Giáo án Khối 4 - Tuần 30 (Bản 3 cột hay nhất)

Giáo án Khối 4 - Tuần 30 (Bản 3 cột hay nhất)

I. Mục tiêu :

1. Kiến thức: Đọc đúng các từ câu. Hiểu các từ ngữ trong bài. Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài. Ca ngợi vẻ đẹp của SaPa, thể hiện tình cảm yêu mến thiết tha của tác giả đối với cảnh đẹp của đất nước, quê hương.

2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng đọc diễn cảm, biết đọc bài văn với giọng đọc thể hiện niềm vui, sự háo hức của du khách trước vẻ đẹp của con đướng lên SaPa, phong cảnh SaPa.

3. Thái độ: Giáo dục H tình yêu quê hướng đất nước.

II. Chuẩn bị :

- GV : Tranh minh họa bài đọc trong SGK.

- HS : Tranh, ảnh về cảnh SaPa hoặc đường lên SaPa.

III. Các hoạt động dạy và học:

 

doc 51 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 341Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 30 (Bản 3 cột hay nhất)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tập đọc
ĐƯỜNG ĐI SA PA.
I. Mục tiêu :
Kiến thức: Đọc đúng các từ câu. Hiểu các từ ngữ trong bài. Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài. Ca ngợi vẻ đẹp của SaPa, thể hiện tình cảm yêu mến thiết tha của tác giả đối với cảnh đẹp của đất nước, quê hương.
Kỹ năng: Rèn kĩ năng đọc diễn cảm, biết đọc bài văn với giọng đọc thể hiện niềm vui, sự háo hức của du khách trước vẻ đẹp của con đướng lên SaPa, phong cảnh SaPa.
Thái độ: Giáo dục H tình yêu quê hướng đất nước.
II. Chuẩn bị :
GV : Tranh minh họa bài đọc trong SGK.
HS : Tranh, ảnh về cảnh SaPa hoặc đường lên SaPa.
III. Các hoạt động dạy và học:
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1’
4’
1’
32’
10’
10’
8’
4’
1’
1. Ổn định:
2. Bài cũ:	Trăng ơi
Gv kiểm tra đọc 3 H.
GV nhận xét, đánh giá.
3. Giới thiệu bài:
	Đất nước ta có vì phong cảnh đẹp. Một trong địa danh nổi tiếng ở miền Bắc là SaPa. SaPa là 1 địa điểm du lịch và nghĩ mát. Bài đọc “đường đi SaPa” sẽ giúp chúng ta hình dung được vẻ đẹp đặc biệt của đường đi SaPa và phong cảnh SaPa.
GV ghi tựa bài.
4. Phát triển các hoạt động	
Hoạt động 1: Luyện đọc
MT: Đọc đúng các từ câu, hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài.
PP: Luyện tập, thực hành, giảng giải, trực quan.
GV đọc diễn cảm bài văn.
Hướng dẫn H luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ khó.
• GV lưu ý cho luyện đọc các từ khó phát âm.
• GV giải nghĩa thêm 1 số từ H chưa hiểu (Tranh).
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
MT: Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài.
PP: Vấn đáp, giảng giải, thảo luận, trực quan. 
GV chia nhóm cho H trao đổi về bài văn dựa vào các câu hỏi trong SGK.
Đoạn 1:
+ Miêu tả những điều em hình dung được ở đoạn 1.
→ Ý đoạn 1: Phong cảnh đường đi SaPa.
 Đoạn 2:
+ Nói điều em hình dung được khi đọc đoạn văn.
→ Ý đoạn 2: Cảnh 1 thị trấn nhỏ trên đường đi lên SaPa.
 Đoạn 3:
+ Miêu tả điều em hình dung được về cảnh đẹp của SaPa.
→ Sự háo hức của du khách trước vẻ đẹp của phong cảnh SaPa.
+ Những bức tranh phong cảnh bằng lời trong bài thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả. Hãy nêu 1 chi tiết thể hiện sự quan sát tinh tế ấy.
+ Tìm những từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm yêu mến thiết tha của tác giả đối với cảnh đẹp quê hương.
→ GV chốt: Bài văn ca ngợi vẻ đẹp của SaPa, thể hiện tình cảm yêu mến thiết tha của tác giả đối với cảnh đẹp của đất nước quê hương.
Hoạt động 3: Đọc diễn cảm.
MT: Rèn kĩ năng đọc diễn cảm.
PP: Luyện tập, thực hành, giảng giải.
GV lưu ý: Giọng đọc suy tưởng vui, nhẹ nhàng, nhấn giọng những từ ngữ miêu tả.
→ GV nhận xét.
Hoạt động 4: Củng cố.
Thi đua đọc diễn cảm đoạn văn mà mình yêu thích? Vì sao?
GV cùng lớp nhận xét, đánh giá.
5. Tổng kết – Dặn dò :
Luyện đọc thêm.
Chuẩn bị: “Dòng sông mặc áo”.
 Nhận xét tiết học.
Hát.
1 H đọc thuộc lòng bài hơ và TLCH.
+ Trăng được so sánh với những gì?
+ Vầng trăng trong 2 khổ thơ này gắn với tình cảm sâu sác gì của tác giả?
+ Nêu ý nghĩa bài thơ.
H nghe và chuẩn bị SGK.
Hoạt động lớp, nhóm đôi.
H nghe.
H tiếp nhau đọc từng đoạn (3 đoạn).
1 H đọc cả bài.
H đọc thầm phần chú giải và nêu nghĩa của từ.
Hoạt động lớp, nhóm.
H thảo luận – trình bày.
Lớp nhận xét – bổ sung.
H đọc.
+ Người du lịch đi lên SaPa có cảm giác đi trong những đám mây trắng bồng bềnh, huyền ảo, đi giữa rừng cây, giữa những cảnh vật rực rỡ sắc màu
H đọc.
+ Cảnh phố huyện rất vui mắt, rực rỡ sắc màu: nắng vàng hoe, những em bé H Mông, Tu Di, Phù Lá cổ đeo móng hổ, quần áo sặc sỡ đang chơi đùa, người ngựa dập dìu đi chợ trong sương núi tím nhạt.
H đọc.
+ 1 ngày như có đến mấy mùa, tạo nên bức tranh phong cảnh rất lạ: “Thoắt cái lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu. Thoắt cái, trắng long lanh 1 cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận. Thoắt cái, gió xuân hây hẩy nồng nàn”.
+ Những đám mây trắng nhỏtựa mây trời.
• Những bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa.
• Nắng phố huyện vàng hoe.
• Sương núi tím nhạt.
• Sự thay đổi mùa ở SaPa “Thoắt cáinồng nàn”.
+ Câu kết bài: “SaPa quả là món quà kì diệu của thiên nhiên dành cho đất nước ta”.
Hoạt động lớp, cá nhân.
H đánh dấu vào SGK chỗ ngắt nhịp, nhấn giọng (ở đoạn 1).
H luyện đọc diễn cảm từng đoạn, cả bài.
2 H/ 1 dãy.
Toán
ỨNG DỤNG TỈ LỆ BẢN ĐỒ (tt). 
I. Mục tiêu :
Kiến thức: Giúp H: Từ độ dài thật và tỉ lệ bản đồ cho trước, H biết cách tính được độ dài thu nhỏ trên bàn đồ.
Kỹ năng: Rèn kĩ năng tính độ dài thu nhỏ trên bản đồ.
Thái độ: Giúp H tính chính xác, khoa học, cẩn thận.
II. Chuẩn bị :
GV : Bảng phụ, thẻ từ, SGK, VBT.
HS : SGK, VBT, thước kẻ.
III. Các hoạt động dạy và học:
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1’
4’
1’
32’
15’
15’
1. Ổn định:
2. Bài cũ:	Ứng dụng tỉ lệ bản đồ.
Nêu cách tìm độ dài thật trên mặt đất từ độ dài thu nhỏ trên bản đồ?
Aùp dụng:
Độ dài thu nhỏ: 2 cm
Tỉ lệ: 1: 500000 
Độ dài thật: ? 
→ GV nhận xét bài cũ.
3. Giới thiệu bài: Ứng dụng tỉ lệ bản đồ (tt).
4. Phát triển các hoạt động	
Hoạt động 1: Tìm hiểu bài.
MT: H biết cách tính khoảng cách giữa 2 điểm trên bản đồ với tỉ lệ cho trước.
PP: Hỏi đáp, trực quan, thực hành.
¨ Giới thiệu bài toán 1:
GV nêu bài toán 1, SGK trang 69.
Treo bảng phụ ghi nội dung bài toán 1.
GV cho 1 H điều khiển lớp tìm hiểu đề toán.
→ GV nhận xét → gọi 1 H trình bày bảng.
	¨ Lưu ý:
GV có thể giải thích: Tỉ lệ bản đồ 1: 500 cho biết cứ độ dài thật là 500 cm thì ứng với độ dài trên bản đồ là 1 cm. Vậy 2000 : 500 = 4 cm trên bản đồ.
 ¨ Giới thiệu bài toán 2:
GV treo bảng phụ ghi sẵn nội dung bài toán 2.
GV hỏi.
+ Bài toán cho gì?
+ Bài toán hỏi gì?
Thảo luận nhóm đôi cách giải.
→ Gọi 1 H trình bày bài giải bảng lớp.
→ GV nhận xét + chốt cách tính khoảng cách 2 điểm trên bản đồ.
Hoạt động 2: Luyện tập.
MT: Rèn kỉ năng tính khoảng cách 2 điểm trên bản đồ.
PP: Luyện tập, thực hành.
Bài 1: Điền vào ô trống.
Nhắc lại cách tính khoảng cách trên bản đồ?
Sửa bài: Hình thức thi đua “tìm bạn”.
Hát.
H nêu.
H làm bảng lớp.
Hoạt động lớp.
H đọc lại đề toán.
H điều khiển lớp.
+ Độ dài thật là bao nhiêu m?
→ 20 m
+ Tỉ lệ bản đồ là tỉ số nào?
→ 1: 500
+ Phải tính độ dài nào?
→ Độ dài thu nhỏ tương ứng trên bản đồ.
+ Theo đơn vị nào?
→ Xăng ti mét.
+ Vậy, bạn làm gì khi giải.
→ Đổi đơn vị đo độ dài thật ra cm.
+ Bạn nêu cách giải.
→ H nêu.
H trình bày.
	Giải:
	20 m = 2000 cm.
Khoảng cách AB trên bản đồ.
	2000 : 500 = 4 (cm)
	Đáp số: 4 cm.
Hoạt động nhóm đôi.
H đọc đề bài.
+ H nêu.
+ H nêu.
Nhóm đôi thảo luận.
→ Trình bày bài giải
	Giải:
	41 km = 41000000 mm
Độ dài quảng đường Hà Nội – Sơn Tây trên bản đồ là:
 41000000 : 1000000 = 41 (mm)
	Đáp số: 41 mm
Hoạt động lớp, cá nhân.
 Bài 1: H đọc đề.
H nêu lại.
H tự làm bài vào vở trong 5 phút.
H sửa bài.
Tỉ lệ bản đồ
1: 10000
1: 5000
1: 20000
Độ dài thật
5 km
25 m
2 km
Độ dài trên bản đồ
50 cm
5 mm
1 dm
2’
2’
GV lưu ý H phải đổi số đo của độ dài thật cùng số đo của độ dài trên bản đồ tương ứng.
Bài 2:
GV hỏi.
+ Bài toán cho gì?
+ Bài toán hỏi gì?
H nêu cách làm.
→ Sửa bài bảng phụ.
 Bài 3:
Nêu cách giải.
Yêu cầu H tính được độ dài thu nhỏ trên sơ đồ của chiều dài, chiều rộng sân khấu.
→ GV nhận xét.
Hoạt động 3: Củng cố.
MT: Khắc sâu kiến thức.
PP: Hỏi đáp, thi đua.
Nêu cách tính khoảng cách 2 điểm trên bản đồ?
Thi đua.
Tính khoảng cách trên bản đồ (cm) biết.
Độ dài thật: 5 km.
Tỉ lệ bản đồ: 1: 100000
→ GV nhận xét + tuyên dương.
5. Tổng kết – Dặn dò :
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: “Thực hành”. 
 Bài 2: H đọc đề.
Quãng đường A đến B dài 12 km.
Tỉ lệ bản đồ 1: 100000.
Quãng đường dài bao nhiêu cm?
H làm vào vở.
→ 1 em làm bảng phụ.
→ H nhận xét làm bài bảng phụ.
→ Sửa bài. 
	Giải:
	12 km = 1200000 cm
Quãng đường từ bản A đến bản B trên bản đồ dài:
	1200000 : 100000 = 12 (cm)
	Đáp số: 12 cm
 Bài 3: H đọc đề.
H làm bài vào vở.
→ H sửa bài bảng lớp (2 em)
	Giải:
Đổi 10 m = 1000 cm
	6 m = 600 cm
Chiều dài sân khấu trên sơ đồ là:
	1000 : 200 = 5 (cm)
Chiều rộng sân khấu trên sơ d0ô2 là:
	600 : 200 = 3 (cm)
	Đáp số: 5 cm
	 3 cm
Hoạt động dãy.
H nêu.
H thi đua.
Lịch sử
KINH THÀNH HUẾ. 

I. Mục tiêu :
Kiến thức: H biết sơ lược quá trình xây dựng, sự đồ sộ, vẽ đẹp của kinh thành và lăng tẩm ở Huế. Biết Huế được công nhận là 1 di sản văn hóa thế giới.
Kỹ năng: Mô tả được kinh thành Huế.
Thái độ: Tự hào về lịch sử dân tộc. Có ý thức giữ gìn và bảo vệ những thành quả lao động.
II. Chuẩn bị :
GV : SGK tranh ảnh về Huế (lăng tẩm).
HS : SGK.
III. Các hoạt động dạy và học:
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1’
4’
1’
5’
20’
5’
1’
1. Ổn định:
2. Bài cũ:	Nhà Nguyễn thành lập.
Nhà Nguyễn ra đời trong hoàn cảnh nào?
Những điều gì cho thấy vua nhà Nguyễn không chịu chia sẻ quyền hành cho ai và kiên quyết bảo vệ ngai vàng của mình?
Ghi nhớ?
Nhận xét, cho điểm.
3. Giới thiệu bài:
	Kinh thành Huế.
4. Phát triển các hoạt động	
Hoạt động 1: Giới thiệu kinh thành Huế.
MT: Nắm được tên gọi xưa của kinh thành Huế.
PP: Vấn đáp, quan sát.
Huế xưa kia có tên gọi là gì? Được chọn làm kinh lúc nào?
GV chốt ý.
Hoạt động 2: Kiến trúc kinh thành Huế.
MT: Nắm được kiến trúc và mô tả được những  ... hơi.
+ Ở mục 1: Họ và tên, em phải ghi họ, tên của mẹ em.
+ Ở mục 6: Ở đâu đến hoặc đi đâu, em khai nơi mẹ con em ở đâu đến (không khai đi đâu, vì 2 mẹ con khai tạm trú, không khai tạm vắng).
+ Ở mục 9: Trẻ em dưới 15 tuổi đi theo, em phải ghi họ, tên của chính em.
+ Ở mục 10: Chủ hộ, em không được viết gì để để chủ hộ tự viết và kí tên.
+ Mục Cán bộ đăng kí là mục dành cho cán bộ (công an) quản lí khu vực.
GV phát phiếu cho từng H. H làm việc cá nhân hoặc trao đổi theo cặp, điền nội dung vào phiếu bằng bút chì.
GV nhận xét, kết luận.
(VD:
Hát.
2, 3 H làm BT3.
Hoạt động lớp, cá nhân.
1 H đọc yêu cầu.
1 H lên bảng làm bài trên tờ phiếu to.
Lớp nhận xét.
Địa chỉ 	 Họ và tên chủ hộ
Số nhà 11, phố Thái Hà, phường	 	 Nguyễn Văn Xuân	
Trung Liệt, quận Đống Đa, Hà Nội
	Điểm khai báo tạm trú, tạm vắng số / phường, xã Trung Liệt
quận, huyện Đống Đa, Thành phố, tỉnh Hà Nội
 	 PHIẾU KHAI BÁO TẠM TRÚ, TẠM VẮNG
1. Họ và tên : Nguyễn Khánh Hà.
2. Sinh ngày : 05 tháng 10 năm 1963
3. Nghề nghiệp và nơi làm việc: Cán bộ Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Yên Bái.
4. CMND số: 011101111
5. Tạm trú, tạm vắng từ ngày 10/ 4 / 2001 đến ngày 10 / 5 / 2001
6. Ở đâu đến hoặc đi đâu: 15 phố Hoàng Văn Thụ, thị xã Yên Bái.
7. Lí do: thăm người thân.
8. Quan hệ với chủ hộ: Chị gái.
9. Trẻ em dưới 15 tuổi đi theo: Trần Thị Mĩ Hạnh (9 tuổi)
	10. Ngày 10 tháng 4 năm 2001
 Cán bộ đăng kí	Chủ hộ
(Kí, ghi rõ họ, tên)	(Hoặc người trình báo)
	 Nguyễn Văn Xuân
8’
1’
b) Bài 2:
Điền xong, em đưa cho mẹ. Mẹ em hỏi: “Con biết tại sao phải khai báo tạm trú, tạm vắng không?”. Em trả lời mẹ thế nào?
Hoạt động 2: Củng cố.
MT: Rèn kĩ năng điền vào giấy tờ in sẵn.
PP: Thực hành.
Thi đua: Điền sơ yếu lí lịch.
Nhận xét, đánh giá.
5. Tổng kết – Dặn dò :
Nhận xét tiết học.
Làm vở bài tập.
Chuẩn bị: “Xây dựng đoạn văn trong bài văn tả con vật”.
1 H đọc yêu cầu.
Lớp suy nghĩ, TLCH.
(Lời giải: Phải khai báo tạm trú , tạm vắng để chính quyền địa phương quản lí được những người đang có mặt hoặc vắng mặt tại nơi ở, những người ở nơi khác mới đến. Khi có việc xảy ra, các cơ quan Nhà nước có căn cứ, cơ sở để điều tra, xem xét).
Hoạt động nhóm, lớp.
H tự điền.
1 H đại diện điền tờ lớn.
Nhận xét.
 Toán
ÔN TẬP VỀ SỐ TỰ NHIÊN (tt). 
I. Mục tiêu :
Kiến thức: Giúp H ôn tập về so sánh và xếp thứ tự các số tự nhiên.
Kỹ năng: Rẽn kĩ năng so sánh xếp thứ tự các số tự nhiên.
Thái độ: Giáo dục tính nhanh nhẹn, chính xác, cẩn thận.
II. Chuẩn bị :
GV : Sách Toán 4, sách BT toán 4.
HS : Sách Toán 4, sách BT toán 4, bảng con.
III. Các hoạt động dạy và học:
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1’
4’
1’
32’
20’
10’
2’
2’
1. Ổn định:
2. Bài cũ:	
Sửa bài số 5/ 74.
Đọc số: 3265910.
→ GV nhận xét và ghi điểm.
3. Giới thiệu bài: 
 Ôn tập về số tự nhiên.
4. Phát triển các hoạt động	
Hoạt động 1: Luyện tập.
MT: Giúp H ôn tập về so sánh và xếp thứ tự các số tự nhiên.
PP: Thực hành.
Bài 1:
H tự làm bài rồi chữa bài.
Khi chữa bài, GV có thể gọi H nêu cách so sánh 2 số, chẳng hạn với trường hợp: 1201999
	(2 số có chữ số khác nhau).
Với trường hợp 138579138701
	(2 số có chữ số bằng nhau).
Trường hợp: 51785100 + 78 phải thực hiện phép tính trước rồi mới so sánh.
Bài 2:
H tự nêu yêu cầu của bài
H làm bài và chữa bài.
Bài 3:
Củng cố cách đọc bảng số liệu, xác định số bé nhất (lớn nhất) trong 1 nhóm các số tự nhiên, xếp thứ tự các số trong nhóm đó.
Khi chữa bài, trước khi cho H nêu kết quả làm bài.
GV nên gọi H đọc số dân trong từng tỉnh (TP).
Đây cũng là dịp củng cố cho H cách đọc số có nhiều chữ số.
Bài 4:
Yêu cầu H đọc đề.
Bài 5:
GV hỏi H.
+ Số lớn nhất có 1 chữ số là số nào?
+ Số chẵn lớn nhất có 1 chữ số là số nào?
+ Số bé nhất có 1 chữ số là số nào?
+ Số lẻ bé nhất có 1 chữ số là số nào?
Hướng dẫn H tự làm bài rồi chữa bài.
Hoạt động 2: Rút kiến thức.
MT: Hệ thống kiến thức.
PP: Hỏi đáp, thực hành.
Hỏi cách đọc số, viết số.
+ So sánh số, xếp thứ tự các số.
Hoạt động 3: Củng cố.
MT: Củng cố kiến thức.
PP: Trò chơi.
Xếp thứ tự các số sau:
	5178, 6178, 7178, 4178.
5. Tổng kết – Dặn dò :
Làm bài tập 5/ 74.
Chuẩn bị: “Ôn tập về số tự nhiên (tt)”.
 Nhận xét tiết học.
Hát.
Gọi 3 H lên bảng sửa.
1 H đọc.
Hoạt động cá nhân.
H tự làm.
Câu trả lời đúng là Đ.
H đọc bảng số liệu rồi tự làm bài lần lượt theo các phần a, b.
Kết quả:
a) Nơi có số dân nhiều nhất là TP Hồ Chí Minh.
Nới có số dân ít nhất là Đà Nẵng.
b) Đà Nẵng, Vĩnh Long, Hải Phòng, Hà Nội, Thanh Hóa, TP Hồ Chí Minh.
H đọc đề
H tự làm bài rồi chữa bài.
X là các số 200, 300, 400.
H trả lời.
9
8
0
1
H làm bài và chữa bài.
Hoạt động cá nhân.
H tự trả lời.
Hoạt động nhóm.
H thi đua nhanh trong vòng 1 phút.
Khoa học
NHU CẦU VỀ KHÔNG KHÍ CỦA CÂY XANH.
I. Mục tiêu :
Kiến thức: H biết vai trò của không khí đối với đời sống cây xanh.
Kỹ năng: + Kể ra vai trò của không khí đối với đời sống cây xanh.
 + Kể ra vai trò của khí các-bô-níc đối với đời sống cây xanh và ứng dụng thực tế của hiểu biết đó.
Thái độ: Thích tìm hiểu khoa học và ứng dụng vào thực tế.
II. Chuẩn bị :
GV : Hình vẽ SGK trang 120, 121.
HS : SGK.
III. Các hoạt động dạy và học:
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1’
4’
1’
28’
14’
10’
4’
1’
1. Ổn định:
2. Bài cũ:	Nhu cầu về chất khoáng của cây xanh.
Để cây phát triển tốt , cho năng suất cao, cây cần được cung cấp các loại chất khoáng nào?
Trong các chất khoáng, thì chất nào cây cần được cung cấp nhiều?
GV nhận xét, chấm điểm
3. Giới thiệu bài:
 Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu “ Nhu cầu về không khí của cây xanh”
4. Phát triển các hoạt động	
Hoạt động 1: Vai trò của không khí đối với đời sống của cây xanh.
MT: Kể ra vai trò của không khí đối với đời sống của cây xanh.
PP: Quan sát, đàm thoại, giảng giải.
Không khí có những thành phần nào?
Kể tên những khí quan trọng đối với đời sống của cây xanh?
Yêu cầu H quan sát hình vẽ trang 120 và 121 SGK để tự đặt câu hỏi, trả lời lẫn nhau. 
Gọi một số H trình bày kết quả làm việc theo cặp.
GV giảng:
+ Nếu người và động vật hằng ngày phải ăn và uống để sống thì thức ăn, nước uống của cây xanh chính là khí các-bô-níc của không khí được lá cây hấp thu và nước được hút từ rễ lên.
+ Nhờ chất diệp lục có trong lá cây mà cây xanh có thể sử dụng năng lượng của ánh sáng mặt trời để tạo ra chất bột đường từ khí các-bô-níc và nước.
+ Ở thực vật không có cơ quan hô hấp riêng, các bộ phận của cây đều tham gia hô hấp, đặc biệt quan trọng là lá và rễ. Để cây hô hấp tốt, đất trồng phải tơi, xốp, thông khí.
Tóm lại, cây xanh cần không khí để làm gì?
Nếu thiếu không khí cây sẽ như thế nào?
Hoạt động 2: Vai trò của khí các-bô-níc đối với đời sống của cây xanh.
MT: Kể ra vai trò của khí các-bô-níc đối với đời sống của cây xanh và ứng dụng thực tế của hiếu biết đó.
PP: Thảo luận, giảng giải.
GV phát phiếu học tập cho các nhóm, yêu cầu H kết hợp đọc mục “ Bạn có biết” trang 121 SGK để làm bài tập.
* Phiếu học tập
1. Biết rằng, trong không khí bình thường có khoảng 0,03 % khí các-bô-níc, kết hợp với thông tin SGK, hãy đánh dấu vào ô trống, ứng với ý đúng:
a) Muốn cây phát triển bình thường, lượng khí các-bô-níc trong không khí cần có:
 Ít hơn 0,03 %
 Khoảng 0,03 %
 Ít hơn 0,06 %
 Khoảng 0,06 %
b) Muốn cây có năng suất cao, lượng khí các-bô-níc trong không khí cần có:
 Ít hơn 0,03 %
 Khoảng 0,03 %
 Ít hơn 0,06 %
 Khoảng 0,06 %
2. Trong trồng trọt, người ta làm gì để có thêm khí các-bô-níc cho cây trồng?
Hoạt động 3: Củng cố
Cây xanh cần không khí để làm gì?
Khí ô-xi cần cho quá trình gì của cây? Nếu thiếu khí ô-xi cây sẽ như thế nào?
Khí các-bô-níc cần cho quá trình gì của cây? Nếu thiếu khí các-bô-níc cây sẽ như thế nào?
Gv nhận xét
5. Tổng kết – Dặn dò :
Xem lại bài
Chuẩn bị: “ Cây xanh lấy những gì từ môi trường và thải ra môi trường những gì?”
 Nhận xét tiết học.
Hát
H nêu
Hoạt động lớp, nhóm đôi
Gồm có 2 thành phần chính ô-xi, ni-tơ. Ngoài ra còn chứa khí cac-bô-nic, hơi nước, bụi, vi khuẩn.
Những khí quan trọng đối với đời sống của cây xanh là: ô-xi, ni-tơ.
H quan sát và thảo luận nhóm đôi:
Ví dụ:
+ Trong quang hợp, cây xanh hút khí gì và thải ra khí gì?
+ Trong hô hấp, cây xanh hút khí gì và thải ra khí gì?
+ Quá trình hô hấp xảy ra khi nào?
+ Điều gì xảy ra với cây xanh nếu một trong hai quá trình trên ngừng?
H trình bày kết quả
H lắng nghe
Cây xanh cần không khí để quang hợp và hô hấp.
Cây dù được cung cấp đủ nước, chất khoáng và ánh sáng nhưng thiếu không khí cây cũng không sống được.
Hoạt động lóp, nhóm
Các nhóm thảo luận làm phiếu
a)Muốn cây phát triển bình thường, lượng khí các-bô-níc trong không khí cần có: khoảng 0,03 %
b) Muốn cây có năng suất cao, lượng khí các-bô-níc trong không khí cần có: khoảng 0,06 %
Để có thêm khí các-bô-níc cho cây trồng người ta bón phân xanh hoặc phân chuồng đã ủ kĩ vừa cung cấp chất khoáng cho cây, vừa cung cấp khí các-bô-níc cho cây.
H nêu
Khối trưởng kí duyệt
Hiệu phó kí duyệt
Đặng Ngọc Tuyết

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_4_tuan_30_ban_3_cot_hay_nhat.doc