Bài : HƠN MỘT NGHÌN NGÀY VÒNG QUANH TRÁI ĐẤT
I.MỤC TIÊU : Giúp học sinh :
- Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ : Xê-vi-la, Ma-gien-lăng, biển lặng, nước, Na –tan, sống sót .
- Đọc đúng các chữ số chỉ ngày, tháng , năm
- Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu .
- Đọc diễn cảm toàn bài với giọng rõ ràng, chậm rãi, cảm hứng ngợi ca .
- Hiểu các từ ngữ khó trong bài : Ma-tan, sứ mạng .
- Hiểu nội dung bài : Ca ngợi Ma-gien-lăng và đoàn thám hiểm đã dũng cảm vượt bao khó khăn, hy sinh mất mát để hàon thành sứ mạng lịch sử, khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và những vùng đất mới .
II.ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- Anh chân dung Ma-gien-lăng
- Bản đồ thế giới
- Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc .
Trường Tiểu Học Lớp : 4 Giáo Viên : Lương Cao Sơn LỊCH BÁO GIẢNG TUẦN 30 --- µ - Thứ / Ngày Môn Tiết Bài Dạy Thứ Hai HĐTT Tập Đọc 59 Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất Chính Tả 30 Đường đi Sa Pa Toán 146 Luyện tập chung Đạo Đức 30 Bảo vệ môi trường Thứ Ba Toán 147 Tỉ lệ bản đồ Luyện Từ và Câu 59 Mở rộng vốn từ : Du lịch – Thám hiểm Khoa Học 59 Nhu cầu chất khoáng của thực vật Thể Dục 59 Nhảy dây Mỹ Thuật 30 Tập nặn dáng tự do : Đề tài tự chọn Thứ Tư Toán 148 Ứng dụng của tỉ lệ bản đồ Tập Đọc 60 Dòng sông mặc áo Lịch Sử 30 Những chính sách và văn hóa của Vua Quang Trung Tập Làm Văn 59 Luyện tập quan sát con vật Kỹ Thuật 59 Lắp ôtô tải (T1) Thứ Năm Toán 149 Ứng dụng của tỉ lệ bản đồ (tt) Luyện Từ Và Câu 60 Câu cảm Khoa Học 60 Nhu cầu không khí của thực vật Thể Dục 60 Môn thể thao tự chọn Âm Nhạc 30 Ôn Chú voi con ở Bản Đôn, Thiếu nhi thế giới liên hoan . Thứ Sáu Toán 150 Thực hành Kể Chuyện 30 Kể chuyện đã nghe, đã học Địa Lý 60 Thành phố Huế . Tập Làm Văn 60 Điền vào giấy tờ in sẵn Kỹ Thuật 60 Lắp ôtô tải ( T2) Thứ hai ngày 10 tháng 04 năm 2006 Môn : Tập Đọc Tiết : 59 Bài : HƠN MỘT NGHÌN NGÀY VÒNG QUANH TRÁI ĐẤT I.MỤC TIÊU : Giúp học sinh : - Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ : Xê-vi-la, Ma-gien-lăng, biển lặng, nước, Na –tan, sống sót . - Đọc đúng các chữ số chỉ ngày, tháng , năm - Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu . - Đọc diễn cảm toàn bài với giọng rõ ràng, chậm rãi, cảm hứng ngợi ca . - Hiểu các từ ngữ khó trong bài : Ma-tan, sứ mạng .. - Hiểu nội dung bài : Ca ngợi Ma-gien-lăng và đoàn thám hiểm đã dũng cảm vượt bao khó khăn, hy sinh mất mát để hàon thành sứ mạng lịch sử, khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và những vùng đất mới . II.ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC Aûnh chân dung Ma-gien-lăng Bản đồ thế giới Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc . III,CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU Giáo Viên Học Sinh Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ Gọi 3 học sinh đọc thuộc lòng bài thơ : Trăng ơi từ đâu đến ? và trả lời câu hỏi về nội dung bài . Gọi học sinh nhận xét bạn đọc bài và trả lời câu hỏi Nhận xét Hoạt động 2 : Dạy – Học bài mới Giới thiệu bài : - Giáo viên giới thiệu bài mới . Lắng nghe Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài a. Luyện đọc : Viết bảng các tên riêng và các số chỉ ngày, tháng : Xê-vi-la, Ma-gien-lăng, Ma-tan, ngày 20 tháng 9 năm 1519, ngày 8 tháng 9 năm 1552, 1083 ngày . Gọi HS đọc, chỉnh sửa cách đọc (nếu có ) Yêu cầu 6 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài (3 lượt). Giáo viên chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS (nếu có) . - Yêu cầu HS đọc phần chú giải để tìm hiểu nghĩa của các từ khó . Yêu cầu học sinh luyện đọc theo cặp - Yêu cầu học sinh đọc toàn bài Giáo viên đọc mẫu 5 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng cả lớp đọc thầm . Học sinh đọc bài theo trình tự : HS1 : Ngày 20 .. vùng đất mới . HS2 : vượt Đại Tây Dương Thái Bình Dương . HS3 : Thái Bình Dương tinh thần HS4: Đoạn đường từ đó mình làm HS5 : Những thuỷ thủ Tây Ban Nha HS6 : Chuyến đi đầu tiên vùng đất mới . 1 HS đọc thành tiếng trước lớp . 2 HS ngồi cùng bàn tiếp nối nhau đọc từng đoạn 2 HS đọc toàn bài Theo dõi giáo viên đọc mẫu b. Tìm hiểu bài : Yêu cầu HS đọc thầm toàn bài, trao đổi và lần lượt trả lời từng câu hỏi Ma-gien-lăng thực hiện cuộc thám hiểm với mục đích gì ? Vì sao Ma-gien-lăng lại đặt tên cho Đại dương mới tìm được là Thái Bình Dương ? Giáo viên hỏi tiếp Đoàn thám hiểm đã gặp những khó khăn gì dọc đường? Đoàn thám hiểm đã bị thiệt hại như thế nào ? Hạm đội của Ma-gien-lăng đã đi theo hành trình nào ? Dùng bản đồ để chỉ rõ hành trình của hạm đội : đoàn thuyền của Ma-gien-lăng xuất phát từ cửa biển Xê-vi-la nước Tây Ban Nha ở châu Âu đi qua Đại Tây Dương đến Nam Mĩ tức là châu Mĩ đến Thái Bình Dương, đảo Ma-tan thuộc châu Á qua Thái Bình Dương và cập bờ biển Tây Ban Nha . Cuộc thám hiểm đầy gian khổ, hy sinh, mất mát . Đoàn thám hiểm của Ma-gien-lăng đã đạt những kết quả gì ? Mỗi đoạn trong bài nói lên điều gì ? Ghi bảng ý chính từng đoạn lên bảng ? Câu chuyện giúp em hiểu điều gì về các nhà thám hiểm ? Em hãy nêu ý chính của bài, ghi ý chính lên bảng . 2 HS ngồi cùng bàn, trao đổi, thảo luận, tiếp nối nhau trả lời câu hỏi . Tiếp nối nhau trả lời . Quan sát và lắng nghe . Tiếp nối nhau trả lời . - Tiếp nối nhau phát biểu . HS tiếp nối nhau nêu suy nghĩ của mình trước lớp . - Vài HS thực hiện c. Đọc diễn cảm Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài . Mỗi học HS 2 đoạn. Cả lớp theo dõi, tìm ra cách đọc hay . Tổ chức cho học sinh đọc diễn cảm đoạn 2,3 Treo bảng phụ có đoạn văn Đọc mẫu Yêu cầu học sinh đọc theo cặp Tổ chức cho học sinh đọc diễn cảm Nhận xét, cho điểm từng học sinh . - 3 HS đọc thành tiếng . Cả lớp đọc thầm, tìm cách đọc như đã hướng dẫn ở phần luyện đọc. Theo dõi giáo viên đọc Luyện đọc theo cặp 3 – 5 học sinh thi đọc . Hoạt động nối tiếp : Cũng cố - Dặn dò Gọi 1 học sinh đọc toàn bài . Hỏi : Muốn tìm hiểu khám phá thế giới, là học sinh các em cần phải làm gì ? 1 học sinh đọc Nhận xét tiết học - Về nhà học bài, kể lại câu chuyện cho người thân nghe và soạn bài : Dòng sông mặc áo . Môn :Chính Tả Tiết : 30 Bài : ĐƯỜNG ĐI SA PA I. MỤC TIÊU : Nhớ, viết đúng, đẹp đoạn từ “Hôm sau chúng tôi đi Sa Pa . . . đất nước ta”trong bài Đường đi Sa Pa . Làm đúng bài tập chính tả phân biệt r/d/gi hoặc v/d/gi II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC Bài tập 2a hoặc 2b phô tô ra giấy A3 Bài tập 3a hoặc 3b viết vào bảng phụ . Các từ ngữ cần kiểm tra bài cũ viết sẵn vào một tờ giấy . III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU Giáo Viên Học Sinh Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ Kiểm tra học sinh đọc và viết các từ cần chú ý phân biệt của tiết chính tả trước . Nhận xét chữ viết từng học sinh . 1 học sinh đọc cho 2 học sinh viết các từ ngữ Hoạt động 2 :Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài Trong tiết chính tả hôm nay các em nhớ viết đoạn cuối trong bài Đường đi Sa Pa và làm các bài tập chính tả phân biệt r/d/gi hoặc v/d/gi . - Lắng nghe để xác định nhiệm vụ của tiết học . 2. Hướng dẫn viết chính tả a. Trao đổi về nội dung đoạn văn - Gọi học sinh đọc thuộc lòng đoạn vặn cần nhớ – viết . - Hỏi : * Phong cảnh Sa Pa thay đổi như thế nào ? * Vì sao Sa Pa được gọi là “món quà tặng diệu kì” của thiên nhiên ? - 2 học sinh đọc thuộc lòng thành tiếng. Cả lớp đọc thầm theo . - Suy nghĩ, trả lời . b. Hướng dẫn viết từ khó - Yêu cầu học sinh tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết và luyện đọc . c. Nhớ – viết chính tả d. Chấm bài – nhận xét bài viết của học sinh . - Luyện viết các từ : thoắt cái, lá vàng rơi, khoảng khắc, mưa tuyết, hây hẩy, nồng nàn, hiếm quý, diệu kì . . . 3. Hướng dẫn làm bài tập - Lưu ý : Giáo viên có thể lựa chọn phần a hoặc b . Bài 2 Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập . Yêu cầu HS hoạt động trong nhóm . nhắc HS chú ý thêm các dấu thanh cho vần để tạo thành nhiều tiếng có nghĩa . Yêu cầu 1 nhóm dán phiếu lên bảng và đọc phiếu các nhóm khác nhận xét, bổ sung . Giáo viên ghi nhanh vào phiếu . Nhận xét, kết luận các từ đúng . b) Giáo viên tổ chức cho HS làm bài tập 2b tương tự như cách tổ chức làm bài 2a . Bài 3 a) Gọi học sinh đọc yêu cầu và nội dung Yêu cầu học sinh làm bài cá nhân - Gọi HS đọc các câu văn đã hoàn thành . Cảlớp nhận xét . Nhận xét, kết luận lời giải đúng . b) Tổ chức cho HS làm bài tập 3b tương tự như cách tổ chức làm bài 3a 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài trước lớp . - 4 HS ngồi 2 bàn trên dưới tạo thành 1 nhóm, trao đổi và hoàn thành phiếu. Đọc phiếu, nhận xét, bổ sung Viết vào vở . 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài trước lớp . 1 HS làm bảng lớp . Cả lớp viết bằng bút chí vào sgk . Đọc, nhận xét bài làm của bạn . Chữa bài (nếu sai) Thế giới – rộng – biên giới – dài Lời giải Thư viện – lưu giữ – bằng vàng – đại dương – thế giới Hoạt động nối tiếp : Cũng cố - Dặn dò Nhận xét tiết học Dặn học sinh về nhà đọc và ghi nhớ các câu văn ở BT3, đặt câu với các từ vừa tìm được ở BT2 vào vở . Môn :Toán Tiết : 146 Bài : LUYỆN TẬP CHUNG I. MỤC TIÊU : - Giúp học sinh rèn kĩ năng giải bài toán : “Tìm 2 số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó ” và “Tìm 2 số khi biết tổng và tỉ số của 2 số đó” II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - SGK Toán 4, SGV Toán 4 , Bảng phụ II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU Giáo Viên Học Sinh Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ Nêu lại cách giải bài toán : “Tìm 2 số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó ” và “Tìm 2 số khi biết tổng và tỉ số của 2 số đó” . Giáo viên nhận xét và ghi điểm cho học sinh -2 HS nhắc lại các bước giải Nhận xét Hoạt động 2 :Dạy bài mới * Giới thiệu bài : Luyện tập Bài 1 : Củng cố cách tìm 2 số khi biết hiệu và tỉ số Yêu cầu 1 học sinh đọc yêu ... âng ? Truyện ngoài sgk hay trong sgk ? Truyện có mới không ? Kể chuyện đã biết phối hợp cử chỉ lời nói, điệu bộ hay chưa ? Có hiểu câu chuyện mình kể hay không ? 4 hs cùng hoạt động trong nhóm . 1 học sinh đọc thành tiếng Hoạt động trong nhóm . Khi 1 học sinh kể các em khác lắng nghe, hỏi lại bạn các tình tiết, hành động mà mình thích, trao đổi với nhau về ý nghĩa truyện . c) Kể trước lớp Tổ chức cho học sinh thi kể . Cho điểm học sinh kể tốt . 5 – 7 học sinh thi kể và trao đổi về ý nghĩa truyện . Hoạt động nối tiếp : Cũng cố - Dặn dò Nhận xét tiết học Dặn học sinh về nhà kể lại câu chuyện mà em nghe các bạn kể chuyện cho người thân nghe. Nhắc học sinh đọc sách tìm thêm nhiều câu chuyện khác, chuẩn bị bài sau . Môn : Địa Lý Tiết : 30 Bài : THÀNH PHỐ HUẾ I. MỤC TIÊU : Học xong bài này, học sinh biết : Kiến thức : Xác định vị trí của thành phố Huế trên bản đồ Việt Nam Kĩ năng : Giải thích được vì sao Huế được gọi là cố đô và ở Huế du lịch lại phát triển . Thái độ : Tự hào về thành phố Huế (Cố đô Huế được công nhận là Di sản Văn hóa thế giới từ năm 1993). II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC Bản đồ hành chính Việt Nam . Ảnh một số cảnh quan đẹp, công trình kiến trúc mang tính lịch sử của Huế . III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU Giáo Viên Học Sinh Giới thiệu bài : Huế được công nhận là Di sản Văn hóa thế giới, là nơi hấp dẫn nhiều khách du lịch . Huế có vị trí ở đâu ? Huế có gì đặc biệt ? Hôm nay chúng ta cùng đi thăm thành phố Huế . Học sinh lắng nghe . Hoạt động 1 : Thiên nhiên đẹp với các công trình kiến trúc cổ Làm việc cả lớp . Mục tiêu : Chỉ và mô tả được vị trí của thành phố Huế trên bản đồ . Giáo viên chỉ trên bản đồ vị trí thành phố Huế . Cho biết Huế thuộc tỉnh nào ? Chỉ trên bản đồ hành chính Việt Nam vị trí của tỉnh (thành phố) nơi học sinh đang sống và vị trí thành Huế, sau đó hỏi : “Từ tỉnh em có thể đi theo hướng nào để tới Huế ?” Dựa vào hình 1/45sgk, hãy nêu tên dòng sông chảy qua thành phố Huế . Yêu cầu 1 hoặc 2 học sinh lên chỉ bản đồ và mô tả về vị trí của thành phố Huế . Kết luận : Thành phố Huế thuộc tỉnh Thừa Thiên – Huế, có dòng dông Hương chảy qua . 2. Làm việc theo cặp Mục tiêu : Biết Huế có nhiều công trình kiến trúc cổ, được công nhận là Di sản Văn hóa thế giới . Biết dựa vào lược đồ, tranh ảnh, kênh chữ để tìm kiến thức . Bước 1 : Giáo viên chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm học sinh : Dựa vào hình 1, các ảnh trong bài, ảnh sưu tầm, kênh chữ trong sgk và vốn hiểu biết, hãy cho biết : Huế được chọn làm kinh đô của nước ta thời kì nào? Kể tên các công trình kiến trúc cổ của Huế . Cho biết vì sao cố đô Huế được công nhận là Di sản Văn hóa thế giới ? Bước 2 : Theo dõi, giúp đỡ các nhóm . Giải thích thêm : Cố đô là thủ đô cũ Kinh thành : nơi ở và làm việc của các vua chúa. Lăng : noi an nghỉ của các vua sau khi chết . Bước 3 : Tổ chức cho học sinh các nhóm trình bày kết quả, giúp học sinh chuẩn bị kiến thức . Giới thiệu về các bức tranh cho cả lớp cùng xem . Học sinh thực hiện yêu cầu . Quan sát Học sinh quan sát và trả lời . Học sinh trả lời . (Sông Hương) 1 hoặc 2 học sinh lên bảng, các học sinh khác theo dõi, nhận xét, bổ sung . Học sinh nhận nhiệm vụ (Thời nhà Nguyễn, cách đây hơn 200 năm) (Cung đình, thành quách : kinh thành Huế, thành Hóa Châu ; các đền chùa : chùa Thiên Mụ, điện Hòn Chén ; các lăng tẩm ; lăng Tự Đức, lăng Khải Định, lăng Minh Mạng,) (Vì nơi đây còn giữ được nhiều công trình kiến trúc cổ có giá trị ) Thảo luận theo cặp . Đại diện các nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét, bổ sung . Kết luận : Huế là thủ đô của nước ta dưới thời nhiều công trình kiến trúc cổ có giá trị nghệ, các Huế đền chùa, lăng tẩm, nhà Nguyễn. Nơi đây còn giữ được thuật cao như quần thể kinh thành Hoạt động 2 :Huế – thành phố du lịch 1. Làm việc theo cặp hoặc nhóm nhỏ Mục tiêu : Trình bày được các điều kiện để Huế trở thành thành phố du lịch . Biết dựa vào lược đồ, tranh ảnh, kênh chữ để tìm kiến thức . Học sinh lắng nghe . Bước 1 : Giáo viên chia nhsom và giao nhiệm vụ cho các nhóm học sinh : Quan sát hình 1, cho biết nếu đi thuyền xuôi theo sông Hương, chúng ta có thể thăm quan những địa điểm du lịch nào của Huế ? * Quan sát các ảnh trong bài và ảnh sưu tầm được, mô tả một trong những cảnh đẹp của thành phố Huế . Cho biết ngoài những công trình kiến trú cổ, Huế còn có những gì hấp dẫn khách du lịch ? Bước 2 : Theo dõi, giúp đỡ các nhóm học sinh . Bước 3 : Tổ chức cho học sinh trình bày kết quả (mỗi nhóm trình bày một câu hỏi), giúp học sinh chuẩn kiến thức . Kết luận : Nhờ có nhiều điều kiện (thiên nhiên, các công trình kiến trúc cổ, các nét văn hóa đặc sắc) nên Huế đã trở thành một trung tâm du lịch lớn ở miền Trung . Học sinh nhận nhiệm vụ . (Từ thượng nguồn sông Hương ra biển : điện Hoàn Chén, lăng Tự Đức, chùa Thiên Mụ, kinh thành Huế, cầu Tràng Tiền, chợ Đông Ba, Nhà lưu niệm Bác Hồ, thành Hóa Châu ). (Thiên nhiên đẹp : sông Hương, núi Ngự Bình ; các nhà vườn ; các món ăn đặc sản ; nhã nhạc cung đình, dân ca Huế, ) . Thảo luận theo nhóm nhỏ Đại diện các nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét, bổ sung . Hoạt động nối tiếp : Cũng cố - Dặn dò Hỏi lại câu hỏi 2. Tổng kết tiết học . Môn :Tập Làm Văn - Tiết : 60 Bài : ĐIỀN VÀO GIẤY TỜ IN SẴN I. MỤC TIÊU : - Điền đúng nội dung vào những chỗ trống trong tờ giấy in sẵn : phiếu khai báo tạm trú, tạm vắng - Hiểu tác dụng của việc khai báo tạm trú, tạm vắng . II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC : - Phiếu khai báo tạm trú, tạm vắng in sẵn cho từng học sinh . - Phiếu khai báo tạm trú, tạm vắng phóng to dán trên bảng lớp . III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU Giáo Viên Học Sinh Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ Gọi 2 học sinh đọc đoạn văn miêu tả hình dáng con vật, 2 học sinh đọc đoạn văn miêu tả hoạt động của con vật . Nhận xét, cho điểm từng học sinh . 4 học sinh thực hiện yêu cầu . Hoạt động 2 :Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài Cho học sinh quan sát Phiếu khai báo tạm trú, tạm vắng và hỏi : Đây là gì ? Em đã từng viết vào những loại giấy tờ in sẵn nào ? Giáo viên giới thiệu bài . Đây là mẫu phiếu khai báo tạm trú, tạm vắng . Tiếp nối nhau trả lời . Lắng nghe . 2. Hướng dẫn làm bài tập Bài 1 : Gọi học sinh đọc yêu cầu và nội dung phiếu . Treo tờ phiếu phôtô và hướng dẫn học sinh cách viết. Yêu cầu học sinh tự làm phiếu, sau đó đổi phiếu cho bạn bên cạnh chữa bài . Gọi một số học sinh đọc phiếu. Nhận xét và cho điểm học sinh viết đúng . Bài 2 : Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập . Yêu cầu học sinh trao đổi, thảo luận và trả lời câu hỏi . Gọi học sinh phát biểu . 1 học sinh đọc thành tiếng trước lớp Quan sát, lắng nghe . Làm phiếu, chữa bài cho nhau . 3 – 5 học sinh đọc phiếu . 1 học sinh đọc thành tiếng yêu cầu của bài trước lớp . 2 học sinh ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận . Tiếp nối nhau phát biểu . Hoạt động nối tiếp : Cũng cố - Dặn dò Nhận xét tiết học . Dặn học sinh về nhà ghi nhớ cách điền vào Phiếu khai báo tạm trú, tạm vắng và ghi lại kết quả quan sát các bộ phận của con vật mà em yêu thích . Môn : Kỹ Thuật Tiết : 60 Bài : LẮP ÔTÔ TẢI (Tiết2) I. MỤC TIÊU : - Học sinh biết chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp ôtô tải . - Lắp được từng bộ phận và lắp ráp ôtô tải đúng kĩ thuật, đúng qui trình . - Rèn tính cẩn thận , an toàn lao động khi thực hiện theo tác lắp, tháo các chi tiết của ôtô tải . II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC : Mẫu ôtô tải đã lắp ráp . Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU Giáo Viên Học Sinh Hoạt động 3 : Học sinh thực hành lắp ôtô tải a) Học sinh chọn chi tiết Giáo viên kiểm tra học sinh chọn các chi tiết . b) Lắp từng bộ phận Trước khi học sinh thực hành, giáo viên gọi 1 em đọc phần ghi nhớ, sau đó yêu cầu các em phải quan sát kĩ hình trong sgk và nội dung của từng bước lắp . Trong quá trình học sinh thực hành lắp từng bộ phận, giáo viên nhắc các em cần lưu ý một số điểm sau : Khi lắp sàn cabin, cần chú ý vị trị trên dưới của tấm chữ L với các thanh thẳng 7 lỗ và thanh chữ U dài . Khi lắp cabin, các em chú ý lắp tuần tự theo hình 3a, 3b, 3c, 3d để đảm bảo đúng quy trình . Giáo viên luôn theo dõi và uốn nắn kịp thời những nhóm học sinh lắp còn lúng túng . c) Lắp ráp xe ôtô tải Giáo viên nhắc học sinh lưu ý khi lắp các bộ phận phải : Chú ý vị trí trong, ngoài của các bộ phận với nhau . (VD : khi lắp thành sau xe vào thùng xe) Các mối ghép phải vặn chặt để xe không bị xộc xệch . Giáo viên theo dõi và uốn nắn kịp thời những học sinh lắp còn lúng túng . Học sinh chọn đúng và đủ các chi tiết theo sgk và xếp từng loại vào nắp hộp . 1 học sinh đọc . Học sinh chú ý . Học sinh lắp ráp theo các bước trong sgk . Học sinh chú ý . Hoạt động nối tiếp : Củng cố – Dặn dò Nhận xét sự chuẩn bị của học sinh, tinh thần thái độ học tập và kĩ năng lắp ghép ôtô .
Tài liệu đính kèm: