, được đọc về lòng nhân hậu. Cho HS đọc gợi ý 1. - GV: Các em đã biết biểu hiện của lòng nhân hậu qua 4 gợi ý các em vừa đọc. Các em chọn kể một câu chuyện trong đó có một trong những nội dung trên. Để giúp các em biết chọn truyện ở đâu, cô mời một bạn đọc gợi ý 2 trong SGK cho cả lớp nghe. - Gọi một HS đọc trên bảng phụ. * Hoạt động 2: HS thực hành kể chuyện. - Cho HS tập kể theo nhóm (nhắc các em đọc phần mẫu trong SGK). Cho HS thi kể. - GV nhận xét + khen nhóm kể hay. * Hoạt động 3: Tìm ý nghĩa của câu chuyện. GV cho HS thảo luận nhóm. Cho HS trình bày. - GV nhận xét và chốt lại ý nghĩa của câu chuyện mà các nhóm đã kể -Tuần 1: Kể lại chuyện Sự tích hồ Ba Bể. -Tuần 2: Kể lại bằng lời của mình câu chuyện thơ Nàng tiên Ốc. -HS kể. - Lắng nghe. -1 HS đọc đề bài. -Cả lớp đọc thầm đề bài + gợi ý. -HS đọc thầm gợi ý 1. -HS đọc to gợi ý 2, lớp lắng nghe. -1 HS đọc to, lớp lắng nghe. -HS kể theo nhóm 3 hoặc theo cặp. -Đại diện các nhóm lên thi kể. -Lớp nhận xét. -Nhóm trao đổi tìm ý nghĩa câu chuyện nhóm mình vừa kể. -Đại diện các nhóm trình bày ý nghĩa câu chuyện của nhóm mình. -Lớp nhận xét. 3.Củng cố - Dặn dò: GV nhận xét tiết học. - Yêu cầu về nhà các em tập kể lại câu chuyện ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~ An toàn giao thông VẠCH KẺ ĐƯỜNG CỌC TIÊU VÀ RÀO CHẮN I. Mục đích yêu cầu: Giúp HS - Biết các vạch kẻ đường, thực hiện đúng theo các vạch kẻ đường khi tham gia giao thông - Biết tác dụng của các cộc tiêu, hàng rào chắn -Có ý thức bảo quản tốt đường giao thông II. Đồ dùng: Vở soạn, các hình III. Hoạt động trên lớp A. Kiểm tra: Biển báo nguy hiểm có hình dạng, đặc điểm thế nào? B. Giới thiệu bài : Vạch kẻ đường, cọc tiêu và rào chắn. C. Phát triển bài: HĐ – TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Vạch kẻ đường 2. Cọc tiêu 3. Hàng rào chắn a. vạch kẻ trên mặt đường: - Cụm vạch ngắn dọc theo lòng đường chỉ điều gì? - Vạch dọc theo dòng đường chỉ điều gì? - Cụm vạch ngang lòng đường chỉ điều gì? - Cọc tiêu có đặc điểm gì? - Cọc tiêu có tác dụng gì? - Hàng rào chắn thường đặt ở những đoạn đường nào? - GV ghi bảng - Dành cho người đi bộ - Chia làn đường - Giảm tốc độ - Tiết diện vuông cao 60cm sơn bằng đầu trên sơn đỏ. - Chỉ dẫn người tham gia giao thông biết phạm vi nền đường. - Đặt những nơi đường chắn hẹp, đường cấm, đường cụt,.. - 2 HS đọc ghi nhớ D. Củng cố: Gọi HS đọc ghi nhớ E. Hoạt động nối tiếp Chuẩn bị bài “Đi xe đạp an toàn”. SINH HOẠT LỚP TUẦN 3 I.MỤC TIÊU: -Giúp HS làm quen với việc tự quản lớp học. -Nêu được mặt mạnh, mặt yếu của lớp. -Nắm được kế hoạch của lớp tuần 4. II. TIẾN HÀNH: A. SINH HOẠT LỚP 1.Tổ chức: Lớp trưởng tổ chức -Cho lớp hát tập thể -Giới thiệu lí do. 2.Lớp phó học tập :Báo cáo tình hình học tập của lớp (Nêu ưu điểm-khuyết điểm). 3. Lớp phó Văn-Thể-Mĩ : Báo cáo tình hình nề nếp tác phong của lớp. Nêu ưu điểm-khuyết điểm. 4.Ý kiến của GVCN và kế hoạch tuần 4: - GV nêu ưu điểm-khuyết điểm -Kế hoạch tuần 4: +Oân lại bảng nhân chia +Tiếp tục học tập nội dung, chương trình tuần 4 +Làm vệ sinh trường lớp. B.HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ: -GV nêu một số thành tích đạt được trong những năm qua mà nhà trường đạt được. -Tập cho HS một bài hát tập thể. -Nhận xét chung tiết sinh hoạt.
Tài liệu đính kèm: