Giáo án Khối 4 - Tuần 30+31 - Năm học 2010-2011 (Bản chuẩn kiến thức kĩ năng)

Giáo án Khối 4 - Tuần 30+31 - Năm học 2010-2011 (Bản chuẩn kiến thức kĩ năng)

I.MỤC TIÊU: -Biết đọc diễn cảm toàn bài với giọng tự hào, ca ngợi.

- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi Ma-gien-lăng và đoàn thám hiểm đã dũng cảm vượt bao khó khăn, hy sinh mất mát để hoàn thành sứ mạng lịch sử, khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và những vùng đất mới.

*GDKNS:-Tự nhận thức xác định giá trị bản thân.Giao tiếp,trình bày ý tưởng.

*PPKT:-Đặt câu hỏi,thảo luận nhóm,chia sẻ,trình bày ý kiến cá nhân.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Ảnh chân dung Ma-gien lăng. Bản đồ thế giới.

III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:

 

doc 60 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 329Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 30+31 - Năm học 2010-2011 (Bản chuẩn kiến thức kĩ năng)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 30: Thứ 2 ngày 11 tháng 4 năm 2011.	
-----------------------------------------
Tập đọc:
	HƠN MỘT NGHÌN NGÀY VÒNG QUANH TRÁI ĐẤT
I.MỤC TIÊU: -Biết đọc diễn cảm toàn bài với giọng tự hào, ca ngợi.
- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi Ma-gien-lăng và đoàn thám hiểm đã dũng cảm vượt bao khó khăn, hy sinh mất mát để hoàn thành sứ mạng lịch sử, khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và những vùng đất mới.
*GDKNS:-Tự nhận thức xác định giá trị bản thân.Giao tiếp,trình bày ý tưởng.
*PPKT:-Đặt câu hỏi,thảo luận nhóm,chia sẻ,trình bày ý kiến cá nhân.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Ảnh chân dung Ma-gien lăng. Bản đồ thế giới.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
Giáo viên
Học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: 
- GV nhận xét và cho điểm từng HS.
2. Bài mới: Giới thiệu bài: 
 a. Hướng dẫn luyện đọc :
GV HD cách đọc và chia đoạn: 6 đoạn
(Mỗi lần xuống dòng biểu thị một đoạn)
- GV đọc mẫu
 b, Hướng dẫn HS tìm hiểu bài :
* Y/c HS đọc đoạn 1:
- Ma-gien-lăng thực hiện cuộc thám hiểm với mục đích gì?
 Từ: khám phá.
- Nội dung doạn 1 nói gì?
* Y/c HS đọc đoạn 2.
Đoàn thám hiểm đã phát hiện thấy gì?
- Vì sao Ma-gien-lăng lại đặt tên cho Đại dương mới tìm được là Thái Bình Dương?
- Nội dung đoạn 2 là gì?
*Y/c HS đọc đoạn 3,4:
- Đoàn thám hiểm đã gặp những khó khăn gì dọc đường?
 Từ: trận giao tranh.
Đoạn 3,4 nêu ND gì?
* Y/c HS đọc đoạn 5,6:
- Đoàn thám hiểm đã bị thiệt hại như thế nào?
- Đoàn thám hiểm của Ma-gien-lăng đã đạt những kết quả gì?
- Hạm đội của Ma-gien-lăng đã đi theo hành trình nào?
Đoạn 5,6 nêu gì?
- Câu chuyện giúp em hiểu điều gì về các nhà thám hiểm?
c.Hướng dẫn đọc diễn cảm 
- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn 2, 3
+ Treo bảng phụ ghi sẵn đoạn văn.
+ Tổ chức cho HS thi đọc:
+ Nhận xét , cho điểm từng HS.
* Em hãy nêu nội dung của bài.
- 3 HS đọc thuộc lòng bài Trăng ơi  từ đâu đến? và trả lời câu hỏi về nội dung bài 
-1 HS đọc toàn bài.
-6HS đọc bài tiếp nối theo trình tự (2lần) kết hợp sửa lỗi phát âm và hiểu từ mới ở chú giải.
- 1 HS đọc toàn bài
- Theo dõi GV đọc mẫu
- 2 HS ngồi cùng bàn đọc thầm, trao đổi, tiếp nối nhau trả lời câu hỏi.
- Cuộc thám hiểm của Ma-gien-lăng có nhiệm vụ khám phá con đường trên biển dẫn đến những vùng đất mới.
+ Mục đích cuộc thám hiểm.
- HS đọc đoạn 2 – trả lời câu hỏi:
-Phát hiện một eo biển dãn tới một đại dương mênh mông.
- Vì ông thấy nơi đây sóng yên biển lặng nên đặt tên là Thái Bình Dương
+ Phát hiện ra Thái Bình Dương
- HS đọc đoạn 3,4-suy nghĩ - trả lời câu hỏi:
- ...hết thức ăn, nước ngọt, thủy thủ phải uống nước tiểu,.;có nhiều người chết ...
+ Những khó khăn của đoàn T.Hiểm
- HS đọc đoạn 5,6- trả lời câu hỏi:
- Ra đi với năm chiếc thuyền thì bị mất 4 chiếc thuyền lớn, gần hai trăm người bỏ mạng dọc đường,  sống sót.
- Đoàn thám hiểm đã khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện ra Thái Bình Dương và nhiều vùng đất mới.
- ý c là đúng. 
+ Kết quả của đoàn thám hiểm.
- Các nhà thám hiểm rất dũng cảm, dám vượt qua mọi khó khăn để đạt được mục đích đề ra.
- 3 HS đọc, mỗi HS đọc 2 đoạn
* 1HS đọc đoạn văn 
- 2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc diễn cảm.
- 4 HS thi đọc.
* Ca ngợi Ma-gien-lăng và đoàn thám hiểm đã dũng cảm vượt bao khó khăn, hy sinh mất mát để hoàn thành sứ mạng lịch sử.
3. Củng cố, dặn dò: Về nhà luyện đọc.
 - Nhận xét tiết học.
Toán:	 LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU: - Thực hiện được các phép tính về phân số. 
-Biết tìm phân số của một số và tính được diện tích hình bình hành.
- Giải bài toán có liên quan đến “Tìm hai số khi biết tổng (hiệu) và tỉ số của 2số đó”.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 5.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: 
Giáo viên
Học sinh
1. Kiểm tra bài cũ :
- Gọi HS nêu cách giải bài toán khi biết tổng (hiệu) và tỉ số của hai số đó.
- GV nhận xét, cho điểm HS.
2. Bài mới: Giới thiệu bài
 Hướng dẫn luyện tập:	
Bài 1(cả lớp): - GV yêu cầu HS đọc đề bài.
- HS nêu cách thực hiện phép cộng, trừ, nhân, chia phân số.
+ Thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức có phân số.
Bài 2 (cả lớp): - Gọi HS đọc đề bài trước lớp.
-Củng cố tính diện tích hình bình hành.
- GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3:( cả lớp) Củng cố về dạng tìm hai số khi biết tổng và tỉ của hai số đó.
Cho HS làm vào vở
- Nhận xét - đánh giá
Bài 4: (HSKG) Củng cố tìm hai số khi biết hiệu và tỷ của hai số đó. 
 -GV thu bài chấm- Nhận xét 
- HS đứng tại chỗ trả lời.
* 1 em đọc thành tiếng cả lớp đọc thầm.
- 1 em lên bảng trình bày, cả lớp làm vào nháp- HS chữa bài, 
* 1 em đọc thành tiếng cả lớp đọc thầm.
- 1 em lên bảng trình bày, cả lớp làm vào vở nháp.
 Bài giải
Chiều cao của hình bình hành là:
 18 
Diện tích của hình bình hành là:
 18 10 = 180 (cm2)
 Đáp số: 180 cm2
- HS làm vào vở – chữa –nhận xét.
Đáp số: búp bê: 18 đồ chơi.
 ôtô : 45 đồ chơi.
-HS làm vào vở – chữa –nhận xét.
Đáp số: con: 10 tuổi.
3. Củng cố, dặn dò:- Nêu cách thực hiện phép cộng, trừ, nhân, chia phân số.
- Nêu các bước giải của bài toán tìm hai số khi biết tổng(hiệu) và tỉ số của hai số đó.
--------------------------------------------------------
Toán: Ôn tập.
I,Mục tiêu: Củng cố,nâng cao cho HS về cộng trừ,nhân chia PS và tìm hai số khi biết tổng hiệu và tỉ số của hai số,
-Rèn kĩ năng giải toán cho HS.
II, Hoạt động dạy học:
GV
HS
Bài 1, Củng cố cộng trừ nhân chia PS.
-GV nhận xét.
Bài 2, Củng cố giải toán:
Bài 3,Giải toán về tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số.
-GV nhận xét.
Bài 4,Viết phân số tối giản chỉ phần đã tô đậm của mỗi hình sau.
-GV chấm,nhận xét.
Bài 5 (HSKG)
Tỉ số giữa hai đường chéo của một hình thoi là 4/7.Hiệu hai đường chéo đó là15m.Tính diện tích hình thoi đó?
-GV nhận xét.
III,Củng cố,dặn dò:Về ôn tập.
HS làm vào VBT:Kết quả:
a, 29/32 ; b, 8/35 ; c, 9/12 ;d, 7/6 ;e, 6/5.
-HS đọc đề bài tim hiểu rồi giải:
 Đáp số: 160cm2
-HS đọc đề bài nêu các bước giải
-Vẽ sơ đồ.
-Tìm hiệu số phần bằng nhau.
-Tìm tuổi mẹ.
 Đáp số: Mẹ 35 tuổi.
-HS : a, 1/2 ; b, 1/3 .
-HS giải vào vở:
-Vẽ sơ đồ rồi mới giải.
-Đường chéo nhỏ hình thoi là:
 15: (7-4) x 4 = 20 (m)
 Đường chéo lớn của hình thoi là:
 20 +15 = 35 (m)
Diện tích hình thoi là:
 (35 x 20 ) : 2 = 350(m2)
 Đáp số: 350m2
 Thứ 3 ngày 12 tháng 4 năm 2011
Toán:	 TỈ LỆ BẢN ĐỒ
I. MỤC TIÊU : -Bước đầu nhận biết được ý nghĩa và hiểu được tỉ lệ bản đồ là gì. 
- Thực hành làm các bài tập theo yêu cầu.
- Giáo dục HS ham thích tìm tòi những vấn đề có liên quan đến toán học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Bản đồ thế giới, bản đồ Việt Nam, ...
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: 
Giáo viên
Học sinh
 1. Kiểm tra bài cũ :
2. Bài mới: Giới thiệu bài: 
 a,Giới thiệu tỉ lệ bản đồ:
GV nêu khái niệm về bản đồ:
- GV treo Bản đồ thế giới, bản đồ Việt Nam, bản đồ một số tỉnh, thành phố và yêu cầu HS tìm, đọc các tỉ lệ bản đồ.
- GV kết luận: các tỉ lệ 1 : 10 000 000, 
1 : 500 000 ; . . . ghi trên các bản đồ đó gọi là tỉ lệ bản đồ.
b, Luyện tập:
Bài 1:(cả lớp) - Gọi 1 HS đọc đề bài.
+ Trên bản đồ tỉ lệ 1 : 1000, độ dài 1 mm ứng với độ dài thật là bao nhiêu?
+ Trên bản đồ tỉ lệ 1 : 1000, độ dài 1 cm ứng với độ dài thật là bao nhiêu?
+ Trên bản đồ tỉ lệ 1 : 1000, độ dài 1 m ứng với độ dài thật là bao nhiêu?
Bài 2(cả lớp): Gọi 1 HS đọc đề bài.
- GV chữa bài trên bảng lớp, nhận xét và cho điểm HS.
Tỉ lệ bản đồ
1: 1000
1: 300
1: 10 000
1: 500
Độ dài thu nhỏ
1cm
1dm
1mm
1m
Độ dài thật
1000cm
300dm
10 000mm
500m
Bài 3:(HSKG)- GV yêu cầu HS đọc đề bài .
- GV gọi HS nêu bài làm của mình, đồng thời yêu cầu HS giải thích cho từng ý vì sao đúng (hoặc sai)?
- GV nhận xét cho điểm HS.
* Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất theo một tỉ lệ nhất định.
- Nghe giới thiệu bài.
- HS tìm và đọc tỉ lệ bản đồ.
+ Trên bản đồ tỉ lệ 1 : 1000, độ dài 1 mm ứng với độ dài thật là 1000 mm.
+ Trên bản đồ tỉ lệ 1 : 1000, độ dài 1 cm ứng với độ dài thật là 1000 cm.
+ Trên bản đồ tỉ lệ 1 : 1000, độ dài 1 m ứng với độ dài thật là 1000 m.
* 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
HĐ cá nhân, làm vào vở.
- HS làm bài vào vở.
- 
a. 10 000 m – sai vì khác tên đơn vị, độ dài thu nhỏ trong bài toán có đơn vị đo là đề-xi-mét.
b. 10 000 dm – đúng vì 1 dm trên bản đồ ứng với 1 0000 dm trong thực tế.
c. 10 000 cm – sai vì khác tên đơn vị.
d. 1km – đúng vì 10000 dm = 1000m = 1 km.
3. Củng cố, dặn dò:- - Chuẩn bị bài: ứng dụng của tỉ lệ bản đồ.
---------------------------------------
Luyện từ và câu:
	MỞ RỘNG VỐN TỪ: DU LỊCH – THÁM HIỂM (Tiếp)
I. MỤC TIÊU: Biết được một số từ ngữ liên quan đến hoạt động du lịch và thám hiểm; bước đầu vận dụng những vốn từ đã học theo chủ điểm du lịch, thám hiểm để viết được đoạn văn về hoạt động du lịch, thám hiểm .
	- Yêu cầu văn viết mạch lạc, đúng chủ đề, đúng ngữ pháp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Giấy khổ to, bút dạ.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:	
Giáo viên
Học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Tại sao cần phải giữ phép lịch sự khi bày tỏ, yêu cầu, đề nghị?
- Nhận xét và ghi điểm từng HS. 
2. Bài mới: Giới thiệu bài: 
a, Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
- Yêu cầu HS làm bài vào phiếu.
- Gọi HS đọc lại các từ vừa tìm được:
a. Đồ dùng cần cho chuyến du lịch.
b. Phương tiện giao thông và những sự vật có liên quan đến phương tiện giao thông. 
c. Tổ chức nhân viên phục vụ du lịch.
d. Địa điểm tham quan du lịch.
Bài 2: - Tổ chức cho HS thi tìm từ tiếp sức theo tổ
- Cách thi tiếp sức tìm từ. Sau đó cho từng tổ thi tìm từ tiếp sức. Mỗi thành viên trong tổ chỉ được viết 1 từ...
+ Đồ dùng cần cho cuộc thám hiểm.
+ Những khó khăn, nguy hiểm cần vượt qua.
+ Những đức tính cần thiết của người tham gia đoàn thám hiểm.
Bài 3: 
- Hướng dẫn: Các em tự chọn nội dung mình viết về du lịch hoặc về thám hiểm, hoặc kể lại một chuyến du lịch mà em đã từng được tham gia trong đó có sử dụng một số từ ngữ thuộc chủ điểm mà các em đã tìm được ở bài tập 1 và bài tập 2
- Nhận xét cho điểm HS viết tốt.
- HS trả lời. Cả lớp theo dõi, nhận xét.
* HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
- HS làm bài theo nhóm 4, cùng trao đổi, thảo luận và hoàn thành bài.
- Dán phiếu lên bảng, đọc bổ sung
- 4 HS đọc thành tiếng tiếp nối
+ Va li, cần câu, lều trại, giày thể thao, mũ, quần áo bơi, quần áo thể thao, dụng cụ thể thao, thiết bị nghe nhạc, điện thoại, đồ ăn, nước uống 
+ Tàu thủy, bến tàu, tàu hỏa, ô tô, máy bay, tàu điện, xe buýt, ga tàu, sân bay, cáp treo, bến xe, v ... N đã học trong học kì II.
- Nhận xét tiết học.
 Tiết : 31	Môn: Mĩ thuật 	
Vẽ theo mẫu
 MẪU CÓ DẠNG HÌNH TRỤ VÀ HÌNH CẦU
I. MỤC TIÊU:
	- HS hiểu cấu tạo và đặc điểm của mẫu có dạng hình trụ và hình cầu.
	- HS biết cách vẽ và vẽ được hình gần giống mẫu.
	- HS ham thích tìm hiểu các vật xung quanh.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Mẫu vẽ: 2 hoặc 3 mẫu khác nhau để vẽ theo nhóm.
	- Hình gợi ý cách vẽ. Một số bài vẽ mẫu của họa sĩ, của học sinh.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
Giáo viên
Học sinh
 1. Kiểm tra bài cũ: 
+ Nêu cách nặn tạo dáng con vật hoặc người?
2. Bài mới: Giới thiệu bài: 
HĐ 1: Quan sát, nhận xét
- GV bày mẫu yêu cầu HS quan sát 
- GV cho HS nhận xét mẫu ở ba hướng khác nhau (chính diện, bên phải, bên trái)
HĐ 2: Cách vẽ 
- GV gợi ý cách vẽ theo H.2, trang 75 SGK
- GV giới thiệu một số bài vẽ của HS các lớp trước và các bài vẽ ở trang 76 SGK.
HĐ 3: Thực hành
- GV gợi ý HS về cách ước lượng tỉ lệ chung, tỉ lệ từng vật mẫu, cách vẽ hình
- GV gợi ý cụ thể với những HS còn lúng túng, góp ý trực tiếp cho từng bài vẽ, yêu cầu HS quan sát mẫu, tự phát hiện ra những chỗ chưa đạt để điều chỉnh
HĐ 4: Nhận xét, đánh giá
- GV cùng học sinh xếp loại bài vẽ và khen ngợi những HS có bài vẽ đẹp
+ Nặn từng bộ phận: đầu, thân, chân, rồi dính ghép lại thành hình 
+ Nặn từ một thỏi đất bằng cách vê, vuốt thành các bộ phận
+ Nặn thêm các chi tiết phụ cho hình đúng và sinh động hơn
+ Tạo dáng phù hợp với hoạt động: đi, cúi, chạy 
- HS nhắc lại đề bài
- HS quan sát, nhận xét :
+ Tên từng vật mẫu và hình dáng của chúng (cái lọ, cái phích, cái ca,  và quả (trái) cây hay quả bóng)
+ Vị trí đồ vật ở trước, ở sau, khoảng cách giữa các vật hay phần che khuất của chúng
+ Tỉ lệ (cao, thấp, to, nhỏ)
+ Độ đậm, nhạt,
- HS quan sát, nhận xét :
+ Ở mỗi hướng nhìn, mẫu sẽ khác nhau về:
* Khoảng cách hoặc phần che khuất của các vật mẫu
* Hình dáng và các chi tiết của mẫu
+ Cần nhìn mẫu vẽ theo hướng nhìn của mỗi người.
- HS quan sát, nêu cách vẽ
+ Ước lượng chiều cao (cao nhất, thấp nhất), chiều ngang (rộng nhất) để vẽ phác khung hình chung cho cân đối với khổ giấy (để giấy ngang hay dọc)
+ Tìm tỉ lệ của từng vật mẫu, vẽ phác khung hình của từng vật mẫu
+ Nhìn mẫu vẽ các nét chính
+ Vẽ nét chi tiết . Chú ý nét vẽ có đậm có nhạt
+ Vẽ đậm nhạt hoặc vẽ màu
- HS xem tranh
- HS nhìn mẫu, vẽ theo các bước trên , thực hiện vẽ cá nhân theo mẫu chung của nhóm
- Treo một số bài vẽ lên bảng
- Các nhóm nhận xét và xếp loại bài vẽ:
+ Bố cục (hình vẽ cân đối với tờ giấy)
+ Hình vẽ (rõ đặc điểm)
- HS nhận xét và xếp loại theo ý mình
3. Củng cố, dặn dò: 
- Nêu cách vẽ theo mẫu: mẫu có dạng hình trụ và hình cầu.
- Về nhà quan sát và nhận xét một số đồ vật trong gia đình về hình dáng, cấu trúc của chúng (cái ấm, cái phích,). 
– Quan sát chậu cảnh (hình dáng và cách trang trí).
Tiết: 61	Môn: Kĩ thuật 	
LẮP Ô TÔ TẢI (Tiết 3)
I. MỤC TIÊU:
	- HS biết chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp ô tô tải.
	- Lắp được từng bộ phận ô tô tải đúng kĩ thuật, đúng quy trình.
	- Rèn luyện tính cẩn thận, an toàn lao động khi thực hiện thao tác lắp, tháo các chi tiết của ô tô tải.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Mẫu ô tô tải đã lắp sẵn. Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
Giáo viên
Học sinh
 1. Kiểm tra bài cũ: 
- Nêu các bước thực hành lắp ô tô tải?
- GV cùng cả lớp theo dõi, nhận xét.
2. Bài mới: Giới thiệu bài: Tiết học hôm nay chúng ta sẽ thực hành Lắp ô tô tải.
HĐ 1: HS thực hành lắp từng bộ phận của ô tô tải.
+ GV kiểm tra và giúp đỡ HS chọn đúng và đủ chi tiết lắp xe ô tô tải.
- GV theo dõi và uốn nắn kịp thời những HS lắp còn lúng túng.
HĐ 2: Đánh giá kết quả học tập.
- GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm thực hành.
- GV treo bảng phụ những tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm thực hành.
+ Lắp đúng mẫu và theo đúng quy trình.
+ Ô tô tải lắp chắc chắn, không xộc xệch.
+ Ô tô tải chuyển động được.
- GV nhận xét đánh giá kết quả học tập của HS.
- Nhắc HS tháo các chi tiết và xếp gọn vào hộp.
- HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi, GV cùng cả lớp theo dõi, nhận xét.
- HS mở SGK.
 HS thực hành lắp từng bộ phận của ô tô tải.
+ HS chọn các chi tiết để lắp xe ô tô tải: chọn đúng và đủ các chi tiết theo SGK và xếp từng loại vào nắp hộp.
* HS thực hành lắp từng bộ phận:
- 1 HS đọc phần ghi nhớ trong SGK, HS khác góp ý bổ sung.
- Cả lớp quan sát kĩ các hình trong SGK cũng như nội dung các bước lắp từng bộ phận của xe ô tô tải.
- HS thực hành lắp từng bộ phận, lưu ý:
- Khi lắp sàn ca bin, cần chú ý vị trí trên dưới của tấm chữ L với các thanh thẳng 7 lỗ và thanh chữ U dài.
- Khi lắp ca bin, chú ý lắp tuần tự theo hình 3a, 3b, 3c, 3d để đảm bảo đúng quy trình.
- HS trưng bày sản phẩm thực hành.
- HS đọc và dựa vào tiêu chuẩn để tự đánh giá sản phẩm của mình và của bạn.
- HS tháo các chi tiết và xếp gọn vào hộp.
3. Củng cố, dặn dò: Nêu các bước thực hành lắp từng bộ phận của xe ô tô tải?
- GV nhận xét sự chuẩn bị của HS, tinh thần thái độ trong giờ học và kĩ năng lắp từng bộ phận của xe ô tô tải.
- Dặn dò HS chuẩn bị giờ sau: Lắp xe có thang.
Kĩ thuật :	LẮP Ô TÔ TẢI (Tiếp theo)
I. MỤC TIÊU:- HS biết chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp ô tô tải.
	- Lắp được từng bộ phận ô tô tải đúng kĩ thuật, đúng quy trình.ô tô chuyển động được.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Mẫu ô tô tải đã lắp sẵn. Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
Giáo viên
Học sinh
 1. Kiểm tra bài cũ: 
- Nêu các bước thực hành lắp ô tô tải?
- GV cùng cả lớp theo dõi, nhận xét.
2. Bài mới: Giới thiệu bài: 
 a, GV hướng dẫn HS thực hành lắp từng bộ phận của ô tô tải.
- GV theo dõi và uốn nắn kịp thời những HS lắp còn lúng túng.
HĐ 2: Đánh giá kết quả học tập.
- GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm thực hành.
- GV treo bảng phụ những tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm thực hành.
+ Lắp đúng mẫu và theo đúng quy trình.
+ Ô tô tải lắp chắc chắn, không xộc xệch.
+ Ô tô tải chuyển động được.
- GV nhận xét đánh giá kết quả học tập của HS.
- Nhắc HS tháo các chi tiết và xếp gọn vào hộp.
- HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi, GV cùng cả lớp theo dõi, nhận xét.
- HS mở SGK.
* HS chọn các chi tiết để lắp xe ô tô tải: chọn đúng và đủ các chi tiết theo SGK và xếp từng loại vào nắp hộp.
* HS thực hành lắp từng bộ phận:
- 1 HS đọc phần ghi nhớ trong SGK, HS khác góp ý bổ sung.
- Cả lớp quan sát kĩ các hình trong SGK cũng như nội dung các bước lắp từng bộ phận của xe ô tô tải.
* HS trưng bày sản phẩm thực hành.
- HS đọc và dựa vào tiêu chuẩn để tự đánh giá sản phẩm của mình và của bạn.
- HS tháo các chi tiết và xếp gọn vào hộp.
3. Củng cố, dặn dò: Nêu các bước thực hành lắp từng bộ phận của xe ô tô tải?
Tiết : 30	Môn: Đạo Đức
	BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức: Hiểu được ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường và tác hại của việc môi trường bị ô nhiễm.
 2. Thái độ: - Có ý thức bảo vệ môi trường.
 - Đồng tình, ủng hộ, noi gương những người có ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường. Không đồng tình với những người không có ý thức bảo vệ môi trường. 
 3. Hành vi: - Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường ở trường, lớp, gia đình và cộng đồng nơi sinh sống. 
 - Tuyên truyền mọi người xung quanh nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Nội dung một số thông tin về môi trường Việt Nam và thế giới và môi trường địa phương. Phiếu bài tập cá nhân.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: 
Giáo viên
Học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: 
+ Tại sao phải thực hiện tốt Luật giao thông?
+ Kiểm tra việc thu thập thông tin của HS có liên quan đến môi trường Việt Nam và thế giới.
2. Bài mới: Giới thiệu bài: Môi trường rất cần thiết cho cuộc sống của con người. Vậy chúng ta cần làm gì để bảo vệ môi trường? Tiết học hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu bài : BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
HĐ 1: Trao đổi thông tin
- Yêu cầu HS đọc các thông tin thu thập và ghi chép được về môi trường.
- Yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK
- Chia lớp thành 4 nhóm, hỏi:
+ Qua các thông tin, số liệu nghe được, em có nhận xét gì về môi trường mà chúng ta đang sống?
+ Theo em môi trường đang ở tình trạng như vậy là do những nguyên nhân nào?
- Nhận xét câu trả lời của HS.
Kết luận: Hiện nay, môi trường đang bị ô nhiễm trầm trọng, xuất phát từ nhiều nguyên nhân: khai thác tài nguyên bừa bãi, sử dụng không hợp lý
HĐ 2: Bày tỏ ý kiến
- GV giao nhiệm vụ cho HS làm bài tập 1, SGK
a. Mở xưởng cưa gỗ gần khu dân cư.
b. Trồng cây gây rừng.
c. Phân loại rác trước khi xử lý.
d. Giết mổ gia súc gần nguồn nước sinh hoạt.
đ. Làm ruộng bậc thang
e. Vứt xác súc vật ra đường.
g. Dọn sạch rác thải trên đường phố.
h. Khu chuồng trại gia súc để gần nguồn nước ăn.
Kết luận: Bảo vệ môi trường cũng chính là bảo vệ cuộc sống hôm nay và mai sau. Có rất nhiều cách bảo vệ môi trường: trồng cây gây rừng, sử dụng tiết kiệm nguồn tài nguyên 
+ HS đứng tại chỗ trả lời, GV cùng cả lớp theo dõi nhận xét.
- HS nhắc lại đề bài
Làm việc theo tổ.
- Đại diện khoảng 3 –4 HS đọc bảng thu thập và kết quả bài tập ở nhà.
- 1 –2 HS đọc.
- Tiến hành thảo luận nhóm, trả lời:
- Môi trường sống đang bị ô nhiễm.
+ Môi trường sống đang bị đe dọa như: ô nhiễm nước, đất bị hoang hóa, cằn cỗi 
+ Tài nguyên môi trường đang cạn kiệt dần.
- Khai thác rừng bừa bãi.
+ Vứt rác bẩn xuống sông ngòi, ao hồ,  
+ Đổ nước thải ra sông,  
+ Chặt phá cây cối 
- Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung
- Lắng nghe.
Thảo luận nhóm 6, trả lời.
- HS làm bài cá nhân, bày tỏ ý kiến đánh giá.
- Một số HS giải thích:
a. Sai. Vì mùn cưa và tiếng ồn có thể gây bụi bẩn, ô nhiễm, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của những người dân sống quanh đó.
b. Đúng. Vì cây xanh sẽ quang hợp, giúp cho không khí trong lành, làm cho sức khỏe con người được tốt.
c. Đúng. Vì có thể vừa tái chế lại các loại rác, vừa xử lý đúng loại rác, không làm ô nhiễm môi trường. 
d. Sai. Vì sẽ làm ô nhiễm nguồn nước, gây nhiều bệnh tật cho con người.
đ. Đúng. Vì điều đó tiết kiệm nước, tận dụng tối đa nguồn nước 
e. Sai. Vì khi xác súc vật bị phân hủy, sẽ gây hôi thối, ô nhiễm, gây bệnh cho con người.
g. Đúng. Vì vừa giữ được mĩ quan đường phố, vừa giữ cho môi trường sạch, đẹp.
h. Sai. Vì sẽ làm ô nhiễm nguồn nước.
- Lắng nghe.
3. Củng cố, dặn dò:
 - Nguyên nhân nào mà môi trường bị ô nhiễm?
- 2 HS đọc lại ghi nhớ của bài.
- Về nhà, tìm hiểu tình hình bảo vệ môi trường tại địa phương.
- GV nhận xét tiết học.
 - 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_4_tuan_30_nam_hoc_2010_2011_ban_chuan_kien_thuc.doc