Giáo án Khối 4 - Tuần 3 - Trường TH Thanh Bình

Giáo án Khối 4 - Tuần 3 - Trường TH Thanh Bình

I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:

1. Kiến thức:

- Hiểu các từ ngữ trong bài.

- Hiểu được tình cảm của người viết thư: thương bạn, muốn chia sẻ đau buồn cùng bạn.

- Nắm được tác dụng của phần mở đầu & phần kết thúc bức thư.

2. Kĩ năng:

Biết đọc lá thư lưu loát, giọng đọc thể hiện sự thông cảm với người bạn bất hạnh bị trận lũ lụt cướp mất cha.

3. Thái độ:

- Luôn yêu thương, thông cảm & sẻ chia với những người gặp hoạn nạn, khó khăn.

II. CHUẨN BỊ:

- Các bức ảnh về cảnh cứu đồng bào trong cơn lũ lụt.

- Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc.

 

doc 42 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 243Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 3 - Trường TH Thanh Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 3 Thứ hai ngày 07 tháng 9 năm 2009
Tập đọc
Tiết 5: 	 THƯ THĂM BẠN
I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1. Kiến thức: 
Hiểu các từ ngữ trong bài.
Hiểu được tình cảm của người viết thư: thương bạn, muốn chia sẻ đau buồn cùng bạn.
Nắm được tác dụng của phần mở đầu & phần kết thúc bức thư. 
2. Kĩ năng:
Biết đọc lá thư lưu loát, giọng đọc thể hiện sự thông cảm với người bạn bất hạnh bị trận lũ lụt cướp mất cha. 
3. Thái độ:
Luôn yêu thương, thông cảm & sẻ chia với những người gặp hoạn nạn, khó khăn.
II. CHUẨN BỊ:
Các bức ảnh về cảnh cứu đồng bào trong cơn lũ lụt. 
Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:	
Bài cũ: 
Bài mới: 
Giới thiệu bài :Hôm nay các em sẽ đọc một bức thư thăm bạn. Lá thư cho thấy tình cảm chân thành của một bạn HS ở tỉnh Hoà Bình với một bạn bị trận lũ lụt cướp mất ba. Trong tai hoạ, con người phải yêu thương, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau. Lá thư sẽ giúp các em hiểu tấm lòng của bạn nhỏ viết bức thư này.
Hoạt động1: Hướng dẫn luyện đọc:
	+ Đoạn 1: từ đầu  chia buồn với bạn. 
	+ Đoạn 2: tiếp theo  những người bạn mới như mình. 
	+ Đoạn 3: phần còn lại.
Bước 1: GV giúp HS chia đoạn bài tập đọc
Bước 2: GV yêu cầu HS luyện đọc theo trình tự các đoạn trong bài (đọc 2, 3 lượt)
Lượt đọc thứ 1: GV khen HS đọc đúng (chú ý sửa cách đọc của các em: đọc bức thư nội dung chia buồn với giọng quá to, lạnh lùng); kết hợp sửa lỗi phát âm sai, ngắt nghỉ hơi chưa đúng .
Lượt đọc thứ 2: GV yêu cầu HS đọc thầm phần chú thích các từ mới ở cuối bài đọc.
Bước 3: Yêu cầu 1 HS đọc lại toàn bài
Bước 4: GV đọc diễn cảm cả bài: GV đọc với giọng trầm buồn, chân thành. Thấp giọng hơn khi đọc những câu văn nói về sự mất mát (Mình rất xúc động gửi bức thư này chia buồn với bạn) ; cao giọng hơn khi đọc những câu động viên (Nhưng chắc là Hồng cũng tự hào vượt qua nỗi đau này)
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài:
Bước 1: GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 (6 dòng đầu)
Bạn Lương có biết bạn Hồng từ trước không? Không. Lương chỉ biết Hồng khi đọc báo Thiếu niên Tiền phong.
Bạn Lương viết thư cho bạn Hồng để làm gì? Lương viết thư để chia buồn với Hồng.
Bước 2: GV yêu cầu HS đọc phần còn lại
Tìm những câu cho thấy bạn Lương rất thông cảm với bạn Hồng? Hôm nay, đọc báo  khi ba Hồng ra đi mãi mãi.
- Tìm những câu cho thấy bạn Lương biết cách an ủi bạn Hồng?
+ Lương khơi gợi trong lòng Hồng niềm tự hào về người cha dũng cảm: Chắc là Hồng cũng tự hào  nước lũ. 
+ Lương khuyến khích Hồng noi gương cha vượt qua nỗi đau: Mình tin rằng theo gương ba  nỗi đau này 
+ Lương làm cho Hồng yên tâm: Bên cạnh Hồng còn có má, có cô bác và có cả những người bạn mới như mình 
Bước 3: GV yêu cầu HS đọc thầm lại những dòng mở đầu & kết thúc bức thư 
Em hãy nêu tác dụng của những dòng mở đầu & kết thúc bức thư? (Dòng mở đầu cho ta biết điều gì? Dòng cuối bức thư ghi cái gì?) Những dòng mở đầu: nêu rõ địa điểm, thời gian viết thư, lời chào hỏi người nhận thư - Những dòng cuối ghi lời chúc hoặc lời nhắn nhủ, cám ơn, hứa hẹn, kí tên, ghi họ tên người viết thư. 
GV nhận xét & chốt ý 
Hoạt động 3: Hướng dẫn đọc diễn cảm
Bước 1: Hướng dẫn HS đọc từng đoạn văn
GV mời HS đọc tiếp nối nhau từng đoạn trong bài.
GV hướng dẫn, điều chỉnh cách đọc cho các em sau mỗi đoạn. 
Bước 2: Hướng dẫn kĩ cách đọc 1 đoạn văn
GV treo bảng phụ có ghi đoạn văn cần đọc diễn cảm (Hoà Bình  chia buồn với bạn)
GV cùng trao đổi, thảo luận với HS cách đọc diễn cảm (ngắt, nghỉ, nhấn giọng)
GV sửa lỗi cho các em
Củng cố 
Bức thư cho em biết điều gì về tình cảm của bạn Lương với bạn Hồng? Lương rất giàu tình cảm. Khi đọc báo, biết hoàn cảnh của Hồng, Lương đã chủ động viết thư hỏi thăm, giúp bạn số tiền bỏ ống để bày tỏ sự thông cảm với bạn trong lúc hoạn nạn, khó khăn.
Em đã bao giờ làm việc gì để giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn chưa?
Dặn dò: 
- Chuẩn bị bài: Người ăn xin 
- Nhận xét tiết học.
-------------------------------------------------
Toán
Tiết 11: TRIỆU VÀ LỚP TRIỆU (tt)
I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1. Kiến thức: Giúp HS 
Biết đọc, viết các số đến lớp triệu.
Củng cố thêm về hàng & lớp.
Củng cố cách dùng bảng thống kê số liệu.
2. Kĩ năng:
Đọc, viết số nhanh & chính xác.
II. CHUẨN BỊ:
Bảng phụ (hoặc giấy to) có kẻ sẵn các hàng, các lớp như ở phần đầu của bài học.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
Khởi động: 
Bài cũ: Triệu & lớp triệu
Bài mới: 
Giới thiệu: 
Hoạt động1: Hướng dẫn đọc, viết số:
GV đưa bảng phụ, yêu cầu HS lên bảng viết lại số đã cho trong bảng ra phần bảng chính, những HS còn lại viết ra bảng con: 342 157 413
GV cho HS tự do đọc số này.
GV hướng dẫn thêm (nếu có HS lúng túng trong cách đọc): 
 + Ta tách số thành từng lớp, lớp đơn vị, lớp nghìn, lớp triệu (vừa nói GV vừa dùng phấn vạch dưới chân các chữ số 342 157 413, chú ý bắt đầu đặt phấn từ chân số 3 hàng đơn vị vạch sang trái đến chân số 4 để đánh dấu lớp đơn vị, tương tự đánh dấu các chữ số thuộc lớp nghìn rồi lớp triệu, sau này HS sẽ làm thao tác này bằng mắt).
 + Bắt đầu đọc số từ trái sang phải, tại mỗi lớp ta dựa vào cách đọc số có ba chữ số để học đọc rồi thêm tên lớp đó. GV đọc chậm để HS nhận ra cách đọc, sau đó GV đọc liền mạch.
GV yêu cầu HS nêu lại cách đọc số.
Hoạt động 2: Thực hành
Bài tập 1:
Yêu cầu vài HS đọc số ở dòng đầu tiên trong cột “số” trôi chảy, sau đó quan sát tiếp mẫu đã cho (mỗi chữ số thuộc hàng nào, lớp nào)
Yêu cầu HS làm hai phần tiếp theo theo thứ tự: 
 + Trước hết tách lớp, đọc số.
 + Điền các chữ số vào chỗ chấm cho thích hợp.
 + Nhìn vào các chữ số vừa viết & đọc kiểm soát lại lần nữa.
 + Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh nhiều lần các số ghi ở cột “số”.
Bài tập 2:
Yêu cầu HS chỉ tay vào chữ số 8 rồi xác định chữ số 8 ở hàng nào, lớp nào?
Yêu cầu HS tự làm bài- Sửa bài – Nhận xét.
Bài tập 3:
Yêu cầu HS đọc số rồi viết lời đọc đó vào chỗ chấm.
Lưu ý, khi đọc các số có nhiều chữ số, cần theo nhận xét đã rút ra ở cuối bài học.
 + Trước hết tách số thành từng lớp (từ phải sang trái)
 + Tại mỗi lớp dựa vào các đọc số có ba chữ số rồi thêm tên lớp đó.
Củng cố 
Nêu qui tắc đọc số?
Thi đua: mỗi tổ chọn 1 em lên bảng viết & đọc số theo các thăm mà GV đưa.
Dặn dò: 
Chuẩn bị bài: Luyện tập.
Nhận xét tiết học.
-------------------------------------------------
Đạo đức
Tiết 3: 	VƯỢT KHÓ TRONG HỌC TẬP ( Tiết 1)
I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
Học xong bài này, HS có khả năng:
1. Kiến thức: 
HS nhận thức được: Mỗi người đều có thể gặp khó khăn trong cuộc sống và trong học tập. 
	Cần phải có quyết tâm và tìm cách để vượt qua khó khăn.
2.Kĩ năng:
Biết xác định những khó khăn trong học tập của bản thân và tìm cách khắc phục
Biết quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ những bạn có hoàn cảnh khó khăn.
3. Thái độ:
Quý trọng và học tập những tấm gương biết vượt khó trong cuộc sống và trong học tập.
II.CHUẨN BỊ: Các mẩu chuyện, tấm gương vượt khó trong học tập.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:	
Khởi động: 
Bài cũ: Trung thực trong học tập 
Bài mới: 
Giới thiệu: 
Hoạt động1: Kể chuyện Một học sinh nghèo vượt khó.
GV giới thiệu: Trong cuộc sống ai cũng có thể gặp những khó khăn, rủi ro. Điều quan trọng là chúng ta cần phải biết vượt qua. Chúng ta hãy cùng xem bạn Thảo trong chuyện Một học sinh nghèo vượt khó gặp những khó khăn gì và đã vượt qua như thế nào?
GV kể chuyện - GV mời 1, 2 HS tóm tắt lại câu chuyện.
Hoạt động 2: Làm việc cá nhân (câu hỏi 1, 2/6)
GV yêu cầu HS dựa vào nội dung câu chuyện trả lời câu hỏi 1, 2.
GV kết luận: Bạn Thảo đã gặp rất nhiều khó khăn trong học tập và trong cuộc sống, song Thảo đã biết cách khắc phục, vượt qua, vươn lên học giỏi. Chúng ta cần học tập tinh thần vượt khó của bạn.
Hoạt động 3: Thảo luận nhóm đôi (câu hỏi 3/6)
GV ghi tóm tắt cách giải quyết lên bảng.
Sau khi HS thảo luận, GV kết luận về cách giải quyết tốt nhất.
Hoạt động 4: Thảo luận nhóm có cùng sự lựa chọn (bài tập 1)
GV yêu cầu HS đọc bài tập.
GV nêu từng ý trong bài tập và yêu cầu mỗi HS tự lựa chọn và đứng vào nhóm theo ý mà mình đã chọn.
GV yêu cầu các nhóm cùng sự lựa chọn thảo luận, giải thích lí do vì sao lại lựa chọn như vậy.
Qua bài học hôm nay, chúng ta có thể rút ra điều gì?
GV yêu cầu vài HS đọc ghi nhớ.
Củng cố 
- Vì sao cần phải biết vượt qua những khó khăn, trở ngại trong học tập?
Dặn dò: 
Tự liên hệ (bài tập 3)
Tự đề ra những biện pháp để khắc phục những khó khăn có thể gặp phải và cố gắng thực hiện tốt những biện pháp đã đề ra.
Chuẩn bị: Vượt khó trong học tập ( Tiết 2)
Nhận xét tiết học.
Thứ ba ngày 08 tháng 9 năm 2009
Toán
Tiết 12: LUYỆN TẬP
I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1. Kiến thức: 
Củng cố cách đọc số, viết số đến lớp triệu
Nhận biết được giá trị của từng chữ số trong một số
Củng cố về thứ tự các số.
2. Kĩ năng:
Đọc, viết số nhanh & chính xác.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Khởi động: 
Bài cũ: Triệu & lớp triệu (tt)
Bài mới: 
Giới thiệu: 
Hoạt động1: Ôn lại kiến thức về các hàng & lớp
Nêu  ... hông chịu khuất phục hát bài ca trái với lòng mình, trái với sự thật. 
Hoạt động 2: HS nghe kể chuyện 
Bước 1: GV kể lần 1
GV kết hợp vừa kể vừa giải nghĩa từ 
Giọng kể thong thả, rõ ràng, nhấn giọng những từ ngữ miêu tả sự bạo ngược của nhà vua, nỗi thống khổ của nhân dân, khí phách của nhà thơ dũng cảm không chịu khuất phục sự bạo tàn. Đoạn cuối kể với nhịp nhanh, giọng hào hùng. 
Bước 2: GV kể lần 2
GV vừa kể vừa chỉ vào tranh minh hoạ.
Bước 3: GV kể lần 3.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS kể chuyện, trao đổi ý nghĩa câu chuyện 
Yêu cầu 1: Dựa vào câu chuyện đã nghe cô giáo kể, trả lời các câu hỏi
+ Trước sự bạo ngược của nhà vua, dân chúng phản ứng như thế nào? 
+ Dân chúng phản ứng bằng cách truyền miệng nhau hát một bài hát lên án thói hống hách bạo tàn của nhà vua & phơi bày nỗi thống khổ của nhân dân.
+ Nhà vua làm gì khi biết dân chúng truyền tụng bài ca lên án mình? 
+ Nhà vua ra lệnh lùng bắt kì được kẻ sáng tác bài ca phản loạn ấy. Vì không thể tìm được ai là tác giả của bài hát, nhà vua hạ lệnh tống giam tất cả các nhà thơ & nghệ nhân hát rong. 
+ Trước sự đe doạ của nhà vua, thái độ của mọi người như thế nào?
+ Các nhà thơ, các nghệ nhân lần lượt khuất phục. Họ hát lên những bài ca tụng nhà vua. Duy chỉ có một nhà thơ trước sau vẫn im lặng.
+ Vì sao nhà vua phải thay đổi thái độ?
+ Nhà vua thay đổi thái độ vì thực sự khâm phục, kính trọng lòng trung thực, khí phách của nhà thơ thà bị lửa thiêu cháy, nhất định không chịu nói sai sự thật. 
Yêu cầu 2, 3: Kể lại toàn bộ câu 
chuyện, trao đổi ý nghĩa câu chuyện
Yêu cầu HS kể chyện theo nhóm:
- Từng cặp HS luyện kể từng đoạn câu chuyện. 
	- Mỗi HS kể lại toàn bộ câu chuyện. 
 b) Yêu cầu HS thi kể chuyện trước lớp:
	- Vài tốp HS thi kể chuyện từng đoạn theo tranh trước lớp.
	- Vài HS thi kể lại toàn bộ câu chuyện.
	- HS kể chuyện xong đều nói ý nghĩa câu chuyện hoặc đối đáp cùng các bạn, đặt câu hỏi cho các bạn, trả lời câu hỏi của thầy cô, của các bạn về nhân vật, chi tiết, ý nghĩa câu chuyện. 
GV nhận xét, chốt lại. 
GV cùng cả lớp bình chọn bạn kể chuyện hay nhất, hiểu câu chuyện nhất 
Củng cố - Dặn dò: 
GV nhận xét tiết học, khen ngợi những HS kể hay, nghe bạn chăm chú, nêu nhận xét chính xác.
Yêu cầu HS về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân.
Chuẩn bị bài: Kể chuyện đã nghe – đã đọc.
Nhận xét tiết học. 
Thứ sáu ngày 11 tháng 9 năm 2009
Toán 
Tiết 15: 	VIẾT SỐ TỰ NHIÊN TRONG HỆ THẬP PHÂN
I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1. Kiến thức: 
Giúp HS hệ thống hoá một số hiểu biết ban đầu về:
Đặc điểm của hệ thập phân.
Sử dụng 10 kí hiệu (chữ số) để viết số trong hệ thập phân.
Giá trị của chữ số phụ thuộc vào vị trí của nó trong một số cụ thể.
2. Kĩ năng:
HS nêu được vài đặc điểm của hệ thập phân.
HS biết cách viết số trong hệ thập phân.
II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Bài cũ: Dãy số tự nhiên
Bài mới: 
Giới thiệu: 
Hoạt động1: Hướng dẫn HS nhận biết đặc điểm của hệ thập phân:
GV đưa bảng phụ có ghi bài tập: Viết số thích hợp vào chỗ trống: 
 10 đơn vị = . Chục
 10 chục = .. trăm
 .. trăm = .. 1 nghìn
Nêu nhận xét về mối quan hệ đơn vị, chục , trăm, nghìn trong hệ thập phân (GV gợi ý: Trong hệ thập phân, cứ 10 đơn vị của một hàng hợp thành mấy đơn vị của hàng trên tiếp liền nó?)
(Trong hệ thập phân cứ mười đơn vị ở một hàng lại hợp thành một đơn vị ở hàng trên tiếp liền nó.)
GV nhấn mạnh: Ta gọi là hệ thập phân vì cứ mười đơn vị ở một hàng lại hợp thành một đơn vị ở hàng trên liên tiếp nó.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS nhận biết đặc điểm của viết số trong hệ thập phân
Để viết số trong hệ thập phân có tất cả mấy chữ số để ghi? (10 chữ số)
Nêu 10 chữ số đã học? (yêu cầu HS viết & đọc số đó) (0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9.)
GV nêu: chỉ với 10 chữ số (chỉ vào 0, 1 , 2, 3 , 4, 5, 6 ,7 ,8 , 9) ta có thể viết được mọi số tự nhiên
GV đưa số 999, chỉ vào chữ số 9 ở hàng đơn vị & hỏi: giá trị của chữ số 9? (hỏi tương tự với các số 9 còn lại)
Chữ số 9 ở hàng đơn vị có giá trị là 9; chữ số 9 ở hàng chục có giá trị là 90; chữ số 9 ở hàng trăm có giá trị là 900. Vài HS nhắc lại.
Phụ thuộc vào đâu để xác định được giá trị của mỗi chữ số?
 (Giá trị của mỗi chữ số phụ thuộc vào vị trí của nó trong số đó.)
GV kết luận: Trong cách viết số của hệ thập phân, giá trị của mỗi chữ số phụ thuộc vào vị trí của nó trong số đó.
Hoạt động 3: Thực hành
Bài tập 1: Đọc số – Viết số
- HS làm bài.
- Từng cặp HS sửa và thống nhất kết quả.
Bài tập 2: Viết mỗi số dưới dạng tổng.
Lưu ý: Trường hợp số có chứa chữ số 0 có thể viết như sau:
 18 304 = 10 000 + 8 000 + 300 +4
Bài tập 3:Viết giá trị chữ số 5 của hai số.
- HS làm và sửa bài.
Củng cố 
Thế nào là hệ thập phân?
Để viết số tự nhiên trong hệ thập phân, ta sử dụng bao nhiêu chữ số để ghi?
Phụ thuộc vào đâu để xác định giá trị của mỗi số?
Dặn dò: 
Chuẩn bị bài: So sánh & xếp thứ tự các số tự nhiên
Nhận xét tiết học.
-------------------------------------------------
Tập làm văn
Tiết 6: 	 VIẾT THƯ
I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
Củng cố kĩ năng viết thư: HS viết được một lá thư thăm hỏi, chúc mừng hoặc chia buồn bày tỏ tình cảm chân thành, đúng thể thức (đủ 3 phần: đầu thư, phần chính, cuối thư)
II. CHUẨN BỊ:
Giấy viết, phong bì, tem thư 
Giấy khổ to viết tắc những nội dung cần ghi nhớ trong tiết TLV cuối tuần 3
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:	
Bài mới: 
Giới thiệu bài Trong tiết học hôm nay, các em sẽ làm bài kiểm tra viết thư để tiếp tục rèn luyện & củng cố kĩ năng viết thư. Bài kiểm tra sẽ giúp cả lớp chúng ta biết bạn nào viết được lá thư đúng thể thức, hay nhất, chân thành nhất. 
Hoạt động1: Hướng dẫn HS nắm yêu cầu của đề bài 
- Cho HS đọc đề bài.
- Gợi ý cho HS nhớ lại những nội dung về văn viết thơ.
- Phân tích yêu cầu đề bài
- Yêu cầu HS nói đề bài & đối tượng em chọn để viết thư. 
- Cá nhân thực hành viết thư.
Phần đầu thư:
- Nêu địa điểm và thời gian viết thư.
- Chào hỏi người nhận thư.
Phần chính:
- Nêu mục đích lý do viết thư: Nêu rõ tin cần báo. Nếu tin này là 1 câu chuyện em có thể viết cho nó dưới dạng kể chuyện.
- Thăm hỏi tình hình người nhận thư.
Phần cuối thư:
Nói lời chúc, lời hứa hẹn, lời chào.
GV nhắc HS lưu ý:
+ Lời lẽ trong thư cần chân thành, thể hiện sự quan tâm.
+ Viết xong thư, em cho thư vào phong bì
Hướng dẫn HS cách ghi ngoài phong bì:
- Ghi tên người gởi phía trên thư.
- Tên người nhận phía dưới giữa thư.
- Dán tem bên phải phía trên.
Hoạt động 2: HS thực hành viết thư :
HS thực hành viết thư.
Cuối cùng HS nộp thư đã được đặt vào trong phong bì của GV.
Củng cố – Dặn dò:
GV giới thiệu loại viết thư điện tử (email).
 - Chuẩn bị bài: Cốt truyện. 
-------------------------------------------------
Địa lí
Tiết 3: MỘT SỐ DÂN TỘC Ở HOÀNG LIÊN SƠN
I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1. Kiến thức: 
HS biết vùng núi Hoàng Liên Sơn là nơi cư trú của một số dân tộc ít người.
HS biết bản làng với nhà sàn; chợ phiên, lễ hội, trang phục của người dân tộc.
2. Kĩ năng: HS biết:
Trình bày được những đặc điểm tiêu biểu về dân cư, về sinh hoạt, trang phục, lễ hội của một số dân tộc ở vùng núi Hoàng Liên Sơn.
Bước đầu biết dựa vào tranh ảnh, bảng số liệu để tìm ra kiến thức.
Xác lập mối quan hệ địa lí giữa thiên nhiên & sinh hoạt của con người ở vùng núi Hoàng Liên Sơn.
3. Thái độ:
Có ý thức tôn trọng truyền thống văn hoá của các dân tộc ở vùng núi Hoàng Liên Sơn.
II. CHUẨN BỊ:
Tranh ảnh về nhà sàn, trang phục, lễ hội, sinh hoạt của một số dân tộc ở vùng núi 
 Hoàng Liên Sơn
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Bài cũ: Dãy núi Hoàng Liên Sơn
Bài mới: 
Giới thiệu: 
Hoạt động1: Hoạt động cá nhân:
Dân cư ở vùng núi Hoàng Liên Sơn đông đúc hơn hay thưa thớt hơn so với vùng đồng bằng?
Kể tên các dân tộc ít người ở vùng núi Hoàng Liên Sơn.
Xếp thứ tự các dân tộc (Dao, Thái, Mông) theo địa bàn cư trú từ nơi thấp đến nơi cao.
Hãy giải thích vì sao các dân tộc nêu trên được gọi là các dân tộc ít người?
Người dân ở khu vực núi cao thường đi bằng phương tiện gì? Vì sao?
GV sửa chữa & giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm:
Bản làng thường nằm ở đâu?
Bản có nhiều nhà hay ít nhà?
Nhà sàn được làm bằng vật liệu gì?
Hiện nay nhà sàn ở vùng núi đã có gì thay đổi so với trước đây?
Đại diện nhóm trình bày kết quả.
GV sửa chữa & giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
Hoạt động 3: Làm việc cả lớp:
Chợ phiên là gì? Nêu những hoạt động trong chợ phiên?
Kể tên một số hàng hoá bán ở chợ? Tại sao chợ lại bán nhiều hàng hoá này? (dựa vào hình 3)
Lễ hội của các dân tộc ở vùng núi Hoàng Liên Sơn được tổ chức vào mùa nào? Trong lễ hội có những hoạt động gì?
Mô tả trang phục truyền thống của các dân tộc trong hình 3, 4, 5.
GV sửa chữa & giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
Củng cố 
GV yêu cầu HS trình bày lại những đặc điểm tiêu biểu về dân cư, sinh hoạt, trang phục, lễ hội của một số dân tộc vùng núi Hoàng Liên Sơn.
Dặn dò: 
- Chuẩn bị bài: Hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn .
- Nhận xét tiết học.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_4_tuan_3_truong_th_thanh_binh.doc