Môn: Chính tả (Tiết 3)
CHÁU NGHE CÂU CHUYỆN CỦA BÀ
I.MỤC TIÊU:
Nghe – viết và trình bày CT sạch sẽ; biết trình bày đúng các dòng thơ lục bát, các khổ thơ.
Làm đúng BT (2) a / b, hoặc BT do GV soạn.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Bài tập 2a viết sẵn 2 lần trên bảng lớp.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY:
TUẦN 3 Ngày soạn:24/8/2012 Ngày dạy: 27/8/2012 Môn: Tập đọc (Tiết 5) THƯ THĂM BẠN I/ Mục tiêu bài học : - Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thể hiện sự cảm thông, chia sẻ với nỗi đau của bạn - Hiểu tình cảm của người viết thư : thương bạn, muốn chia sẻ đau buồn cùng bạn. ( trả lời được tác dụng của phần mở đầu. Phần kết thúc bức thư) - Biết cảm thông nỗi đau và mất mát do thiên tai gây ra, và có ý thức tích cực trong bảo vệ môi trường. II/ Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài: - Thể hiện sự cảm thông (biết cách thể hiện sự cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ những người gặp khó khăn, hoạn nạn). III/ Các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng : - Trao đổi cặp đôi. IV/ Phương tiện dạy học: GV : Tranh minh hoạ nội dung bài học. Bảng phụ viết câu , đoạn thư cần hướng dẫn HS đọc. V/ Tiến trình dạy học : HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1 – Khởi động : 2 - Kiểm tra bài cũ : Truyện cổ nước mình - Đọc thuộc lòng bài thơ. - Em hiểu ý hai dòng thơ cuối bài như thế nào ? - Nhận xét ghi điểm - Nhận xét phần KTBC 3 Bài mới : a. Khám phá : - Hôm nay các em sẽ đọc một bức thư thăm bạn . Lá thư cho thấy tình cảm chân thành của một bạn HS ở tỉnh Hoà Bình với một bạn bị trận lũ lụt cướp mất ba . Trong tai hoạ , con người phải yêu thương , chia sẻ giúp đỡ lẫn nhau . Lá thư sẽ giúp các em hiểu tấm lòng của bạn nhỏ viết bức thư này . b. Kết nối : b.1. Luyện đọc trơn : Đoạn 1: Từ đầu đến chia buồn với bạn Đoạn 2: Tiếp theo đến những người bạn mới như mình. Đoạn 3:Phần còn lại. - Kết hợp khen ngợi những em đọc đúng , nhắc nhở HS phát âm sai , ngắt nghỉ hơi chưa đúng hoặc giọng đọc chưa phù hợp. - GV đọc diễn cảm toàn bài. b.2. Hướng dẫn tìm hiểu bài : * Đoạn 1 : - Bạn Lương có biết bạn Hồng từ trước không ? - Bạn Lương viết thư cho bạn Hồng để làm gì ? - Bạn Hồng đã bị mất mát đau thương gì? GNT: Hi sinh- chết vì nghĩ vu , lí tưởng cao đẹp,.. * Đoạn 2 : Phần còn lại. - Tìm những câu cho thấy bạn Lương rất thông cảm với bạn Hồng ? - Tìm những câu cho thấy bạn Lương rất biết cách an ủi bạn Hồng ? GDKNS:biết cách thể hiện sự cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ những người gặp khó khăn, hoạn nạn). *Giáo dục BVMT: Lũ lụt gây ra nhiều thiệt hại lớn đến cuộc sống con người. Để hạn chế lũ lụt, con người cần tích cực trồng cây gây rừng, tráng phá hoại môi trường thiên nhiên. * Yêu cầu HS đọc thầm lại những dòng mở đầu và kết thúc bức thư . - Nêu tác dụng của những dòng mở đầu và kết thúc bức thư? - Nội dung lá thư thể hiện điều gì? - KL và ghi ND bài: thương bạn,muốn chia sẻ đau buồn cùng bạn. c. Thực hành : - HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bức thư. - Cho HS thi luyện đọc - GV đưa bảng phụ và đọc diễn cảm , giọng tình cảm, nhẹ nhàng, chân thành. Trầm giọng khi đọc những câu nói về sự mất mát. d. Áp dụng – củng cố và hoạt động tiếp nối : - Bức thư cho em biết điều gì về tình cảm của bạn Lương với bạn Hồng ? - Em đã bao giờ làm việc gì để giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn chưa ? - Sau bài học này , em hiểu được những gì ? - Dựa vào lời phát biểu của vài hs . Gv có hướng giáo dục các em có tình nhân loại . Trò chơi : Tìm những câu tục ngữ , ca dao nói về tinh thần tương thân tương ái của dân tộc VN . - nhận xét kết quả thi đua của các em , xem em nào tìm được nhiều câu nhất . - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị : Người ăn xin - Hát vui - HS đọc thuộc lòng và trả lời - HS quan sát tranh để thấy hình ảnh bạn nhỏ đang viết thư , cảnh thân nhân đang quyên góp , ủng hộ đống bào bị lũ lụt . - HS nhắc lại tựa bài và viết vào vở. - Đọc nối tiếp từng đoạn , cả bức thư (2 lượt) - Luyện đọc theo cặp. - 2 HS đọc lại toàn bài. - Lắng nghe * Đọc thầm và trả lời câu hỏi. - Không, Lương chỉ biết Hồng khi đọc báo Thiếu Niên Tiền Phong. - Bạn Lương viết thư để chia buồn với Hồng. - Hi sinh trong trận lũ lụt vừa rồi. -“ Hôm nay, đọc báora đi mãi mãi - Lương khơi gợi trong lòng Hồng niềm tự hào về người cha dũng cảm : Chắc là Hồng tự hào nước lũ. - Lương khuyến khích Hồng noi gương cha vượt qua nỗi đau : Mình tin rằng theo nỗi đau này. - Lương làm cho Hồng yên tâm : Bên cạnh Hồng như mình . - Lắng nghe - Những dòng mở đầu nêu rõ địa điểm , thời gian viết thư, lời chào hỏi người nhận thư. - Những dòng cuối ghi lời chúc hoặc lời nhắn nhủ, cám ơn, hứa hẹn, kí tên ,ghi họ tên người viết thư. - Tự nêu - HS nhắc lại - Luyện đọc diễn cảm - Mỗi HS đọc 1 Đoạn. - Thi đọc diễn cảm 1, 2 đoạn thư - Theo dõi. - HS phát biểu . - Tự nêu - Tự do phát biểu. - HS thi đua nhau tìm câu ca dao, tục ngữ - Lắng nghe và thực hiện. Môn: Chính tả (Tiết 3) CHÁU NGHE CÂU CHUYỆN CỦA BÀ I.MỤC TIÊU: Nghe – viết và trình bày CT sạch sẽ; biết trình bày đúng các dòng thơ lục bát, các khổ thơ. Làm đúng BT (2) a / b, hoặc BT do GV soạn. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bài tập 2a viết sẵn 2 lần trên bảng lớp. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY: HOẠT ĐỘNG DẠY CỦA GV HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HS Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS lên bảng viết một số từ do 1 HS dưới lớp đọc. - Nhận xét HS viết bảng. - Nhận biết chữ viết của HS qua bài chính tả lần trước. Bài mới: * Giới thiệu bài: Giờ chính tả hôm nay các em nghe, viết bài thơ Cháu nghe câu chuyện của bà và làm bài tập chính tả phân biệt tr/ch hoặc dấu hỏi/ dấu ngã. + Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả a) Tìm hiểu nội dung bài thơ - GV đọc bài thơ - Hỏi: + Bạn nhỏ thấy bà có điều gì khác mọi ngày? - Bài thơ nói lên điều gì? b) Hướng dẫn cách trình bày - Em hãy cho biết cách trình bày thơ lục bát. c) Hướng dẫn viết từ khó - Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả và luyện viết. d) Viết chính tả - Đọc chính tả e) Soát lỗi và chấm bài - Đọc lại toàn bài chính tả 1 lượt - Chấm chữa bài 2/3 bài.Số vở còn lại HS troa đổi soát lỗi cho nhan. + Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả Bài 2 – Gọi HS đọc yêu cầu. - Yêu cầu HS tự làm. - Gọi HS nhận xét, bổ sung. - Chốt lại lời giải đúng. Lời giải: tre – chịu – trúc – cháy – tre – tre – chí – chiến – tre. - Gọi HS đọc đoạn văn hoàn chỉnh. Hỏi: + Trúc dẫu cháy, đốt ngay vẫn thẳng em hiểu nghĩa là gì? + Đoạn văn muốn nói với chúng ta điều gì? Củng cố – dặn dò: - Gọi HS đọc lại đúng bài tập 2a , phát âm chính xác những chữ có âm ch / tr và những chữ có dấu hỏi , dấu ngã . - Gv đọc những chữ có dấu hỏi , dấu ngã. - Nhận xét tiết học, chữ viết của HS. - Yêu cầu HS về nhà viết lại bài tập vào vở. - Yêu cầu HS về nhà tìm các từ chỉ tên con vật bắt đầu bằng tr/ ch và đồ dùng trong nhà có mang thanh hỏi/ thanh ngã. - HS đọc cho 2 HS viết. + PB: xuất sắc, năng suất, sản xuất, xôn xao, cái sào, xào rau + PN: vầng trăng, lăng xăng, măng ớt, lăn tăn, mặn mà, trăng trắng, - Lắng nghe. - Theo dõi GV đọc, 3 HS đọc lại. + Bạn nhỏ thấy bà vừa đi vừa chống gậy. + Bài thơ nói lên tình thương của hai bà cháu dành cho một cụ già bị lẫn đến mức không biết cả đường về nhà mình. - Dòng 6 chữ viế lùi vào 1 ô, dòng 8 chữ viết sát lề, giữa hai khổ thơ để cách 1 dòng. + PB: trước, sau, làm, lưng, lối, rưng rưng,.. + PN: mỏi,mọi, gặp, dẫn, về bỗng, - HS chép vào vở. - HS soát lại bài. - Thực hiện theo yêu cầu. - HS đọc thành tiếng yêu cầu. - 2HS lên bảng. HS dưới lớp làm bằng bút chì vào giấy nháp. - Nhận xét, bổ sung. - Chữa bài. - HS đọc thành tiếng. - Trả lời: + Cây trúc, cây tre thân có nhiều đốt dù bị đốt nó vẫn có dáng thẳng. + Đoạn văn ca ngợi cây tre thẳng thắn, bất khuất là bạn của con người. - Vài học sinh đọc. - Học sinh lắng nghe. Môn: Toán( Tiết 11) TRIỆU VÀ LỚP TRIỆU ( TT) I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: - Đọc, viết được một số đến lớp triệu. -HS được củng cố về hàng và lớp. - Bài tập cần làm : Bài 1, 2, 3 II.CHUẨN BỊ: -SGK - Bảng phụ (hoặc giấy to) có kẻ sẵn các hàng, các lớp như ở phần đầu của bài học. Đọc số Viết số Lớp triệu Lớp nghìn Lớp đơn vị Hàng trăm triệu Hàng chục triệu Hàng triệu Hàng trăm nghìn Hàng chục nghìn Hàng nghìn Hàng trăm Hàng chục Hàng đơn vị III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Khởi động: 2. Bài cũ: Triệu và lớp triệu GV yêu cầu HS sửa bài làm nhà GV nhận xét 3. Bài mới: Giới thiệu: Nêu yêu cầu bài học Hoạt động 1: Hướng dẫn đọc, viết số GV đưa bảng phụ như đã chuẩn bị yêu cầu HS lên bảng viết lại số đã cho trong bảng ra phần bản chính, những HS còn lại viết ra bảng con: 342 157 413 GV cho HS tự do đọc số này GV hướng dẫn thêm (nếu có HS lúng túng trong cách đọc): + Ta tách số thành từng lớp, lớp đơn vị, lớp nghìn, lớp triệu (342 157 413 ) +Tại mỗi lớp ta dựa vào cách đọc số có ba chữ số để đọc rồi thêm tên lớp đó. - GV yêu cầu HS nêu lại cách đọc số Hoạt động 2: Thực hành Bài tập 1:Kể sẵn bảng có nội dung bài tập và kẻ them một cột viết số. Bài tập 2: - Sửa sai Bài tập 3: Viết các số. -GV đọc đề bài Bài tập 4:Cho HS nhìn vào bảng số liệu SGK và TLCH 4. Củng cố Nêu qui tắc đọc số? - Gọi vài em lên bảng thi đua đọc và viết các số có 9 chữ số . - Trò chơi : Đố bạn . - GV chia lớp thành 2 đội , chia cho mỗi đội 6 tờ bìa có ghi số có 9 chữ số khác nhau . Đội a đưa lên tờ bìa yêu cầu đội b đọc được số đó và phân tích được hàng , lớp . Nếu đội nào đáp chậm hoặc chưa chính xác thì đội đó thua sau 6 lượt chơi ( 2 đội bắt thăm xem đội nào được quyền đố trước ). - GV theo dõi cuộc chơi của 2 đội và nêu kết quả . Thi đua: mỗi tổ chọn 1 em lên bảng viết và đọc số theo các thăm mà GV đưa. 5. Dặn dò: Chuẩn bị bài: Luyện tập Làm bài 2, 3 trong SGK HS sửa bài HS nhận xét - HS nhắc lại tựa bài và viết vào vở. - HS thực hiện theo yêu cầu của GV - theo dõi. - HS viết số tương ứng vào vở . - HS nêu lại cách đọc số - HS viết số tương ứng vào bảng. - HS kiểm tra chéo - HS nêu yêu cầu bài tập.Độc số - HS nêu yêu cầu BT -LL HS lên bảng viết số: 10 250 214.. a) Số trường trung học cơ sở là 9 873 . b) Số hs tiểu học là : 8 350 191 c) Số GV trung học phổ thông là 98 714 1 HS nêu các hàng ở mỗi lớp : Đơn vị , nghìn , triệu . Tự nêu HS thi đọc và viết. - Lắng nghe và thực hiện. Môn: Đạo đức (Tiết 3) VƯỢT KHÓ TRONG HỌC TẬP I/ Mục tiêu bài học : Nêu được ví dụ về vượt khó trong học tập Biết đượ ... làm giàu đạt tiêu chuẩn sẽ được đưa vào nhà máy sản xuất phân lân để sản xuất ra phân lân phục vụ nông nghiệp - Khai thác gỗ, mây nứa để làm nhà, đồ dùng,; măng, mộc nhĩ, nấm hương để làm thức ăn; quế, sa nhân để làm thuốc chữa bệnh. - Người dân ở Hoàng Liên Sơn làm nghề nông, thủ công, khai thác khoáng sản, trong đó nghề nông là chủ yếu. - Vài em đọc lại nội dung bài.Các em khác đọc thầm . - Giáo viên để học sinh tự trả lời theo sự hiểu biết của mình . Lịch sử NƯỚC ÂU LẠC Mục tiêu : Nắm được một cách sơ lược cuộc kháng chiến chống Triệu Đà của nhân Au Lạc : Triệu đà nhiều lần kéo quân sang xâm lược Au Lạc . Thời kì đầu do đoàn kết, có vũ khí lợi hại nên giành được thắng lợi ; nhưng về sau do An Dương Vương chủ quan nên cuộc kháng chiến thất bại. HS khá giỏi : + Biết những điểm giống nhau của nước Lạc Việt và Au Việt. + So sánh được sự khác nhau về nơi đóng đô của nước Văn Lang và nước Au Lạc. + Biết sự phát triển về quân sự của nước Au Lạc ( nêu tác dụng của nỏ thành Cổ Loa). II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Hình ảnh minh hoạ - Lược đồ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ . - Phiếu học tập của HS Họ và tên: . Lớp: Bốn Môn: Lịch sử PHIẾU HỌC TẬP Em hãy điền dấu x vào ô o để chỉ những điểm giống nhau về cuộc sống của người Lạc Việt & người Âu Việt. o Sống cùng trên một địa điểm o Đều biết chế tạo đồ đồng o Đều biết rèn sắt o Đều trồng lúa và chăn nuôi o Tục lệ nhiều điểm giống nhau Các hoạt động : TG HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1’ 4’ 25’ 1’ 10’ 14’ 5’ 1’ Khởi động : Bài cũ : Nước Văn Lang. Nước Văn Lang ra đời lúc nào? Đứng đầu là ai? Cuộc sống của người Văn Lang? Nhận xét cho điểm. 3.Bài mới: Giới thiệu bài : Nước Âu Lạc. Hoạt động 1 : Nước Âu Lạc và cuộc sống của người Âu Lạc. PP : Đàm thoại,vấn đáp. Bên cạnh người Lạc Việt còn có người nào sống chung? GV phát phiếu. Em hãy điền dấu x vào ô để chỉ những điểm giống về cuộc sống của người Lạc Việt và Âu Việt. Sống cùng một địa điểm Đều biết chế tạo đồ đồng Đều trồng lúa và chăn nuôi Tục lệ nhiều điểm giống nhau Hoạt động 2: Quân sự và cuộc chiến chống Triệu Đà và kết quả. · PP: Vấn đáp, giảng giải. Thời Âu Lạc người Việt đã đạt được thành tựu gì? Về quân sự đã đạt được những tiến bộ nào? Triệu Đà xâm lược nước ta vào năm nào? Có chiến thắng trong những lần đầu tấn công không? Vì sao Triệu Đà thất bại? Triệu Đà dùng cách gì để đánh Âu Lạc trong năm 179 TCN? Kết quả như thế nào? GV chốt ý: ADV thua do mất đề phòng, mất cảnh giác trước mưu đồ của giặc. ® Giáo dục tư tưởng ® ghi nhớ. 4.Củng cố. - Nước Âu Lạc ra đời trong hoàn cảnh nào ?. - Thành tựu đặc sắc về quốc phòng của người dân Âu Lạc là gì ?Ngoài nội dung của sgk , em còn biết thêm gì về thành tựu đó ? Thi đua kể lại cuộc chiến giữa Âu Lạc và Triệu Đà. 5.Tổng kết – Dặn dò : Chuẩn bị: Nước ta dưới ách đô hộ của phong kiến phương Bắc. Hát - HS trả lời các câu hỏi. Hoạt động lớp, cá nhân. Người Âu Việt. Hs nhận phiếu. Hs đánh dấu. Hoạt động lớp - Sử dụng lưỡi cày đồng và phát minh kĩ thuật rèn sắt. - Kĩ thuật quân sự phát triển, người Âu Lạc chế được nỏ bắn một lần được nhiều phát. An Dương Vương cho xzây thành Cổ Loa. - Năm 207 TCN Triệu Đà vua Nam Việt kéo quân sang chiếm Âu Lạc nhưng đều thất bại. - Do quân dân đồng lòng, có tướng chỉ huy giỏi và vũ khí tốt, thành lũy kiên cố. - Dùng kế hõan binh vờ cầu hòa và lén học cách chế tạo nỏ, chia rẽ nội bộ những người đứng đầu? - An Dương Vương thua trận nhảy xuống biển tự vân. ® Nước ta rơi vào tay phong kiến phương Bắc. Từng em trả lời . - Hs thi đua kể cá nhân. Môn: Toán GIÂY – THẾ KỈ I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: Biết đơn vị giây, thế kỉ Biết mối quan hệ giữa giây và phút, giữa thế kỉ và năm Biết xác định một năm cho trước thuộc thế kỉ. Bài tập cần làm : Bài 1, 2(a,b) II.CHUẨN BỊ: SGK Đồng hồ thật có đủ 3 kim chỉ giờ, phút, chỉ giây Bảng vẽ sẵn trục thời gian (như trong SGK) III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Khởi động: 2. Bài cũ: Bảng đơn vị đo khối lượng GV yêu cầu HS sửa bài làm nhà GV nhận xét 3. Bài mới: Giới thiệu: Hoạt động1: Giới thiệu về giây GV dùng đồng hồ có đủ 3 kim để ôn về giờ, phút và giới thiệu về giây GV cho HS quan sát sự chuyển động của kim giờ, kim phút. Kim chỉ giờ đi từ 1 số đến số tiếp liền nó hết 1 giờ. Vậy 1 giờ = phút? Kim hoạt động liên tục trên mặt đồng hồ là kim chỉ giây. - GV viết : 1 phút = 60 giây GV chốt: + 1giờ = 60 phút + 1 phút = 60 giây GV tổ chức hoạt động để HS có cảm nhận thêm về giây. Ví dụ: cho HS ước lượng khoảng thời gian đứng lên, ngồi xuống là mấy giây? Hoạt động 2: Giới thiệu về thế kỉ GV giới thiệu: đơn vị đo thời gian lớn hơn năm là “thế kỉ”. GV vừa nói vừa viết lên bảng: 1 thế kỉ = 100 năm, yêu cầu vài HS nhắc lại Cho HS xem hình vẽ trục thời gian và nêu cách tính mốc các thế kỉ: + Ta coi 2 vạch dài liền nhau là khoảng thời gian 100 năm (1 thế kỉ) + GV chỉ vào sơ lược tóm tắt: từ năm 1 đến năm 100 là thế kỉ một. (yêu cầu HS nhắc lại) + Từ năm 101 đến năm 200 là thế kỉ hai. (yêu cầu HS nhắc lại) Năm 1975 thuộc thế kỉ nào? Hiện nay chúng ta đang ở thế kỉ thứ mấy? GV lưu ý: người ta dùng số La Mã để ghi thế kỉ (ví dụ: thế kỉ XXI) Hoạt động 3: Thực hành Bài tập 1: Viết số thích hợp vào chỗ trống (đổi đơn vị đo thời gian) Bài tập 2: 4. Củng cố 1 giờ = phút? 1 phút = giây? Tính tuổi của em hiện nay? Năm sinh của em thuộc thế kỉ nào? 5. Dặn dò: Chuẩn bị bài: Luyện tập Làm bài 1 và 3 trang 26, 27 trong SGK HS sửa bài HS nhận xét HS nêu + Kim giờ đi từ một số nào đó đến số tiếp liền hết 1 giờ . + Kim phút đi từ một vạch đến vạch tiếp liền hết 1 phút . 1 giờ = 60 phút - HS quan sát hoạt động của kim giây và nêu : + Khoảng thời gian kim giây đi từ một vạch đến vạch tiếp liền là 1 giây . + Khoảng thời gian kim giây đi hết 1 vòng ( trên mặt đồng hồ ) là 1 phút , tức là 60 giây . Vài HS nhắc lại HS hoạt động để nhận biết thêm về giây Vài HS nhắc lại HS quan sát HS nhắc lại HS làm bài Từng cặp HS sửa và thống nhất kết quả HS làm bài HS sửa TẬP LÀM VĂN LUYỆN TẬP XÂY DỰNG CỐT CHUYỆN I- Mục tiêu : -Dựa vào gợi ý về nhân vật và chủ đề(SGK),xây dựng được cốt truyện có yếu tố tưởng tượng gần gũi với lứa tuổi thiếu nhivà kể lại vắn tắt câu chuyện đó. II- Đồ dùng dạy học : - Tranh minh họa cốt truyện nói về lòng hiếu thảo của người con khi mẹ ốm . - Tranh minh họa cho cốt truyện nói về tính trung thực của người con đang chăm sóc mẹ ốm . - Bảng phụ viết sẵn đề bài . III-Các hoạt động dạy học : 1) Ổn định : Hát vui 2) Kiểm tra : - Một HS nói lại nội dung cần ghi nhớ trong tiết TLV tiết trước . - Học sinh kể lại chuyện cây khế dựa vào cốt truyện đã có . - Nhận xét bước kiểm tra . 3) Bài mới : HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1) Ổn định : Hát vui 2) Kiểm tra : Một HS nói lại nội dung cần ghi nhớ trong tiết TLV tiết trước . Học sinh kể lại chuyện cây khế dựa vào cốt truyện đã có . - Nhận xét bước kiểm tra . 3) Bài mới : a)Giới thiệu : - Gv giới thiệu và ghi tựa bài lên bảng . b) Hướng dẫn xây dựng cốt truyện . * Xác định yêu cầu của đề bài : - Hướng dẫn hs phân tích đề , gạch chân những từ ngữ quan trọng : Hãy tưởng tượng và kể lại vắn tắt một câu chuyện có ba nhân vật : bà mẹ ốm , người con của bà bằng tuổi em và một bà tiên . - Để xây dựng cốt truyện với những điều kiện đã cho , em phải tưởng tượng để hình dung điều gì sẽ xảy ra , diễn biến của câu chuyện . - Vì xây dựng cốt truyện , em chỉ cần kể vắn tắc , không cần cụ thể . * Lựa chọn chủ đề của câu chuyện : - Giáo viên nhắc : Từ đề bài đã cho, các em có thể tưởng tượng ra những cốt truyện khác nhau . Với 2 chủ đề gợi ý (sự hiếu thảo , tính trung thực )để các em có hướng tưởng tượng , xây dựng cốt truyện theo 1 trong 2 hướng trên . * Thực hành xây dựng cốt truyện . - Mỗi học sinh đọc thầm và lần lượt trả lời các câu hỏi khơi gợi tưởng tượng theo gợi ý tùy đề tài chọn kể . a) Người mẹ ốm như thế nào ? - Người con chăm sóc mẹ như thế nào ? - Để chữa khõi bệnh cho mẹ , người con gặp những khó khăn gì ? - Người con đã quyết vượt qua khó khăn như thế nào ? - Bà tiên giúp 2 mẹ con như thế nào ? b) Người mẹ ốm như thế nào ? ( rất nặng ). - Người con chăm sóc mẹ như thế nào ? - Để chữa khõi bệnh cho mẹ người con gặp khó khăn gì ? - Bà tiên đã cảm động trước tình cảm hiếu thảo của người con , nhưng muốn thử thách lòng trung thực của người con như thế nào ? - Bà tiên giúp đỡ người con trung thực như thế nào ? - Giáo viên và cả lớp cùng nhận xét , bình chọn bạn có câu chuyện tưởng tượng sinh động , hấp dẫn . 4) Củng cố - dặn dò : + Cốt truyện cần hình dung được : các nhân vật của câu chuyện . Chủ đề , diễn biến để tạo nên cốt truyện có ý nghĩa . - Cả lớp ghi tựa bài vào vở. - Gọi hs đọc lại yêu cầu của đề bài . Cả lớp đọc lướt , đọc thầm . - HS đọc nối tiếp nhau gợi ý 1, 2 (SGK ) - Cả lớp cùng đọc thầm theo . - vài học sinh tiếp nối nhau nói chủ đề câu chuyện mà em lựa chọn : Em kể câu chuyện về sự hiếu thảo hay tính trung thực . - Gọi HS làm mẫu , trả lời lần lượt các câu hỏi : + Người mẹ ốm rất nặng + Người con thương mẹ , chăm sóc mẹ tận tụy ngày đêm . + Phải tìm một loại thuốc rất hiếm , phải đi tìm tận rừng sâu : Hoặc phải tìm một bà tiên sống trên núi rất cao , đường đi lắm gian truân . + Người con lặn lội trong rừng sâu , đói khát , nhiều nguy hiểm vẫn không sờn lòng , quyết tìm bằng được cây thuốc quý . + Bà tiên cảm động về tình yêu thương , lòng hiếu thảo của người con và hiện ra giúp . + Con tận tụy chăm sóc ngày đêm . + Nhà nghèo không có tiền mua thuốc . + Người con vừa đi vừa lo không đủ tiền mua thuốc cho mẹ thì thấy bên lề đường có một vật gì như chiếc tay nải ai bỏ quên . Chiếc tay nải hở miệng , người con thấy bên trong có những thỏi vàng lấp lánh . Phía trước có một bà cụ đang đi . Người con đoán là chiếc tai nải của bà cụ bèn chạy theo gọi + Bà cụ quay lại mỉm cười nói với người con :con rất trung thực , thật thà . ta muốn thử lòng con mới vờ quên chiếc tay nải ấy . Nó là phần thưởng ta tặng con mua thuốc cho mẹ . - Từng cặp hs thực hành kể vắn tắt câu chuyện theo đề tài đã chọn . - Học sinh thi nhau kể chuyện trước lớp - HS viết vắn tắt cốt truyện của mình vào vở ? - HS nói lại cách xây dựng cốt truyện . LÂM KIẾT, NGÀY/ 09/2011 BAN GIÁM HIỆU DUYỆT TỔ KHỐI DUYỆT LÂM THỊ THANH XUÂN
Tài liệu đính kèm: