Giáo án Khối 4 - Tuần 30 (Bản chuẩn kiến thức kĩ năng)

Giáo án Khối 4 - Tuần 30 (Bản chuẩn kiến thức kĩ năng)

Tiết 1: Luyện từ và câu

MRVT: DU LỊCH - THÁM HỂM

I. Mục tiêu : Giúp HS :

- Tiếp tục mở rộng, hệ thống hoá vốn từ thuộc chủ đề: Du lịch, thám hiểm.

- Biết viết đoạn văn về hoạt động du lịch hay thám hiểm có sử dụng những từ ngứ đã tìm được.

II. Đồ dùng dạy học:

- Bảng nhóm làm bài 1,2.

- VBT Tiếng Việt 4- tập2.

III. Hoạt động dạy - học chủ yếu:

 

doc 25 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 213Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 30 (Bản chuẩn kiến thức kĩ năng)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 30
 Thứ hai ngày 12 tháng 4 năm 2010
*Buổi sáng
Đ/c Nhận soạn giảng
____________________________
* Buổi chiều
Tiết 1: Lịch sử
Những chính sách về kinh tế và văn hoá của
 vua quang trung
I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết:
- Kể môt số chính sách về kinh tế văn hoá của vua Quang Trung .
- Tác dụng của chính sách đó . 
- Tự hào về lịch sử dân tộc.
II. Các hoạt động dạy- học : 
A- Kiểm tra bài cũ:
- Gv nêu câu hỏi 1, 2 SGK.T 63.
- Gv nhận xét, ghi điểm.
B - Bài mới
1. Giới thiệu bài : GV nêu MĐYC của tiết học 
2. Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
- GV trình bày tóm tắt tình hình kinh tế đất nước trong thời Trịnh - Nguyễn phân tranh: ruộng đát bị bỏ hoang, kinh tế không phát triển.
- GV yêu cầu các nhóm 4 thảo luận : Vua Quang Trung đã có những chính sách gì về kinh tế ? Nội dung và tác dụng của các chính sách đó ?
- GV kết luận,
3. Hoạt động 3: Làm việc cả lớp 
- GV trình bày việc vua Quang Trung coi trọng chữ Nôm, ban bố Chiếu lập học.
- Gv nêu câu hỏi :
? Tại sao vua Quang Trung lại đề cao chữ Nôm ?
? Em hiểu câu: " Xây dựng đất nước lấy việc học làm đầu " như thế nào ?
- Gv gọi hs trả lời, thảo luận cả lớp.
- Gv chốt, kết luận.
4. Hoạt động 4: Làm việc cả lớp 
- GV trình bày sự dang dở của các công việc mà vua Quang Trung đang tiến hành và tình cảm của người đời sau đối với vua Quang Trung 
5. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau 
- 2 Hs lên bảng trả lời.
- Hs khác nhận xét, bổ sung.
- HS nắm bắt tình hình kinh tế đất nước trong thời Trịnh - Nguyễn phân tranh: ruộng đát bị bỏ hoang, kinh tế không phát triển.
- Hs thảo luận nhóm 4.
- HS báo cáo kết quả 
- Hs lắng nghe.
- Hs suy nghĩ, dựa vào SGK trả lời.
+ Chữ Nôm là chữ của dân tộc . Việc vua Quang Trung đề cao chữ Nôm là nhằm đề cao tinh thầnh dân tộc .
+ Đất nước muốn phát triển được, cần phải đề cao dân trí, coi trọng việc học hành . 
- Hs lắng nghe.
- 1 vài hs đọc nội dung Ghi nhớ cuối bài.
_____________________________________
Tiết 2: Tiếng Việt ( Tăng)
luyện tập về câu khiến
I.Mục tiêu:
- Củng cố các kiến thức và kĩ năng đặt câu khiến, cách giữ phép lịch sự khi đặt câu khiến.
- Hs thực hành viết được câu khiến theo yêu cầu.
- Hs áp dụng kiến thức đã học vào giao tiếp trong cuộc sống.
II. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
A. Kiểm tra bài cũ.
- Em hãy cho biết câu khiến dùng để làm gì?
- Khi đặt câu khiến ta làm thế nào và đặc biệt chú ý đến điều gì?
- Gv nhận xét, chuyển bài Luyện tập.
B. Bài mới.
1. Giới thiệu bài: Gv nêu yêu cầu, mục tiêu tiết học.
2. Luyện tập.
Bài 1 : Khi muốn nhắc bạn không được nói chuyện trong giờ học, em có thể chọn câu nói nào? Giải thích vì sao?
A. Im đi, không được nói chuyện!
B. Có im mồn không? Không biết đang trong giờ học à?
C. Các bạn không nên nói chuyện trong giờ học.
D. Lan và Hà có thể nói nhỏ hơn được không?
E. Đang trong giờ học đấy các bạn ạ?
Bài 2 : Em hãy chọn những cách nói em cho là phù hợp, lịch sự trong các tình huống sau:
a. Mượn bạn cục tẩy.
- Ê, đưa tẩy đây !
- Nam cho mình mượn cục tẩy nhé !
b. Nhờ anh/ chị đưa đi học vì sợ muộn :
- Đưa em đi học ngay, muộn rồi.
- Anh ơi, anh đèo em đi học nhé. Em muộn giờ học rồi.
c. Nhờ em lấy cốc nước.
- Lấy cho cốc nước!
- Em lấy giúp chị cốc nước nhé.
Bài 3: Em hãy đặt câu khiến phù hợp trong các tình huống sau:
a. Hỏi bác hàng xóm nhà bạn Lan.
b. Hỏi chú công an đường ra bến xe.
3. Củng cố, dặn dò.
- Gv nhận xét tiết học.
- Dặn hs về nhà hoàn thành bài tập và chuẩn bị bài mới.
- Hs trả lời. Hs khác nhận xét, bổ sung.
- Gv ghi đề bài lên bảng.
- Hs đọc yêu cầu, thảo luận nhóm 2 và làm bài.
- Hs trình bày ý kiến.
- Hs và Gv nhận xét, chấm bài.
- Gv ghi đề bài lên bảng.
- Hs đọc yêu cầu và tự làm bài vào vở.
- Hs trình bày ý kiến, giải thích lí do chọn.
- Hs và Gv nhận xét, chấm bài.
- Gv ghi đề bài lên bảng.
- Hs đọc yêu cầu bài tập.
- Hs tự làm bài vào vở.
- Hs lên bảng làm bài.
- Cả lớp nhận xét, chữa bài.
- HS khác đọc câu vừa đặt.
- Gv nhận xét, chốt các câu đúng.
- Hs lắng nghe.
__________________________________
Tiết 3: Đạo đức
bảo vệ môi trường (Tiết 1)
I. Mục tiêu: Hs biết: 
 1. Kiến thức :
- HS hiểu: Con người phải sống thân thiện với môi trường vì cuộc sống hôm nay và mai sau . 
- Con người có trách nhiệm giữ gìn môi trường trong sạch.
2. Kĩ năng : Biết bảo vệ giữ gìn môi trường trong sạch 
3. Thái độ : Đồng tình, ủng hộ những hành vi bảo vệ môi trường. Không đồng tình ủng hộ những hành vi, thái độ phá hoại môi trường . 
II . Đồ dùng dạy- học : 
- SGK đạo đức 4.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu : 
A. Kiểm tra bài cũ:
+ Khi tham gia giao thông, em phải chú ý điều gì ?
+ Vì sao phải tôn trọng Luật giao thông ? 
- Gv nhận xét, đánh giá.
B. Dạy bài mới. 
1. Giới thiệu bài: GV Nêu MĐYC của tiết học. 
2. Các hoạt động : 
a. Hoạt động 1: Thảo luận nhóm 
- Gv chia nhóm yêu cầu HS thảo luận về các sự việc đã nêu trongSGK. 
- Đại diện nhóm trình bày. 
- GV kết luận .
- GV yêu cầu HS đọc và giải thích phần ghi nhớ trong SGK. 
b.Hoạt động 2: Làm việc cá nhân 
- GV giao nhiệm vụ cho HS làm bài tập 1 trong SGK: Dùng phiếu màu để bày tỏ ý kiến đánh giá của mình. 
- HS bày tỏ ý kiến đánh giá của mình. 
- GV kết luận. 
- Kết luận chung : 
3. Hoạt động nối tiếp.
 - GV nhận xét tiết học.
 - Vận dụng những hành vi , chuẩn mực đạo đức đã được học vào trong cuộc sống .
- 2 hs lên bảng trình bày.
- Hs khác nhận xét, bổ sung.
- 1 vài hs đọc nội dung tình huống, cả lớp theo dõi.
- HS thảo luận về các sự việc đã nêu trongSGK. 
- Đại diện nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
- HS đọc và giải thích phần ghi nhớ trong SGK.
- Hs đọc nội dung bài tập 1.
HS làm bài tập 1 trong SGK : Dùng phiếu màu để bày tỏ ý kiến đánh giá của mình 
- HS bày tỏ ý kiến đánh giá của mình.
- 1 vài hs đọc nội dung phần Ghi nhớ.
 _____________________________________________________________________
Thứ ba ngày 13 tháng 4 năm 2010
*Buổi sáng
Tiết 1: Luyện từ và câu
MRVT : Du lịch - thám hểm
I. Mục tiêu : Giúp HS :
- Tiếp tục mở rộng, hệ thống hoá vốn từ thuộc chủ đề: Du lịch, thám hiểm.
- Biết viết đoạn văn về hoạt động du lịch hay thám hiểm có sử dụng những từ ngứ đã tìm được.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Bảng nhóm làm bài 1,2.
- VBT Tiếng Việt 4- tập2.
III. Hoạt động dạy - học chủ yếu:
A. Kiểm tra bài cũ:
- Em hãy cho biết: Hoạt động du lịch và thám hiểm khác nhau như thế nào?
- Gv nêu câu hỏi về các con sông trong BT4- T105.
- Gv nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu bài – ghi bảng.
2. Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1: 
- Gv gọi hs đọc yêu cầu bài tập.
- Gv phát bảng phụ cho các nhóm thi đua tìm từ theo yêu cầu.
- Gv tổ chức thảo luận cả lớp, chốt các từ đúng.
Bài 2:
- GV cho HS đọc đề bài.
- Gv phát bảng nhóm cho các nhóm thi đua tìm từ theo yêu cầu.
- Gv tổ chức thảo luận cả lớp, chốt các từ đúng.
Bài 3:
- Gv gọi hs đọc yêu cầu bài tập.
- Gv yêu cầu mỗi em tự chọn nội dung viết về thám hiểm hoặc về du lịch.
- Gv gọi hs đọc bài trước lớp.
- Cả lớp và Gv nhận xét, bình chọn bạn viết hay nhất.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV hệ thống lại nội dung bài học 
- GV nhận xét tiết học, dặn hs về hoàn thành bài và chuẩn bị bài mới: Câu cảm.
- Hs trả lời câu hỏi.
- Hs khác nhận xét, bổ sung.
- HS đọc đề bài.
- Hs làm việc nhóm 4.
- 2 nhóm làm bảng phụ, các nhóm khác ghi vào VBT.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS đọc đề bài.
- Hs làm việc nhóm 4.
- 2 nhóm làm bảng nhóm, các nhóm khác ghi vào VBT.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS đọc đề bài.
- Hs tự chọn đề bài và tự viết.
- Đại diện hs trình bày bài viết.
- Hs khác nhận xét, sửa bài giúp bạn.
- Hs lắng nghe.
_________________________________
Tiết 2: Âm nhạc
GV chuyên soạn giảng.
___________________________________
Tiết 3: Toán
tỉ lệ bản đồ
I. Mục tiêu: Giúp hs :
 - HS bước đầu nhận biết ý nghĩa và hiểu được tỉ lệ bản đồ là gì? ( cho biết một đơn vị độ dài thu nhỏ trên bản đồ ứng với độ dài trên mặt đất là bao nhiêu?).
II. Đồ dùng dạy- học :
- Bản đồ thế giới, bản đồ VN, Bản đồ một số tỉnh, thành phố( có ghi tỉ lệ bản đồ ở phía dưới). 
III. Hoạt động dạy- học chủ yếu :
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gv gọi hs làm Bài số 5 ( trang 65 – SGK ).
- GVđánh giá, cho điểm.
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu tỉ lệ bản đồ.
- GV cho HS xem một số bản đồ.
- Gọi 1 HS đọc tỉ lệ ghi trên bản đồ Việt Nam
- GV ghi lại các tỉ số đó trên bảng.
- GV giới thiệu tỉ lệ đó là tỉ lệ bản đồ.
- GV nêu ví dụ về 1 đơn vị là mm, cm, dm, m để HS hiểu.
2. Luyện tập- thực hành.
Bài 1:
- Gv gọi hs đọc nội dung bài tập1.
- Gv hướng dẫn hs cách làm.
+ Gv và hs K- g làm mẫu: độ dài của 1mm ứng với độ dài thật là: 1000mm.
- Gv gọi hs nêu các kết quả còn lại.
- Gv chốt các ý đúng. 
Bài 2:
- Gv gọi hs đọc nội dung bài tập1.
- Gv hướng dẫn hs cách làm.
- Gv yêu cầu hs làm bài 3 tương tự – VBT Toán T78.
- Gv chữa bài trên bảng, chốt kết quả đúng.
 Bài 3:
- Gv gọi hs K-g nêu yêu cầu bài tập.
- Gv yêu cầu Hs K-g tự suy nghĩ và chọn đáp án đúng.
- Cả lớp và Gv chốt kết quả đúng: b,d.
3. Củng cố, dặn dò.
- Nhắc lại nội dung bài học. Điều cần lưu ý về ý nghĩa của tỉ số bản đồ.
- Gv nhận xét tiết học, dặn hs về nhà chuẩn bị bài mới: ứng dụng của tỉ lệ bản đồ.
- 2 HS lên bảng chữa bài tập 5. 
- HS nhận xét. 
- HS xem một số bản đồ
- HS đọc tỉ lệ ghi trên bản đồ Việt Nam.
- HS nắm vững ví dụ 
- 1HS đọc yêu cầu của bài 1.
- Hs theo dõi mẫu và tự làm.
- Hs nêu kết quả các phần.
- Hs khác nhận xét, bổ sung.
- Hs nêu yêu cầu bài tập.
- Hs theo dõi cách làm.
- Hs làm bài trong VBT.
- 2 hs lên bảng làm trên bảng.
- HS khác nhận xét, chốt kết quả đúng.
- Hs K-g đọc yêu cầu bài tập.
- Hs suy nghĩ làm bài.
- Hs trình bày ý kiến.
- Hs khác nhận xét, bổ sung.
- Hs lắng nghe.
Tiết 4: Tập làm văn
luyện tập quan sát con vật
I. Mục tiêu: Giúp HS :
1. Biết quan sát các bộ phận của con vật và chọn lọc các bộ phận để miêu tả.
2. Biết tìm những từ ngữ phù hợp làm nổi bật ngoại hình của con vật.
- Ham thích môn học và ham quan sát các con vật gần gũi trong cuộc sống.
II. Đồ dùng dạy- học: 
- Bảng phụ đã viết sẵn bài : Đàn ngan mới nở.
- Tranh, ảnh một số con vật nuôi trong nhà: chó, mèo, gà, vịt, chim, trâu, bò, ngựa lợn......( cỡ nhỏ ).
III. Hoạt động dạy - học ch ...  bài: Gv nêu yêu cầu, mục tiêu tiết học.
2. Luyện tập.
Bài 1 : Đặt câu khiến có từ làm ơn đứng trước một động từ:
Mẫu: Anh làm ơn nhấc hộ em cái xe đạp qua rãnh nước.
Bài 2 : Đặt câu khiến có từ giúp (hoặc giùm) đứng sau động từ.
Mẫu: Chị giải giúp em bài toán này.
Bài 3: Đặt một câu hỏi để nêu yêu cầu, đề nghị mà vẫn giữ được phép lịch sự.
Mẫu: Hai bạn có thể nói nhỏ hơn đựơc không?
Bài 4: Em hãy đặt câu khiến cho các tình huống sau đây.
a. Em nhờ bố mua cho chiếc bút.
b. Em nhờ chị gái giảng cho bài toán khó.
c. Em nhờ mẹ bạn Lam chuyển điện thoại cho gặp bạn Lam.
3. Củng cố, dặn dò.
- Gv nhận xét tiết học.
- Dặn hs về nhà hoàn thành bài tập và chuẩn bị bài mới.
- Gv ghi đề bài lên bảng.
- Hs đọc yêu cầu và tự làm bài vào vở.
- Gv và cả lớp chữa bài theo từng yêu cầu.
- Hs trình bày câu vừa đặt.
- Hs và Gv nhận xét, chấm bài.
- Gv ghi đề bài lên bảng.
- Hs đọc yêu cầu và tự làm bài miệng.
- 1 vài hs trình bày ý kiến.
- Hs và Gv nhận xét, chốt ý đúng.
- Hs lắng nghe.
_________________________________
Tiết 3: Hoạt động ngoại khoá
thực hành lắp cái đu, lắp xe nôi
I. Mục tiêu: Giúp Hs : 
- Củng cố về kiến thức và kĩ năng lắp cái đu, lắp xe nôi. 
- Hs tham gia học tập nhiệt tình và tiếp thu được nhiều kiến thức mới, bổ ích.
- Hs ham thích môn học, ham thích nghiên cứu khoa học chế tạo máy móc.
II. Đồ dùng dạy – học:
- Bộ lắp ghép kĩ thuật lớp 4 của Gv và Hs
 III. Các hoạt động dạy – học: 
1. Giới thiệu bài. Gv nêu mục tiêu, yêu cầu tiết học.
2. Các hoạt động:
a. Hoạt động 1: Lắp cái đu.
- Gv treo tranh quy trình yêu cầu hs nêu quy trình lắp cái đu.
- Gv tổ chức thi đua giữa hs xem hs nào lắp nhanh và đúng nhất, sản phẩm có thể chuyển động đựơc.
- Gv tổ chức trưng bày sản phẩm, bình chọn sản phẩm đẹp nhất.
b. Hoạt động 2: Lắp xe nôi.
- Gv treo tranh quy trình yêu cầu hs nêu quy trình lắp xe nôi.
- Gv tổ chức thi đua giữa hs xem hs nào lắp nhanh và đúng nhất, sản phẩm có thể chuyển động được.
- Gv tổ chức trưng bày sản phẩm, bình chọn sản phẩm đẹp nhất.
3. Củng cố, dặn dò.
- Gv nhận xét tiết học.
- Dặn hs về nhà hoàn thành bài và chuẩn bị bài mới.
- Hs nhìn tranh và nêu lại quy trình lắp cái đu.
- Hs tự lấy đồ dùng, chi tiết và thi đua lắp ghép.
- Hs lắp xong mang trưng bày sản phẩm.
- Hs nhận xét, bình chọn sản phẩm đẹp nhất, chuyển động tốt nhất.
- Hs nhìn tranh và nêu lại quy trình lắp xe nôi.
- Hs tự lấy đồ dùng, chi tiết và thi đua lắp ghép.
- Hs lắp xong mang trưng bày sản phẩm.
- Hs nhận xét, bình chọn sản phẩm đẹp nhất, chuyển động tốt nhất.
- Hs lắng nghe.
_____________________________________________________________________
Thứ sáu ngày 16 tháng 4 năm 2010
* Buổi sáng
Tiết 1: Toán
thực hành (t 158)
I. Mục tiêu: Giúp HS rèn kĩ năng:
- Biết cách đo độ dài một đoạn thẳng (khoảng cách giữ hai điểm) trong thực tế bằng thước dây, chẳng hạn như: Chiều dài, chiều rộng của phòng học, khoảng cách giữ hai cây, hai cột ở sân trường.
- Biết cách xác định ba điểm thẳng hàng trên mặt đất(bằng cách gióng thẳng hàng các cọc tiêu). 
- Yêu thích môn học. 
II.Đồ dùng dạy- học :
- Thước dây 
- Cọc tiêu 
III. Các hoạt động dạy- học : 
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gv gọi hs lên bảng làm bài 3. SGK T158.
- Cả lớp và gv nhận xét, chữa bài, ghi điểm.
B. Bài mới. 
1. Giới thiệu bài : GV Nêu MĐYC của tiết học 
2. Hướng dẫn học sinh thực hành tại lớp. 
 - GV hướng dẫn HS cách đo độ dài đoạn thẳng và cách xác định 3 điểm thẳng hàng trên mặt đất như trong SGK .
3. Thực hành ngoài lớp. 
- GV chia lớp thành các nhóm nhỏ. 
- Giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm, cố gắng để mỗi nhóm thực hành một hoạt động khác nhau.
4. Luyện tập - Thực hành. 
Bài 1 : 
- Gv gọi hs đọc yêu cầu bài toán.
- Gv yêu cầu hs làm việc theo nhóm.
+Nhóm 1 đo chiều dài lớp học. 
+Nhóm 2 đo chiều rộng lớp học. 
+Nhóm 3 đo khoảng cách giữa hai cây trong sân trường. 
- Ghi kết quả đo được theo nội dung bài học.
- Cả lớp và Gv nhận xét, chữa, chốt lời giải đúng.
Bài 2: Tập ước lượng độ dài. 
- GV hướng dẫn Hs thực hiện như bài 2 trong SGK, mỗi HS ước lượng 10 bước chân em được khoảng mấy mét, rồi dùng thước đo kiểm tra lại.
4. Củng cố, dặn dò. 
- GV nhận xét tiết học. 
- Dặn HS chuẩn bị bài sau. 
- 1 hs lên bảng làm bài. Dưới lớp kiểm tra VBT.
- Hs khác nhận xét bài trên bảng.
- HS nêu lại cách đo độ dài đoạn thẳng và cách xác định 3 điểm thẳng hàng trên mặt đất như trong SGK .
- Hs thực hành theo nhóm.
- Hs đọc yêu cầu bài tập.
- Hs thực hành đo theo nhóm và ghi kết quả vào phiếu học tập đã kẻ sẵn nội dung bài 1.
- Hs báo cáo kết quả.
- Hs thực hiện như bài 2 trong SGK , mỗi HS ước lượng 10 bước chân em được khoảng mấy mét, rồi dùng thước đo kiểm tra lại.
- Hs báo cáo kết quả.
- Hs lắng nghe.
_________________________________
Tiết 2: Thể dục
môn thể thao tự chọn
Trò chơi: kiệu người
I. Mục tiêu:
- Ôn một số nội dung của môn tự chọn: tâng cầu bằng đùi, ném bóng,... Yêu cầu biết cách và thực hiện cơ bản đúng động tác .
- Trò chơi: Kiệu người. Yêu cầu biết cách chơi, tham gia chơi nhiệt tình, sôi nổi.
 II. Địa điểm và phương tiện:
 - Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn luyện tập.
 - Phương tiện: Còi, phấn, bóng, cầu,....
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
Hoạt động của thầy
Định lượng
Hoạt động của trò
1. Phần mở đầu.
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu bài học, chấn chỉnh đội ngũ, trang phục tập luyện: 1 - 2 phút.
- Đứng tại chỗ khởi động các khớp.
- Tập bài TDPT chung.
- Chạy chậm trên địa hình tự nhiên.
2. Phần cơ bản .
a. Môn tự chọn.
 * Đá cầu: 
+ Ôn tâng cầu bằng đùi: 2-3 phút.
 - Gv nêu tên động tác. Gọi 1-2 hs giỏi lên thực hiện động tác.
- Gv chia nhóm cho hs tập luyện.
- Gv quan sát, uốn nắn, sửa sai cho hs.
+ Thi tâng cầu bằng đùi :
- Gv nêu luật thi : Xếp hàng ngang thi tâng cầu, ai để cầu bị rơi trước sẽ bị loại, ai tâng cầu được nhiều nhất sẽ chiến thắng.
- Gv và cả lớp tổng kết, tuyên dương bạn chiến thắng.
b. Trò chơi vận động 
- Trò chơi : Kiệu người.
- GV tập hợp HS theo đội hình chơi, nhắc lại tên trò chơi, giải thích cách chơi và luật chơi. GV cho cả lớp ôn lại cách chơi, rồi cho cả lớp thi đua chơi 2 - 3 lần. GV quan sát, nhận xét, biểu dương các cặp HS chơi đúng luật nhiệt tình. 
3. Phần kết thúc .
- Đi đều theo 2- 4 hàng dọc và hát.
- GV cùng học sinh hệ thống bài: 1 - 2 phút.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học, giao bài tập về nhà. :1 - 2 phút.
(6 - 10 phút)
(18 - 22 phút)
9 - 11 phút
(5-6 phút)
- Đứng tại chỗ khởi động
- Cán sự điều khiển các cả lớp tập bài TDPT chung.
- 1, 2 hs giỏi lên thực hiện động tác theo yêu cầu.
- HS tập luyện theo nhóm.
- Hs tham gia thi tâng cầu bằng đùi theo tổ.
- Cả lớp tuyên dương bạn chiến thắng.
- Hs lắng nghe cách chơi.
- 1 vài hs chơi thử. 
- Hs tham gia chơi chính thức.
- Cả lớp cỗ vũ, tổng kết đội thắng cuộc.
- Làm động tác thả lỏng : 1 - 2 phút.
_______________________________
Tiết 3: Tập làm văn
điền vào giấy tờ in sẵn
I. Mục tiêu :
- Biết điền đúng nội dung vào những chỗ trống trong giấy tờ in sẵn - Phiếu khai báo tạm trú, tạm vắng .
- Biết tác dụng của việc khai báo tạm vắng, tạm trú.
- Giáo dục hs có ý thức tôn trọng pháp luật và thực hiện theo pháp luật .
II. Đồ dùng dạy- học : 
 - Vở BT Tiếng Việt 4, tập 2.
III. Các hoạt động dạy- học : 
A. Kiểm tra bài cũ :
- Nêu các bước cần tiến hành khi quan sát con vật. 
- Gv nhận xét, ghi điểm. 
 B. Bài mới. 
1. Giới thiệu bài : GV nêu MĐYC của tiết học.
2.Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài tập 1 :
- Gv gọi hs đọc yêu cầu bài tập.
- GV treo tờ phiếu phô tô phóng to lên bảng, giải thích những từ ngữ viết tắt: CMND= chứng minh nhân dân.
- Gv hướng dẫn hs thực hiện điền từng phần.
*Lưu ý: Bài tập nêu tình huống giả định em và mẹ đến nhà bác chơi ở một tỉnh khác.Vì vậy:
+ Mục địa chỉ: Ghị địa chỉ của người họ hàng.
+ ở mục Họ và tên chủ hộ: Ghi tên chủ nhà nơi mẹ con em ở.
+ .....................
- GV nhận xét. 
Bài 2: 
- Gv gọi hs đọc yêu cầu.
- Gv tổ chức thảo luận cả lớp, chốt câu trả lời.
- Gv kết luận : Phải khai báo tạm trú, tạm vắng để chính quyền địa phương quản lí được người đang có mặt hoặc vắng mặt ở địa phương hoặc những người ở địa phương khác đến. Khi có việc xảy ra, các cở quan Nhà nước có căn cứ để điều tra. 
5.Củng cố, dặn dò.
- Gv hệ thống mục tiêu bài học, nhận xét tiết học.
- Dặn hs về nhà hoàn thiện bài và xem trước bài mới: Luyện tập miêu tả các bộ phận của con vật.
- HS đọc yêu cầu của bài và nội dung phiếu 
- HS làm việc cá nhân, điền nội dung vào phiếu trong VBT.
- HS nối tiếp nhau đọc tờ khai. 
- Hs đọc yêu cầu bài tập.
- Hs suy nghĩ cá nhân hoặc thảo luận nhóm 2 trả lời.
- Hs khác nhận xét, bổ sung.
- Hs lắng nghe.
___________________________________
Tiết 4: Sinh hoạt
Tổng kết tuần 30. Kế hoạch tuần 31.
I. Mục tiêu:
- Kiểm điểm hoạt động nề nếp tuần 30.
- Đề ra phương hướng hoạt động trong tuần 31.
II. Nội dung nhân xét, đánh giá tuần 30.
1- Các tổ trưởng báo cáo các hoạt động của tổ mình.
2- Giáo viên nhận xét chung.
- GV đánh giá nhận xét chung nề nếp, ý thức của HS:......................................................
- Kiểm điểm những hành vi đạo đức chưa tốt của HS:......................................................
- Biểu dương những em có ý thức tốt, hành vi cư xử đúng mực:............................ .........
3. Văn nghệ:
III- Phương hướng hoạt động tuần 31.
- Dạy và học theo đúng chương trình, kế hoạch dạy học.
- Tích cực học tập rèn luyện tu dưỡng bản thân.
- Ban cán sự làm tốt hơn nữa công tác truy bài đầu giờ, tự quản, ...
- Bồi dưỡng hs Giỏi, phụ đạo, giúp đỡ bạn yếu vươn lên trong học tập.
- Tiếp tục phát động và hưởng ứng phong trào do Liên đội trường phát động chào mừng ngày 30/4 và 1/5.
* Bổ sung:
.
.
.
.
__________________________________
* Buổi chiều 
Giáo dục ngoài giờ lên lớp 
Chủ đề : Hành trình tìm hiểu về lịch sử dân tộc
Hình thức: Đấu trường 100.
Đ/c Huyên phụ trách
(Có bản chương trình kèm theo)
_____________________________________________________________________
Nhận xét của tổ trưởng Ngày ... tháng 4 năm 2010
................................................ Chữ kí của tổ trưởng.
.................................................
.................................................
*********************************************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_4_tuan_30_ban_chuan_kien_thuc_ki_nang.doc